Khái Quát Về Chính Sách Ngoại Thương Thời Kỳ Trước Đổi Mới (1986)


vực đầu tư của các Công ty quốc tế; nhiều lĩnh vực của nền kinh tế , tỷ lệ tham gia của khu vực nước ngoài rất cao.

Ngoài các chính sách nêu trên, chính sách tiền tệ với nét nổi bật là duy trì tỷ giá hối đoái thả nổi với một lượng dự trữ ngoại tệ lớn đã góp phần không nhỏ trong việc tạo ra môi trường kinh doanh ổn định và tạo điều kiện cho hoạt

động ngoại thương phát triển liên tục trong 3 thập kỷ qua. Bên cạnh việc xây dựng các chính sách ngoại thương có căn cứ khoa học, việc hiện đại hoá hệ thống cơ sở hạ tầng, cùng việc cải cách hệ thống pháp luật, cải tổ bộ máy hành chính cũng là điều kiện quan trọng để đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện công nghiệp hoá của Singapore một cách nhanh chóng.

1.3.3 Thái Lan

Thành công trong hoạt động ngoại thương của Thái Lan là chính sách sản phẩm và thị trường xuất nhập khẩu.

Chính sách sản phẩm:Thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu, Thái Lan đã đề ra các biện pháp nhằm đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu và trên cơ sở đó thực hiện mục tiêu phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn, chủ

đạo, đồng thời xây dựng các ngành kinh tế trọng điểm làm đòn bẩy thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế. Thái Lan dựa trên cơ sở đặc điểm kinh tế, tự nhiên, xã hội cụ thể tận dụng tối đa lợi thế về nguồn lao động khá dồi dào để thích ứng cao nhất với nhu cầu về phân công lao động quốc tế, từ đó lựa chọn và ưu tiên phát triển những ngành kinh tế, mặt hàng chủ lực. Với mục đích bao trùm và xuyên suốt là xây dựng một cơ cấu kinh tế hiệu quả trong cả ba khu vực kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, các chính sách và biện pháp thực hiện trong chính sách mặt hàng là ưu đãi về thuế, về vốn đầu tư, về tín dụng, về cơ sở hạ tầngv.v…

Về sản phẩm nông nghiệp:Là một nước có tiền năng về nông nghiệp tương đối lớn, do vậy việc chú trọng xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp là một trong những chiến lược hướng về xuất khẩu của Thái Lan. Các mặt hàng xuất khẩu chính gồm: gạo, đường, sắn, ngô, cao su.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

Về sản phẩm công nghiệp: Là một trong những nước xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản hàng đầu thế giới. Công nghiệp chế biến thực phẩm Thái Lan có nhiều lợi thế do tận dụng nguồn nguyên liệu trong nước và ít phụ thuộc vào nhập khẩu, đó là điều kiện thuận lợi để Thái Lan cải thiện vị trí các sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm chế biến.

Sản phẩm sử dụng nhiều lao động:Với ưu thế lao động dồi dào, Thái Lan đã tập trung cho một số ngành sản xuất cần nhiều nhân công đưa chúng trở thành những ngành công nghiệp mũi nhọn phục vụ xuất khẩu, đặc biệt là ngành dệt – may và sản xuất nhựa . Từ những năm 1980 lại đây, Thái Lan đã thành công lớn trong việc phát triển một số ngành công nghiệp mới yêu cầu kỹ thuật cao nhờ xu hướng gia tăng mạnh mẽ việc chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển và NIEs thế hệ thứ nhất sang, điển hình là ngành công nghiệp điện tử, điện dân dụng, sản xuất linh kiện và máy điều hoà nhiệt độ.

Chính sách ngoại thương Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 6

Thái Lan chú trọng thay đổi cơ cấu nhập khẩu theo hướng kích thích xuất khẩu, đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá. Hiện nay Thái Lan xây dựng cơ cấu nhập khẩu theo hai hướng sau:

Thứ nhất, nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên nhiên liệu, bán thành phẩm, bằng phát minh sáng chế và giấy phép sản xuất, tri thức công nghệ tiên tiến.

Thứ hai, liên kết xuất khẩu với nhập khẩu trên cơ sở xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ tích cực cho sản xuất hàng xuất khẩu.

Ngoài ra Thái Lan đã hướng nhập khẩu những sản phẩm bổ sung vào nhóm hàng tiêu dùng trong nước. Việc nhập khẩu những mặt hàng này đã có tác động thúc đẩy cạnh tranh, cải tiến kỹ thuật công nghệ của các ngành công nghiệp nội địa.

- Chính sách thị trường: Thái Lan đã thi hành một số chính sách kinh tế đối ngoại mềm dẻo và thực dụng theo hướng “ đa dạng hóa thị trường”, nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường phương Tây, tạo ra và cơ hội tiếp cận và thâm nhập với thị trường mới. Đồng thời chú trọng các thị trường


truyền thống gồm Mỹ, Nhật, EU và NIEs, (những thị trường chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của Thái Lan).

Đầu những năm 90, Đông Nam ¸ không còn là mục tiêu đối đầu giữa các cường quốc trên thế giới. Trước những biến đổi đó, Thái Lan nhanh chóng

điều chỉnh chính sách thị trường. Chiến lược mở rộng thị trường chủ yếu bao gồm:

Thứ nhất, tăng cường khả năng cạnh tranh bằng việc đổi mới công nghệ, kỹ thuật để nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu, nâng cao vị thế hàng xuất khẩu trên thị trường quốc tế.

Thứ hai, củng cố phát triển thị trường truyền thống, đồng thời phát triển các thị trường mới như ASEAN, Trung Quốc, Ên Độ , Đông Âu, Mỹ La Tinh.

1.3.4 Trung Quốc.

Trong hơn 20 năm cải cách kinh tế, nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng với tốc độ phi mã, mức tăng trưởng GDP bình quân đạt trên 9,6%, cao nhất thế giới.Đó là kết quả của nhiều yếu tố trong đó sự góp phần quan trọng của quá trình cải cách ngoại thương, trọng tâm là đẩy mạnh xuất khẩu. Trước khi có hiệp định Tối huệ quốc 1979, kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 49 triệu USD năm 1999 kim ngạch xuất khẩu đạt 195 tỷ USD, xuất siêu gần 30 tỷ USD. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc năm 2003 trên 700tỷ USD dự kiến 2004 là 1000 tỷ USD.

Có được kết quả trên chính là do Trung Quốc có chính sách phát triển ngoại thương hợp lý cụ thể là:

- Chính sách thương nhân: trước khi tiến hành mở cửa, chính phủ kiểm soát tất cả hoạt động ngoại thương. Đầu những năm 80, chỉ có các Công ty

được chỉ định mới có quyền các hoạt động ngoại thương. Trong những năm 80 và nửa đầu thập niên 90, mặc dù quyền tham gia thương mại quốc tế được phân theo cấp độ, nhưng chính phủ vẫn thực hiện hệ thống kiểm tra và phê duyệt nghiêm ngặt. Đến cuối năm 1997, chính phủ cho phép các đơn vị trong các đặc khu kinh tế thực hiện thí điểm đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu. Từ


1.1.1999, cho phép các Công ty quy mô lớn hơn thực hiện theo hệ thống “

đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu”, thời kỳ này, quyền đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu đã mở tới Viện nghiên cứu khoa học của Nhà nước, tập thể, các Công ty công nghệ cao và công nghệ mới.

- Chính sách thuế quan và phi thuế quan.

Sắc lệnh về thuế xuất nhập khẩu được Hội đồng Nhà nước ban hành từ tháng 3/ 1985 và được sửa đổi vào năm 1987 và năm 1992. Từ đó đến nay

Điều lệ thuế xuất nhập khẩu được ban hành và sửa đổi trên nguyên tắc của một nền kinh tế mở, cụ thể:

- Với các sản phẩm là động thực vật, phân bón, quặng thương phẩm, dụng cụ tinh xảo, dụng cụ máy móc thiết yếu và thực phẩm cần thiết cho đời sống nhân dân mà nội địa không sản xuất được hoặc sản xuất rất ít, áp thuế nhập khẩu thấp hoặc bằng không.

- Thuế nhập khẩu các nguyên liệu thô thấp hơn thuế nhập khẩu các thành phẩm hoặc bán thành phẩm. Các nguyên liệu phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và không thể tăng năng suất nhanh thì thuế nhập khẩu có thể thấp hơn thuế nguyên liệu thô.

- Nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước, thuế suất áp dụng đối với thiết bị, dụng cụ và linh kiện máy móc thấp hơn so với thuế suất áp dụng

đối với máy hoàn chỉnh.

- Mức thuế nhập khẩu những sản phẩm có thể sản xuất được trong nước và hàng hoá xa xỉ phẩm sẽ khá cao.

- Nhằm khuyến khích xuất khẩu, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu được miễn thuế xuất khẩu. Tuy nhiên, cũng áp dụng thuế xuất khẩu đối với một số nguyên liệu thô quý hiếm và các sản phẩm bán thành phẩm có khả năng cạnh tranh kém trên thị trường quốc tế.

Mức thuế trung bình danh nghĩa liên tục giảm trong hai thập kỷ qua, năm 1992 con số này là 42,5%; năm 1997 là17% và năm 2002 còn 12% và giảm xuống còn 10% theo cam kết mức thuế quan khi là thành viên của WTO.


Biện pháp phi thuế quan được cải tổ mạnh nhất là hạn ngạch, cấp phép nhập khẩu và định giá hải quan:

* Hạn ngạch và cấp phép nhập khẩu: Từ 53 loại mặt hàng phải có giấy phép nhập khẩu giảm năm 1992, giảm xuống còn 12 loại mặt hàng vào năm 2002, và từ 138 mặt hàng phải có giấy phép xuất khẩu (năm 1992) giảm xuống còn 54 (năm 2002). Việc cải tổ hệ thống quản lý xuất nhập khẩu theo thông lệ quốc tế được tiến hành từ năm 1993, từ đó hạn ngạch nhập khẩu chỉ

áp dụng cho các loại hàng hoá ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu ngành công nghiệp.

* Định giá hải quan với nguyên tắc cơ bản là ưu tiên áp dụng giá giao dịch thực tế ghi trên hợp đồng nhập khẩu và tiến hành điều chỉnh trên cơ sở giá này, giá tính thuế là giá sau khi đã được điều chỉnh. Trường hợp không áp dụng được giá giao dịch thực tế thì có thể có thể áp dụng giá thay thế. Đối với nguyên vật liệu, bán thành phẩm và sản phẩm được các doanh nghiệp nhập khẩu, cơ quan hải quan vẫn có thể tiếp tục khảo sát và kiểm tra giá thị trường sau khi hoàn tất thủ tục nhập khẩu.

- Quản lý ngoại hối:. Trước năm 1978, các giao dịch ngoại hối gần như bị hạn chế bởi Nhà nước. Từ năm 1979 đến 1994, chính phủ đã cho doanh nghiệp được giữ một phần ngoại tệ được thu từ xuất khẩu. Cải tổ thêm bước nữa, từ năm 1994 – năm 1996 thực hiện việc chuyển đổi đồng tiền trong tài khoản vãng lai. Với bước cải tổ này, Trung Quốc không những giải quyết

được những vướng mắc về việc giữ ngoại tệ, giải quyết được vấn đề hệ thống hai tỷ giá, mà còn thay đổi phương thức phân phối ngoại hối. Bước cải tổ này

đã cải thiện đáng kể hoạt động ngoại thương Trung Quốc trong những năm tiếp theo.

Thành công nhất của chính sách tỷ giá là năm 1994, Trung quốc đã thống nhất tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường (Bằng việc phá giá đồng Nhân dân tệ), đồng thời bắt đầu thực hiện “ cơ chế tỷ giá thống nhất và thả lỏng theo thị trường" hay nói cách khác là thực hiện chính sách "tỷ giá hối đoái thả nổi có sự kiểm tra thống nhất”. Tỷ giá được xác định trên cơ sở quan hệ cung cầu


ngoại tệ và xoá bỏ thị trường chợ đen. Ngân hàng trung ương công bố tỷ giá phù hợp với tỷ giá mua bán tại các ngân hàng quốc tế hoạt động ở Trung Quốc. Ngân hàng trung ương chỉ đảm nhận vai trò điều tiết cung cầu đối với ngoại tệ mạnh và giữ ổn định tỷ giá đồng Nhân dân tệ trên cở sử dụng các công cụ của chính sách tài chính, tiền tệ.

* *

*

Những thành công của các nước về hoạt động ngoại thương cho thấy, họ đã gắn chiến lược ngoại thương một cách chặt chẽ với tiến trình công nghiệp hoá và hội nhập kinh tế quốc tế trong từng giai đoạn phát triển kinh tế. Các quốc gia này đã thực hiện chính sách thương mại quốc tế, sử dụng các công cụ của chính sách một cách linh hoạt .

Có thể rút ra bài học kinh nghiệm trong hình thành chính sách ngoại thương của các nước gồm 5 nội dung cơ bản, như sau:

1. Mở cửa cho các thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu và nhập khẩu.

2. Đa dạng hoá thị trường, chú trọng thị trường ngách; ổn định củng cố thị trường truyền thống, mở rộng, tiếp cận và thâm nhập thị trường mới

3. Đa dạng hóa mặt hàng xuất nhập khẩu, đi từ gia công, lắp ráp xuất khẩu sản phẩm thô, nông sản, hàng hoá có hàm lượng lao động cao chuyển dần sang sản xuất hàng hoá có hàm lượng công nghệ cao và trí tuệ.

4. Thực hiện chiến lược hướng vào xuất khẩu là chủ yếu; nhập khẩu phục vụ tích cực cho xuất khẩu theo hướng tăng cường nhập máy móc, thiết bị hiện đại tạo điều kiện phát triển công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.

5 Chính sách ngoại thương phải được xây dựng trên cơ sở tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá, lộ trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, trong từng giai đoạn phát triển của quốc gia


Chương II‌


thực trạng chính sách ngoại thương Việt Nam


2.1. Khái quát về chính sách ngoại thương thời kỳ trước đổi mới (1986)

Trước thời kỳ đổi mới : Nhà nước độc quyền về hoạt động ngoại thương. Cụ thể là: hoạt động ngoại thương được kế hoạch hoá với một hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chặt chẽ, chi tiết từ cơ quan chức năng Trung ương; về chính sách thương nhân chỉ có các tổ chức kinh tế quốc doanh mới được Nhà nước giao nhiệm vụ ngoại thương. Các quan hệ thương mại và quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và các nước đều mang tính chất Nhà nước và được thực hiện trên cơ sở các hiệp định, Nghị định thư đã ký kết giữa các Chính phủ; hạch toán kinh tế chỉ mang tính hình thức "Thu bù chênh lệch ngoại thương"; không có sự phân biệt giữa quản lý Nhà nước về Ngoại thương với hoạt động sản xuất - kinh doanh xuất nhập khẩu; thua lỗ trong hoạt động ngoại thương

được nhà nước cấp bù. Về chính sách thị trường: Nhà nước ký kết các hiệp

định, nghị định thư với các nước khu vực I - Liên Xô (cũ) và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây; ngoài ra, với các nước khu vực II (nước tư bản chủ nghĩa và đang phát triển) như Nhật, Pháp, Liên Bang Đức, Thuỵ Điện, Ên Độ, Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông, Thái Lan, Singapore v.v…; giá cả đã định sẵn.

Tiền tệ quốc tế lúc đó sử dụng đồng Rúp của Liên Xô cũ và Rúp chuyển

đổi tỷ giá với đồng Việt Nam là tỷ giá quy ước để thanh toán. Về chính sách mặt hàng: chủng loại mặt hàng ít, chưa cân đối được phần nhập nguyên liệu, thiết bị cho bản thân công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp địa phương; chưa tạo được những mặt hàng xuất khẩu chủ lực nhằm phát huy thế mạnh về tài nguyên, đất đai và lao động. Kết quả của thực hiện chính sách là: Nhập siêu vẫn là đặc trưng cơ bản của cán cân ngoại thương suốt cả thời kỳ này (tại biểu số 1– phụ lục)


Sự yếu kém của ngoại thương Việt nam thời kỳ này còn thể hiện rất rõ ở chỗ các sản phẩm xuất khẩu vừa nhỏ bé về số lượng, vừa đơn điệu về cơ cấu chủng loại, chất lượng và bao bì. Chiếm trên 80% trong tổng giá trị KNXK vẫn là các hàng nông - lâm sản, tiểu thủ công, mỹ nghệ và khoáng sản, nghĩa là chủ yếu vẫn là các sản phẩm thô hoặc sơ chế, các sản phẩm của công nghiệp chế tạo, chế biến còn chiếm tỷ lệ rất thấp. Chính những yếu kém này cùng với những ràng buộc phiền hà của cơ chế quản lý cũ chưa được tháo dỡ

đã khiến Việt Nam bị hạn chế nhiều trong việc mở rộng thị trường, tìm kiếm bạn hàng mới. Năm 1985 là năm đạt được KNXK cao nhất so với các năm trước đó, nhưng cũng mới chỉ đạt đến con số xấp xỉ 700 triệu rúp - đôla (R- USD). Nếu so với các nước khác, giá trị KNXK tính theo đầu người của Việt Nam (năm 1985) mới chỉ đạt ở mức 12 R-USD, vào loại thấp nhất thế giới.

Nghị định số 40/CP ngày 7/2/1980 nhằm bổ sung, cải tiến cơ chế quản lý ngoại thương, quy định chính sách và biện pháp khuyến khích phát triển sản xuất hàng xuất khẩu. Các chỉ tiêu pháp lệnh đối với hàng xuất khẩu được thu hẹp lại. Nhà nước chỉ giao chỉ tiêu xuất khẩu đối với những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu. Đó là những mặt hàng xuất khẩu do Nhà nước thống nhất quản lý, những sản phẩm do các doanh nghiệp Nhà nước cung ứng cho xuất khẩu, những nông lâm sản chủ yếu, nhất là những sản phẩm mà chính phủ cam kết cung ứng cho nước khác, những mặt hàng gia công cho nước ngoài bằng nguyên liệu mà họ cung cấp, mở rộng quyền hoạt động ngoại thương cho các

địa phương. UBND các tỉnh và thành phố trực thuộc TW được quyền sử dụng 70% số ngoại tệ do xuất khẩu đem lại để nhập khẩu các vật tư phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu hoặc cho kinh tế địa phương. Nghị định này còn mở rộng quyền xuất khẩu trực tiếp cho các xí nghiệp hàng xuất khẩu do Bộ quản lý.

Trong những năm 1981 - 1985, tuy nhập siêu còn lớn nhưng kim ngạch xuất khẩu cũng đã có những bước tiến đáng kể. Trong thời kỳ này, Việt Nam cũng đã tranh thủ được một số dự án đầu tư quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước.

Xem tất cả 172 trang.

Ngày đăng: 16/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí