Xây Dựng Đội Ngũ Trí Thức Luôn Luôn Xuất Phát Từ Nhiệm Vụ Chính Trị Mỗi Giai Đoạn Và Gắn Với Mục Tiêu Phát Triển Đất Nước


Là quốc gia đang phát triển với trình độ sản xuất lạc hậu, kinh tế thị trường đang hình thành, trình độ dân trí chưa đồng đều, trong cơ cấu giá trị của sản phẩm các yếu tố vật chất, nguyên liệu, lao động chiếm tỷ trọng lớn so với yếu tố trí tuệ.

Trình độ công nghệ lạc hậu, sự kết hợp khoa học với sản xuất và thị trường còn theo mồ hình tuyến tính là, xuất phát từ nguồn tài nguyên thiên nhiên, hoạt động nghiên cứu khoa học được tiến hành tuần tự để tạo ra công nghệ mới. Qua khâu sản xuất trên cơ sở công nghệ mới, các sản phẩm được đưa ra thị trường. Mồ hình tuyến tính này đã tỏ ra lạc hậu bởi khoảng thời gian từ nghiên cứu đến sản xuất dài, các nhà nghiên cứu thường gặp khó khăn trong việc tìm địa chỉ áp dụng cho các cồng nghệ mới trong khi đó các nhà sản xuất lại tỏ ra do dự trước quyết định đầu tư mạo hiểm vào việc đổi -mới công nghệ khi chưa xác định rò thị trường của sản phẩm mới. Do vậy, quá trình đổi mới diễn ra chậm chạp, KH-CN và sản xuất không gắn kết hữu cơ được với nhau, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp yếu kém, các nghiên cứu - triển khai ít nhận được nguồn tài trợ từ phía các doanh nghiệp. Mặt khác, nhu cầu áp dụng KH-CN vào sản xuất và đời sống xã hội chưa cao, chưa đủ trở thành động lực lôi cuốn nhân dân tiếp cận, chiếm lĩnh và làm chủ KH-CN, dẫn đến việc xem nhẹ vai trò của hoạt động sáng tạo, cũng như ĐNTT trong xã hội. Vì vậy, thói quen đánh giá cao nguồn lực vật chất và coi nhẹ nguồn lực trí tuệ còn phổ biến trong xã hội và trong tư tưởng của một bộ phận cán bộ đảng viên.

Mặt khác, do trình độ lãnh đạo, quản lý còn hạn chế, nhiều cán bộ cấp ủy Đảng, chính quyền chưa nhận thức đầy đù về vai trò, vị trí của KH-CN, GD-ĐT, các yếu tố vãn hóa và do đó chưa còi trọng xây dựng ĐNTT - chủ thể sáng tạo tinh thần xã hội. Nhận thức về công tác trí thức của cán bộ lãnh đạo và quản lý còn những hạn chế nên việc triển khai thực hiện các chính sách xây dựng ĐNTT yếu kém.

Trong giáo dục - đào tạo còn tồn tại những quan điểm lệch lạc, lối học ‗danh lợi‖ - học nhằm mục đích thăng quan tiến chức, đem lại lợi ích cho cá nhân mình. Đó là một nguyên nhân chính dãn đến bệnh thành tích, nạn gian lận trong học tập và


thi cử, học để lấy bằng cấp và chạy theo bằng cấp... làm cho tập quán học để thực hành một nghề chuyên môn, học để sáng tạo khoa học của trí thức chưa trở thành phổ biến trong xã hội, tác động trực tiếp tới quá trình xây dựng ĐNTT.‌

4.2. MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỦ YẾU


Từ nghiên cứu, tìm hiểu quá trình đào tạo và sử dụng trí thức Việt Nam thời kỳ đổi mới và kết quả thực hiện trên thực tế, đúc rút một số kinh nghiệm bước đầu:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

4.2.1. Xây dựng đội ngũ trí thức luôn luôn xuất phát từ nhiệm vụ chính trị mỗi giai đoạn và gắn với mục tiêu phát triển đất nước

Đất nước bước vào đổi mới trong hoàn cảnh trải qua một thời gian dài phải dồn sức cho chiến tranh với những hậu quả để lại nặng nề, quá độ đi lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, xuất phát điểm thấp, trình độ sản xuất lạc hậu, chủ yếu vẫn là nồng nghiệp, trong bối cảnh cuộc cách mạng KH-CN phát triển vũ bão, thế giới đang đi vào nền kinh tế tri thức, KH-CN dần trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Mở đầu công cuộc đổi mới, với đường lối thực hiện ba chương trình kinh tế lớn, tập trung vào giải quyết những vấn đề bức bách của xã hội, nhằm ổn định tình hình, từng bước vượt qua khủng hoảng. Trong đó, xác định GD-ĐT cùng với KH-CN là quốc sách hàng đầu nhằm mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, trong đó một công tác trọng tâm là xây dựng ĐNTT đồng bộ, toàn diện. Thực hiện Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế- xã hội đạt được kết quả đã tạo tiền đề để bước vào thcd kỳ mới, đẩy nhanh CNH, HĐH, nhằm mục tiêu xây dựng nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

Chính sách đào tạo và sử dụng trí thức Việt Nam trong thời kỳ đổi mới 1986 - 2008 - 19

Trong những năm đầu đổi mới, cùng với mục tiêu ổn định tình hình KT- ; XH, giữ vững an ninh chính trị, Việt Nam đặt trọng tâm công tác trí thức vào giải quyết việc làm, thu nhập, từng bước ổn định cuộc sống để ĐNTT yên tâm công tác, gắn bó với chuyên môn của mình.


Lãnh đạo phát triển KT-XH, Nhà nước Việt Nam đã nhấn mạnh nhiệm vụ, vai trò của KH-CN, với tư cách là nền tảng sự phát triển của đất nước. ĐNTT - lực lượng trí tuệ cao, là chủ thể đi đầu thực hiện nhiệm vụ trung tâm quan trọng này. Do vậy, trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Xác định rò vị trí, trách nhiệm của bộ phận trí thức hoạt động liên quan tới chuyển giao công nghệ, những ngành có tác động trực tiếp đến việc nâng cao trình độ công nghệ của nhiều ngành; những ngành nghiên cứu ứng dụng, triển khai gắn với sự phát triển các ngành công nghệ tiên tiến (công nghệ thông tin, sinh học, chế biến...). Đồng thời, chú ý đúng mức việc phát triển nghiên cứu khoa học cơ bản, KHXH và nhân văn. Nhờ vậy, trong những năm đẩy mạnh đổi mới, thực hiện CNH, HĐH đất nước, Đảng và Nhà nước đã xây dựng được đường lối chiến lược, chủ trương sát hợp, được thực hiện có hiệu quả trên thực tế. Tiếp nhận nhanh chóng các thành tựu công nghệ của thế giới.

Do đặc điểm văn hóa và sự phát triển không đều giữa các vùng miền, các địa phương nên các cấp ủy, chính quyền và đoàn thể cần có nhận thức đúng đắn về đội ngũ trí thức phù hợp với thực tế địa phương. Thực tế cho thấy, để thực hiện có hiệu quả quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng ĐNTT, các cấp ủy phải bám sát thực tiễn, xác định rò đối tượng trí thức để có chủ trương, chính sách sát hợp. Với địa bàn đô thị, kinh tế - xã hội phát triển, mặt bằng học vấn cao thì trí thức được khu biệt lại là những người lao động trí óc, hoạt động trong các lĩnh vực sáng tạo, như KH-CN, GD-ĐT, VH-NT,... Nhưng đối với các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đổng bào dân tộc, trình độ phát triển KT-XH còn hạn chế, mặt bằng học vấn thấp hơn, nhất là những địa bàn bị chia cắt, cộng đồng dân cư khép kín, thì trí thức không chỉ là người lao động trí óc, có trình độ đại học, cao đẳng mà bao gồm những người có học vấn, hiểu biết hơn mức trung bình của cộng đồng dân cư trên địa bàn và có ảnh hưởng tới sự phát triển văn hóa xã hội, là y tá, bác , giáo viên, bộ đội biên phòng,..

Chủ trương, chính sách sử dụng phù hợp, tôn vinh, đãi ngộ phù hợp với điều kiện đất nước và tương xứng với đóng góp của trí thức là động lực để ĐNTT phát


triển toàn diện. Thực tế cho thấy, để xây dựng ĐNTT lớn mạnh, phát huy được nguổn lực trí tuệ của dân tộc một cách có hiệu quả vào công cuộc đổi mới đất nước, cần phải có một chiến lược thật sự khoa học, một hệ thống các chính sách đồng bộ. Đổng thòi, có phương thức vận động thích hợp mới có thể tạo ra động lực thúc đẩy hoạt động trí tuệ sáng tạo của mọi tầng lớp nhàn dân, nâng cao chất lượng nguồn lực trí tuệ của dân tộc.

Để tạo động lực cho việc xây dựng ĐNTT, cần thường xuyên rà soát xem các chính sách, chế độ có điểm nào khồng còn phù hợp để kịp thời đổi mới, để cơ chế, chính sách theo kịp với tình hình thực tế của xã hội. Đặc biệt là cơ chế tài chính, chính sách trọng dụng, đãi ngộ trí thức. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về trọng dụng nhân tài, sừ dụng và đãi ngộ trí thức đúng đắn là căn cứ, cơ sở quan trọng để tạo động lực cho đào tạo, xây dựng ĐNTT. Chính sách chỉ được coi là phù hợp khi nó tạo điều kiện thuận lợi cả về vật chất lãn tinh thẩn để trí thức bộc lộ hết tài năng sáng tạo và cống hiến hết sức mình cho sự phồn vinh của quốc gia dân tộc.

Việc trọng đãi không chỉ đơn thuần trong vấn đề trả lương mà bao gồm cả những yếu tố môi trường làm việc, tạo điều kiện vật chất và tinh thần. Cần hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách trọng dụng, trọng đãi trí thức và tạo môi trường thuận lợi để trí thức phát huy tài nãng.

Nước ta từ xã hội phong kiến lạc hậu, bị thực dân đế quốc áp bức trong thời gian dài, đi thẳng lên xây dựng CNXH, do vậy trong xã hội còn nhiều tàn dư của xã hội cũ; tâm lý xã hội còn nhiều ảnh hưởng của phong cách, tư tưởng phong kiến, tâm lý tiểu nông, trọng kinh nghiệm. Tầng lớp trí thức Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, học để làm quan, tâm lý cục bộ, an phận,...

Bên cạnh đó, trong thế kỷ XX, Việt Nam có đến 3/4 thời gian cả dân tộc phải dồn tâm trí, sức lực cho các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc nên ĐNTT không có điều kiện bình thường để phát huy đúng chức năng, vai trò và hết tiềm năng. Trong


thời kỳ quan liêu bao cấp, thực hiện công nông hóa trí thức, chưa thực sự coi trọng lao động trí óc, chưa hướng trí thức vào thực hiện đúng chức năng xã hội - chính trị như một chủ thể sáng tạo tinh thần. Xu hướng viên chức - hành chính hoá đã biến ĐNTT thành một tầng lớp cán bộ "viên chức nhà nước" thuần tuý. Tinh trạng cán bộ có ưình độ sau đại học chuyển sang làm công tác quản lý, lãnh đạo, không làm công tác chuyên môn chiếm tỷ lệ lớn. Trong gần 9.000 tiến sỹ được điều tra có tới 70% tiến sỹ làm công tác quản lý, chỉ 30% thực sự làm chuyên môn [53], Như vậy, trong gần 2 vạn tiến sỹ của cả nước chỉ có khoảng 6.000 người làm công tác chuyên môn.

Tài năng là vốn quý của cộng đồng, thiếu tài năng thì không thể phát triển. Nhân tài trở thành giá trị sở hữu của người có tài, có thể định giá và trao đổi trên thị trường sức lao động quy mô toàn cầu. Trong tiến trình hội nhập, nếu quốc gia, đơn vị nào có người tài, không sử dụng có hiệu quả, lãng phí tài nàng thì phải chịu thua thiệt kéo dài. Đồng thời, trọng dụng nhân tài là biện pháp có hiệu quả trực tiếp nhất đối với việc phát triển tài năng. Xã hội muốn phát triển phải trọng dụng tài năng, người tài, trước hết đòi hỏi có hệ thống chính sách bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài, xóa bỏ thái độ hẹp hòi, kiềm chế, đố kị tài năng. Trong thời kỳ thực hiện cơ chế quan liêu bao cấp, người lao động có tài năng thường gắn vào tổ chức, phụ thuộc và chịu sự chi phối về mọi mặt của công tác tổ chức. Chuyển từ kinh tế tập trung, bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng XHCN đã tạo ra tiền đề thay đổi cách tiếp cận của xã hội đối với tài năng, đánh giá và sử dụng tài năng, hình thành những điều kiện khách quan dần dần thay đổi tình hình đó một cách cơ bản.

Xây dựng đội ngũ trí thức là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị


Là đảng cầm quyền, Đảng Cộng sản Việt Nam có vai, trò lãnh đạo toàn diện sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Để vừa đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, toàn diện vừa mở rộng dân chủ trong các hoạt động sáng tạo của trí thức, Đảng phải không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo cho phù hợp với tình hình mới một cách có căn cứ lý luận và thực tiễn. Phương thức lãnh đạo xây dựng


ĐNTT phải đổi mới theo hướng vừa đảm bảo trực tiếp, toàn điện vừa phát triển môi trường dân chủ trong các lĩnh vực hoạt động của trí thức. Mọi hoạt động đảm bảo quyền tự do sáng tạo của các cá nhân với mục đích trong sáng sẽ động viên sự sáng tạo, độc lập tư duy và ý thức trách nhiệm của trí thức.

Sự trưởng thành của ĐNTT là kết quả trực tiếp sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Quan điểm của Đảng là đề cao vai trò của trí thức, coi trọng xây dựng ĐNTT phát triển toàn diện, nhưng kết quả triển khai còn chưa cao, ĐNTT còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng tốt nhu cầu phát triển KT-XH. Nguyên nhản chủ yếu là hiệu quả lãnh đạo của Đảng chưa cao, nhất là việc cụ thể hóa, triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng trong thực tiễn thiếu nghiêm túc, nhiều quy định, chế độ chính sách và Nhà nước không được tuân thủ hoặc thực hiện một cách sai lệch, làm giảm hiệu quả lãnh đạo.

Để khắc phục tình trạng này, cần nâng cao nhận thức của Đảng, chính quyền và toàn xã hội về vai trò của trí thức trong quá trình phát triển, trước hết là nhận thức của các cấp uỷ từ Trung ương tới cơ sở. Nhận thức đúng đắn về vai trò của ĐNTT, vốn quý của dân tộc, xây dụng ĐNTT vữns mạnh là trực tiếp xây dựng Đảng, nâng cao tiềm lực trí tuệ của dân tộc. Các cấp uỷ Đảng cần xác định nhiệm vụ trước hết là đổi mới tư duy, xóa bỏ tâm lý tiểu nổng trong một bộ phận cán bộ đảng viên. Với đặc điểm bảo thủ và trì trệ, tư duy kinh nghiệm luôn có xu hướng ngăn cản việc đề xuất những ý kiến mới, sự thay đổi, nhất là những thay đổi đột ngột, những sáng tạo có tính đột phá; tâm lý sản xuất nhỏ với tầm nhìn thiển cận, thường đánh giá không đúng thực tế; coi thường tri thức khoa học, coi thường lý luận, mang nặng tập quán tự do, tùy tiện, ý thức tổ chức, kỷ luật kém; -không có thói quen chấp hành nghiêm luật pháp.

Để đồng thời thực hiện CNH, HĐH với xây dựng nền kinh tế tri thức phải xây đựng ĐNTT gắn với phát triển hệ thống công nghệ mới. Trong hệ thống công nghệ mới, đổi mới cồng nghệ đóng vai trò chìa khóa của sự phát triển. KH-CN, sản xuất và thị trường được đặt trong sự tương tác chặt chẽ với nhau. Vai trò của tài


nguyên thiên nhiên trong hệ thống này trở nên thứ yếu so với trí tuệ và thống tin. Quá trình đổi mới được thực hiện liên tục dưới tác động của công nghệ đẩy và thị trường kéo, ở đó KH-CN trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

Từ thực tế đó, một ttong những nội dung trọng yếu trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của các cấp ủy là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của KH-CN, GD-ĐT, VH- NT đối với sự phát triển xã hội. Các cấp ủy đảng phải phát huy truyền thống hiếu học, trọng dụng nhân tài, hướng người dân vào tiếp cận và làm rò lợi ích của KH-CN trong đời sống xã hội. Phải xác định xây dựng nguồn nhân lực là tạo động lực cho sự phát triển bền vững và hiệu quả, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, xây dựng ĐNTT vững mạnh là nhiệm vụ của các cấp, các ngành. Bên cạnh đó, cần khắc phục tâm lý tiêu cực, học ―danh lợi‖, chạy theo bằng cấp, coi việc học như một phương tiện để tiến thân, cầu an, hưởng lợi... dân đến nhận thức lệch lạc, không đầy đủ về vai trò của nguồn lực trí tuệ đối với sự phát triển.

Cần nắm rò nhu cầu lao động của xã hội, khắc phục sự mâu thuẫn giữa khát vọng bằng cấp với nhu cầu lao động xã hội. Từ đó, khắc phục hiện tượng nhiều lao động có trình độ cao làm những công việc phổ thông hoặc không đóng chuyên môn đào tạo, lãng phí kinh phí đào tạo và nguồn lực trí tuệ.

4.2.3. Tăng cường bồi dưỡng chính trị tư tưởng, nêu cao ý thức trách nhiệm, rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ trí thức

Để xây dựng ĐNTT vững mạnh của dân tộc, công tác bồi dưỡng chính trị tư tưởng, nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng của ĐNTT là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng. Việc rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị, để nhận thức được sứ mệnh của mình đối với sự phát triển của đất nước còn là trực tiếp xây dựng đạo đức xã hội.

Trước tìnnh hình thế giới có nhiều biến động khó lường, sự bùng nổ của KH- CN, lượng thông tin khổng lồ tăng lên hàng ngày, liên tục nảy sinh nhiều vấn đề


mới, trong đó có những vấn đề không dễ phân biệt đúng - sai; yêu cầu trí thức phải xử lý kịp thời, chính xác thông tin hàng ngày từ nhiều luồng dội tới. Nếu trình độ lý luận chính trị hạn chế, không chú trọng rèn luyện bản lĩnh chính tri tư tưởng, trí thức sẽ không nhận biết bản chất những vấn đề đang diễn ra.

Thực tế cho thấy, để khắc phục có hiệu quả sự suy thoái về đạo đức, giảm sút ý thức trách nhiệm xã hội của trí thức, cần thực hiện đồng thời nhiều giải pháp: giáo dục, rèn luyện nâng cao đạo đức cách mạng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, quản lý cán bộ...

Trước hết là tăng cường giáo dục đạo đức nhân cách học sinh, sinh viên, khắc phục những nhận thức lệch lạc về cá tính, phong cách cá nhân. Các nhà giáo dục, gia đình và toàn xã hội chú trọng công tác giáo dục để mỗi học sinh, sinh viên nhận thức rò đạo đức là thành tố hàng đầu của nhân cách người trí thức; để trở thành trí thức chân chính, trước hết phải có phẩm chất đạo đức trong sáng. Lao động sáng tạo của trí thức cần có phong cách riêng, nhưng phong cách riêng không phải là những gì khác thường, càng không phải là sự lập dị. Những bậc trí thức được lịch sử ghi danh đều là những người khiêm tốn, có lối sống giản dị.

Trí thức đồng nghĩa với sáng tạo không ngừng, biết làm giàu trí óc bằng tất cả tri thức nhân loại tạo ra. Trí thức chân chính luôn nỗ lực, khát khao tìm kiếm, khám phá cái mới vì lợi ích cộng đồng, quốc gia dân tộc. Do đặc điểm tri thức không như những hàng hóa khác, nó không bị hết đi, không mất đi giá trị khi sử dụng, mà nhờ được phổ biến rộng rãi, được kiểm nghiệm thực tế, nó tăng thêm giá trị, quyền sở hữu riêng của một người được xác lập. Do vậy, sự trung thực, tinh thần làm việc nghiêm túc và đề cao giá trị tinh thần là phẩm chất hàng đầu của trí thức chân chính.

Hai là, nâng cao ý thức tự giác thực hiện luật pháp, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng gán với đạo đức nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội.

Xem tất cả 191 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí