Nội Dung Chính Sách Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Các Khu Công Nghiệp Trên Địa Bàn Cấp Tỉnh


vốn đầu tư còn là cầu nối quan trọng nối liền nền kinh tế quốc gia vào hệ thống phân công lao động quốc tế. Như vậy, chúng ta có thể hiểu chính sách thu hút vốn đầu tư dưới dạng khái quát: “Chính sách thu hút vốn đầu tư bao gồm một hệ thống các quyết định thích hợp mà Nhà nước áp dụng, để điều chỉnh các hoạt động thu hút và sử dụng vốn đầu tư vào các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế quốc gia trong một thời kỳ nhất định nhằm đạt được mục tiêu kinh tế vĩ mô đã định trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đó”.

b. Khái niệm chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp

Như đã đề cập ở trên khu công nghiệp được coi như là cửa ngõ quan trọng để các nước phát triển hội nhập nhanh hơn với thế giới bên ngoài, tạo điều kiện cho các quốc gia vừa khai thác được các lợi thế, vừa phát huy được tiềm năng trong nước thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, rút ngắn được các khoảng cách chênh lệch với các nước phát triển.

Với vai trò hết sức to lớn của KCN như vậy việc thu hút vốn đầu tư vào KCN trở nên rất quan trọng và cần thiết. Để thực hiện thu hút vốn đầu tư vào KCN có hiệu quả đòi hỏi phải có chính sách thu hút vốn đầu tư vào KCN nói riêng. Như vậy ta có thể khái quát chính sách thu hút vốn đầu tư vào KCN như sau: “Chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp được hiểu là hệ thống các công cụ, biện pháp đã được thể chế hóa dưới hình thức các văn bản pháp luật của nhà nước nhằm điều tiết các hoạt động thu hút và sử dụng vốn đầu tư vào các KCN trong một thời kỳ nhất định nhằm đạt được mục tiêu kinh tế đã định trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội”.

c. Sự cần thiết áp dụng các chính sách thu hút vốn đầu tư vào các KCN.

Vốn đầu tư có vai trò quan trọng cho sự nghiệp CNH – HĐH. Vai trò đó được thể hiện qua một số tác động chính của vốn đầu tư đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung cũng như đối với sự phát triển khu công nghiệp nói riêng.

Vốn đầu tư góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Thực tế cho thấy các dự án đầu tư chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.

Chỉ có một số ít dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Thu hút vốn đầu tư vào KCN sẽ tạo thêm năng lực sản xuất mới trong nhiều ngành kinh tế then chốt đối với sự nghiệp CNH-HĐH, góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mang theo tài nguyên kinh doanh vào nước nhận vốn nên nó có thể thúc đẩy phát triển ngành nghề mới, đặc biệt là những ngành nghề đòi

Chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An - 4


hỏi cao về kĩ thuật hay cần nhiều vốn. Chính vì vậy vốn đầu tư phát triển là một trong những yếu tố góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra.

Vốn đầu tư thúc đẩy đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh và hiện đại hóa doanh nghiệp

KCN là nơi tiếp nhận và ứng dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học – công nghệ tiên tiến trên thế giới, tiếp thu kinh nghiệm quản lý cao vào quá trình phát triển kinh tế đất nước.

Việc ra đời KCN với cơ sở vật chất hiện đại sẽ tạo điều kiện phát huy được tốt nhất những lợi thế về công nghệ, về kinh nghiệm quản lý do các nhà đầu tư nước ngoài mang lại. Vì khi các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư tại nước sở tại, họ không chỉ mang theo một lượng vốn lớn mà còn mang theo dây chuyền công nghệ hiện đại tiên tiến, trình độ kỹ thuật quản lý cao.

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cùng với hội nhập kinh tế quốc tế sẽ kéo theo quá trình đổi mới khoa học, công nghệ. Quá trình đó bao gồm nhiều mặt, nhiều hoạt động nhưng chủ yếu tập trung chú ý vào đổi mới công nghệ: nhập công nghệ mới, nắm bắt và đưa công nghệ mới vào sản xuất, cải tiến và sáng tạo công nghệ. Công nghệ mới bao gồm các thành phần chính: thiết bị, kỹ thuật, phương pháp chế tạo sản phẩm; công nhân kĩ sư am hiểu công nghệ mới; tổ chức, quản lý công nghệ mới. Quá trình đổi mới công nghệ diễn ra rộng khắp, từ doanh nghiệp, các công ty, hợp tác xã, các ngành, đến các địa phương.

Vốn đầu tư góp phần phát triển nguồn nhân lực, tạo thêm nhiều việc làm mới và nâng cao thu nhập cho người lao động:

Thu hút vốn đầu tư vào các KCN đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đối với nguồn nhân lực, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ dẫn tới sự chuyên môn hóa sâu sắc của người lao động, thúc đẩy sự phát triển, sự thay đổi về nhiều mặt trong cơ cấu nguồn nhân lực, làm biến chuyển từ một cơ cấu lạc hậu sang một cơ cấu tiến bộ hơn.

Việc mở cửa nền kinh tế sẽ thu hút vốn đầu tư, đặc biệt nguồn vốn đầu tư nước ngoài và công nghệ mới vào tỉnh Thừa Thiên Huế kéo theo sự ra đời của nhiều công việc, các nghề, kinh nghiệm và kỹ năng quản lý mới cho nguồn lao động ở tỉnh. Từ đó buộc các nhà kinh


doanh sẽ tập trung đầu tư phát triển để người lao động có trình độ và kĩ năng làm việc cao hơn, phong cách làm việc năng động hơn để phù hợp với môi trường làm việc công nghiệp. Đồng thời quá trình hội nhập kinh tế thế giới đòi hỏi hàng hóa, dịch vụ của tỉnh Thừa Thiên Huế phải có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, đòi hỏi người lao động cần phải đươc đào tạo sâu hơn về tay nghề, trình độ kĩ thuật để có thể vận hành được những máy móc thiết bị hiện đại. Thị trường lao động theo đó cũng được mở rộng ra quốc tế, phát triển thị trường đồng nghĩa với phát triển, mở rộng phân công lao động, chuyên môn hóa sản xuất, chuyên môn hóa lao động.

1.2. Nội dung chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh

Để tăng hấp dẫn với nhà đầu tư phải sử dụng các chính sách khác nhau để thu hút dòng vốn này. Các chính sách cơ bản thường được nhiều nước sử dụng là: Chính sách đảm bảo đầu tư, chính sách khuyến khích đầu tư như chính sách cơ cấu đầu tư, chính sách hỗ trợ và ưu đãi về tài chính, và một số chính sách tác động gián tiếp trong thu hút vốn đầu tư.

Mức độ thông thoáng hợp lý và hấp dẫn của các chính sách này có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư.

1.2.1. Chính sách về môi trường đầu tư trong thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp

Quy định về quyền sở hữu trí tuệ:

Quy định này nhằm đảm bảo quyền sở hữu về phát minh, sáng chế, nhãn hiệu thương mại. Các nhà đầu tư khi đưa công nghệ vào các khu công nghiệp thường rất quan tâm đến các quy định về quyền sở hữu, bản quyền vì đó là quyền lợi của các nhà đầu tư. Các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.

Quy định về thủ tục hành chính đối với các nhà đầu tư vào các khu công nghiệp:

Các quy định về thủ tục hành chính liên quan đến các nhà đầu tư như thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư, áp dụng nguyên tắc “một cửa, một dấu” tránh gây phiền nhiễu và mất thời gian chờ đợi của các nhà đầu tư; các quy định về quản lý đối với hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài trước và sau khi được cấp giấy phép.

1.2.2. Chính sách về đất đai trong thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp

Để giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc trong quá trình sử dụng và quản lý đất đai, tại Việt Nam Quốc hội đã ban hành Luật đất đai, Chính phủ đã ban hành các nghị định, thông tư hướng dẫn về quản lý và sử dụng đất cụ thể áp dụng chung trong toàn


quốc. Qua đó, để đẩy mạnh phát triển kinh tế, Nhà nước đã đề ra các vấn đề ưu tiên hướng tới phát triển mạnh các thành phần kinh tế, trong đó có quy định các ưu đãi đất đai.

Những quy định ưu đãi đối với nhà đầu tư liên quan sử dụng đất trong các văn bản pháp luật của Nhà nước chính là sự thể hiện chính sách về đất đai nhằm thu hút vốn đầu tư của Việt Nam.

Chính sách về đất đai nhằm xác định quyền của các nhà đầu tư trong quan hệ về sở hữu, sử dụng đất đai nói chung và trong các khu công nghiệp nói riêng bao gồm: Thời hạn thuê, giá cả thuê đất; Miễn giảm tiền thuê đất; Vấn đề về góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất; Giải phóng mặt bằng; Đền bù, hỗ trợ tái định cư.

Chính sách đất đai còn liên quan đến việc cho phép nhà đầu tư được mua, bán và sở hữu bất động sản, kinh doanh bất động sản như: Xây dựng nhà để bán, cho thuê; đầu tư phát triển các khu đô thị, khu vui chơi, giải trí; kinh doanh cơ sở hạ tầng các KCN, KCX, KCNC,... Chính sách đất đai đi liền với các chính sách quản lý kinh doanh các bất động sản này.

1.2.3. Chính sách về lao động trong thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp

Chính sách về lao động là các văn bản pháp lý liên quan đến công tác đào tạo và đảm bảo các quyền lợi của người lao động khi nhà đẩu tư đầu tư vào các khu công nghiệp. Chú trọng đào tạo, nâng cao trình độ nguồn nhân lực; xây dựng các cơ sở dạy nghề; phối hợp với các trường đại học, các cơ sở giáo dục khác để tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn cho người lao động tại các doanh nghiệp. Có chính sách chăm lo cho người lao động nhằm ổn định nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh như: đảm bảo các quyền lợi hợp pháp của người lao động về tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm các loại.

Đầu tư xây dựng các công trình phục vụ cộng đồng như: nhà ở công nhân, bệnh viện, trường học, khu vui chơi giải trí... chú trọng đầu tư xây dựng các công trình phục vụ cộng đồng như: nhà ở công nhân, bệnh viện, trường học…

Những chính sách về lao động như vậy nhằm tạo ra sự bình đẳng giới trong lao động, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động cũng như đảm bảo một nguồn lực lao động có chất lượng cho doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Những chính sách về lao động cũng tạo nên sức hút đối với nhà đầu tư bởi có thể mang lại cho nhà đầu tư cơ hội được sử dụng nguồn lực lao động dồi dào, có chất lượng và ổn định.


1.2.4. Chính sách về tài chính trong thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp

Để thu hút nguồn vốn đầu tư thì ưu đãi thuế, phí, lệ phí là một trong những yếu tố căn bản, không thể thiếu. Chính sách ưu đãi thuế, phí, lệ phí thể hiện sự quan tâm của địa phương đối với các doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp tích cực đầu tư thêm vào các khu công nghiệp. Một số hình thức ưu đãi về thuế, phí, lệ phí để thu hút vốn đầu tư đang được sử dụng hiện nay là:

- Miễn thuế vốn: Địa phương không thu thuế trên các khoản chuyển nhượng hay phần kiếm được từ cổ phiếu.

- Miễn giảm thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp: Sau khi kinh doanh có lãi, trong một thời gian các nhà đầu tư được hưởng ưu đãi không phải nộp thuế. Sau một thời gian miễn thuế, các nước tiến hành giảm thuế.

- Miễn giảm các loại thuế thu nhập khác: Địa phương cho phép các nhà đầu tư không phải nộp các khoản thuế địa phương như thuế doanh thu, lợi tức. Ngành được miễn giảm có thể là ngành định hướng xuất khẩu, hay ngành thu về nhiều ngoại tệ cho địa phương.

- Miễn giảm thuế hàng tư liệu sản xuất nhập khẩu (vốn): Địa phương không thu thuế nhập khẩu tư liệu sản xuất (bao gồm máy móc và các linh kiện, phụ tùng thay thế, nguyên nhiên vật liệu) phục vụ các ngành khuyến khích như ngành hướng vào xuất khẩu, hay các ngành thực hiện chiến lược hoá công nghiệp đất nước, các dự án khuyến khích đầu tư.

- Miễn thuế bản quyền: Việc miễn thuế bản quyền nhằm khuyến khích các nhà đầu tư chuyển giao công nghệ vào địa phương. Tuy nhiên địa phương cũng cân nhắc xem nên miễn thuế bản quyền trong suốt thời gian hợp đồng hay chỉ miễn thuế cho một số năm.

- Miễn các loại thuế và chi phí khác: Các loại thuế và chi phí khác đựơc miễn bao gồm nhiều dạng như thuế thu nhập cá nhân đối với chuyên gia kỹ thuật làm việc trong các khu vực được ưu tiên; các khoản thuế doanh thu hay các mức thuế đặc biệt khi mới khởi sự kinh doanh… Việc ký kết các hiệp định tránh đánh thuế hai lần cũng là một khuyến khích đối với các nhà đầu tư bởi vì nó miễn trừ việc nộp thuế thu nhập cá nhân trong một khoảng thời gian nhất định nào đó.

- Trong một số dự án khuyến khích đầu tư, các nhà đầu tư còn được hưởng ưu đãi về giá cho thuê đất và các chi phí khác trong quá trình triển khai và vận hành dự án.

Thông thường, các doanh nghiệp tại Việt Nam được hưởng chính sách ưu đãi cả về thuế và tài chính. Các ưu đãi phổ biến đó là miễn hoặc giảm thuế; miễn giảm thuế nhập khẩu; miễn giảm thuế thu nhập DN; cho thuê đất với mức giá ưu đãi. Những tiêu chí quan


trọng để xác định loại hình và quy mô ưu đãi bao gồm: (i) Địa điểm đầu tư (Dự án diễn ra ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hay đặc biệt khó khăn, một số khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao); (ii) Lĩnh vực đầu tư (Đầu tư trong lĩnh vực và ngành nghề được hưởng ưu đãi đầu tư hoặc đặc biệt ưu đãi đầu tư). (iii) Số lượng việc làm tạo ra (Dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên); (iv) Ưu đãi theo tổng mức đầu tư (Đầu tư vào các dự án sản xuất lớn với tổng vốn đầu tư từ 6 nghìn tỷ đồng trở lên và đáp ứng một số điều kiện khác).

1.2.5. Chính sách về hỗ trợ đầu tư trong thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp

Để tăng hấp dẫn với các nhà đầu tư, các nước, các địa phương thường áp dụng thêm nhiều chính sách về hỗ trợ đầu tư. Tại Việt Nam hiện nay hầu hết các chính sách này hỗ trợ này đang tập trung vào hỗ trợ về kết cấu hạ tầng như: Hạ tầng giao thông, điện, viễn thông, xử lý nước thải….Kết cấu hạ tầng khu công nghiệp là toàn bộ cơ sở vật chất, hạ tầng, trang thiết bị để phục vụ phát triển công nghiệp. Ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng là một trong những mục tiêu chính sách hàng đầu của tỉnh, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ là điều kiện tiên quyết đối với sự phát triển kinh tế của mỗi địa phương.

Để thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư vào, các khu công nghiệp chú trọng đầu tư xây dựng, hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN, đảm bảo tất cả các KCN đều có các công trình hạ tầng cơ bản như đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước, các công trình trạm biến áp và hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn quy định. Đảm bảo diện tích trồng cây xanh trong các khu công nghiệp theo quy hoạch xây dựng được duyệt nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Ngoài ra, để tăng cường thu hút vốn đầu tư, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tổ chức kiểm tra hoạt động về bảo vệ môi trường; báo cáo về hoạt động bảo vệ môi trường tại khu nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao theo quy định của pháp luật. Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao phải có bộ phận chuyên trách về bảo vệ môi trường.

1.2.6. Chính sách quy hoạch và xúc tiến đầu tư trong thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp

Nhà nước quy định về tổ chức lập, trình duyệt các quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Dự án đầu tư phải tuân thủ quy hoạch kết cấu hạ tầng - kỹ thuật, quy


hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng khoáng sản và các nguồn tài nguyên khác. Quy hoạch vùng, quy hoạch ngành, quy hoạch sản phẩm phải phù hợp với lĩnh vực ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tưlĩnh cực đầu tư, lĩnh vực đầu tư có điều kiện và lĩnh vực cấm đầu tư và đinh hướng để nhà đầu tư lựa chọn, quyết định đầu tư.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quyhoạch có trách nhiệm công bố công khai các quy hoạch liên quan đến hoạt động đầu tư trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Đối với dự án đầu tư chưa có trong các quy hoạch, cơ quan nhà nước quản lý đầu tư có trách nhiệm làm đầu mối làm việc với cơ quan quản lý nhà nước có thư quyền về quy hoạch để trả lời cho nhà đầu tư trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày nhà đầu tư có yêu cầu.

Hoạt động xúc tiến đầu tư phải đảm bảo nguyên tắc khuyến khích các hoạt động xúc tiến đầu tư mang tính liên ngành, liên vùng, hạn chế thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư đơn lẻ nhằm tránh chồng chéo, trùng lặp, lãng phí nguồn lực. Bên cạnh đó, cần đảm tính khả thi về nội dung, phương thức, thời gian, địa điểm, kinh phí và tiến độ triển khai.

Về hợp tác xúc tiến đầu tư, khuyến khích việc hợp tác giữa các địa phương nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng trong hoạt động xúc tiến đầu tư, gồm: Hợp tác và phối hợp giữa các hoạt động xúc tiến đầu tư với xúc tiến thương mại và xúc tiến du lịch; hợp tác giữa các Sở, ban ngành và Ban quản lý các khu công nghiệp, các cơ quan, tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Tổ chức, tham gia các hội nghị, hội thảo về xúc tiến đầu tư trong khu vực nhằm tăng cường công tác xúc tiến đầu tư cần thường xuyên. Tăng cường quảng bá, giới thiệu về môi trường đầu tư của địa phương thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và phát hành các cuốn sách, báo, tạp chí, các tài liệu giới thiệu về tiềm năng kinh tế, du lịch của tỉnh... qua đó thúc đẩy sự hợp tác, xúc tiến đầu tư để hoạt động đầu tư diễn ra nhanh chóng.

Để tăng cường thu hút vốn đầu tư, tăng cường hoạt động đầu tư, tỉnh, thành phố nhận đầu tư thường có những chính sách để hỗ trợ đầu tư. Hoạt động hỗ trợ đầu tư nhằm: Tham mưu để giúp phê duyệt chủ trương, địa điểm và quyết định đầu tư; xây dựng cơ chế chính sách thu hút đầu tư; cải thiện môi trường đầu tư; các giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh; hỗ trợ doanh nghiệp, quảng bá xúc tiến đầu tư, hỗ trợ thị trường. Xúc tiến đầu tư đối với các dự án sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước (NSNN) trên địa bàn tỉnh. Quản lý hoạt động xúc tiến đầu tư các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư, dịch vụ, thương mại, du lịch. Là đầu mối tiếp nhận và xử lí thủ tục đầu tư theo cơ chế “một cửa”. Thực hiện các hoạt đông tư vấn đầu tư và hỗ trợ doanh


nghiệp. Xây dựng, thiết lập hệ thống dữ liệu, tài liệu thông tin tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường đầu tư.

1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh

1.3.1. Quan điểm, định hướng thu hút vốn đầu tư của Nhà nước và địa phương

Quan điểm, định hướng của Nhà nước và địa phương về thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp là một hệ thống quan điểm nhất quán trong việc tổ chức và hoạch định chính sách thu hút đầu tư, quán triệt trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương. Quan điểm và định hướng thu hút vốn đầu tư của Đảng và Nhà nước được coi như là kim chỉ nam cho việc hoạch định chính sách thu hút đầu tư của quốc gia.

Phát triển các khu công nghiệp phải có tầm nhìn dài hạn lấy hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường là mục tiêu cao nhất, phù hợp với định hướng phát triển và phân bố lực lượng sản xuất hợp lý của cả nước và các vùng lãnh thổ; Phát triển các khu công nghiệp với nhiều hình thức hoạt động và đa dạng hóa các hình thức đầu tư tăng cường sự tham gia của các thành phần kinh tế và hợp tác quốc tế; Phát triển các khu công nghiệp phải đi liền với đổi mới, hoàn thiện các biện pháp quản lý; Phát triển các khu công nghiệp phải gắn liền với việc đảm bảo quốc phòng - an ninh.

Công tác quy hoạch phát triển KCN phải đi trước một bước, đặc biệt là việc lựa chọn vị trí xây dựng, quy mô xây dựng, chọn ngành công nghiệp ưu tiên thu hút vốn đầu tư vào KCN phải phù hợp quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và tiềm năng, lợi thế của địa phương. Gắn quy hoạch phát triển kinh tế, quy hoạch lãnh thổ với việc phát triển KCN và cụm công nghiệp địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng cũng như cung cấp dịch vụ tới tận hàng rào các KCN. Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài phải được phân bổ vào các KCN, hạn chế tối đa việc đầu tư bên ngoài KCN, đảm bảo tỷ lệ lấp đầy các KCN đạt trên 80%; tránh thành lập tràn lan các KCN gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường.

Chính sách thu hút vốn đầu tư là toàn bộ những quy định của pháp luật về đầu tư. Các hoạt động đầu tư chịu tác động nhiều bởi việc ban hành các chính sách đầu tư của Nhà nước, Chính phủ của địa phương nhận đầu tư. Việc ban hành các chính sách ưu đãi về đầu tư là một yếu tố không nhỏ góp phần tích cực vào hoạt động thu hút vốn đầu tư, là điều kiện cần, có tác động trực tiếp đến thu hút vốn đầu tư. Có rất nhiều các chính sách ưu đãi đầu tư để tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư, một trong số những chính sách đó là chính

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 14/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí