Mục Tiêu Và Nhiệm Vụ Của Tỉnh Thái Nguyên Trong Thực Hiện Chính Sách Đầu Tư Công.

- Thu hút tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển nền kinh tế, đầu tư kết cấu cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu, phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2021 - 2025. Trong đó, vốn đầu tư công tập trung bố trí để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương: Dự án khu dân cư, dự án nâng cấp kết cấu giao thông… có tính kết nối và lan tỏa vùng, miền.

- Không bố trí vốn NSNN cho đầu tư phát triển vào các lĩnh vực, dự án mà các thành phần kinh tế khác có thể đầu tư. Ưu tiên bố trí, phân bổ sử dụng vốn NSNN vào vào các chương trình, dự án như là ―vốn mồi‖ để khai thác tối đa nguồn vốn của các thành phần khác cùng tham gia vào thực hiện chính sách đầu tư công

- Tạo đột phá thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước theo hình thức hợp tác công - tư (PPP) để thu hút nguồn vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng, đặc biệt với các dự án có sức lan tỏa rộng và tác động lớn tới phát triển kinh tế, các dự án hạ tầng xã hội phục vụ cho cộng đồng dân sinh thuộc ngành y tế, giáo dục…

b) Về định hướng thực hiện:

- Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025. Kế hoạch phải bám sát Nghị quyết đại hội Đảng tỉnh lần thư XX, đồng thời phải tập trung 3 khâu đột phá: chiến lược, huy động, sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư công để nâng cao đời đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, xây dựng Thái Nguyên thành trung tâm công nghiệp hiện đại của khu vực Trung du, miền núi phía Bắc và vùng thủ đô Hà Nội vào năm 2030. Xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn tốt, chính là đã chuẩn bị tốt được kế hoạch vốn đầu tư công cho những dự án, hạng mục trong thời gian 05 năm làm căn cứ để theo dõi, chỉ đạo các sở, ngành, địa phương trong tỉnh tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách đầu tư công của Nhà nước.

- Trong công tác quản lý, phân bổ vốn đầu tư công, cần đảm bảo có trọng

tâm, trọng điểm, tránh dàn trải. Tập trung phát triển cơ sở hạ tầng tại khu vực phía Nam của tỉnh; ưu tiên đầu tư giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất thu hút các nhà đầu tư; phát triển hạ tầng giao thông và khu công nghiệp gắn kết với sự phát triển của vùng Thủ đô Hà Nội. Đồng thời, phân bổ vốn phải gắn với việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, phù hợp với khả năng cân đối, góp phần huy động các nguồn lực ngoài ngân sách.

- Tiếp tục nâng cao năng lực trong thực hiện chính sách đầu tư công, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; phát huy các lợi thế, thành quả, cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn với tiềm năng, thế mạnh của các trường Đại học, Trung tâm nghiên cứu khoa học, y tế trên địa bàn tỉnh; nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. Tăng cường đào tạo cán bộ thực thi chính sách đầu tư công: Năng lực lập dự án, thẩm định dự án, trong đó chú trọng đến việc phân tích chi phí - lợi ích của dự án đầu tư và lợi ích môi trường phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế

- xã hội của cả nước, chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, chiến lược phát triển bền vững Việt Nam, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và Miền núi phía Bắc; thống nhất với quy hoạch các ngành, lĩnh vực của cả nước.

- Tuân thủ nghiêm các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật khác có liên quan, bảo đảm quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách , thực hiện phân cấp, phân quyền trong quản lý đầu tư theo quy định của pháp luật, tạo quyền chủ động cho các sở, ban, ngành và chính quyền cấp huyện, cấp xã, tạo điều kiện tốt nhất để các sở, ban, ngành hoàn thành tốt các dự án đầu tư công đã và sẽ được phê duyệt trong thời gian tới, góp phần thực hiện tốt chính sách đầu tư công của Nhà nước tại tỉnh Thái Nguyên.

4.2.2.2. Mục tiêu và nhiệm vụ của tỉnh Thái Nguyên trong thực hiện chính sách đầu tư công.

Trong bối cảnh đại dịch Covid -19 còn diễn biến phức tạp, khó lường, làm cho việc thực hiện chính sách đầu tư công cũng gặp nhiều khó khăn thách thức, trong điều kiện nguồn vốn thực hiện chính sách đầu tư công còn rất hạn chế. Căn cứ vào kế hoạch vốn đầu tư công tỉnh Thái Nguyên được giao giai đoạn 2021 - 20125.


Bảng 4.1: Kế hoạch vốn đầu tư công tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021- 2025


STT

Chỉ tiêu

Tỷ đồng


Tổng nhu cầu vốn đầu tư công

27.876,629

1

Vốn Ngân sách Trung ương

8.327,669


Vốn chương trình mục tiêu

6.794,491


Vốn chương trình MTQG

1.533,178

2

Vốn địa phương

15.561,0

3

Vốn trái phiếu CP

914,157

4

Vốn ODA

3.073,803

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 186 trang tài liệu này.

Chính sách đầu tư công từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên - 20

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư

Với khối lượng vốn đầu tư công được phân bổ ở bảng 4.1, tỉnh Thái Nguyên xác định các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể là:

- Xây dựng được tiêu chí, nguyên tắc phân bổ vốn đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 để đảm bảo phân bổ nguồn vốn đầu tư công phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội, gắn với mục tiêu trọng tâm của tỉnh và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các chương trình đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025: Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị; hạ tầng giao thông; hạ tầng xã hội, nông nghiệp, nông thôn; phát triển hạ tầng khu vực phía Nam để tạo quỹ đất phát triển công nghiệp.

- Ưu tiên bố trí vốn cho các dự án hoàn thành, các công trình chuyển tiếp, các dự án mới có đủ thủ tục đầu tư, có bố trí vốn cho công tác giải phóng mặt bằng để khởi công trong năm kế hoạch, các chương trình mục tiêu quốc gia (chương trình giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới…).

- Tập trung vốn để triển khai nhiều công trình, dự án lớn: Tuyến đường liên kết, kết nối tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Vĩnh phúc, đường vành đai 5 đoạn qua khu vực Thái Nguyên. Với mục tiêu xây dựng Thái Nguyên trở thành trung tâm kinh tế - xã hội của khu vực trung du, miền núi phía Bắc, thì hệ thống giao thông phải được cải thiện, nâng cấp, thuận lợi cho việc giao thương giữa các tỉnh bạn.

- Cải tạo, nâng cấp các hồ, đập trên địa bàn tỉnh; khu nông nghiệp ứng dụng

công nghệ cao. Mục tiêu của Thái Nguyên phấn đấu để trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của khu vực trung du, miền núi phía Bắc và khu vực thủ đô Hà Nội vào năm 2030.

- Bố trí vốn đối ứng đối với các dự án ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn đầu tư của nhà nước theo hình thức đối tác công tư PPP. Tỉnh Thái Nguyên coi đây là các hoạt động đầu tư góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nguồn vốn đối ứng cần được đáp ứng để thu hút các nhà đầu tư quan tâm hơn đến đầu tư tại Thái Nguyên.

- Phấn đấu giải ngân 100% vốn đúng tiến độ, hạn chế tối thiểu việc điều chỉnh vốn, cũng như tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công, đảm bảo chất lượng các công trình, nghiệm thu và quyết toán đúng theo tiến độ và quy định của pháp luật hiện hành. Để đạt được mục tiêu này thì cần nâng cao chất lượng trong khâu lập, thẩm định dự án, đảm bảo có các dự án chất lượng, phù hợp với thực tiễn.

4.3. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đầu tư công tại tỉnh Thái Nguyên

Căn cứ vào phân tích thực trạng tình thực hiện chính sách đầu tư công trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua, nhất là dựa vào việc phân tích những tồn tại, hạn chế để tìm ra nguyên nhân, từ đó để có cơ sở đưa ra các giải pháp thích hợp. Qua phân tích, tác giả luận án đưa ra một số giải pháp chủ yếu để thực hiện tốt Chính sách đầu tư côngtrên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

4.3.1. Hoàn thiện quy trình thực hiện chính sách đầu tư công tại tỉnh Thái Nguyên

Việc triển khai thực hiện chính sách đầu tư công ở Thái Nguyên chỉ bao gồm 5 bước như đã trình bày và coi trọng khâu tổ chức thực hiện hơn các khâu khác. Trong quy trình, lập kế hoạch triển khai thực hiện là khâu quan trọng nhất, nhưng việc lập kế hoạch còn nhiều hạn chế, các đối tượng được đầu tư, coi việc lập kế hoạch chỉ là điều kiện để ghi vốn, việc lập kế hoạch chưa sát với thực tiễn. Do vậy, quá trình triển khai thường phải điều chỉnh kế hoạch. Sau khi có Luật đầu tư công, kế hoạch được lập cho cả giai đoạn 5 năm (kế hoạch trung hạn), nhưng trong quá trình triển khai luôn phải điều chỉnh kế hoạch. Mặt khác, chưa coi trọng khâu tuyên

truyền phổ biến chính sách đến các đối tượng chính sách và mọi tầng lớp dân cư, chỉ tập trung chỉ đạo để hoàn thành kế hoạch vốn đầu tư công đã được phê duyệt. Để triển khai thực hiện chính sách đầu tư công có hiệu quả, cần hoàn thiện thêm quy trình thực hiện cần bổ sung thêm nội dung phổ biến tuyên truyền chính sách . Quy trình gồm 6 bước đã đề cập ở chương 2, nhưng hiện tại, tỉnh Thái Nguyên không thực hiện bước điều chỉnh chính sách . Mặt khác, trong bước tổ chức thực hiện không có nội dung tuyên truyền phổ biến mà coi như được lồng ghép vào bước chuẩn bị vì bước này được phổ biến rất kỹ đến những đối tượng thực thi chính sách

, còn người dân thì được xem như người hưởng lợi, nên đã xem nhẹ khâu phổ biến tuyên truyền. Đồng thời trong từng bước của quy trình cũng cần hoàn thiện hợn. Cụ thể là:

- Xây dựng kế hoạch thực hiện: Bản kế hoạch phải thể hiện rõ các vấn đề cơ bản về tổ chức, điều hành, nguồn lực thực hiện, thời gian triển khai, kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực hiện; dự kiến nội quy, quy chế… vì kế hoạch càng rõ bao nhiêu thì càng dễ dàng cho đối tượng thực hiện. Thực tế, kế hoạch triển khai chỉ trú trọng vào kế hoạch phân bổ nguồn vốn là chưa đủ.

- Phổ biến tuyên truyền chính sách : Khi chính sách đầu tư công được tuyên truyền phổ biến đầy đủ đến đối tượng thực hiện chính sách đầu tư công và mọi người dân tham gia, cán bộ, công chức thực thi chính sách để họ hiểu được mục tiêu, nội dung, tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách đầu tư công, thì việc triển khai sẽ thuận lợi hơn. Chẳng hạn, những dự án đầu tư công liên quan đên giải phóng mặt bằng và thu hồi đất, nếu các đối tượng thực thi chính sách hiểu rõ được mục tiêu của dự án thì việc giải phóng mặt bằng sẽ thuận lợi hơn, nhanh hơn, không cản trở đến việc thực hiện chính sách đầu tư công.

- Tổ chức thực hiện chính sách đầu tư công: là việc phân công, phối hợp thực hiện chính sách ; cơ qua chủ trì, cơ quan phối hợp để việc triển khai đảm bảo hiệu quả, đúng tiến độ. Thực tế trong thời gian qua, việc tổ chức thực hiện đã được coi là khá tốt, nhưng trong quá trình thực hiện cũng còn nhiều vấn đề cần điều chỉnh, như vậy cũng làm cản trở đến việc thực hiện Chính sách , nên cần tổ chức thực hiện một cách bài bản hơn, nghiêm túc hơn, tránh hiện tượng điều chỉnh dự án, điều chỉnh

nguồn vốn, điều chỉnh tiến độ, tạo tiền lệ không tốt. Muốn làm tốt được điều này, cần tăng cường quản lý nhà nước hơn nữa trong tổ chức thực hiện, thường xuyên giám sát và kiểm tra đơn vị thực hiện để đảm bảo theo đúng mục tiêu của chính sách .

- Đánh giá thực hiện chính sách : Là việc xem xét các dự án, chương trình thực hiện ở mức độ nào, có khó khăn vướng mắc gì trong quá trình thực hiện để kịp thời tháo gỡ, nhằm đảm bảo đúng tiến độ như kế hoạch đề ra. Việc đánh giá thực hiện cần được tổ chức thường xuyên định kỳ hàng tháng hàng quý, có bộ phận đánh giá thực hiện riêng biệt để đảm bảo khách quan trong quá trình thực hiện, tránh được hiện tường như thời gian qua chủ yếu dựa vào việc đánh giá của các cơ quan chuyên môn được giao nhiệm vụ, còn mang tính chủ quan, bị động

- Tổng kết đánh giá thực hiện chính sách : Tổng kết đánh giá quá trình thực hiện các dự án, chương trình đầu tư công, có thể tổng kết hàng năm để nắm được tiến độ chung hoặc có thể tổng kết theo từng chương trình dự án đã hoàn thành. Tuy nhiên, tổng kết đánh giá thực hiện chính sách ở cấp địa phương thì còn hạn chế, vì địa phương không phải chủ thể ban hành nên chỉ tổng kết đánh giá thực hiện các chương trình, dự án thực hiện tại tỉnh.

4.3.2. Nâng cao chất lượng thực hiện các dự án đầu tư thuộc chính sách đầu tư côngtrên địa bàn tỉnh

Trong quy trình thực hiện chính sách đầu tư công, tổ chức thực hiện chính sách là một trong những khâu chứa đựng nhiều nội dung cần thực hiện: quy hoạch dự án, lập kế hoạch, thẩm định và phê duyệt dự án. Tuy nhiên, phân tích thực trạng thực hiện Chính sách đầu tư côngtrong 10 năm qua cho thấy, năng lực tổ chức triển khai còn hạn chế, thể hiện trong công tác quy hoạch các dự án đầu tư công, lập kế hoạch và thẩm định dự án làm cơ sở giúp lãnh đạo ra quyết định.

- Nâng cao chất lượng xây dựng quy hoạch và xây dựng các dự án đầu tư

công

Quy hoạch là hoạt động đầu tiên trong tiến trình thực thi chính sách đầu tư

công, vì vậy, làm tốt công tác quy hoạch sẽ là tiền đề tốt cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, nhất là hoạt động xây dựng cơ bản.

Theo Luật Quy hoạch năm 2017, sẽ thay đổi phương thức làm quy hoạch.

Tích hợp quy hoạch là phương pháp tiếp cận tổng hợp và phối hợp đồng bộ giữa các ngành, lĩnh vực có liên quan đến kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trong việc lập quy hoạch trên một phạm vi lãnh thổ xác định nhằm đạt được mục tiêu phát triển cân đối, hài hòa, hiệu quả và bền vững.

Nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên được phê duyệt theo quyết định số 664/QĐ-TTg ngày 20/5/2020. Theo đó, đề ra hai mục tiêu chính trong công tác lập quy hoạch là: (1) Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là cơ sở để lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý toàn diện, thống nhất trong phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hội nhập, đối ngoại trên địa bàn tỉnh; là căn cứ để hoạch định chính sách , xây dựng kế hoạch đầu tư và kiến tạo động lực phát triển sản xuất, kinh doanh, an sinh xã hội, an ninh, an toàn, văn minh; phấn đấu đến năm 2030 Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, là trung tâm kinh tế - xã hội, cực tăng trưởng có tác động lan tỏa đối với toàn vùng trung du và miền núi phía Bắc, tạo dựng nền kinh tế xanh với các sản phẩm chủ lực có sức cạnh tranh cao; (2) Cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc ở cấp tỉnh về không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông thôn, kết cấu hạ tầng, phân bổ đất đai, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên cơ sở kết nối quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn.

Để làm tốt công tác quy hoạch các dự án đầu tư công, cần có sự phối hợp chặt chẽ của cơ quan quản lý, Ban quản lý dự án, chính quyền địa phương và thậm chí là sự tham gia của người dân. Quy hoạch các dự án đầu tư công là sự hợp tác về mặt tổ chức giữa Nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp theo phương pháp có sự tham gia trong xây dựng quy hoạch. Có như vậy mới tạo sức mạnh tổng hợp để huy động các nguồn lực và phối hợp hành động trên diện rộng, là công cụ quản lý của chính quyền, là nền tảng để thực thi hiệu quả chính sách đầu tư công. Quy hoạch tốt, phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh sẽ giúp sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư công, hạn chế được việc điều chỉnh quy hoạch, điều chỉnh dự án, điều chỉnh vốn, điều chỉnh thời gian, theo đó cũng hạn chế được tiêu cực phát sinh trong quá trình

thực hiện điều chỉnh.

Bên cạnh đó, để có được công tác quy hoạch tốt, thì việc huy động sự tham gia rộng rãi của đội ngũ khoa học, chuyên gia kỹ thuật và mọi tầng lớp nhân dân vào việc xây dựng quy hoạch dự án đầu tư công là hết sức cần thiết. Đồng thời, tăng cường kỷ cương thực thi theo quy hoạch đã được phê duyệt trên các bình diện: Công khai quy hoạch, tuân thủ quy hoạch, chế tài theo quy hoạch. Xây dựng một chiến lược thực hiện quy hoạch dự án đầu tư công là sự hợp nhất các quy hoạch: Kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, cơ sở hạ tầng, quy hoạch đô thị để tìm tiếng nói chung đảm bảo yêu cầu công bằng, công khai, dân chủ và tính bền vững. Thái Nguyên là tỉnh có nhiều trường đại học, cần huy động trí tuệ của đội ngũ các nhà khoa trong lĩnh vực đầu tư cùng tham gia thực hiện chính sách đầu tư công, đảm bảo công tác tổ chức thực hiện hiệu quả ngay từ khâu lập quy hoạch là khâu đầu tiên để tiếp tục thực hiện các khâu tiếp theo. Nếu công tác lập quy hoạch dự án tốt, hạn chế được việc loại bỏ các dự án, kế hoạch phân bổ vốn cũng sát với thực tế. Theo đó, chất lượng của việc thẩm định các dự án cũng tốt hơn, hạn chế được sự thân quen, quan hệ để có được những dự án quy hoạch chưa tốt, nhưng người lập kế hoạch và thẩm định phải ―làm ngơ‖ chấp nhận năng lực yếu kém.

Để làm tốt được điều này, cần tiếp tục đào tạo nâng cao năng lực của các cán bộ làm công tác quy hoạch thông qua các khóa đào tạo chuyên sâu có thể do bộ chủ quản, có thể gửi đi đào tạo tại các khoa chuyên ngành của các trường đại học; hoặc mời các chuyên gia giàu kinh nghiệm về tỉnh để đào tạo.

- Nâng cao chất lượng trong thẩm định các dự án: Trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách đầu tư công, công tác thẩm định và thẩm định độc lập dự án đầu tư là rất quan trọng, cần đặc biệt quan tâm đến việc thẩm định dự án để đảm bảo nguồn vốn đầu tư công sử dụng có hiệu quả, chất lượng. Thẩm định dự án tốt, đúng quy trình, giúp chủ đầu tư ra quyết định có đầu tư hay không đầu tư, tăng cường và nâng cao công tác thẩm định và thẩm định độc lập để công tác thẩm định đảm bảo chính xác, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công. Trong công tác thẩm định, nên áp dụng các chuẩn mực quốc tế về thẩm định dự án đối với tất cả các dự án đầu tư công. Đồng thời, sử dụng thống nhất các chuẩn mực thẩm định dự án cho

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/03/2023