Chính sách đầu tư công từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên - 22

thực hiện các hoạt động đầu tư công, góp phần hạn chế nợ đọng phát sinh và đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ đọng đang tồn tại trong các dự án đầu tư công nhằm lập lại trật tự mới trong thực hiện chính sách đầu tư công tại tỉnh Thái Nguyên.

4.3.6. Hoàn thiện môi trường pháp lý để thực hiện chính sách đầu tư công

Môi trường pháp lý để thực hiện bằng Chính sách pháp luật về Đầu tư công hiện nay gồm Luật Đầu tư công 2014 và Luật Đầu tư công sửa đổi 2019, Luật Đầu thầu, Luật Ngân sách Nhà nước… và các văn dưới Luật để hướng dẫn thi hành Luật. Căn cứ các văn bản pháp lý, Chính phủ ban hành Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2010 và hiện nay là kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025. Trên cơ sở kế hoạch đầu tư công trung hạn được Chính phủ giao, UBND tỉnh là chủ thể thực hiện chính sách đầu tư công lập kế hoạch phân bổ vốn đầu tư công tới các sở, ngành và địa phương (các huyện, thành phố, thị xã) trong toàn tỉnh. Tuy nhiên, trong quá trình phân bổ vốn đầu tư công còn lúng túng thiếu căn cứ khách quan, khoa học. Trước yêu cầu đó, rất cần có những quy định thống nhất từ Trung ương về tiêu chí, nguyên tắc phân bổ vốn đầu tư công để các địa phương nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng dễ dàng thực hiện. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, HĐND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Nghị quyết số 07/2020/NQ-HĐND, ngày 11/12/2020, Quy định tiêu chí, nguyên tắc, định mức phân bổ vốn đầu tư công từ nguồn Ngân sách địa phương giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Thái Nguyên làm căn cứ để phân bổ vốn phù hợp.

Mặt khác, Luật đầu tư công chưa có quy định bắt buộc phải đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của các dự án đầu tư trước khi ra quyết định đầu tư, nên hầu hết các dự án đầu tư nói chung và đầu tư công nói riêng chưa nêu rõ, hoặc chỉ xác định sơ bộ về hiệu quả kinh tế - xã hội, chưa phân tích chi phí - lợi ích của dự án, vì vậy, việc đánh giá, thẩm định dự án chưa đảm bảo tính hiệu quả, dẫn đến thiếu thông tin và cơ sở để lựa chọn, sắp xếp các dự án theo thứ tự ưu tiên. Thực tế, có những dự án chưa thật sự hiệu quả vẫn được triển khai thực hiện, đó cũng là lý do lãng phí Ngân sách Nhà nước. Để giải quyết được vấn đề này UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn nội dung cụ thể về lập dự án và phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của các dự án đầu tư công được quy định tại Điểm 6, Điều 29 và Điểm 1, Mục

2, Điều 30, Mục 5, Điều 31 của Luật Đầu tư công và Điểm c Mục 3, Điểm d Mục 4 của Nghị định số 40/2020/NĐ- CP, ngày 06/4/2020 của Chính phủ Quy định thi hành một số điều của luật đầu tư công và Điểm 3, Điều 1 của Nghị định số 01/2020/NĐ-CP, ngày 01/01/2020 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 84/2015/NĐ-CP ngày 13/9/2015 về giám sát và đánh giá đầu tư.

4.3.7. Giải pháp thu hút nguồn vốn để thực hiện chính sách đầu tư công tại tỉnh Thái Nguyên

Trong chiến phát triển kinh tế xã hội, Thái Nguyên phấn đấu trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại khu vực trung du, miền núi phía Bắc vào năm 2030. Muốn đạt được mục tiêu đó, việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho cụm, khu công nghiệp được đặc biệt quan tâm phát triển. Theo đó, vốn đầu tư để xây dựng hạ tầng này rất lớn như được nêu tại mục tiêu thực hiện chính sách đầu tư công. Trong điều kiện, nguồn vốn đầu tư công từ Trung ương còn rất hạn chế, tỉnh Thái Nguyên cần có những giải pháp cụ thể để có được nguồn vốn đầu tư công từ NSNN cấp tỉnh và các nguồn đối tác khác, đặc biệt là hình thức PPP và tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư để thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, đặc biệt là nguồn FDI bằng nhiều giải pháp cụ thể:

- Tăng cường hoạt động thu trên địa bàn tỉnh, đồng thời tiết kiệm các khoản chi chưa thật sự cần thiết nhằm tạo được nguồn NSNN cấp tỉnh để thực hiện các dự án đầu tư công, cùng với nguồn vốn của Trung ương.

- Tăng cường tuyên truyền về môi trường đầu tư và tuyên truyền về những lợi thế so sánh của tỉnh Thái Nguyên, nâng cấp hệ thống giao thông tạo sự thuận lợi trong giao thương giữa Thái Nguyên và các tỉnh lân cận, để thu hút sự quan tâm của các nhà hảo tâm trong và ngoài nước quan tâm đầu tư vào tỉnh Thái nguyên.

- Lập và triển khai kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 27/4/2020 của Chính phủ và Kế hoạch Số 157-KH-TU, ngày 20/8/2019 của Tỉnh ủy Thái Nguyên thực hiện Nghị quyết số 50-NQ-TW ngày 20/8/2019 của Bộ chính trị khóa XII về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách , nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2020.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 186 trang tài liệu này.

- Tập trung cải cách hành chính theo hướng minh bạch thông tin, quy trình

xử lý công việc của các cơ quan trên địa bàn tỉnh đảm bảo thủ tục đơn giản, nhanh gọn, coi đối tác đầu tư là những khách hàng quan trọng cần được chăm sóc, tạo niềm tin để đối tác sẵn sàng góp vốn đầu tư đối với hình thức PPP.

Chính sách đầu tư công từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên - 22

- Nghiên cứu kỹ, đánh giá tiềm năng, thị trường và đối tác đầu tư để đảm bảo lựa chọn được những đối tác có chất lượng, hạn chế được những rủi ro trong quá trình thực hiện. Chủ động nắm bắt những khó khăn vướng mắc của các nhà đầu tư nhằm kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc của các nhà đầu tư, tạo lập và củng cố lòng tin của các nhà đầu tư đã và đang thực hiện dự án đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên.

- Xây dựng tài liệu, cơ sở dữ liệu phục vụ Hội nghị xúc tiến đầu tư. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách đầu tư của tỉnh.

Khi thu hút được nguồn vốn đầu tư nói chung vào tỉnh Thái Nguyên, tạo sự tăng trưởng trong GRDP cũng chính là điều kiện quan trọng để tăng nguồn vốn đầu tư từ NSNN cấp tỉnh.


Tiểu kết chương 4

Chương 4, với mục tiêu đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện chính sách đầu tư công tại tỉnh Thái Nguyên, tác giả luận án đã phân tích bối cảnh kinh tế quốc tế ảnh hưởng đến thực hiện chính sách đầu tư công tại Việt Nam, đồng thời phân tích bối cảnh kinh tế của đất nước ảnh đến việc thực hiện chính sách đầu tư côngt ại tỉnh Thái Nguyên. Nhìn chung bối cảnh kinh tế quốc tế cũng như trong nước hiện nay đang ảnh hưởng tiêu cực đến thực hiện chính sách đầu tư công do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid -19. Mặc dù vậy, định hướng, mục tiêu của Việt Nam rất rõ ràng trong thực hiện chính sách đầu tư công, để hạn chế thấp nhất việc ảnh hưởng đó, gần đây Chính phủ đã ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị Quyết về phòng chống SARS-CoV-2 đã mở ra hướng đi mới để tháo gỡ khó khăn. Tỉnh Thái Nguyên cũng có những định hướng, quan điểm, mục tiêu rõ ràng trong thực hiện chính sách đầu tư công để đảm bảo chính sách đi vào cuộc sống.

Từ việc tổng hợp những cơ sở lý luận và thực tiễn ở Chương 2 làm cơ sở để phân tích thực trạng ở Chương 3, luận án chỉ ra được những thành tựu, những hạn

chế và nguyên nhân của những hạn chế. Qua phân tích đó luận án cũng chỉ ra được một số vấn đề đạt ra trong quá trình thực hiện chính sách đầu tư công tại tỉnh Thái nguyên. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách đầu tư công tại tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới: Các giải pháp đó tập trung vào việc hoàn thiện quy trình thực hiện chính sách đầu tư công, nhất thiết phải có bước tuyên truyền phổ biến chính sách tới đối tượng đầu tư, nhân dân và cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ thực hiện chính sách đầu tư công; Nâng cao chất lượng trong tổ chức thực hiện các hoạt động đầu tư công ngay từ bước đầu tiên là lập quy hoạch dự án, lập kế hoạch vốn thực hiện dự án đảm bảo sát với thực tế nhằm hạn chế việc điều chỉnh hoặc thẩm định không đạt yêu cầu, thẩm định dự án cần được thực hiện bài bản hơn, lựa chọn đơn vị thẩm định và cán bộ thẩm định đảm bảo yêu cầu. Nhằm nâng cao chất lượng công trình cần lựa chọn được nhà thầu có uy tín; Tăng cường năng lực thực thi của các chủ đầu tư trong thực hiện chính sách đầu tư công; Tăng cường kiểm tra và xử lý nợ đọng trong đầu tư để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đầu tư công trên địa bàn tỉnh; Hoàn thiện môi trường pháp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chính sách đầu tư công tại tỉnh Thái Nguyên cũng như các địa phương khác trong cả nước; Thu hút nguồn vốn để thực hiện chính sách đầu tư công trong điều kiện nguồn vốn đầu tư công từ Trung ương còn hạn hẹp.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Quá trình nghiên cứu 10 năm triển khai thực hiện chính sách đầu tư công tại tỉnh Thái Nguyên (2010 - 2019). Tác giả Luận án rút ra kết luận:

Thái Nguyên đã đạt được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống người dân nhờ thực hiện tương đối tốt chính sách đầu tư công trong thời gian qua. Kinh tế tăng trưởng nhanh, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện. Có thể thấy việc thực hiện chính sách đầu tư công ở tỉnh Thái Nguyên đã mang lại nhiều kết quả tích cực, làm thay đổi diện mạo của tỉnh với nhiều dự án đầu tư về cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội.

Quá trình triển khai thực hiện chính sách đầu tư công trước và sau khi Luật Đầu tư công cũng có sự khác biệt đáng kể. Từ năm 2015 trở về trước, kế hoạch vốn đầu tư công được giao hàng năm, rất khó cho việc thực hiện các dự án đầu tư tại địa phương vì thiếu sự chủ động, khó thực hiện được những dự án, chương trình đầu tư công với khối lượng vốn lớn trong khi NSNN cấp tỉnh còn nhiều hạn chế. Từ năm 2016 thực hiện theo Luật Đầu tư công, nhưng thực chất năm 2016 mới được giao vốn đầu tư công trung hạn 05 năm (2016 - 2020), căn cứ vốn kế hoạch được giao, tỉnh đã chủ động hơn trong thực hiện chính sách đầu tư công, chủ động hơn trong việc phân cấp, phân quyền trong tổ chức thực hiện. Việc triển khai thực hiện chính sách đầu tư công một cách bài bản theo đúng quy trình của tỉnh đề ra.

Lập kế hoạch thực hiện được thống nhất chủ chương đầu tư từ HĐND tỉnh bằng các Nghị quyết được ban hành, UBND tỉnh ra các Quyết định giao và phân bổ vốn đầu tư tới các đơn vị, địa phương trong tỉnh, việc ra Quyết định đầu tư được dựa trên Quy hoạch và kế hoạch trung hạn và hàng năm, đảm bảo nguyên tắc đã thống nhất bằng các văn bản chỉ đạo của cấp có thẩm quyền và tuân thủ những quy định của pháp luật. Tuy nhiên, quy trình thực hiện còn chưa thực sự chuẩn chỉ như lý thuyết về thực hiện chính sách công, nhưng với tỉnh thì việc thực hiện như vậy đã là khá bài bản. Hơn nữa, cấp tỉnh mang tính vĩ mô nên cụ thể hơn.

Công tác tổ chức thực hiện đảm bảo các bước từ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng vốn, thẩm định dự án, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt xong mới thực hiện,

phối hợp giữa các cơ quan tổ chức, đơn vị thực hiện đầu tư, đảm bảo các dự án được thực hiện theo tiến độ đã phê duyệt.

Đánh giá thực hiện chính sách đầu tư công thông qua việc đánh giá mối quan hệ giữa vồn - đầu ra bằng chỉ số ICOR. Chỉ số ICOR có sự thay đổi trước và sau Luật đầu tư công, nhìn chung ở mức thấp, và đặc trưng cho từng khu vực khá rõ, khu vực vốn FDI cao hơn do sử dụng nhiều vốn hơn so với khu vực vốn Nhà nước do sử dụng nhiều lao động hơn. Tuy nhiên, nếu việc quản lý chặt chẽ hơn thì ICOR có thể tiếp tục giảm hơn nữa, để nâng cao hiệu quả các hoạt động đầu tư công trên địa bàn tỉnh. Chỉ số ICOR chung được tính từ tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội còn khá cao, cao nhất là năm 2013.

Tổng nguồn vốn đầu tư công lũy kế đến năm 2019 trên 35 ngàn tỷ đồng, công tác thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư được tiến hành kịp thời, đảm bảo nguyên tắc thống nhất, độc lập, tuân thủ pháp luật, nhằm hạn chế tiêu cực trong quá trình thực hiện. Trên cơ sở định hướng, chi tiêu phát triển kinh tế - xã hội và tổng vốn đầu tư phát triển hàng năm của tỉnh, việc phân bổ vốn cho các dự án được thực hiện theo thứ tự ưu tiên: Trả nợ hết các dự án đã phê duyệt quyết toán, sau đó mới bố trí đến các dự án hoàn thành và các dự án đã chuyển tiếp và các dự án khởi công mới. Thông qua các hoạt động đầu tư công, các hạ tầng kỹ thuật như điện, giao thông, thủy lợi… và hạ tầng xã hội như trường học, bệnh viện, vệ sinh nước sạch, xóa đói giảm nghèo được duy trì và phát triển, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Sự chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư công phù hợp với xu thế phát triển chung của cả nước, chuyển dần sang hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vốn khu vực nhà nước giảm dần từ 40% năm 2010 đến năm 2019 chỉ còn khoảng xấp xỉ 10%, vốn khu vực ngoài nhà nước giảm chậm từ 51% năm 2010 còn 41% năm 2019 thế chỗ cho vốn FDI tăng từ 5,1% năm 2010 lên 50,3% năm 2019 là nhờ việc thực hiện tốt chính sách đầu tư công để tạo ra môi trường thu hút được các nhà đầu tư, đặc biệt là tập đoàn Samsung với nguồn vốn lớn, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện chính sách đầu tư công tại tỉnh Thái Nguyên vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Cụ thể là tình trạng lập quy hoạch và thực hiện đầu tư dàn trải, gây ra lãng phí ngân sách, tiến độ dự án không đảm bảo theo kế hoạch đã xây dựng. Việc thực hiện và phân bổ nguồn vốn còn một số hạn chế do vốn đầu tư công của Trung ương nói chung và của Thái Nguyên nói riêng ngày càng thu hẹp, bên cạnh đó, thường phát sinh các nhiệm vụ chi bổ sung khẩn cấp, phân bổ nguồn vốn thiếu tính chủ động. Đầu tư công chủ yếu theo hướng đáp ứng các mục tiêu ngắn hạn, cục bộ, chưa có chọn lọc nhu cầu đầu tư trọng tâm, trọng điểm, làm cho các hoạt động đầu tư công luôn trong tình trạng đầu tư vượt khả năng cân đối ngân sách của Nhà nước, vẫn còn tình trạng thâm hụt ngân sách, khó kiểm soát được hiệu quả đầu tư, hạn chế việc thực hiện chính sách đầu tư công.

Trên cơ sở phân tích thực trạng chính sách đầu tư công tỉnh Thái Nguyên, tác giả Luận án chỉ ra được những kết quả đạt được, cũng như những hạn chế, tồn tại để đưa ra định hướng, mục tiêu và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đầu tư công tại tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới.

2. Kiến nghị

- Đối với Chính phủ: Trong điều kiện nguồn vốn đầu tư công còn hạn hẹp, nhất là trong điều kiện dịch bệnh như hiện nay, NSNN được ưu tiên cho việc phòng chống dịch bệnh, hạn chế nguồn vốn cho các hoạt động chi tiêu khác, trong đó có chi tiêu đầu tư công. Một trong những phương thức tốt nhất để huy động vốn cho hoạt động đầu tư công hiệu quả là hình thức đối tác tác công tư PPP, nhưng trong quá trình triển khai thực hiện còn rất nhiều vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng vì liên quan đến luật đất đai. Theo đó, cản trở việc thực hiện dự án của các nhà đầu tư, khiến các nhà đầu tư không mặn mà với hình thức này. Hiện tại Thái Nguyên gần như đã dừng lại tất cả các dự án đầu tư theo hình thức này. Vì vậy, để tiếp tục khơi thông cho hình thức đầu tư PPP, kiến nghị với Chính phủ đề nghị Quốc hội tiếp tục nghiên cứu để điều chỉnh Luật đất đai, nhằm tạo sự nhất quán giữa Luật đất đai và Luật đầu tư công, để các nhà đầu tư có thể dễ dàng thực hiện (vướng mắc nhất là giá đất). Đồng thời, Chính phủ cần kịp thời cấp bù chênh lệch

lãi suất cho Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện tốt chính sách giảm nghèo là một trong những chương trình dự án đầu tư công quan trọng.

- Đối với Bộ Kế hoạch và đầu tư: Tham mưu Chính phủ để sớm ban hành văn bản chỉ đạo, tách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư. Tuy nhiên, hiện nay, nếu chưa tháo gỡ được khó khăn về giá đất thì rất khó khăn trong giải phóng mặt bằng. Việc tách giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập, sẽ tạo điều kiện giải phóng mặt bằng ngay sau khi phê duyệt chủ trương đầu tư đối với các dự án có phạm vi sử dụng đất rõ ràng, giảm chi phí giải phóng mặt bằng có thể phát sinh thêm sau khi dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư, hạn chế việc điều chỉnh dự án.

Theo quan điểm phỏng vấn của các nhà quản lý tại tỉnh Thái Nguyên cho rằng ―Khi tách phần giải phóng mặt bằng, tái định cư ra khỏi dự án, sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án, nhưng, hiện nay các dự án đầu tư công, hoặc dự án giao thông, bước giải phóng mặt bằng mất quá nhiều thời gian và làm cho dự án bị chậm lại. Nếu như tách bạch được vấn đề này, dự án có tính khả thi và được thực hiện nhanh hơn”.

Ban hành văn bản hướng Quy định tiêu chí, nguyên tắc, định mức phân bổ vốn đầu tư công từ nguồn Ngân sách Nhà nước làm căn cứ để các địa phương cùng thống nhất trong việc phân bổ vốn Ngân sách Nhà nước phù hợp tại địa phương.

- Đối với cấp HĐND tỉnh Thái Nguyên: Chỉ đạo các cấp nghiêm túc thực hiện chính sách đầu tư công tại tỉnh, đảm bảo các cơ quan, tổ chức, sở, ngành và các địa phương trong tỉnh thực hiện có hiệu quả chính sách đầu tư, yêu cầu tỉnh chỉ đạo cơ quan tham mưu phải tổ chức tuyên truyền phổ biến chính sách đầu tư công đến các đối tượng thực hiện, đối tượng thụ hưởng, các cán bộ, công chức trực tiếp chỉ đạo thực hiện chính sách đầu tư công tại tỉnh Thái Nguyên, đảm bảo thực hiện bài bản, đúng quy trình, nhằm tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu quả thực hiện chính sách đầu tư công tại tỉnh Thái Nguyên.

- Đối với UBND tỉnh: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ thực hiện chính sách công, thực hiện nghiêm túc chính sách đầu tư công, đảm bảo các dự án thực hiện đúng tiến độ,

Xem tất cả 186 trang.

Ngày đăng: 12/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí