Các Hoạt Động Đổi Mới Công Nghệ Của Các Doanh Nghiệp Việt Nam


cấp thông tin về chính sách liên quan đến doanh nghiệp, có 25,94% số doanh nghiệp có nhu cầu cung cấp thông tin về công nghệ mới, có 21,8% doanh nghiệp có nhu cầu cung cấp thông tin về trang thiết bị tiên tiến và 2,06% số doanh nghiệp có nhu cầu cung cấp thông tin kỹ thuật cụ thể khác, số doanh nghiệp còn lại yêu cầu cung cấp thông tin về thị trường, năng lực sản xuất hàng hóa cùng chủng loại, v.v.

Theo kết quả khảo sát của Tổ chức hợp tác kỹ thuật Cộng hòa liên bang Đức (GTZ, 2009) [45] tại 1.200 doanh nghiệp Việt Nam thì chỉ có 0,1% doanh thu hàng năm của doanh nghiệp được dành cho ĐMCN (trong khi đó đầu tư cho ĐMCN của doanh nghiệp ở Ấn Độ khoảng 5% và Hàn Quốc là 10% doanh thu/năm). Mặc dù tỷ trọng đầu tư cho R&D trên tổng số doanh thu của doanh nghiệp lại có xu hướng tăng từ 2,2% (2002) lên đến 3% (2004); điều đáng chú ý ở đây là các doanh nghiệp nhỏ và vừa có tỷ trọng đầu tư cho R&D lớn hơn các doanh nghiệp lớn, ví dụ tỷ trọng này của doanh nghiệp lớn là 6% (2002) và 1,1% (2004) trong khi đó các doanh nghiệp nhỏ và vừa là 8,8% (2002; 2004), đặc biệt các doanh nghiệp nhà nước có tỷ trọng đầu tư cho R&D thấp nhất (chưa đến 1% lợi nhuận trước thuế); điều này cho thấy, động cơ đầu tư cho R&D của các doanh nghiệp nói chung là chưa mạnh [3]. Tuy nhiên, xét theo ngành nghề thì một số doanh nghiệp duy trì tỷ trọng đầu tư cho hoạt động R&D ở mức cao, thậm chí ngang bằng với mức trung bình của các doanh nghiệp thuộc các nước phát triển như một số doanh nghiệp ngành chế biến thủy sản (12%), ngành sản xuất máy móc thiết bị (9%), ngành điện tử (15%); nhiều doanh nghiệp không những đầu tư vào nhập khẩu công nghệ tiên tiến mà còn đầu tư vào con người để có thể làm chủ và cải tiến công nghệ ngoại nhập, từ đó nâng cao năng lực công nghệ của mình [85].

Nhiều nghiên cứu trước đây (Trần Ngọc Ca, 2000; Nguyễn Võ Hưng, 2003; CIEM/UNDP, 2006; Nguyễn Việt Hòa, 2007; VCCI, 2009) đã chỉ ra rằng, ĐMCN ở các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là đổi mới mang tính nhỏ lẻ nhằm giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, đổi mới phần lớn dựa vào việc nhập công nghệ từ nước ngoài, các hoạt động tự nghiên cứu để tạo ra các công nghệ mới hoặc các giải pháp hữu ích phục vụ cho ĐMCN hầu như


không đáng kể; đặc biệt là năng lực của của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế thể hiện trong việc làm chủ công nghệ, tìm kiếm thông tin, huy động vốn, tìm kiếm thị trường đầu ra, nghiên cứu và triển khai phục vụ cho ĐMCN. Mặt khác, kết quả nghiên cứu về năng lực cạnh tranh và công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp tại 63 tỉnh thành của Việt Nam thông qua số liệu năm 2010 (CIEM, DOE, GSO, 2012), chỉ có 11,9% doanh nghiệp thực hiện các hoạt động R&D, 16,4% doanh nghiệp đổi mới máy móc, thiết bị hiện có mà không thực hiện các hoạt động R&D, còn lại 71,7% doanh nghiệp không tham gia bất kỳ hoạt động nào liên quan tới ĐMCN.

Doanh nghiệp thực hiện các hoạt động R&D


Doanh nghiệp đổi mới máy móc, thiết bị hiện có mà không thực hiện các hoạt động R&D


Doanh nghiệp không tham gia bất cứ hoạt

động nào liên quan tới ĐMCN

Hình 4.1: Các hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam

Nguồn: Nghiên cứu sinh tổng hợp từ [84] Để làm rõ những đặc điểm về ĐMCN của các doanh nghiệp ở trên, kết quả nghiên cứu theo Nghị định thư hợp tác với Hoa Kỳ về nhiệm vụ KH&CN năm 2011 cho thấy [10]: hầu hết các doanh nghiệp được khảo sát cho biết họ có thực hiện ĐMCN; tuy nhiên, có 81% doanh nghiệp chỉ cải tiến nhỏ lẻ, 60% doanh nghiệp cải tiến sản phẩm, 47% doanh nghiệp hiện đại hóa một số công đoạn trong qui trình sản xuất, 26% doanh nghiệp đưa ra thị trường loại sản phẩm mới. Đặc biệt, có tới 70% doanh nghiệp ĐMCN bằng cách nhập dây chuyền, máy móc, thiết bị từ nước ngoài và làm theo mẫu sản phẩm của nước ngoài. Hơn nữa, để ĐMCN, doanh nghiệp phải đầu tư nhiều vào lập phương án sản xuất kinh doanh (53%), huy động vốn đầu tư (51%), cách thức làm chủ công nghệ (47%) và đầu tư cho việc tìm kiếm công nghệ (39%). Bên cạnh đó, các vấn đề liên quan tới phương pháp tìm kiếm thông tin, đánh giá công nghệ, lựa chọn công nghệ thích hợp, lựa chọn hình thức chuyển giao phục

vụ cho việc ĐMCN cũng còn nhiều hạn chế.

Như vậy, qua nghiên cứu tổng quan thực trạng ĐMCN của các doanh nghiệp


Việt Nam ở trên, nghiên cứu sinh đưa ra một số nhận xét sau:

- Thứ nhất, trình độ công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay ở mức độ trung bình thấp so với khu vực và trên thế giới, nhưng các hoạt động nhằm nâng cao trình độ công nghệ lại chưa được doanh nghiệp quan tâm đúng mức, thể hiện rõ nhất ở việc chi cho hoạt động ĐMCN còn rất hạn chế;

- Thứ hai, các doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của ĐMCN và có nhu cầu ĐMCN. Tuy nhiên, họ gặp những khó khăn nhất định liên qua tới năng lực của doanh nghiệp như: (i) năng lực tiếp nhận công nghệ để tiến hành các hoạt động nhập công nghệ, làm chủ công nghệ tiến tới cải tiến và sáng tạo công nghệ nhập, (ii) năng lực vốn và năng lực huy động vốn cho ĐMCN;

- Thứ ba, hoạt động ĐMCN của các doanh nghiệp thường diễn ra nhỏ lẻ, được phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh là chủ yếu, doanh nghiệp tiến hành các hoạt động R&D nhằm đổi mới sản phẩm/qui trình còn hạn chế, nhưng các hoạt động đổi mới này lại phụ thuộc vào nước ngoài, thể hiện ở việc: (i) chủ yếu nhập máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ từ nước ngoài, (ii) làm theo mẫu sản phẩm của nước ngoài.

Tóm lại, doanh nghiệp có thể thực hiện ĐMCN bằng cách thực hiện hoạt động nghiên cứu tạo ra công nghệ từ bên trong doanh nghiệp hoặc tiếp nhận công nghệ từ bên ngoài thông qua chuyển giao công nghệ hoặc kết hợp cả hai. Vì thế, để doanh nghiệp ĐMCN thì Nhà cần phải có chính sách nhằm tạo môi trường thuận lợi, hỗ trợ về tài chính, cũng như nâng cao nhận thức của doanh nghiệp đối với hoạt động ĐMCN, đồng thời các chính sách này phải có tác động tích cực nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp khi thực hiện ĐMCN.

4.1.2. Thực trạng đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội từ năm 2000 đến 2012

Để đánh giá thực trạng ĐMCN của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội, nghiên cứu sinh sử dụng hai nguồn dữ liệu chính, đó là: (i) căn cứ vào các số liệu thứ cấp thông qua các cuộc điều tra liên quan tới ĐMCN của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội, (ii) thông qua kết quả điều tra bằng phiếu hỏi của nghiên cứu sinh.


Trong luận án này sẽ làm rõ bốn vấn đề chính: (1) thực trạng trình độ công nghệ của các doanh nghiệp, (2) thực trạng đầu tư cho ĐMCN của các doanh nghiêp, (3) thực trạng nhu cầu và định hướng về ĐMCN của doanh nghiêp và (4) thực trạng năng lực công nghệ của các doanh nghiệp.

4.1.2.1. Đánh giá thực trạng trình độ công nghệ của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội từ năm 2000 đến 2012

Theo GSO (2011), thành phố Hà Nội có 48.455 doanh nghiệp trong tổng số

248.485 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh của cả nước. Theo tính toán của nghiên cứu sinh thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 96% cả về qui mô vốn và lao động17; các doanh nghiệp trên địa bàn đã đóng góp cho ngân sách nhà nước thông qua nộp thuế khoảng 14% trong tổng số các doanh nghiệp trong cả nước. Cũng theo GSO (2004), trong tổng số 4.740 doanh nghiệp ở Hà Nội được điều tra thì có 17% doanh nghiệp có trình độ công nghệ tiên tiến, 80% doanh nghiệp có trình độ công nghệ trung bình và 3% doanh nghiệp có công nghệ lạc hậu.

Theo điều tra của HASMEA đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội (2007): có 61% doanh nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu, 31% doanh nghiệp sử dụng công nghệ trung bình và 8% doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến; trong đó, có 25% doanh nghiệp sử dụng công nghệ trong nước, 65% doanh nghiệp sử dụng công nghệ nước ngoài và chỉ có 10% doanh nghiệp kết hợp cả công nghệ trong nước và nước ngoài. Mặt khác, theo một kết quả nghiên cứu gần đây18, ở

Hà Nội, có 20,5% doanh nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu, 66,6% doanh nghiệp sử dụng công nghệ trung bình và 13,5% doanh nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại.

Theo điều tra 119 doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội của nghiên cứu sinh (Hình 4.2), kết quả cho thấy có 28,57% doanh nghiệp sử dụng công nghệ có trình độ thấp, 47,9% doanh nghiệp sử dụng công nghệ có trình độ trung bình và 23,53% doanh nghiệp có sử dụng công nghệ cao. Kết quả điều tra này cũng tương đối phù


17 Nghị định 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ: DN vừa và nhỏ trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là doanh nghiệp có tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng và số lao động thường xuyên không quá 300 người; tương ứng đối với lĩnh vực thương mại và dịch vụ, không quá 50 tỷ đồng và không quá 100 người (thay thế Nghị định 90/2001/CP-NĐ).

18 Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (2008), “Nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với sự phát triển kinh tư nhân

ở thành phố Hà Nội”, Báo cáo tổng hợp đề tài cấp Bộ.


hợp với câu hỏi “nhìn chung các doanh nghiệp đang sử dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất kinh doanh”, có 10,1% doanh nghiệp trả lời rất không đồng ý, 31,9% doanh nghiệp không đồng ý, 47,1% doanh nghiệp trả lời bình thường, 8,4% đồng ý và 2,5% doanh nghiệp trả lời rất đồng ý.

Hình 4 2 Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội Nguồn 1

Hình 4.2: Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội

Nguồn: Kết quả điều tra của nghiên cứu sinh (2012) Kết quả điều tra 119 doanh nghiệp trên cũng cho thấy: có 47,9% doanh nghiệp sử dụng công nghệ có mức đồng bộ dưới trung bình, 42% sử dụng công nghệ có mức đồng bộ trung bình và 10,1% sử dụng công nghệ có mức độ đồng bộ cao; trong đó, công nghệ phụ thuộc vào nguyên vật liệu nước ngoài ở mức cao, chỉ có 12,6% doanh nghiệp đang sử dụng công nghệ không phụ thuộc vào nguyên vật liệu nước ngoài, còn lại là phụ thuộc vào nguyên vật liệu nước ngoài; đồng thời, có chỉ có 7,6% doanh nghiệp sử dụng công nghệ có nguồn gốc từ hoạt động R&D trong nước, 63,9% doanh nghiệp sử dụng công nghệ nhập khẩu từ nước ngoài và có

28,5% doanh nghiệp sử dụng công nghệ kết hợp cả trong và ngoài nước.

Có sự khác biệt về trình độ công nghệ của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội thông qua các kết quả điều tra; tuy nhiên sự khác biệt là không lớn và điều này có thể được lý giải như: (i) do thời điểm khảo sát khác nhau, (ii) do qui mô mẫu, phương pháp lấy mẫu khác nhau và (iii) do ngành nghề khảo sát khác nhau.

Như vậy qua phân tích ở trên, nghiên cứu sinh nhận thấy: nhìn chung trình độ công nghệ của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội còn thấp, lạc hậu so với thế giới và phần lớn các công nghệ đều được nhập từ nước ngoài thông qua hoạt động


chuyển giao công nghệ, các công nghệ được nghiên cứu và triển khai trong nước còn hạn chế.

4.1.2.2. Đánh giá thực trạng đầu tư ĐMCN của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội từ năm 2000 đến 2012

Nhìn chung, đầu tư cho ĐMCN của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội cũng còn nhiều hạn chế. Cụ thể, theo GSO (2004), chỉ có 18% doanh nghiệp được khảo sát có thực hiện đầu tư cho ĐMCN, trong đó có tới 95% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thậm chí, đầu tư cho ĐMCN của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn đóng trên địa bàn Hà Nội cũng rất hạn chế, chiếm chưa đến 1% lợi nhuận trước thuế và tỷ trọng đầu tư cho R&D trên doanh thu chỉ khoảng 0,25% (NISTPASS, 2009); hơn nữa, kết quả khảo sát 44 doanh nghiệp ở Hà Nội trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp (CIEM, 2006) cho thấy, mức độ đầu tư của doanh nghiệp cho R&D chiếm từ 0,2 đến 0,3% doanh thu/năm.

Bảng 4.1: Thực trạng tiến hành các hoạt động đầu tư ĐMCN của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội


TT


Các hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ

Điểm

trung bình (Mean)

Độ lệch

chuẩn (Std. Deviation)

1

Trong 3 năm trở lại đây doanh nghiệp thường xuyên

cải tiến/đầu tư dây chuyền sản xuất

3.2689

.72132

2

Trong 3 năm trở lại đây doanh nghiệp thường xuyên

nghiên cứu &triển khai sản phẩm mới/qui trình mới

3.3361

.81591

3

Trong 3 năm trở lại đây doanh nghiệp thường xuyên

nâng cao năng lực nguồn nhân lực công nghệ

3.5294

.85195

4

Trong 3 năm trở lại đây doanh nghiệp thường xuyên

cơ cấu bộ máy tổ chức phục vụ ĐMCN

3.2773

.84296

5

Doanh nghiệp thường xuyên cập nhật thông tin liên

quan tới ĐMCN và bản quyền công nghệ

3.0756

1.00135

6

Nhìn chung, doanh nghiệp thường xuyên đầu tư cho

các hoạt động ĐMCN

3.4790

.71127

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Nguồn: Kết quả điều tra của nghiên cứu sinh (2012)


Theo kết quả điều tra 119 doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội của nghiên cứu sinh, số lượng doanh nghiệp tiến hành các hoạt động ĐMCN ở mức trên trung bình (điểm trung bình lớn hơn 3 điểm) thể hiện ở bảng Bảng 4.1. Qua đó cho thấy: các hoạt động nâng cao năng lực nhân lực công nghệ được doanh nghiệp quan tâm nhiều nhất (3.5294), các hoạt động liên quan tới cập nhật thông tin và đăng ký bản quyền công nghệ được doanh nghiệp ít quan tâm nhất (3.0756).

Các doanh nghiệp được khảo sát, nhìn chung có thực hiện các hoạt động đầu tư ĐMCN ở mức trên trung bình, nhưng tỷ lệ đầu tư cho ĐMCN trên doanh số còn hạn chế; cụ thể, chỉ có 9,24% doanh nghiệp đầu tư ĐMCN lớn hơn 2%/doanh thu, 12,61% doanh nghiệp đầu tư ĐMCN từ 1 đến 2%/doanh thu, 31,09% doanh nghiệp đầu tư ĐMCN từ 0,5 đến 1%/doanh thu và có tới 47,06% doanh nghiệp đầu tư ĐMCN thấp hơn 0,5%/doanh thu (Hình 4.3).

Hình 4 3 Tỷ lệ đầu tư ĐMCN doanh thu của các DN trên địa bàn Hà Nội Nguồn 2

Hình 4.3: Tỷ lệ đầu tư ĐMCN/doanh thu của các DN trên địa bàn Hà Nội

Nguồn: Kết quả điều tra của nghiên cứu sinh (2012)


Như vậy, nhìn chung đầu tư cho ĐMCN của doanh nghiệp trên doanh thu còn thấp; đây là con số tương đối khiêm tốn so với thế giới và khu vực (Ấn Độ là 5%, Hàn Quốc là 10%). Mặc dù, các hoạt động liên quan tới ĐMCN cũng được doanh nghiệp quan tâm trong ba năm gần đây như cải tiến/đầu tư dây chuyền sản xuất, nghiên cứu triển khai sản phẩm mới/qui trình mới, cơ cấu tổ chức bộ máy phục vụ cho ĐMCN, v.v.


4.1.2.3. Đánh giá thực trạng nhu cầu và định hướng ĐMCN của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội từ năm 2000 đến 2012

Nhận thức về ĐMCN của doanh nghiệp được đánh giá là tương đối cao: có 98% doanh nghiệp cho rằng đây là hoạt động cần thiết, nhưng chỉ có 50% doanh nghiệp tiếp tục đầu tư và tái đầu tư (Nguyễn Việt Hòa và ctg, 2011).

Theo CIEM (2006) trong tổng số 44 doanh nghiệp được khảo sát trên địa bàn Hà Nội: chỉ có 61% doanh nghiệp cho rằng cần thiết phải tiến hành hoạt động R&D, 91% doanh nghiệp cải tiến qui trình sản xuất hiện có, 64% doanh nghiệp tiến hành cải tiến sản phẩm và thiết kế ra sản phẩm mới và có 66% doanh nghiệp tiến hành áp dụng qui trình mới vào sản xuất. Bên cạnh đó, phương thức tiến hành ĐMCN cũng có sự khác biệt đáng kể; cụ thể, có 59% doanh nghiệp bắt chước và thiết kế lại mẫu, 70% doanh nghiệp mua công nghệ từ nguồn nước ngoài, 25% doanh nghiệp mua công nghệ từ nguồn trong nước, 27% doanh nghiệp liên doanh với các doanh nghiệp ngoài nước, 14% doanh nghiệp liên doanh với các doanh nghiệp trong nước, 34% doanh nghiệp tổ chức hoạt động R&D trong nội bộ doanh nghiệp, ngoài ra doanh nghiệp còn liên doanh với các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước, đồng thời thuê chuyên gia nhằm phục vụ cho hoạt động ĐMCN.

Theo điều tra của HASMEA (2007) đối với các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội: có gần 46% doanh nghiệp không có dự định ĐMCN vì công nghệ hiện tại vẫn đáp ứng được yêu cầu, có gần 17% doanh nghiệp cho rằng đã đầu tư đủ công nghệ và khoảng 13% doanh nghiệp đưa ra lý do đã đầu tư xong một công nghệ hoàn toàn mới; bên cạnh đó một số doanh nghiệp không có dự định đổi mới là do chi phí đầu tư quá cao và nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu mặc dù có nhu cầu ĐMCN.

Các kết quả nghiên cứu gần đây (CIEM, DOE, GSO, 2012) cho thấy: có 55% doanh nghiệp có nhu cầu nâng cấp, ĐMCN nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm, 23% để đa dạng hóa phẩm và 25% để nâng cao năng lực sản xuất, đặc biệt là rất ít các doanh nghiệp cho rằng việc nâng cấp công nghệ là do yêu cầu của pháp luật;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/09/2022