Quan Điểm, Chủ Trương Về Đào Tạo Đội Ngũ Trí Thức Có Bước Phát Triển Mới


Hiệu quả đầu tư cho KH-CN còn thấp, kinh phí vừa thiếu lại vừa dàn trải. Từ năm 1999 đến năm 2003, kinh phí đầu tư cho KH-CN từ ngân sách nhà nước tãng hơn 300%, nhưng số công trình, bài báo khoa học công bố trong nước vẫn không tăng (6.000 đến 7.000 công trình, bài báo/năm). Số công trình, bài báo khoa học của Việt Nam công bố ở nước ngoài trong 5 năm (1998- 2002) mới đạt gần 1.500 bài, tương đương với Thái Lan trước đó 20 năm.

Số lượng sản phẩm đãng ký sáng chế hàng nãm của Việt Nam rất hạn chế. Số văn bằng sáng chế được cấp tăng từ 335 (1999) lên 774 (2003) và số văn bằng bảo hộ giải pháp hữu ích được cấp tăng từ 18 (1999) lên 55 (2003), chủ yếu là của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thực hiện [41].

Năm 2005, Cục sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) nhận được 122 đơn đăng ký cấp sáng chế với đối tượng là người Việt Nam nhưng chỉ cấp được 22 văn bằng. Số đơn xin cấp bằng sáng chế của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) chỉ là 1, trong khi số đơn xin cấp bàng sáng chế của Singapore là 438, Philippin là 34, Malaixia là 33, Brunây là 13, Thái Lan là 10 [83].

Trong những năm đổi mới, mặc dù các cấp, các ngành đã thực hiện một số chính sách, cơ chế động viên trí thức về những vùng ưu tiên, nhưng sự phân bố trí thức giữa các địa phương vẫn còn nhiều bất hợp lý. Đặc biệt là sự mất cân đối trầm trọng về lực lượng trí thức có học vị ở các vùng, miền. Trí thức chủ yếu tập trung ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, một số thành phố, các trung tâm công nghiệp lớn khác. Trong số người có trình độ đại học trở lên thì 90% tập trung ở các trường đại học, các cơ quan Trung ương và các thành phố lớn. ĐNTT Hà Nội chiếm 20%, thành phố Hổ Chí Minh chiếm 14% tổng số trí thức cả nước, trong khi số trí thức của tỉnh Sơn La chỉ là 0,57%, tỉnh Lai Châu chỉ là 0,27% [255, tr. 147-148]. Những vùng cần trí thức để phát triển KT-XH thì còn rất thiếu. Đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, lực lượng trí thức, nhất là trí thức có trình độ cao vẫn còn rất ít, chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn sản xuất và đời sống.


Sự phân bố trí thức giữa các ngành trên phạm vi cả nước và ở mỗi địa phương có sự chênh lệch lớn. Trong số các cơ quan hoạt động trong lĩnh vực KH- CN trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, các đơn vị thuộc Trung ương quản lý chiếm 87,6%, với hơn 90% nhân lực. Nhưng sự gắn bó, hợp tác và liên kết đa ngành giữa hai khối này vẫn còn hạn chế, dẫn đến hiệu quả nghiên cứu chưa cao. Do được hình thành một cách tự nhiên, từ nhiều nguồn khác nhau nên ĐNTT thành phố Hồ Chí Minh mất cân đối giữa các lĩnh vực. Số lượng cán bộ khoa học ở hai ngành kinh tế quan trọng: công nghiệp và nông nghiệp chỉ chiếm 20% tổng số cán bộ KH- CN. Những bất hợp lý này làm giảm khả năng huy động và chất lượng sáng tạo cùa ĐNTT.

Ở các lĩnh vực công nghệ cao còn thiếu nhân lực. Ở những chương trình, dự án trọng điểm thiếu sự tham gia của những trí thức đầu ngành. Nhiều vấn đề KT- XH chưa được các nhà khoa học nghiên cứu, lý giải thấu đáo.

Mặc dù ĐNTT nước ta tăng nhanh về số lượng, nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu về nguồn lực trí tuệ phát triển KT-XH trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Hiện tượng lão hoá trí thức đã thể hiện trên thực tế và sự hẫng hụt về đội ngũ cán bộ không chỉ xảy ra ở bộ phận trí thức giữ các cương vị lãnh đạo, quản lý chủ chốt, các chuyên gia đầu ngành, mà trở nên phổ biến ở hầu khắp các ngành, đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học cơ bản. Số trí thức giỏi vốn đã ít ỏi lại chưa được tạo điều kiện tốt nhất để bộc lộ tài năng và phát huy hết năng lực, sở trường trong các lĩnh vực mà họ đam mê. Sự thiếu hụt các chuyên gia đầu đàn ở hầu khắp các lĩnh vực, các ngành là nguy cơ lớn đối với sự phát triển KT-XH nước ta. Tình trạng GD- ĐT yếu kém đến mức đáng lo ngại, các biểu hiện tiêu cực, thiếu kỷ cươmg trong giáo dục có chiều hướng gia tăng, chưa thực hiện tốt công bằng trong giáo dục; đội ngũ giáo viên, giảng viên vừa thiếu vừa yếu, làm cho ĐNTT yếu ngay từ đầu vào.

Đào tạo chưa gắn với nhu cầu đã gây lãng phí lớn. Có tới 63% sinh viên tốt nghiệp ra trường không có việc làm. Trong số 37% sinh viên tìm được việc làm thì nhiều người không đáp ứng được yêu cầu cổng việc, phải đào tạo lại 1- 2 năm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.


[134]. Nhiều sinh viên tốt nghiệp phải chấp nhận làm việc trái ngành nghề được đào tạo hoặc phải làm những công việc không đúng trình độ được đào tạo.

Chính sách đào tạo và sử dụng trí thức Việt Nam trong thời kỳ đổi mới 1986 - 2008 - 17

Trách nhiệm xã hội, đạo đức nghề nghiệp của một số trí thức bị suy giảm. Xuất hiện tình trạng thiếu trung thực, "đạo văn", "đạo nhạc" thiếu sáng tạo, thậm chí đi ngược lại lợi ích của đất nước, của dân tộc. Một số trí thức văn nghệ sỹ sa vàp tệ nạn xã hội, sống buông thả, thiếu trách nhiệm với chính bản thân, tình trạng gian lận trong thi cử, bệnh thành tích trong dạy học, vi phạm đạo đức người thày,...Mặc dù không phải là phổ biển, nhưng những hiện tượng trên đã gây bức xủc trong dư luận xã hội, cho thấy tình trạng sa sút đạo đức của một bộ phận trí thức ở mức báo động.


Chương 4‌‌


KẾT QUẢ VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỦ YẾU TRONG ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỰNG ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC (1986 - 2008)

4.1. KẾT QUẢ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC


4.1.1. Quan điểm, chủ trương về đào tạo đội ngũ trí thức có bước phát triển mới

Trong hơn 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới (1986 - 2008), đặc biệt là từ khi thực hiện Nghị quyết 26/NQ-TW của Bộ Chính trị về phát triển khoa học — công nghệ trong thời kỳ đổi mới(1991), Nghị quyết Đại hội VII, Chiến lược ổn định và phát triển kinh tể đến năm 200, và cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quả độ lên chủ nghĩa xã hội, quan điểm, chủ trương về công tác trí thức có bước tiến và được cụ thể trong thực tiễn.

Một là, Đảng và Nhà nước đã nhận thức sâu sắc vai trò của ĐNTT đổi với sự hưng vong của đất nước. Thực chất là trở về với các quan điểm, chủ trương về công tác trí thức theo quan điểm của Tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhất quán quan điểm, chính sách đối với trí thức, trước sau luôn xác định trí thức là một bộ phận quan trọng của cách mạng: Tôn trọng, tôn vinh trí thức, trọng dụng nhân tài, coi nhân tài là vốn quý của quốc gia, có vai trò quan trọng, nếu không có ĐNTT thì không thể xây dưng đươc CNXH. Hệ thống chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và tạo môi trường đê phát huy trí tuệ của trí thức trong sự nghiệp CNH, HĐH về cơ bản có những bước tiến quan trọng, khắc phục tình trạng yếu kém, trì trệ của cơ chế bao cấp.

Khái niệm trí thức được nêu tại nhiều văn kiện Đảng trong thời kỳ đổi mới: Trí thức là những người lao động trí óc, có học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị với xã hội.


Hai là, nhận thức sâu sắc đầu tư phát triển nguồn nhân lực nói chung, tiềm lực trí thức nói riêng là đầu tư phát triển, có tầm quan trọng hàng đầu và cấp thiết, tạo nguồn động lực cho sự phát triển bền vững. Trong đó một nội dung cơ bản là phát huy bản chất giàu lòng yêu nước, gắn bó với lợi ích của quốc gia, của dân tộc, có chí khí, hoài bão và quyết tâm đưa đất nước tới phồn thịnh, văn minh, hiện đại và hòa bình. Nhà nước có trách nhiệm chính trong công tác quan tâm, chăm lo lợi ích, xây dựng để trí thức cống hiến, phát huy năng lực sáng tạo bằng những chủ trương, chính sách như: mở rộng thông tin, phát huy dân chủ, trọng dụng nhân tài, khuyến khích trí thức phát minh, sáng tạo: Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đãi ngộ xứng đáng những cống hiến của trí thức cho công cuộc phát triển đất nước; coi trọng vai trò tư vấn, phản biện của các hội KH-KT, khoa học xã hội, văn học và nghệ thuật đối với các dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội,...nhằm phát huy năng lực trí tuệ của ĐNTT

Ba là, nhận thức rò xây dựng ĐNTT là trực tiếp tăng cường nguồn lực trí tuệ của dân tộc, xây dựng đất nước vững mạnh về mọi mặt. Đổi mới là cuộc cách mạng sâu sắc, toàn diện, mới mẻ, chưa có tiền lệ, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, tiến trình đổi mới càng sâu sắc và toàn diện đòi hỏi phải đổi mới tư duy triệt để. Vì vậy, xây dựng ĐNTT đồng bộ, vững mạnh toàn diện là yêu cầu xuất phát từ công cuộc đổi mới, là nhu cầu tự thân của một quốc gia, xây dựng ĐNTT vững mạnh là trực tiếp nâng tầm trí tuệ, sức mạnh của đất nước ấy. Trước đổi mới, KHXH thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là thuyết minh các nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chứng minh các quan điểm, đường lối, chính sách và tuyên truyền, cổ động các phong trào thi đua thực hiện chủ trương, chính sách. Từ khi thực hiện đường lối đổi mới với chính sách coi trọng sử dụng ĐNTT và các ngành khoa học trong hoạt động lãnh đạo. Các chương trình nghiên cứu KHXH được xác định nhiệm vụ góp phần tích cực vào việc cung cấp luận cứ khoa học làm cơ sở để xây dựng các nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp luật, phản biện các chương trình, kế hoạch lớn của Nhà nước.


Bốn là, vai trò, vị trí của trí thức được xác định trong mối quan hệ hai chiều giữa chính sách đào tạo, sử dụng trí thức và sự phát triển của đất nước. Xây dựng ĐNTT lớn mạnh toàn diện là trực tiếp xây dựng đất nước vững mạnh. Từ đó có cách nhìn mới đối với trí thức, không chỉ tin tưởng và quí trọng trí thức mà còn xác định trí thức là động lực, là nền tảng của chế độ, quốc gia.

Thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Đại hội VII của Đảng xác định trí thức là tầng lớp xã hội, một trong 3 cột trụ cấu thành liên minh công nhân - nông dân - trí thức, là nền tảng chính trị của chế độ XHCN. Đại hội VII nêu rò: ―Sự nghiệp xây dựng CNXH đòi hỏi mở rộng nền tảng của khối liên minh công-nông thành liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức‖ [125, tr.ll4].Đây là quan điểm đổi mới của Đảng về nền tảng chính trị xã hội của chế độ để từ đó bằng các pháp chế người trí thức được nhìn nhận đúng tầm hơn: "Cái mới là ở chỗ Cương lĩnh lần này nói không chỉ liên minh công -nông mà nói liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông clân và tầng lớp trí thức" [125, tr.17]. Như vậy, ĐNTT không chỉ là đối tượng tập hợp, đoàn kết trong Mặt trận dân tộc thống nhất mà đã trở thành chủ thể, nền tảng của chế độ. Xây dựng ĐNTT có liên quan trực tiếp đến sự tồn vong, hưng thịnh của đất nước.

Đó là chủ trương phù hợp với thực tế đất nước và xu hướng phát triển của thời đại, khi mà cách mạng KH-CN hiện đại là quá trình hợp tác sâu rộng, chặt chẽ và làm xích lại gần nhau giữa lao động trí óc và lao động chân tay. Trên thực tế, vị trí và khả năng của trí thức chỉ được thể hiện trong mối quan hệ chặt chẽ với các bộ phận lao động xã hội khác, trước hết là với giai cấp công nhân và nông dân. Trong đó, giai cấp cồng nhân là hạt nhân phát triển các quan hệ liên minh cả về kinh tế - chính trị - xã hội. Để đưa đất nước phát triển toàn diện, giai cấp công nhân một mặt phải tự trí thức hóa, mặt khác phải động viên cao độ khả năng lao động sáng tạo của ĐNTT của mình. VI vậy, xây dựng quan hệ hợp tác, bình đẳng, cùng có lợi, hỗ trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa công nghiệp và nông nghiệp, thành thị và nông


thôn, công nhân, nồng dân và trí thức là một khâu mấu chốt trong cồng cuộc CNH, HĐH.

Mặt khác, đề cao vai trò của trí thức không phải là hạ thấp sứ mệnh của công nông mà trong thời đại mới, sức mạnh của liên minh công, nông, trí được nhân lên gấp bội bởi công, nông, trí đan xen lẫn nhau, thâm nhập vào nhau, chuyển hoá, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển.

Trí thức, văn nghệ sỹ là chủ thể sáng tạo nền văn hóa. Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trí thức có vai trò quan trọng. Chính ĐNTT, văn nghệ sỹ là những người tạo ra nhũng tác phẩm tương xứng với tầm vóc của thời kỳ đổi mới của Việt Nam. Đồng thời sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, ĐNTT, văn nghệ sỹ trưởng thành về mọi mặt, xứng tầm, có trí tuệ, có tâm huyết, giàu khả năng sáng tạo.

Chính vì vậy, gắn vấn đề trí thức với phát triển văn hóa, coi trọng chức năng bảo vệ, phát huy, phát triển và truyền bá văn hóa của trí thức, văn nghệ sỹ. Coi nguồn nhân lực trí tuệ là lực lượng sáng tạo văn hóa dân tộc. NQTƯ 5 (Khóa VIII) khẳng định: "Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng" [97, tr.54].

Năm là, trí thức Việt kiều là nguồn trí thức tiềm năng của ĐNTT dân tộc. Thực hiện đường lối đổi mới, chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng có bước tiến mới. Trên quan điểm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc làm động lực phát triển, lấy mục tiêu chung của dân tộc làm điểm tương đồng, xóa bỏ định kiến về quá khứ, thành phần xuất thân, không phân biệt đảng phái chính trị, đánh giá cao tiềm năng, tiềm lực của trí thức Việt kiều. Thực hiện chính sách trọng dụng, trọng đãi trí thức theo tiêu chuẩn đức - tài, căn cứ vào hiệu quả công việc, trên cơ sở đó kêu gọi trí thức kiều bào tham gia đóng góp xây dựng đất nước.


Sáu là, Nhà nước có những chủ trương lớn, có tính chiến lược về xây dựng ĐNTT và phát huy vai trò của trí thức trên các lĩnh vực. Chính sách đối với trí thức được thể hiện khá toàn diện, chăm lo từ đào tạo, bồi dưỡng đến sử dụng, đãi ngộ cả vật chất và tinh thần để trí thức sáng tạo, cống hiến.

Không chỉ đề cao vai trò, vị trí của trí thức mà đã xác định rò công cuộc đổi mới và hội nhập đã đem đến cho trí thức những cơ hội mới để phát triển và trí thức cũng có sứ mệnh nặng nề đối với tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc. Đảng và Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để trí thức phát huy năng lực trí tuệ, phục vụ sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

Chính sách sử dụng trí thức đã được đổi mới căn bản. Từ chỗ nhận thức phiến diện về ―công - nông hóa trí thức‖ dẫn đến hòa những người lao động trí óc vào giai cấp công nhân, hầu hết là đoàn viên Công đoàn.

Trong thời kỳ bao cấp, chính sách công chức hóa trí thức: ―có chức, có quyền, có tiền‖, đã biến trí thức thành những công chức hành chính thuần túy, làm tha hóa tầng lóp trí thức, thúc đẩy ĐNTT phát triển thành những người có chức vụ quản lý, lãnh đạo mà khồng làm đúng nghề chuyên môn. Đồng thời, thực hiện bao cấp, kế hoạch hóa hoạt động sáng tạo đã triệt tiêu động lực sáng tạo cá nhân, làm mất bản sắc của cá nhân trí thức. Nhận thức rò những bất hợp lý trong công tác trí thức, bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng đã xác định: ĐNTT là một tầng lớp trong xã hội; đối với ĐNTT vấn đề cơ bản, yếu tố mấu chốt là khuyến khích tự do sáng tạo, phát hiện, đào tạo, bổi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ xứng đáng tài nãng, đánh giá đúng năng lực và tạo điều kiện cho tiềm năng trí tuệ của ĐNTT được sử dụng đúng và phát triển hài hoà; có cơ chế thích hợp để hướng ĐNTT vào hoạt động tìm tòi, sáng tạo trên lĩnh vực chuyên môn của mình.

Đề cao vai trò tư vấn, phản biện và giám định xã hội về khoa học và công nghệ và kinh tế-xã hội của trí thức

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022