đa đối với người lao động. Nghị định được ban hành đã tạo điều kiện để các tổ chức KH-CN được chủ động sử dụng biên chế được cấp có thẩm quyền giao, sắp xếp và quản lý lao động phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.
Pháp lệnh cán bộ, công chức sửa đổi và Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10-10-2003 của Chính phủ quy định chế độ tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước đã tăng quyền tự chủ cho các tổ chức KH-CN trong tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ KH-CN. Theo đó, cán bộ KH-CN làm việc trong các cơ quan nghiên cứu triển khai không quản lý như đối với công chức hành chính nhà nước, từng bước thực hiện chế độ hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động đối với cán bộ KH-CN; tăng quyền tự chủ của các tổ chức KH-CN trong quản lý nhân lực của mình: Thủ trưởng tổ chức KH-CN được chủ động quyết định về tuyển dụng, đào tạo, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đãi ngộ ... đối với cán bộ, nhân viên của mình. Các tổ chức có quyền điều chỉnh lại quan hệ quản lý nhân lực: Áp dụng phương thức hợp đổng lao động, thực hiện thi tuyển hoặc xét tuyển có ưu tiên những người có học vị tiến sỹ, thạc sỹ, sinh viên tốt nghiệp loại giỏi. Các tổ chức KH-CN được chủ động hơn trong công tác tuyển dụng, cán bộ được lưu chuyển linh hoạt.
Đề án Đổi mới cơ chế quản lý KH-CN ban hành kèm theo Quyết định số 171/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đề xuất các tổ chức KH-CN công lập được mở rộng toàn diện trên các mặt hoạt động KH-CN, tài chính, quản lý nhân sự, hợp tác quốc tế. Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 5 - 9 - 2005 của Chính phủ Quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập, quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tài chính và tài sản, tổ chức và biên chế của tổ chức KH-CN công lập. Người đứng đầu các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, dịch vụ KH-CN được quyền quyết định bổ nhiệm và miễn nhiệm cán bộ lãnh đạo các đơn vị trực thuộc; quyết định tổng số biên chế hàng năm và sắp xếp, bố trí, sử dụng cán bộ, viên chức của đơn vị.
Để nâng cao hiệu quả đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 122 /2003/NĐ-CP ngày 22- 10-2003, về thành lập Quỹ phát triển khoa học VCI công nghệ quốc gia (viết tắt tên giao dịch quốc tế là NAFOSTED). Quỹ hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, nhằm tài trợ, cho vay để các tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Vốn của quỹ được hình thành từ nhiều nguồn: vốn của Nhà nước; đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Quán triệt quan điểm phát triển văn hóa là nền tảng, trong lãnh đạo thực hiện CNH, HĐH, nhiều cấp ủy đảng và chính-quyền đã nhận thức rò hơn vai trò và vị trí của văn hóa, văn nghệ trong sự nghiệp đổi mới, tạo không khí dân chủ, cởi mở, quan tâm các ý kiến của văn nghệ sỹ, khuyến khích giúp đỡ các hoạt động sáng tạo. Đã cô gắng giải quyết một bước cơ sở vật chất kỹ thuật cho các hoạt động văn hóa, văn nghệ và một số chính sách đối với văn nghệ sỹ, cán bộ văn hóa.
Thực hiện quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng ĐNTT, nhiều bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương đề ra những cách thức riêng về quy hoạch, phát triển nguồn nhân lực, về đào tạo, bổi dưỡng, thu hút, sử dụng, đãi ngộ trí thức, khuyến khích tài năng. Như chính sách hỗ trợ kinh phí cho cán bộ đi học nâng cao trình độ, hỗ trợ đời sống cho trí thức có trình độ cao khi đến địa phương nhận công tác và sinh sống,...
Mặc dù đã có những chuyển biến rất đáng kể trong chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về tài chính đối với trí thức, nhưng việc tiếp cận với các nguồn vốn cho các lĩnh vực hoạt động sáng tạo, chính sách tiền lương vẫn còn nhiều bất hợp lý.
Tiền lương không đảm bảo bù hao phí lao động và nhu cầu sống tối thiểu, khiến trí thức phải phân tâm và tạo ra hiện tượng khá phổ biến trong các cơ quan, đơn vị là "chảy ngầm chất xám" (người thuộc biên chế cơ quan nhưng thực tế lại
Có thể bạn quan tâm!
- Chính sách đào tạo và sử dụng trí thức Việt Nam trong thời kỳ đổi mới 1986 - 2008 - 11
- Xây Dựng Đội Ngũ Trí Thức Đáp Ứng Yêu Cầu Đẩy Mạnh Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại Hóa Đất Nước
- Chủ Trương Của Đảng, Nhà Nước Về Đổi Mới Chính Sách Đối Với Trí Thức Từng Bước Được Cụ Thể Hoá, Pháp Chế Hóa
- Vấn Đề Sử Dụng Đội Ngũ Trí Thức Phục Vụ Sự Nghiệp Cnh – Hđh Đất Nước
- Chính sách đào tạo và sử dụng trí thức Việt Nam trong thời kỳ đổi mới 1986 - 2008 - 16
- Quan Điểm, Chủ Trương Về Đào Tạo Đội Ngũ Trí Thức Có Bước Phát Triển Mới
Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.
làm việc của cơ quan ít hơn công việc khác hoặc làm những việc ít thuộc về chức năng của cơ quan). Chính sách tiền lương còn mang nặng tính bao cấp và bình quân chủ nghĩa, cứ 3 năm tăng một bậc lương; chủ yếu dựa trên bằng cấp chuyên môn và nghề nghiệp đào tạo, chưa gắn nhiều với công việc họ phải đảm nhiệm và mức độ hoàn thành công việc đó. Những chính sách này đã không tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh trong công việc, trong nghiên cứu, sáng tạo nên chưa tạo được động lực cho ĐNTT đem hết tài năng của mình cống hiến cho đất nước.
Hoạt động khoa học và công nghệ gắn bó hơn với nhu cầu phát triển kỉnh tể- xã hội, thích nghi dần với cơ chế thị trường
Triển khai thực hiện NQTƯ 2 (Khoá VIII) về khoa học và công nghệ, công tác xây dựng nguồn nhân lực KH-CN và đầu tư cho các hoạt động KH- CN được các cấp, các ngành quan tâm hơn. Khoa học xã hội và nhân văn đã có đóng góp quan trọng trong việc khẳng định chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần làm cho con đường đi lên CNXH ở nước ta ngày càng sáng tỏ.
Các chương trình KH-CN cấp nhà nước, cấp bộ, cấp viện và các dự án điều tra cơ bản KT-XH, văn hóa đã góp phần tích cực vào việc xây dựng luận cứ khoa học và các kiến nghị phục vụ cho việc hoạch định chính sách của Đảng, trọng tâm là vấn đề xây dựng Nhà nước, tổ chức bộ máy và cán bộ, những vấn đề phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta.
Nhìn chung, các ngành kinh tế đã chú trọng ứng dụng tiến bộ khoa học, đổi mới công nghệ. Một số ngành đã sớm ứng dụng công nghệ hiện đại, có hiệu quả rò rệt. Trình độ công nghệ trong một số ngành được nâng lên đáng kể. Nhờ vậy, đã có một số mặt hàng xuất khẩu có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
3.2.3. Công tác vận động trí thức của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể được chú trọng
Trước yêu cầu của công tác vận động, tập hợp ĐNTT trong sự nghiệp CNH, HĐH, ngày 11-11-1998, Bộ Chính trị ra Chỉ thị 45-CT/TW, về đẩy mạnh hoạt động của Liên hiệp các hội KH-KT Việt Nam. Thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị, các cấp, các ngành đã nâng cao một bước nhận thức về vai trò của ĐNTT và quan tâm xây dựng các hội trí thức. Nhiều tỉnh ủy, thành ủy đã ra nghị quyết, chỉ thị các cấp, các ngành, các địa phương đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động của Liên hiệp hội địa phương; quan tâm chỉ đạo các liên hiệp hội địa phương xây dựng, củng cố tổ chức và phát huy vai trò của các tổ chức trong công tác phản biện, đóng góp ý kiến vào các chương trình, dự án phát triển KT-XH. Đặc biệt, ủy ban nhân dân tỉnh Đà Nẵng (nay là thành phố Đà Nẵng), đã ban hành ―Quy chế tổ chức và hoạt động của Liên hiệp hội Đà Nẵng‖.
Các Liên hiệp hội, các hội trí thức tiếp tục kiện toàn tổ chức và chuyển hướng hoạt động gắn với các phong trào thi đua yêu nước, phát huy vai trò đội ngũ lao động trí óc tham gia nghiên cứu và triển khai các chương trình, dự án KT-XH; đóng góp ý kiến để hoàn chỉnh, bổ sung các chủ trương của Đảng, chính sách, chương trình của Nhà nước về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, các vấn đề xã hội.
Các hội phát triển, tập hợp ngày càng đổng đảo trí thức tham gia, song việc sử dụng chất xám, ứng dụng hiệu quả những công trình khoa học còn nhiều hạn chế; việc đầu tư trang thiết bị, vốn ngân sách cho hoạt động khoa học, nghệ thuật chưa được đáp ứng.
Thực hiện đường lối đổi mới, môi trường thông tin ngày càng mở rộng, không khí sinh hoạt khoa học, nghiệp vụ sôi động hơn, dân chủ hơn, làm cho nhiều trí thức giải tỏa mặc cảm, phát huy lòng yêu nước trong lao động khoa học và sáng tạo. Việc thực hiện chính sách về GD-ĐT và KH-CN càng củng cố lòng tin của trí thức.
Việc Nhà nước thực hiện chính sách tiền lương và chế độ làm việc 40 giờ, chính sách ưu đãi với trí thức, văn nghệ sỹ có nhiều cống hiến, trí thức đến tuổi nghỉ hưu đã có tác dụng động viên đối với ĐNTT.
Liên hiệp các hội KH-KT tiếp tục tăng cường xây dựng, củng cố về tổ chức, tập hợp, đoàn kết rộng rãi trí thức KH-CN để thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhằm góp phần ổn định xã hội, thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Năm 1996, số lượng các hội KH- KT chuyên ngành ở Trung ương là thành viên của Liên hiệp các Hội KH-KT đã lên tới 39 và 7.648 chi hội, với 496.994 hội viên. Ngày càng nhiều hội trí thức có các hội viên danh dự hoặc hội viên tán trợ. Đặc biệt, Hội Xây dựng còn có 130 hội viên tập thể là xí nghiệp, công trường.
Năm 1998, số hội chuyên ngành Trung ương thuộc Liên hiệp các hội KH-KT đã tăng lên 40 và Liên hiệp hội địa phương là 22 [98].
Năm 1999, ở Trung ương có tổng số 42 hội ngành với 931.664 hội viên; có 516 chi hội trực thuộc. Riêng Tổng hội Y - Dược học Việt Nam có 337 hội và chi hội. Hội Y học cổ truyền có 61 chi hội, đã phát triển đến huyện, xã. Trong năm 1999, nhiều Liên hiệp hội tỉnh, thành phố đã phát triển thêm hội, chi hội thành viên: Khánh Hòa 4; Phú Yên 4; Cà Mau 6; Liên hiệp hội Hà Nội chủ trương tổ chức hội đến phường, xã...
Các hội thành viên Liên hiệp các hội KH-KT có trên 300 tổ chức KH- CN, không bao gồm các câu lạc bộ, báo, tạp chí [182].
Đến 2000, cả nước có 202 hội quần chúng được phép thành lập và hoạt động với tư cách hội quốc gia. Trong đó, Liên hiệp các hội KH-KT có 47 hội thành viên ở Trung ương và 28 Liên hiệp các hội KH-KT tỉnh, thành phố.
Liên hiệp các Hội VH-NT phát triển mạnh, trở thành một tổ chức mặt trận văn nghệ, năm 2000 có 10 hội chuyên ngành và 60 hội vẫn nghệ ở 60 tỉnh thành trong cả nước.
Các hội trí thức phát triển mạnh, được tạo điều kiện hoạt động đã đáp ứng nhu cầu trao đổi nghề nghiệp, giúp đỡ nhau trong lao động, nghiên cứu, tiếp cận với nhu cầu của xã hội.
Được sự tạo điều kiện của các cấp, các ngành, Liên hiệp các hội KH-KT, Liên hiệp các Hội VH-NT và nhiều hội chuyên ngành KHXH, KHTN, VH- NT hoạt động có hiệu quả, đã có những đóng góp tích cực vào đời sống chính trị, xã hội của đất nước, phát huy trí tuệ của trí thức trong việc tham gia chuẩn bị các văn kiện, nghị quyết của Đảng và Nhà nước. Một sô hội làm tốt vai trò tư vấn, đóng góp vào yêu cầu phản biện, giám định cho các chủ trương, các chương trình, các công trình quan trọng, đặc biệt là trong việc tư vấn, phản biện, giám định xã hội về KH-CN và KT-XH góp phần vào việc phổ biến kiến thức KH-KT, khuyên khích đưa nhanh các tiến bộ KH-CN vào sản xuất.
Hội sáng tác chuyên ngành và hội văn nghệ của các tỉnh, thành phố đã cố gắng phát huy tính chủ động, khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo của hội viên, bồi dưỡng tài năng mới, góp ý kiến với Đảng và Nhà nước về chính sách, biện pháp phát triển văn hóa, văn nghệ, bằng hoạt động thiết thực của giới mình góp phần giữ vững ổn định chính trị, đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới.
Tuy nhiên, ĐNTT văn nghệ sỹ chưa được huy động và tận dụng hết tiềm năng sáng tạo, tâm huyết cho công cuộc xây dựng và phát triển một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Còn ít những công trình vẫn hóa nghệ thuật tương xứng với tầm vóc và lịch sử hào hùng của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhất là lịch sử đất nước qua 20 năm đổi mới với những thành tựu có ý nghĩa lịch sử.
Thực hiện các chính sách về tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, mở rộng thồng tin cho các hoạt động sáng tạo; năng lực hoạt động của các tổ chức KH- CN đã được cải thiện đáng kể.
Kết cấu hạ tầng văn hóa - xã hội phát triển tạo điều kiện để trí thức tiếp cận thuận lợi với thành tựu của thế giới, giao lưu, học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, từ năm 1997, mạng Internet chính thức được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Đến 2005, Internet phát triển mạnh mẽ, số người sử dụng Internet chiếm khoảng 16,5% dân số, đạt mức cao ở khu vực Đông Nam Á. Internet trở thành công cụ có nhiều ưu thế trong việc tiếp nhận, chuyển tải nhanh, sinh động dung lượng thông tin lớn, phục vụ có hiệu quả hoạt động sáng tạo của trí thức. Đồng thời, trí thức Việt Nam có nhiều điều kiện để tiếp thu, học hỏi và ứng dụng những thành tựu mới trên nhiều lĩnh vực để phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH và bảo vệ đất nước.
Nhiều trang thiết bị hiện đại đã được cung cấp cho các phòng thí nghiêm để phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, nhiều thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học của các cơ sở KH-CN được trang bị thuộc thế hệ mới, trong đó có nhiều thiết bị lớn, hiện đại.
Từ cuối những năm 90 của thế kỷ XX, Trung tâm KHXH và nhân văn quốc gia đã được đầu tư xây dựng, nâng, cấp một số cơ sở làm việc, bổ sung trang bị thêm máy móc, phương tiện làm việc, thiết bị văn phòng. Một số đơn vị được trang bị ô tô để phục vụ công tác... Trung tâm trang bị hệ thống máy vi tính và đã nối mạng vi tính toàn trung tâm. Việc ứng dụng tin học trong các hoạt động khoa học được đẩy mạnh.
Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia (năm 2004 đổi tên thành Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) có 21 đơn vị sự nghiệp, nơi tập trung nhiều cán bộ nghiên cứu đầu ngành về các lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ, cán bộ có trình độ cao về nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ với đội ngũ trên 3.000 cán bộ cống chức viên chức, trong đó có trên
600 tiến sỹ, tiến sỹ khoa học, trên 200 giáo sư và phó giáo sư. Viện được Nhà nước đầu tư nhiều máy móc thiết bị hiện đại, xây dựng 4 phòng thí nghiêm trọng điểm cấp quốc gia về công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ tế bào và khoa học vật liệu ngang tầm với các phòng thí nghiệm hiện đại của các nước trong khu vực và quốc tế [273].
Liên hiệp các hội KH-KT đã có khoảng 2/3 các hội thành viên có trụ sở tương đối khang trang, đáp ứng các yêu cầu công tác. Nhìn chung, còn một số hội phải làm việc tại các địa điểm tạm thời hoặc chung trụ sở làm việc với các tổ chức khác. Nơi làm việc của nhiều hội còn thiếu thốn, chưa có các phương tiện làm việc, thiết bị văn phòng tối thiểu.
Cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội, chính sách đầu tư của Nhà nước cho KH-CN, văn hóa-giáo dục đã tạo điều kiện, môi trường để trí thức phát triển. Các cơ quan thống tấn, báo chí tăng nhanh cả về số lượng và loại hình. Đến 2005, cả nước có gần 620 cơ quan báo chí, hơn 800 ấn phẩm, sản phẩm báo chí: 172 báo, 448 tạp chí; 67 đài phát thanh, truyền hình (2 đài quốc gia), hơn 600 đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện. Đó là sự phát triển vượt bậc của báo chí nước ta trong công cuộc đổi mới đất nước. Báo điện từ ra đời và phát triển mạnh mẽ. Cả nước có 88 báo điện tử và khoảng 2.000 bản tin cùng hàng ngàn trang điện tử (website, weblog).
Chính sách đổi mới của Nhà nước đã có ảnh hưởng sâu rộng đến trí thức người Việt ở nước ngoài, các mối liên hệ của kiều bào với đất nước ngày càng được củng cố, trí thức Việt kiều đóng góp ngày một nhiều hơn cho sự nghiệp phát triển đất nước. Nhiều nhà khoa học đã trở về nước triển khai nghiên cứu một số sản phẩm công nghệ cao, như nghiên cứu và sản xuất than nano lỏng với nguyên liệu chính trong nước, chế tạo mực phun in màu chống thấm, triển khai công nghệ vi bọc ―than nano lỏng trong nhựa nhũ tương‖, ―than ống nano‖,...