Chùa Bích Động được xây dựng theo kiểu chữ "Tam" Hán tự, ba toà không liền nhau, tam cấp dọc theo sườn núi, dựa vào thế núi từ thấp lên cao thành 3 ngôi chùa riêng biệt: chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Điều độc đáo của chùa Bích Động là núi, động và chùa bổ sung cho nhau, lại ẩn hiện giữa những cây đại thụ xanh biếc, làm cho chùa hoà nhập với cảnh trí thiên nhiên ngoại mục. Toàn cảnh như một bức tranh núi rừng hùng tráng, dát lên một phù điêu gồm 3 ngôi chùa cổ kính, mái ngói rêu phong, chùa lại được xây trên sườn núi cao, dưới gầm lại có động Xuyên Thuỷ.
Chùa Bích Động là một dáng nét văn hóa mang tính dân tộc cao, chiếm một vị trí khá quan trọng trong di sản văn hóa Hoa Lư. Từ chùa, phóng tầm mắt ra xa, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh sắc thanh bình, yên ả của làng quê, thấy được nét đẹp mà thiên nhiên ưu ái cho đất và người Ninh Bình.
Nhà thờ đá Phát Diệm (thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn).
Nhà thờ đá Phát Diệm được xây dựng chủ yếu bằng đá trong 24 năm, từ năm 1875 đến năm 1898. Phát Diệm có nghĩa là phát sinh ra cái đẹp, tên Phát Diệm do Nguyễn Công Trứ đặt. Nhà thờ được xây dựng toàn bằng đá và gỗ. Nét độc đáo của công trình này ở chỗ: mặc dù là nhà thờ Công giáo nhưng được mô phỏng theo những nét kiến trúc đình chùa truyền thống của Việt Nam Nhà thờ được xây dựng với trình độ kỹ thuật và điều kiện giao thông của những năm cuối thế kỷ 19 thì chỉ việc vận chuyển hàng nghìn tấn đá, hàng trăm cây gỗ lim về tới Phát Diệm để xây nhà thờ cũng là một kỳ công. Đây là một quần thể kiến trúc gồm có: Ao hồ, Phương Đình, Nhà thờ lớn với bốn nhà thờ cạnh ở hai bên, ba hang đá nhân tạo, nhà thờ đá nằm trên diện tích khoảng 22ha.
Có thể nói, quần thể kiến trúc Phát Diệm là sự giao thoa, sự kết hợp hài hoà, tinh tế của lối kiến trúc nhà thờ phương Tây và kiến trúc truyền thống phương Đông. Nhà thờ Phát Diệm còn là điểm tham quan du lịch hấp dẫn của du khách trong nước và quốc tế, là điểm nhấn trong bức tranh toàn cảnh về di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của quê hương Ninh Bình.
* Nhóm các lễ hội.
Lễ hội đền Đinh - Lê (lễ hội Trường Yên): Hội được tổ chức vào ngày mồng 10 đến 13 tháng 3 âm lịch hàng năm tại xã Trường Yên, Huyện Hoa Lư (Cố đô Hoa Lư) để tưởng nhớ công đức vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành, bao gồm hai phần lễ và hội.
Phần Lễ: Mở đầu phần Lễ là lễ rước nước ở bến Trường Yên (sông Hoàng Long) được tổ chức nghiêm trang. Đi lấy nước thánh là tưởng nhớ người xưa, nhưng cũng là cầu mong mưa thuận gió hòa để nhân dân làm ăn thịnh vượng. Sau lễ rước nước là đến phần tế. Tế là nghi lễ quan trọng của lễ, được tổ chức về ban đêm ở hai đền Đinh và Lê. Đèn đuốc ở đây rực sáng suốt từ chập tối cho đến đêm khuya.
Có thể bạn quan tâm!
- Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch 1992 - 2008 - 2
- Những Lợi Thế Và Tiềm Năng Phát Triển Tài Nguyên Du Lịch Của Tỉnh Ninh Bình
- Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch 1992 - 2008 - 4
- Thực Trạng Ngành Kinh Tế Du Lịch Ninh Bình Trước Những Năm Tái Lập Tỉnh (1976 - 1992)
- Quá Trình Lãnh Đạo Phát Triển Ngành Kinh Tế Du Lịch Của Đảng Bộ Tỉnh Ninh Bình Từ (1992 - 2008)
- Tổng Hợp Các Nguồn Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ 2001 - 2006
Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.
Phần Hội: gồm nhiều trò như cờ lau tập trận, kéo chữ. Trò cờ lau tập tổ chức để tưởng nhớ vua Đinh ngày xưa tập trận cờ lau để tiến lên dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước. Sau đó, đến trò kéo chữ “Thái bình”, thể hiện niềm mong ước nền thái bình muôn thuở của nhân dân. Ngoài ra, hội còn tổ chức nhiều trò như: thi vật, thi bơi chải… để tưởng nhớ khi xưa vua Đinh tuyển quân bộ, luyện tập quân thủy và thi thổi nấu cơm. Người dự thi thổi cơm được cấp cho nồi gạo, nhưng phải lấy từ cây lau tươi làm củi, tiện thân lau thành từng khẩu như mía, nhai nhả bã thổi cơm. Ngày hội là những ngày vui, nhộn nhịp, sôi động, thể hiện tình thần thượng võ, mang tính nhân văn, giàu bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
Lễ hội chùa Bái Đính: được tổ chức vào ngày mồng 6 tháng Giêng hàng năm tại thôn Sinh Dược xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn. Lễ hội trước kia chỉ kéo dài đến 1 tuần, nay với sự quan tâm đầu tư cả nhà nước, khu chùa được mở rộng trở thành khu văn hóa tâm linh tầm cỡ, to đẹp và nổi tiếng, nên lễ hội chùa Bái Đính sẽ diễn ra trong suốt mùa xuân. Cũng như các lễ hội khác, lễ hội chùa Bái Đính gồm có hai phần là phần lễ và phần hội.
Phần Lễ ở chùa Bái Đính diễn ra tương đối trang trọng vì ở đây không chỉ thờ các vị Sơn thần, Phật tổ, Bà chúa Thượng ngàn mà còn gắn với nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc với các danh nhân đức Thánh Nguyễn, Quang
Trung, Đinh Bộ Lĩnh. Vì vậy, phần lễ gồm tổng hòa hệ thống tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam, có sự sùng bái tự nhiên, có Đạo, có Phật và có cả Nho.
Phần Hội kéo dài từ 3 đến 5 ngày, tổ chức các trò chơi dân gian như: đánh cờ, đấu vật, ném còn, đánh bài, kéo co, thi hát diễn ra khá nhộn nhịp đông vui.
Du khách đến lễ hội chùa Bái Đính sẽ cảm nhận được tình yêu thiên nhiên trong ngày hội lịch sử để từ đó hướng về quá khứ dựng nước của cha ông ở một làng quê chiêm trũng. Các hoạt động trong những ngày lễ hội diễn ra sôi nổi với đấu vật, ném còn, đánh bài, kéo co, các trò chơi dân gian ngày Tết được đông đảo du khách hưởng ứng, diễn ra nhộn nhịp, sôi nổi. Chùa Bái Đính là một trong những di sản văn hoá quốc gia có giá trị về mặt lịch sử, tâm linh và danh thắng. Du khách đến lễ hội chùa Bái Đính còn cảm nhận được tình yêu thiên nhiên trong ngày hội lịch sử để từ đó hướng về quá khứ dựng nước của cha ông.
Đến với Ninh Bình, ngoài việc được chiêm ngưỡng phong cảnh tuyệt đẹp mà thiên nhiên ban tặng, du khách còn được tham gia những lễ hội dân gian đậm đà bản sắc dân tộc. Các lễ hội văn hóa ở Ninh Bình chủ yếu diễn ra ở mùa xuân, trừ số ít các lễ hội tưởng niệm ngày mất của các vị danh nhân. Đây cũng là dịp diễn ra các sinh hoạt văn hoá mang đậm phong tục tập quán của người dân Ninh Bình.
1.2.2.3. Các làng nghề truyền thống
Chạm khắc đá Ninh Vân: Nói đến xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, nhân dân cả nước đều biết đến nghề cổ truyền chạm khắc đá. Nghề chạm khắc đá ở đây có từ rất lâu đời, qua đôi bàn tay của biết bao thế hệ, cùng với những biến cải thăng trầm của lịch sử. Từ những hòn đá sù sì, qua bàn tay của người thợ đã thành những tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo. Sản phẩm đá gồm các loại: tượng, chim thú, bể cảnh, bia, thống, chậu hoa, bàn, ghế, sập, hương án, ngai, cầu, cổng, ngưỡng cửa, xà nhà. Ngoài ra còn có các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và những đồ vật bằng đá như: bộ ấm trà, gạt tàn thuốc lá, ấm, khóm trúc, bé cưỡi trâu, đĩa, bát, tranh ảnh... Tất cả đều được chạm khắc tinh tế, sống động, đường nét tao nhã, uyển chuyển, mềm mại, bởi đôi bàn tay và khối óc của các nghệ nhân. Nghề chạm khắc đá đã khảng định tài năng và sức lao động sáng tạo của người thợ Ninh Bình.
Thêu ren Ninh Hải: Tương truyền, nghề này đến nay đã có trên 700 năm. Hiện nay ở Ninh Hải, gia đình nào cũng có nhiều loại khung thêu. Bằng những sợi chỉ mảnh mai, cùng những miếng vải rộng, hẹp, đủ mọi màu sắc, với đôi bàn tay khéo léo, người thêu ren đã tạo nên những tác phẩm nghệ thuật. Đường nét thêu ren rất tinh xảo, uyển chuyển, mềm mại, thanh tú, nhưng lại sống động, mịn màng như những nét vẽ. Sản phẩm thêu ren rất phong phú: ga trải giường, rèm cửa, gối, khăn ăn, khăn tay, khăn bàn, tranh, ảnh... Sản phẩm làm ra rất có hồn, thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng và du khách khi đến với Ninh Bình.
Mỹ nghệ cói Kim Sơn: Cây cói xuất hiện ở Kim Sơn mới gần 2 thế kỷ nhưng đã có một vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế của huyện. Khi nói đến nghề mỹ nghệ cói ở Kim Sơn phải nói đến nghề dệt chiếu. Dệt chiếu là cả một quá trình lao động sáng tạo, vất vả, thận trọng từ khâu chọn cói, phơi cói, nhuộm cói sao cho đỏ tươi và bền mầu, sợi đay dệt phải nhỏ và bền, đến khâu đan dệt cải hoa của chiếu. Ngoài ra người dân Kim Sơn còn dùng cây cói làm nhiều sản phẩm như: thảm, làn, khay, hộp, đĩa, cốc, tách, túi xách, mũ... Khi du khách đến Ninh Bình sẽ có nhiều sự lựa chọn các sản phẩm làm từ cói để lưu giữ kỷ niệm của chuyến du lịch và tặng bạn bè người thân.
Các nghề truyền thống ở Ninh Bình đã hình thành, lưu tồn cùng với các thế hệ qua nhiều thế kỷ, xưa nay được nhân dân coi là thành phần kinh tế - xã hội quan trọng. Các sản phẩm từ nghề truyền thống ở Ninh Bình đã và đang đáp ứng nhu cầu ngày càng nhiều của du khách khi đến với Ninh Bình.
1.2.2.4. Món ăn đặc sản Ninh Bình
Tái dê Hoa Lư: Huyện Hoa Lư có nhiều những dãy núi đá vôi nên nghề nuôi dê ở Hoa Lư rất phát triển. Người ta bắt dê núi về làm lông, thui vàng, mổ ra ướp với lá hương nhu hoặc lá cúc tần hơn chục phút, rồi lọc lấy thịt (để cả da) đem nhúng vào nước sôi cho chín tái, sau đó thái nhỏ, mỏng đều. Lấy vừng đã rang giã dập, sả thái nhỏ, lá chanh, gừng, ớt tươi thái nhỏ, nước chanh, bột ngọt đổ vào thịt dê tái đã thái, tất cả trộn đều là thành tái dê. Tái dê Hoa Lư đã trở thành đặc sản của Ninh Bình.
Loại đặc sản ẩm thực này phát triển khá mạnh ở Ninh Bình và là một trong những đặc sản tiêu biểu của địa phương. Ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hạ Long, Đồng Nai cũng có nhiều các nhà hàng chuyên kinh doanh đặc sản với thương hiệu “dê núi Ninh Bình”.
Nhất hưởng thiên kim (cơm cháy): Cơm cháy được làm từ cơm đã nấu chín, dàn mỏng ra thành hình tròn, để cho nguội và khô, rồi bỏ vào chảo dầu rán cho đến khi giòn vàng lấy ra bẻ thành từng tảng nhỏ để vào bát to. Thịt bò thăn thái lát, tim cật lợn thái mỏng, ướp gia vị cùng với cà chua, cà rốt, hành tây, nấm hương trộn đều, xào cho chín, rồi đổ vào bát cơm cháy. Cơm cháy kêu xèo xèo, bốc khói, toả mùi thơm. Cơm cháy ngon có màu vàng nhạt, đều hạt, giòn mà vẫn dẻo, vị thơm cốm mới. Không là món đặc sản, món cơm cháy vì thế còn được xem như quà quý của cho du khách khi tới tham quan du lịch ở Ninh Bình.
Nem Yên Mạc (Yên Mô): Nem chua Yên Mạc (nem tiến Vua) có từ lâu lắm rồi, nhưng hiện nay ở Yên Mạc số người làm được loại nem đặc biệt này không nhiều, bởi ngoài bí quyết nhà nghề đòi hỏi phải có niềm đam mê, yêu nghề. Quy trình chế biến phải tuân thủ nghiêm ngặt: nem làm ra bảo đảm phải sạch, thơm ngon, mầu sắc tươi, sợi thái phải đều, để hàng tuần vẫn không bị biến chất. Nem Yên Mạc sau thời gian ủ men là ăn được ngay, để từ 5 đến 7 ngày mở ra sắc vẫn hồng, hương vị thơm và ngọt.
Rượu Lai Thành: Lai Thành là miền quê nằm ở cực Nam huyện Kim Sơn, có nhiều đặc sản như gạo tám xoan, dự hương, nếp mùa, nếp hoa cau, chiếu cải... Chính những thứ gạo ngon đó đã làm nên một loại rượu nổi tiếng Lai Thành.
Hàng năm, người dân Lai Thành đều trồng loại lúa nếp cái hoa vàng truyền thống. Khi chưng cất hơi rượu bốc lên, ngửi đã thấy thơm, thấy say. Chưng cất xong ta được thứ rượu không có màu, gọi là rược trắng, thường gọi là rượu ngang Lai Thành hay rượu đế Lai Thành. Để có một loại men quý họ còn dùng cả một vài thứ dược liệu có tác dụng lưu thông khí huyết, diệt khuẩn, nên rượu Lai Thành càng để lâu uống càng ngon, càng thấm.
Rượu cần Nho Quan: Rượu cần là loại rượu không qua chưng cất lửa. Người ta dùng gạo nếp xay (gạo nứt) nấu thành cơm trộn đều với men đem ủ vào
trong ang hoặc vỏ sành từ 3 tháng trở lên mới được uống. Khi sắp uống, đem đổ nước vào ang. Nước đầu bao giờ cũng ngon và ngọt, đổ nước tiếp, rượu sẽ nhạt dần. Uống rượu cần không dùng chén, mà phải có các cần rượu làm bằng thân các cây trúc được thông rỗng bên trong cắm vào ang rượu. Ninh Bình là một trong những tỉnh nằm ở vùng duyên hải thuộc châu thổ sông Hồng, có những nét đặc thù riêng của nền văn minh lúa nước, của văn hoá sông Hồng, trong đó có văn hoá ẩm thực. Và ở mỗi vùng miền trên dải đất này lại có những món đặc sản riêng.
Có thể nói, trên phạm vi cả nước, ít có địa phương nào có được những lợi thế về du lịch như Ninh Bình. Với vị trí địa lý thuận lợi và giàu tiềm năng tài nguyên du lịch, cùng với những chính sách phù hợp với cơ chế mở cửa, hội nhập, tiềm năng du lịch Ninh Bình đang được đánh thức để trở thành nguồn lực quan trọng cho sự phát triển trong thời kỳ mới, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh và sự phát triển du lịch của cả nước. Trong chương này tác giả đã tập trung trình bày ngắn gọn về vị trí, vai trò của ngành du lịch và tác động của nó trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Nếu không nhận thức rõ về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của du lịch sẽ dẫn đến tình trạng đặt sai vị trí mà ngành du lịch cần có, không phát huy hết thế mạnh và tiềm năng mà nó đem lại. Tiềm năng du lịch của Ninh Bình là rất lớn nhưng khai thác nó như thế nào thật sự hiệu quả thì cần có những định hướng chiến lược lâu dài, đúng đắn và phù hợp mới tạo nên những sản phẩm du lịch bền vững, đa dạng, phong phú, đáp ứng mọi nhu cầu cầu của du khách. Để làm được điều này nó đòi hỏi nhiều yếu tố nhưng trong đó vai trò của Đảng bộ trong việc đề ra đường lối, chính sách, chỉ đạo thực hiện và tạo điều kiện cho du lịch phát triển bền vững.
Chương 2
CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO TỔ CHỨC THỰC HIỆN
PHÁT TRIỂN NGÀNH KINH TẾ DU LỊCH NINH BÌNH (1992 - 2008)
2.1. Đường lối chính sách phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2008)
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng. Trong các năm qua, ngành du lịch đã có bước phát triển nhanh chóng, góp phần tích cực vào quá trình đổi mới kinh tế. Chính vì thế đường lối, chính sách phát triển du lịch là một bộ phận trong tổng thể kế hoạch phát triển kinh tế của một quốc gia. Chính sách phát triển du lịch thể hiện ở việc xác định vai trò - vị trí của ngành du lịch trong tổng thể cơ cấu các ngành của nền kinh tế xã hội; thể hiện qua phương hướng, mục tiêu, chiến lược phát triển và các biện pháp cụ thể tương ứng với mục tiêu, chiến lược để phát triển du lịch Việt Nam.
Đại hội lần thứ VI (12 - 1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam đánh dấu một bước ngoặt lớn trong định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong giai đoạn mới. Đại hội đã đánh dấu bước chuyển hướng mang ý nghĩa khởi đầu, mang tính chất quyết định đối với sự hình thành mô hình kinh tế phù hợp với quy luật vận động và thực tiễn khách quan của đất nước. Nhiều lĩnh vực kinh tế đã được nhìn nhận, đánh giá khác trước trong định hướng chiến lược của Đảng. Đại hội đã nêu lên phương hướng “mở mang ngành nghề tại chỗ để thu hút số lao động thừa và mới tăng, đi đôi vơi phân bố lao động trên các địa bàn khác, vừa nhằm vào lĩnh vực nông nghiệp, vừa phát triển thủ công nghiệp, tiểu công nghiệp, dịch vụ” [10, tr.88]. Đảng cũng chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, coi trọng và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các hoạt động thu ngoại tệ như du lịch, kiều hối… xóa bỏ ngay những chế độ, thể lệ, thủ tục phiền hà đang làm hạn chế những hoạt động này. Bên cạnh đó những ngành như giao thông vận tải, bưu điện, ngân hàng cũng được Nhà nước ưu tiên phát triển nên bước đầu cũng đã hỗ trợ cho ngành du lịch phát triển thuận lợi hơn.
Chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập đã tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển. Đảng và Nhà nước đã có sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo xuyên suốt đối với sự nghiệp phát triển du lịch. Thực hiện chủ trương đổi mới kinh tế, ngày 11-04-1987 Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị quyết số 63/HĐBT với nội dung: nhanh chóng chấn chỉnh hệ thống quản lý du lịch từ Trung ương xuống địa phương theo hướng xóa bỏ tập trung quan liêu bao cấp, chuyển hẳn sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa; phân biệt rõ chức năng quản lý Nhà nước của Tổng cục Du lịch với quyền tự chủ kinh doanh của các tổ chức kinh doanh du lịch.
Tốc độ phát triển du lịch trên thế giới đã có ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động du lịch ở Việt Nam. Việc khai thác tài nguyên du lịch vốn khá phong phú và da dạng ngày càng trở nên cấp thiết hơn nhằm đáp ứng sự phát triển kinh tế xã hội đất nước. Chính vì vậy, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (06 - 1991) Đảng và Nhà nước ta đã xác định: Khai thác sự hấp dẫn của thiên nhiên, di sản văn hóa phong phú và các lợi thế khác của đất nước, mở rộng hợp tác với nước ngoài để phát triển mạnh du lịch” [11, tr.350]. Vì vậy, nên từ sau Đại hội Đảng lần thứ VII, ngành du lịch nước ta đã có những thay đổi nhanh chóng. Các công ty du lịch lớn được thành lập cùng với sự ra đời của các Sở du lịch hoặc Sở thương mại - du lịch tại các địa phương. Ngành du lịch đã dần dần có vị thế của mình trong nền kinh tế đất nước.
Nhằm thực hiện chủ trương của Đảng và tạo điều kiện cho du lịch phát triển, chính phủ đã ra Nghị quyết “về đổi mới quản lý và phát triển ngành du lịch” số 45/CP ngày 22-06-1993. Nghị quyết 45/CP đã khảng định du lịch là một ngành kinh tế mang tính tổng hợp, có tác dụng góp phần tích cực thực hiện chính sách mở cửa; thúc đẩy đổi mới và phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, tạo công ăn việc làm, mở rộng giao lưu văn hóa xã hóa giữa các vùng trong nước, giữa nước ta và nước khác, tạo điều kiện tăng cường hữu nghị, hòa bình và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc. Chỉ thị 46/CT ngày 14-10-1994 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng “Về lãnh đạo đổi mới và phát triển du lịch trong tình hình mới” đã nêu rõ: Phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước nhằm góp phần thực