Có mối quan hệ tốt về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực ATTT với các viện nghiên cứu, các trường đại học, các đơn vị ATTT trong và ngoài nước.
Có cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm trọng điểm về ATTT tại mỗi nhà trường như: Mật mã học (Cryptography); Phân tích mã độc (Malicious Code Analysis); Quản lý quyền số (Digital Right Management); An toàn thông tin hạ tầng mạng IP (IP Network Security); An toàn thông tin mạng không dây (Wireless Network Security); An toàn thông tin hệ thống thông tin doanh nghiệp (Enterprise Information System Security); Chính sách An toàn thông tin (Security Policy)... với những trang thiết bị hiện đại, đ p ứng yêu cầu triển khai ứng dụng công nghệ ATTT mới trong giảng dạy thực hành, tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên, sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học.
3.2.7. Chỉ đạo ban hành chính sách đãi ngộ, kiến tạo môi trường làm việc tạo động lực phát triển đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối Quốc phòng an ninh
3.2.7.1. Mục đích của giải pháp
Thực hiện hiện chính sách đãi ngộ, kiến tạo môi trường làm việc tạo động lực phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động tích cực tạo nên động lực mạnh mẽ thúc đẩy giảng viên ngành ATTT thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, khẳng định năng lực nghề nghiệp bản thân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
Để tạo động lực cho giảng viên ngành ATTT cần phải có những tác động làm thay đổi điều kiện sống, điều kiện làm việc. Vì vậy, yếu tố về chính sách đãi ngộ, kiến tạo môi trường làm việc không chỉ đảm bảo tạo động lực, đảm bảo điều kiện sống, điều kiện làm việc của giảng viên ngành ATTT mà trực tiếp có ý nghĩa nâng cao chất lượng giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN. Chính sách đãi ngộ có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc phát triển giảng viên ngành ATTT. Nó là đòn bẩy, là động lực trực tiếp đối với việc nâng cao chất lượng giảng viên ngành ATTT. Những phương hướng và giải pháp cơ
bản phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT có đưa lại hiệu quả hay không và mức độ đến đâu, tùy thuộc rất nhiều vào chính sách đãi ngộ, kiến tạo môi trường làm việc đối với giảng viên ngành ATTT.
Có chính sách đãi ngộ và kiến tạo môi trường làm việc hợp lý giúp ngăn chặn tình trạng chảy máu chất chất xám đối với giảng viên ngành ATTT, thậm chí có thể thu hút được nguồn giảng viên ngành ATTT có chất lượng cao từ nơi khác đến. Khi đó, chính sách đãi ngộ mới đạt được ý nghĩa đích thực của nó.
Giải pháp này nhằm giúp giảng viên ngành ATTT được đảm bảo cơ bản và nâng cao dần về điều kiện sống, điều kiện làm việc thông qua các chế độ tiền lương, quân hàm, phụ cấp, thưởng, các thu nhập chính đ ng khác, phương tiện làm việc, nhà ở, cơ hội học tập và thăng tiến, được chăm sóc sức khỏe và các nhu cầu tinh thần khác.
3.2.7.2. Nội dung và cách thức thực hiện
Để thực hiện giải pháp này cần:
- Tạo động lực làm việc cho giảng viên ngành ATTT bằng cách thực hiện chính sách đãi ngộ đối với giảng viên ngành ATTT nhằm thu hút và giữ chân giảng viên giỏi yên tâm làm việc tại trường.
- Tạo môi trường làm việc thuận lợi cho giảng viên ngành ATTT trong các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học và các công việc khác liên quan đến chuyên môn.
- Thay đổi chương trình, nội dung đào tạo các chuyên ngành không còn phù hợp với yêu cầu của lĩnh vực QPAN, từ đó sẽ đào tạo ra nhân lực đ p ứng theo yêu cầu của lĩnh vực QPAN.
- Tận dụng thế mạnh của các trường đại học khối QPAN trong việc tham mưu điều động, tổ chức cho giảng viên tham gia các hoạt động thực tế và trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị ATTT trong và ngoài lĩnh vực QPAN, nắm bắt sát thực các yêu cầu hiện tại và xu hướng phát triển ngành ATTT trong lĩnh vực QPAN trong tương lai.
Thực hiện chính sách đãi ngộ
Cơ chế quản lý phù hợp là điều kiện thuận lợi để phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT. Giảng viên ngành ATTT sẽ được đảm bảo hoạt động trong một môi trường dân chủ, công bằng, được phát triển theo khả năng của mình. Đây cũng chính là những yếu tố cơ bản tạo nên sự gắn kết, sự đồng thuận trong đội ngũ giảng viên ngành ATTT.
Hơn nữa, cơ chế quản lý giảng viên ngành ATTT phù hợp sẽ tạo động lực và môi trường, tạo hành lang pháp lý để giảng viên ngành ATTT hoàn thành nhiệm vụ được giao với chất lượng cao, đúng thời gian, tiến độ của tổ chức yêu cầu.
Với những chức năng, nhiệm vụ đặc thù của người giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN thì đội ngũ này xứng đ ng được hưởng chế độ đãi ngộ đặc thù của Đảng và Nhà nước. Vì thế, Đảng và Nhà nước Quân đội và Công an cần có sự quan tâm chăm lo nhiều hơn nữa, xứng đ ng hơn nữa về lợi ích vật chất và tinh thần cho họ. Sự quan tâm ấy phải được thể hiện trong chế độ tiền lương, quân hàm, phụ cấp nghề nghiệp, khen thưởng, phương tiện làm việc, nhà ở…; chỉ có như vậy mới tạo được sự thống nhất hài hòa giữa các yếu tố say mê lý tưởng, say mê nghề nghiệp, đảm bảo lợi ích trong mỗi giảng viên ngành ATTT, giúp động viên khuyến khích họ phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ đảm bảo ATTT trong bối cảnh hiện nay. Để giảng viên ngành ATTT yên tâm thực hiện nhiệm vụ, theo nghiên cứu sinh Bộ Quốc phòng và Bộ Công an cần phải thực hiện:
- Cải cách chế độ tiền lương như áp dụng chế độ trả lương theo vị trí việc làm, đảm bảo lợi ích vật chất thỏa đ ng cho giảng viên ngành ATTT, sao cho tiền lương phải thật sự trở thành nguồn thu nhập chính của giảng viên, đảm bảo cho họ tái sản xuất sức lao động. Thực tế cho thấy, do đời sống còn khó khăn nên giảng viên ngành ATTT phải mất nhiều thời gian tham gia "làm thêm" hay dạy thêm ở các cơ sở đào tạo khác, nên không còn thời gian học tập, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, dẫn đến kiến thức của nhiều giảng viên dần dần mai một, thậm
chí một số người còn tụt hậu không đ p ứng được tiêu chuẩn của chính vị trí công tác mình đang đảm nhiệm. Đồng thời phải xây dựng và ban hành chính sách thù lao và những đãi ngộ tài chính khác như: Nghiên cứu khoa học, giảng dạy, chấm bài, phụ đạo, hướng dẫn, làm chế bản bài giảng, câu hỏi ôn luyện, biên soạn giáo trình, ... quy chế về giờ chuẩn để trả thù lao.
- Quan tâm, khuyến khích và tạo điều kiện để giảng viên được học tập nâng cao trình độ chính trị, trình độ học vấn và trình độ chuyên môn như cử đi học ở các bậc học cao hơn như cao học, nghiên cứu sinh, thực tập sinh. Ngoài ra, cần phải thường xuyên hỗ trợ kinh phí để các đơn vị tổ chức các hội nghị khoa học hoặc gửi các giảng viên đi dự các hội nghị, hội thảo trong nước hoặc ngoài nước. Đồng thời, tăng cường mời chuyên gia, giảng viên đầu ngành về ATTT từ các nước vào giảng dạy trong các trường đại học khối QPAN và tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên ngành ATT.
- Có chính sách khen thưởng, kỷ luật rõ ràng và thực hiện nghiêm túc, kịp thời có hiệu quả. Tiếp tục hoàn thiện quy chế khen thưởng trong các trường đại học khối QPAN, từng bước định lượng hóa tiêu chí thi đua như: số lượng giảng viên được đ nh giá dạy giỏi, số lượng và chất lượng đề tài khoa học các cấp, số bài báo đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước và quốc tế, phương pháp giảng dạy, chương trình, giáo trình, dự án, ... Dựa vào số lượng cụ thể các cá nhân đã đạt được và dựa vào các khoảng chia cụ thể về định lượng để đưa các cá nhân đạt tiêu chuẩn thi đua vào các khung thi đua. Điều đó góp phần làm giảm sự thiếu công bằng trong thi đua. Nếu làm được theo hướng đó sẽ loại bỏ được hình thức bình bầu rất cảm tính trong thi đua hiện nay. Ngoài ra, nên tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để giảng viên tiếp cận và hội đủ những tiêu chuẩn phong chức danh Giáo sư, phó Giáo sư, danh hiệu vinh dự nhà nước, chiến sĩ thi đua toàn quân, anh h ng lao động, nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, giảng viên giỏi.
- Xây dựng khung năng lực giảng viên ngành ATTT làm cơ sở cho việc bố trí, đ nh giá và sàng lọc đội ngũ. Sắp xếp, bố trí lại, giải quyết cho nghỉ hưu trước tuổi đối với giảng viên không còn đủ điều kiện làm việc tại trường.
- Có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên ngành ATTT an tâm công tác như chính sách nhà ở cho giảng viên gặp khó khăn về vấn đề nhà ở, cải thiện điều kiện nơi làm việc của giảng viên; đầu tư phương tiện kỹ thuật hiện đại phục vụ giảng dạy; chính sách nghỉ ngơi cho giảng viên hợp lý giúp họ tái tạo sức khoẻ cả về thể chất và tinh thần . Ngoài các định mức và chính sách nêu trên, các trường đại học khối QPAN có thể quy định các chính sách bổ sung dựa vào quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị theo quy định của nhà nước và của Bộ Quốc phòng Bộ Công an, để phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường.
Kiến tạo môi trường làm việc việc tạo động lực phát triển ĐNGV ngành ATTT
“Xây dựng môi trường văn hóa tốt đẹp, lành mạnh, phong phú trong các nhà trường khối QPAN” là giải pháp tổng thể làm thay đổi tích cực, toàn diện điều kiện và môi trường làm việc đối với các trường đại học khối QPAN. Vì vậy kiến tạo môi trường làm việc tích cực cho giảng viên ngành ATTT cần được xây dựng trên cơ sở những yếu tố cơ bản, kiến tạo văn hóa học đường như sau:
Một là xây dựng môi trường văn hóa trong nhà trường, yếu tố này bao gồm:
- Xây dựng cơ sở vật chất trụ sở làm việc, phòng học, giảng đường, thư viện, phòng thí nghiệm, sân bãi thực hành, thực tập khang trang hiện đại;
- Cảnh quan môi trường bao gồm: Không gian, vị trí tọa lạc các khối nhà, cổng, rào, hệ thống cây xanh, công viên, đường nội bộ, hệ thống chiếu sáng, cấp thoát nước... được thiết kế theo hướng chuẩn xanh, sạch, đẹp và mô phạm.
Hai là xây dựng văn hóa tổ chức của nhà trường, yếu tố này bao gồm:
- Xây dựng chiến lược phát triển nhà trường với triết lý sứ mạng, mục tiêu, tầm nhìn và hệ giá trị; Cùng với các giải pháp thực thi có tính thuyết phục đông đảo các lực lượng trong, ngoài nhà trường;
- Xây dựng truyền thống và thương hiệu nhà trường với những khẳng định chất lượng đào tạo, cùng với các cam kết trách nhiệm về chất lượng của nhà trường với người học và xã hội;
- Tạo lập môi trường thông tin đa chiều với các qui định minh bạch trong thông tin, báo cáo, phát ngôn, tổ chức xử lý và quản lý thông tin, cơ chế phát huy dân chủ, quyền làm chủ của cá nhân, tổ chức trong nhà trường;
Ba là xây dựng văn hóa ứng xử của nhà trường, yếu tố này bao gồm:
- Xây dựng văn hóa giao tiếp trong nhà trường;
- Xây dựng văn hóa đạo đức, lối sống trong cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên;
- Xây dựng giá trị sống, kỹ năng sống trong cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên.
Kiến tạo môi trường làm việc tích cực cho giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN cần được xây dựng thành các nhóm tiêu chí cụ thể theo từng yếu tố như đã được đề cập ở trên; Đồng thời triển khai hướng dẫn và có giải pháp, cơ chế chính sách động viên các lực lượng trong toàn trường tích cực cùng nhau tổ chức thực hiện.
3.2.7.3. Điều kiện thực hiện giải pháp
Việc thực hiện chính sách chính sách đãi ngộ, kiến tạo môi trường làm việc tạo động lực phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT phải đảm bảo sự cam kết, cách tiếp cận cá nhân và sự thống nhất trong toàn trường.
Lãnh đạo các trường đại học khối QPAN phải am hiểu về tâm lý học trong quản lý; nhận thức rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của chính sách chính sách đãi ngộ, kiến tạo môi trường cho giảng viên ngành ATTT đối với việc phát triển năng lực của cá nhân người giảng viên.
Các trường đại học khối QPAN phải đổi mới cơ chế tài chính, tăng cường các nguồn thu hợp pháp từ các dịch vụ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ ... có nguồn tài chính đ p ứng yêu cầu thực hiện chính sách đãi ngộ đối, kiến tạo môi trường làm việc đối với giảng viên ngành ATTT.
Mỗi nhà trường phải xây dựng và áp dụng quy chế thưởng - phạt hợp lý; hệ thống chế độ, chính sách đối với giảng viên ngành ATTT phải đảm bảo tính dân chủ, công bằng, công khai, minh bạch.
3.3. Khảo nghiệm về mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các giải pháp
3.3.1. Kết quả khảo nghiệm về mức độ cấp thiết
Nghiên cứu sinh đã tiến hành trưng cầu ý kiến về sự cấp thiết của các giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN với ba mức độ: 1- Không cần thiết; 2- Cần thiết; 3- Rất cần thiết
Tổng hợp kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết của các giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN được thể hiện qua Bảng 3.2:
Bảng 3.2. Đánh giá tính cần thiết của các giải pháp đề xuất phát triển ĐNGV ngành ATTT
Giải pháp | Tính cần thiết | TB | Thứ bậc | ||||||
Rất cần thiết | Cần thiết | Không cần thiết | |||||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Nâng cao nhận thức của lãnh đạo và giảng viên ngành ATTT | 163 | 85,50 | 27 | 14,20 | 0 | 0,00 | 2,86 | 2 |
2 | Khung năng lực nghề nghiệp ĐNGV ngành ATTT | 155 | 81,57 | 35 | 18,43 | 0 | 0,00 | 2,82 | 5 |
3 | Quy hoạch phát triển ĐNGV ngành ATTT theo khung năng lực nghề nghiệp | 150 | 78.94 | 40 | 21.06 | 0 | 0,00 | 2.78 | 7 |
4 | Tuyển dụng, sử dụng ĐNGV ngành ATTT theo khung năng lực nghề nghiệp | 161 | 84,73 | 29 | 15,27 | 0 | 0,00 | 2,85 | 3 |
5 | Kiểm tra, đ nh giá ĐNGV ngành ATTT ở theo khung năng lực nghề nghiệp | 158 | 83,15 | 32 | 16,85 | 0 | 0,00 | 2,83 | 4 |
6 | ĐT-BD ĐNGV ngành ATTT theo khung năng lực nghề nghiệp | 164 | 86,31 | 36 | 18,96 | 0 | 0,00 | 2,92 | 1 |
7 | Chính sách đãi ngộ, kiến tạo môi trường làm việc tạo động lực phát triển ĐNGV ngành ATTT | 152 | 80,00 | 38 | 20,00 | 0 | 0,00 | 2,80 | 6 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tuyển Dụng, Sử Dụng Đội Ngũ Giảng Viên Ngành An Toàn Thông Tin Ở Các Trường Đại Học Khối Quốc Phòng An Ninh
- Đánh Giá, Xếp Loại Đội Ngũ Giảng Viên Ngành An Toàn Thông Tin Theo Khung Năng Lực Nghề Nghiệp
- Phát triển đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối Quốc phòng an ninh trong bối cảnh hiện nay - 21
- Khảo Nghiệm Về Tính Khả Thi Của Các Giải Pháp Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên
- Kết Quả Khảo Sát Năng Lực Giảng Dạy Của Giảng Viên Sau Khi Tham Gia Khóa Đào Tạo - Bồi Dưỡng
- Đối Với Giảng Viên Ngành Attt Ở Các Trường Đại Học Khối Qpan.
Xem toàn bộ 253 trang tài liệu này.
Kết quả hiển thị ở bảng 3.2 trên cho thấy, nhìn chung cả 7 giải pháp đã đề xuất đều được các chuyên gia, cán bộ quản lý, giảng viên ở các trường đại học khối QPAN được giao đào tạo trọng điểm ATTT đều cho rằng rất cần thiết và cần thiết. Trong đó:
Giải pháp 6: “Đào tạo-bồi dưỡng đội ngũ giảng viên ngành ATTT theo khung năng lực nghề nghiệp”, xếp thứ 1 với ĐTB = 2,92. Với 86.31% ý kiến cho rằng rất cần thiết. Giải pháp xếp thứ 2 về mức độ cần thiết “ Nâng cao nhận thức của lãnh đạo và giảng viên ngành ATTT về phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT” với ĐTB = 2,86. Giải pháp xếp thứ 3 về mức độ cần thiết “Tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN theo khung năng lực nghề nghiệp” với ĐTB = 2,85.
Có 2 giải pháp xếp cuối cùng về mức độ cần thiết “Chính sách đãi ngộ, kiến tạo môi trường làm việc tạo động lực phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT” và giải pháp “Quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT theo khung năng lực nghề nghiệp” với ĐTB lần lượt là 2,80 và 2.78. Như vậy, dù 2 giải pháp này có thứ bậc thấp nhưng đều có ĐTB rất cao.
Các giải pháp mà nghiên cứu sinh đưa ra đều được đ nh giá cao về mức độ cần thiết, điều này phản ánh yêu cầu đổi mới các hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN trong bối cảnh hiện nay phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, xu hướng phát triển của các trường đại học khối QPAN theo xu thế phát triển của thế giới, yêu cầu của lĩnh vực QPAN và KTXH và đặc biệt là của các trường đại học khối QPAN.
3.3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi
Cùng với khảo nghiệm mức độ cấp thiết, nghiên cứu sinh đã tiến hành khảo nghiệm mức độ khả thi của các giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN với ba mức độ: 1- Không khả thi; 2- Khả thi; 3- Rất khả thi.