- Đối với việc nhận biết nội dung về ưu đãi, hỗ trợ trực tiếp cho ĐMCN (Hình 4.9): có 5,88% doanh nghiệp không biết nội dung, 36,97% biết nhưng không rõ nội dung, 42,86% biết rõ nội dung nhưng không sử dụng được, 13,45% biết rõ nội dung, sử dụng được nhưng ít, chỉ có 0,84% doanh nghiệp biết rõ nội dung và thường xuyên sử dụng (điểm số trung bình là 2.6639).
Hình 4.9: Mức độ nhận biết của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội về nội dung hỗ trợ trực tiếp cho ĐMCN
Nguồn: Kết quả điều tra của nghiên cứu sinh (2012)
- Đối với nhận biết nội dung về hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực: có 3,4% doanh nghiệp không biết nội dung, 52,1% biết nhưng không rõ nội dung, 34,5% biết rõ nội dung nhưng không sử dụng được, 10,1% biết rõ nội dung, sử dụng được nhưng ít (điểm số trung bình là 2.5126). Tuy nhiên, mức độ đánh giá của doanh nghiệp đối với các qui định để được hưởng ưu đãi, hỗ trợ về đào tạo lại đạt mức cao hơn (2.9664); trong đó, có 24,4% doanh nghiệp cho rằng thuận lợi, 0,8% cho rằng rất thuận lợi, 49,6% cho là bình thường và chỉ có 21% cho rằng khó khăn và 4,2% cho là rất khó khăn.
- Đối với nhận biết nội dung về hỗ trợ phát triển thị trường công nghệ: có 10,9% doanh nghiệp không biết nội dung, 37% biết nhưng không rõ nội dung, 39,5% biết rõ nội dung nhưng không sử dụng được, 11,8% biết rõ nội dung, sử dụng được nhưng ít, chỉ có 0,8% doanh nghiệp biết rõ nội dung và thường xuyên sử dụng (điểm số trung bình là 2.5462).
(ii) Tiêu chí HL1.2: Nhận thức của doanh nghiệp về mức độ cần thiết phải đầu tư ĐMCN
Theo kết quả điều tra 119 doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội của nghiên cứu sinh, nhận thức của doanh nghiệp về mức độ cần thiết phải tiến hành các hoạt động ĐMCN ở mức độ tương đối cao (điểm trung bình từ 3.6723 đến 4.1176) thể hiện ở Bảng 4.9; qua đó, doanh nghiệp có nhận thức cao nhất đối với việc cần thiết phải nâng cao nguồn nhân lực phục vụ ĐMCN (4.1176) và thấp nhất là tổ chức cơ cấu bộ máy cho ĐMCN (3.6723).
Bảng 4.9: Nhận thức của doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội về mức độ cần thiết phải tiến hành các hoạt động ĐMCN
Nhận thức của doanh nghiệp về mức độ cần thiết phải đầu tư đổi mới công nghệ | Điểm trung bình (Mean) | Độ lệch chuẩn (Std. Deviation) | |
1 | Cải tiến/đầu tư mới dây chuyền công nghệ hiện tại | 3.8319 | .80590 |
2 | Nghiên cứu & triển khai sản phẩm mới/qui trình mới | 4.1092 | .82122 |
3 | Nâng cao năng lực nguồn nhân lực công nghệ phục vụ cho ĐMCN | 4.1176 | .83541 |
4 | Tổ chức cơ cấu bộ máy cho ĐMCN | 3.6723 | .97519 |
5 | Nhìn chung, mức độ nhận thức của doanh nghiệp đối với các hoạt động ĐMCN | 3.7899 | .68734 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nhu Cầu Hiện Tại Của Các Doanh Nghiệp Trên Địa Bàn Hà Nội Đối Với Các Hoạt Động Đmcn
- Đánh Giá Của Các Doanh Nghiệp Trên Địa Bàn Hà Nội Về Chính Sách Nhà Nước Buộc Doanh Nghiệp Phải Tiến Hành Đmcn
- So Sánh Lợi Ích Giữa Các Hình Thức Ưu Đãi Của Chính Sách Kinh Tế
- Tính Bền Vững Của Chính Sách Nhằm Thúc Đẩy Doanh Nghiệp Trên
- Bối Cảnh Quốc Tế Và Trong Nước Đối Với Việc Hoàn Thiện Chính Sách Nhà Nước Nhằm Thúc Đẩy Doanh Nghiệp Đổi Mới Công Nghệ
- Nhóm Giải Pháp Kinh Tế Nhằm Thúc Đẩy Doanh Nghiệp Đmcn
Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.
Nguồn: Kết quả điều tra của nghiên cứu sinh (2012)
Như vậy, doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội nhìn chung có nhận thức cao đối với các hoạt động ĐMCN thể hiện: cải tiến/đầu tư dây truyền công nghệ, nghiên cứu & triển khải sản phẩm mới/qui trình mới, nâng cao năng lực nguồn nhận lực công nghệ và tổ chức cơ cấu bộ máy cho các hoạt động ĐMCN (điểm số trung bình là 3.7899, độ lệch chuẩn 0.68734).
(iii) Tiêu chí HL1.3: Mức đầu tư cho hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp trong ba năm gần đây
Theo kết quả điều tra 119 doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội của nghiên cứu sinh, khi được hỏi về mức đầu tư cho ĐMCN của các doanh nghiệp trong 3 năm gần đây, 87% doanh nghiệp được hỏi trả lời là có xu hướng gia tăng về mức đầu tư
cho ĐMCN như: đầu tư cải tiến dây chuyền công nghệ, đầu tư nghiên cứu triển khai sản phẩm mới/qui trình mới, đầu tư nâng cao năng lực nguồn nhân lực phục vụ cho ĐMCN, đầu tư tái cơ cấu bộ máy và cập nhật thông tin liên quan tới ĐMCN và bản quyền công nghệ; mặc dù tỷ lệ đầu tư trên doanh thu còn hạn chế (đã được phân tích ở mục 4.1.2.2, Hình 4.3).
Đánh giá chung của 119 doanh nghiệp được điều tra trên địa bàn Hà Nội cho thấy tính hiệu lực của chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN còn chưa cao (Hình 4.10): có 21,01% doanh nghiệp đánh giá ở mức rất thấp, 26,05% ở mức thấp, 45,38% ở mức trung bình, 7,56% ở mức cao và 0% doanh nghiệp đánh giá ở mức rất cao (điểm trung bình là 2.395, độ lệch chuẩn 0.90403).
Hình 4.10: Hiệu lực chính sách nhằm thúc đẩy doanh nghiệp trên địa bàn
Hà Nội ĐMCN
Nguồn: Kết quả điều tra của nghiên cứu sinh (2012)
Tóm lại, qua phân tích ở trên hiệu lực của chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN mới đạt ở mức trung bình thấp. Các nguyên nhân có thể kể đến như chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa cơ quan quản lý nhà nước về ĐMCN với các doanh nghiệp, vấn đề tuyên truyền chính sách ĐMCN tới các doanh nghiệp còn chưa cao, thủ tục hành chính còn rườm rà; vì thế, mức độ nhận biết, sử dụng chính sách ĐMCN của doanh nghiệp còn hạn chế, nên chưa tạo được các động lực thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN, mặc dù các doanh nghiệp đều nhận thức cao mức độ cần thiết phải đầu tư ĐMCN.
4.3.1.2. Đánh giá hiệu quả của chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đổi mới công nghệ
Hiệu quả của chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN được mô tả trong mục 2.2.5.2 chương 2, bao gồm hai tiêu chí: (i) tiêu chí HQ2.1: chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để tiếp cận chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN, (ii) tiêu chí HQ2.2: đánh giá chung của doanh nghiệp về hiệu quả của chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN.
(i) Tiêu chí HQ 1.2: Chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để tiếp cận chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN
Chỉ có 3,36% doanh nghiệp trên tổng số 119 doanh nghiệp được hỏi trên địa bàn Hà Nội cho rằng chi phí bỏ ra để tiếp cận chính sách là rất đắt, 7,56% doanh nghiệp cho rằng đắt, 29,41% cho rằng chí phí bỏ ra để tiếp cận chính sách ở mức độ trung bình và 59,67% cho rằng rẻ và rất rẻ; tuy nhiên, doanh nghiệp hiểu và vận dụng chính sách lại còn nhiều hạn chế (Hình 4.8).
Như vậy, chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để tiếp cận chính sách nhà nước về ĐMCN nhìn chung ở mức độ trung bình thấp (điểm trung bình là 2.1597).
(ii) Tiêu chí HQ2.2: Đánh giá chung của doanh nghiệp về hiệu quả của chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN
Hiệu quả của chính sách nhà nước thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN được doanh nghiệp đánh giá thể hiện ở Hình 4.11; qua đó, có 30,25% doanh nghiệp đánh giá ở mức rất thấp, 15,97% ở mức thấp, 46,22% ở mức trung bình, 7,56% ở mức cao và 0% doanh nghiệp đánh giá ở mức rất cao (điểm trung bình là 2.3109, độ lệch chuẩn 0.98933).
Như vậy, qua phân tích ở trên hiệu quả của chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN mới đạt ở mức trung bình thấp. Nguyên nhân có thể kể đến như chưa có cơ quan nào đánh giá tác động của chính sách nhà nước về ĐMCN đến hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp, mà mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng và ban hành chính sách; vì thế, để nâng cao hiệu quả ĐMCN, Nhà nước cần nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN.
Hình 4.11: Hiệu quả của chính sách nhằm thúc đẩy doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội ĐMCN
Nguồn: Kết quả điều tra của nghiên cứu sinh (2012)
4.3.1.3. Đánh giá tính phù hợp của chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đổi mới công nghệ
Tính phù hợp của chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN được mô tả trong mục 2.2.5.2 chương 2. Qua đó, tính phù hợp của chính sách được đánh giá thông qua các tiêu chí: (i) tiêu chí PH3.1: sự phù hợp của mục tiêu chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN với các mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội, (ii) tiêu chí PH3.2: thủ tục đăng ký để được hưởng ưu đãi thuận lợi, các quy định của Nhà nước để được hưởng ưu đãi và mức hưởng ưu đãi (thuế, tín dụng, hỗ trợ trực tiếp và đào tạo) phù hợp.
(i) Tiêu chí PH3.1: sự phù hợp của mục tiêu chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý nhà nước về ĐMCN, việc ban hành các chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp đối với ĐMCN, gia tăng các hoạt động đầu tư ĐMCN, tăng mức đầu tư của doanh nghiệp cho ĐMCN. Từ đó nâng cao năng lực công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, cũng như tính lan tỏa từ hoạt động ĐMCN là tương đối phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, mức hỗ trợ doanh nghiệp còn ít, các văn bản pháp luật còn dàn trải, chưa thực sự hoàn thiện, nên chưa tạo được động lực mạnh cho các doanh nghiệp xuất hiện các nhu cầu đầu tư ĐMCN.
Ở giác độ doanh nghiệp, tính phù hợp của chính sách nhà nước có sự khác so với quan điểm đứng trên giác độ Nhà nước nhưng không lớn. Cụ thể, theo kết quả điều tra 119 doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội của nghiên cứu sinh, tính phù hợp của chính sách nhà nước thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN được doanh nghiệp đánh giá là độ tương đối phù hợp (Hình 4.12): chỉ có 17,65% doanh nghiệp đánh giá ở mức rất thấp, 32,77% ở mức thấp, 30,25% ở mức trung bình, 19,33% ở mức cao và 0% doanh nghiệp đánh giá ở mức rất cao (điểm trung bình là 2.5126).
Hình 4.12: Tính phù hợp của chính sách nhằm thúc đẩy doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội ĐMCN
Nguồn: Kết quả điều tra của nghiên cứu sinh (2012)
(ii) Tiêu chí PH3.2: thủ tục đăng ký để được hưởng ưu đãi thuận lợi, các quy định của Nhà nước để được hưởng ưu đãi và mức hưởng ưu đãi (thuế, tín dụng, hỗ trợ trực tiếp và đào tạo) phù hợp.
Đánh giá của doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội về các qui định, thủ tục để được hưởng ưu đãi thể hiện ở Bảng 4.10:
Bảng 4.10: Đánh giá của doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội về các qui định để được hưởng ưu đãi
Đánh giá của doanh nghiệp về các qui định để được hưởng ưu đãi | Điểm trung bình (Mean) | Độ lệch chuẩn (Std. Deviation) | |
1 | Đăng ký để được hưởng ưu đãi | 2.4622 | .71057 |
2 | Qui định về ưu đãi tín dụng | 2.4538 | .66061 |
3 | Qui định về ưu đãi thuế | 2.2605 | .70665 |
4 | Qui định mức được hưởng ưu đãi | 2.1345 | .58112 |
Nguồn: Kết quả điều tra của nghiên cứu sinh (2012)
- Đối với việc đăng ký để được hưởng ưu đãi (Hình 4.13): có 53,8% doanh nghiệp cho rằng khó khăn, 4,2% rất khó khăn, 33,6% bình thường và chỉ có 8,4% doanh nghiệp cho rằng thuận lợi (điểm trung bình là 2.4622).
Hình 4.13: Đánh giá của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội về qui định đăng ký để được hưởng ưu đãi
Nguồn: Kết quả điều tra của nghiên cứu sinh (2012)
- Đối với qui định về ưu đãi tín dụng: có 58,82% doanh nghiệp cho rằng khó khăn, 1,68% là rất khó khăn, 31,93% cho rằng bình thường, chỉ có 7,56% cho rằng thuận lợi (điểm trung bình là 2.4538).
- Đối với qui định về ưu đãi thuế: chỉ có 6,72% doanh nghiệp cho rằng thuận lợi, 21,01% cho rằng bình thường, 63,87% cho rằng khó khăn và 8,4% cho rằng rất khó khăn (điểm số trung bình là 2.2605).
- Đối với qui định mức được hưởng ưu đãi, hỗ trợ: chỉ có 24,4% doanh nghiệp đánh giá là vừa phải, còn lại là ít là 64,7% và rất ít 10,9% (điểm trung bình là 2.1345).
- Đối với qui định để được các ưu đãi về đào tạo : có 4,2% doanh nghiệp cho rằng rất khó khăn, 21,01% cho rằng khó khăn, 49,58% cho rằng bình thường, 24,37% cho rằng thuận lợi và 0,84% cho rằng rất thuận lợi (điểm trung bình là 2.9664).
Như vậy, qua đánh giá của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội về tính phù hợp của chính sách nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN và đánh giá của các chuyên gia QLNN về ĐMCN. Ta thấy, hệ thống chính sách về ĐMCN đã dần được hoàn thiện, phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện của Việt Nam. Tuy nhiên, cần tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật về ĐMCN dựa trên nhu cầu sản xuất kinh doanh thực sự của doanh nghiệp, đơn giản hóa thủ tục hành chính để được hưởng ưu đãi, tăng mức hưởng ưu đãi nhằm tạo động lực mạnh mẽ đối với hoạt động ĐMCN ở doanh nghiệp.
4.3.1.4. Đánh giá tính bền vững của chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đổi mới công nghệ
Tính bền vững của chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN được mô tả trong mục 2.2.5.2 chương 2. Qua đó, tính bền vững của chính sách được đánh giá thông qua các tiêu chí: (i) Tiêu chí BV4.1: đánh giá chung của doanh nghiệp về tính bền vững của chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy ĐMCN và (ii) Tiêu chí BV4.2: đánh giá chung của cơ quan quản lý nhà nước về tính bền vững của chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN
(i) Tiêu chí BV4.1: Đánh giá chung của doanh nghiệp về tính bền vững của chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy ĐMCN
Nhìn chung, 119 doanh nghiệp được hỏi trên địa bàn Hà Nội cho rằng chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp trong thời gian qua đã góp phần nâng cao năng lực công nghệ của doanh nghiệp, mặc dù năng lực công nghệ của các doanh nghiệp trên địa bàn thời gian qua còn ở mức độ trung bình (Bảng 4.3); đồng thời, chính sách cũng đã góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực các chức năng hoạt động của doanh nghiệp, đây là một trong những mục tiêu, mong muốn của doanh nghiệp khi ĐMCN, tuy nhiên các chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN trong thời gian qua chưa được doanh nghiệp đánh giá cao (Bảng 4.2).
Tính bền vững của chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN được doanh nghiệp đánh giá còn ở mức độ chưa cao (Hình 4.14) và chưa có tác