Các Quy Định Về Đào Tạo Lại Lao Động, Sắp Xếp Việc Làm Và Giải Quyết Chế Độ Chính Sách Đối Với Người Lao Động

người lao động theo quy định của pháp luật. Thực trạng các quy định của pháp luật về vấn đề này được xem xét ở các nội dung sau đây.


2.4.1. Các quy định về đào tạo lại lao động, sắp xếp việc làm và giải quyết chế độ chính sách đối với người lao động

Theo quy định tại Nghị định 187/2004/NĐ-CP và hướng dẫn tại mục 1.1 phần VI Thông tư 126/2004/TT-BTC, Giám đốc doanh nghiệp có trách nhiệm lập phương án hỗ trợ đào tạo lại lao động (số người, ngành nghề, thời gian...) tổng hợp chung trong phương án CPH, ký hợp đồng với các cơ sở đào tạo sau khi phương án CPH được duyệt nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần, thời gian đào tạo không quá 6 tháng, mức hỗ trợ tối đa là 350.000đ/người/tháng (đây chỉ là nội dung hướng dẫn chi tiền thu từ CPH hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chính sách đối với người lao động). Theo tác giả, vấn đề đào tạo lại nguồn lao động chỉ đề cập dưới góc độ và nội dung nêu trên là chưa phù hợp, bởi vì: Đào tạo lại người lao động là giải pháp tốt nhất để sắp xếp bố trí lại lao động trong CPH DNNN nói riêng và trong quản lý sử dụng lao động nói chung, tuy nhiên đó chỉ có thể là yêu cầu của cơ quan thực hiện quyền sở hữu nhà nước đặt ra đối với DNNN chứ không thể là yêu cầu đặt ra đối với công ty cổ phần nhà nước không giữ quyền chi phối. Công ty cổ phần không có trách nhiệm phải thực hiện các nội dung của phương án CPH. Và như vậy trách nhiệm đào tạo lại lao động chưa có chủ thể được giao trách nhiệm thực sự.

Để thực hiện tốt vấn đề này cần có quy định yêu cầu các doanh nghiệp thuộc diện CPH tổ chức triển khai thực hiện đào tạo lại lao động ngay sau khi có quyết định CPH, phải ký kết hợp đồng với cơ sở đào tạo và ký kết, gia hạn hợp đồng với người lao động trước khi doanh nghiệp chuyển thành công ty cổ phần. Công ty cổ phần có trách nhiệm thừa kế thực hiện hợp đồng và được hỗ trợ từ nguồn thu tiền bán cổ phần, nếu hợp đồng đào tạo chưa được thanh lý.

Đối với người lao động thôi việc và mất việc, ngoài chế độ quy định tại Nghị định 41/2002/NĐ-CP (đã hết hiệu lực năm 2005), chế độ chính sách đối với người lao động được thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động. Theo tác giả, hầu hết người

lao động trong các DNNN, đặc biệt là các DNNN làm ăn kém hiệu quả đời sống hết sức khó khăn, rất nhiều gia đình cán bộ công nhân lao động chỉ có nhà ở tập thể chật hẹp hoàn toàn không có điều kiện tổ chức sản xuất sau khi mất việc, thôi việc; do đó rất cần thiết duy trì chính sách hỗ trợ như Nghị định 41/2002/NĐ-CP ít nhất là đối với các doanh nghiệp có thu nhập bình quân của người lao động thấp. Chính phủ cần sớm nghiên cứu, ban hành văn bản quy định bổ sung cho phù hợp, tránh tình trạng người lao động và doanh nghiệp phải ngồi chờ chế độ, làm chậm tốc độ thực hiện CPH.

Vấn đề bán cổ phần giảm giá cho người lao động cũng là một nội dung cần xem xét nghiên cứu bổ sung theo hướng đảm bảo sự ghi nhận công sức đóng góp của những người lao động làm việc nhiều năm trong doanh nghiệp mới nghỉ việc theo chế độ trong một thời gian nhất định theo tác giả là hoàn toàn phù hợp.

2.4.2. Các quy định đảm bảo thực hiện phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, mở rộng dân chủ mà trước hết là thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở là nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan, tổ chức, chính quyền cấp cơ sở, là một nội dung luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, chỉ đạo thực hiện. Ngày 13/2/1999 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 07/1999/NĐ-CP ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Điều 1 của Quy chế đã chỉ rõ: Thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước nhằm mục đích: Cụ thể hóa phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" phát huy dân chủ thông qua tổ chức công đoàn và dân chủ trực tiếp của người lao động. Phát huy sáng tạo của tập thể và cá nhân để nâng cao hiệu quả hoạt động, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, chống vi phạm dân chủ, vi phạm kỷ luật, gây rối nội bộ, phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Theo quy định của quy chế, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp là một nội dung cần được công khai (Điều 5) người lao động được tham gia ý kiến (Điều 8) và có quyền quyết định các vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động

Hoàn thiện pháp luật đảm bảo dân chủ trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay - 8

(Điều 13), người lao động trong DNNN thực hiện phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" thông qua các phương thức và tổ chức chủ yếu sau đây:

- Đại hội công nhân viên chức của doanh nghiệp, các cuộc họp phòng (ban) phân xưởng, tổ (đội) sản xuất.

- Thông qua sự lãnh đạo kiểm tra giám sát của tổ chức Đảng và sự tham gia quản lý của tổ chức công đoàn doanh nghiệp.

- Thông qua hoạt động của ban thanh tra nhân dân.


- Thông qua hoạt động kiểm toán theo quy định của Nhà nước.


- Thông qua việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh của công

dân.


Nội dung thực hiện phương châm dân biết, dân bàn dân làm dân kiểm tra trong

CPH DNNN đã được cụ thể hóa trong Công văn số 2035/TLĐ ngày 9/12/2002 của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam với các nội dung cơ bản như sau:

* Người lao động trong doanh nghiệp CPH thông qua Đại hội công nhân viên chức bất thường do Công đoàn phối hợp với Giám đốc doanh nghiệp tổ chức, được công khai thông tin, thảo luận góp ý kiến và quyết định những vấn đề sau: (mục 8 phần I).

- Tiêu thức phân chia quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng bằng tiền. Đối tượng, mức mua cổ phần ưu đãi, đối tượng, mức mua cổ phần dành cho người lao động nghèo trong doanh nghiệp.

- Tiêu chí phân loại lao động, lao động tiếp tục chuyển sang làm việc tại công ty cổ phần, lao động đưa đi đào tạo lại, lao động dôi dư.

- Cử cổ đông là cán bộ công đoàn có đủ điều kiện theo quy định của luật doanh nghiệp và điều lệ của công ty cổ phần tham gia Hội đồng quản trị và ban kiểm soát.

- Quy chế sử dụng quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi dưới dạng hiện vật như Nhà nghỉ, nhà trẻ, trường học, bệnh viện, nhà điều dưỡng.

- Phương án CPH DNNN.


- Điều lệ dự thảo công ty cổ phần.

- Phương án tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau khi chuyển thành công ty cổ phần hoạt động theo luật doanh nghiệp.

- Các quyền, lợi ích hợp pháp và những biện pháp đảm bảo cho người lao động trong và sau khi CPH nhất là các vấn đề thuộc về pháp luật lao động.

* Tổ chức công đoàn đại diện cho tập thể người lao động tham gia thực hiện và giám sát việc thực hiện CPH DNNN ở các nội dung sau:

- Chủ tịch Ban chấp hành Công đoàn cơ sở tham gia vào Ban đổi mới doanh nghiệp tại doanh nghiệp, lựa chọn các thành viên có trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ tham gia các bộ phận giúp việc cho ban đổi mới doanh nghiệp.

- Tham gia xây dựng phương án CPH trong đó có chú ý đến các nội dung sau:


+ Giám sát việc kiểm kê tài sản, xác định giá trị tài sản doanh nghiệp, các tài sản có nguồn gốc từ quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng bằng tiền, chống thất thoát tài sản nhà nước.

+ Công đoàn tham gia cùng giám đốc doanh nghiệp tổ chức lập phương án sắp xếp sử dụng tối đa số lượng lao động hiện có tại doanh nghiệp theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP của Chính phủ.

+ Xây dựng dự thảo điều lệ của công ty cổ phần.


Như vậy, về cơ bản phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" đã được cụ thể hóa với những nội dung và hình thức thực hiện tương đối phù hợp với thực tiễn CPH, tạo điều kiện để người lao động thực hiện quyền làm chủ, đóng góp trí tuệ và tích cực tham gia vào quá trình CPH doanh nghiệp.

Tuy nhiên, theo tác giả, nội dung hướng dẫn nêu trên còn có những điểm chưa hợp lý, như:

- Hình thức công khai thông tin về kết quả kiểm kê, phân loại tài sản của doanh nghiệp CPH thông qua hội nghị công nhân viên chức chưa đảm bảo cho người lao động có tài liệu lưu giữ số liệu chính xác về nội dung này.

- Với vai trò là người trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản, tập thể người lao động ở các phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất là những người nắm bắt chính xác thực trạng

tình hình tài sản của doanh nghiệp, hoàn toàn có khả năng giám sát chặt chẽ và có hiệu quả đối với hoạt động kiểm kê, phân loại tài sản trong doanh nghiệp CPH; vì vậy, việc quy định cho phép người lao động trực tiếp thực hiện việc giám sát đối với hoạt động kiểm kê, phân loại tài sản là cần thiết.

- Việc giới hạn phạm vi lựa chọn người để giới thiệu, đề cử vào Hội đồng quản trị, ban kiểm soát của người lao động trong số cán bộ công đoàn cũng là một nội dung chưa phù hợp, bởi vì, tiêu chí lựa chọn cán bộ công đoàn và tiêu chí lựa chọn người quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh là không như nhau.

2.5. Các quy định về đảm bảo cơ chế, thiết chế kiểm tra giám sát đối với hoạt động cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Kiểm tra giám sát đối với hoạt động CPH nói riêng và đối với hoạt động trong khu vực kinh tế Nhà nước nói chung luôn là một vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trước hết và trực tiếp nhất đó là việc phát hiện, loại bỏ các hành vi xuất phát từ lợi ích cá nhân, xâm hại đến lợi ích của chủ sở hữu toàn dân, làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, làm giảm sút năng lực và hiệu quả của khu vực kinh tế nhà nước với ý nghĩa là công cụ vật chất trực tiếp để đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là một vấn đề hết sức phức tạp và khó khăn cả về lý luận và thực tiễn, những khó khăn phức tạp đó là có nguyên nhân trực tiếp xuất phát từ bản chất, từ đặc điểm của đối tượng cần được bảo vệ đó là quyền sở hữu của nhân dân.

Mục tiêu trực tiếp nhất của phát triển kinh tế định hướng XHCN là đem lại cho nhân dân cuộc sống ấm no hạnh phúc, xóa bỏ bất bình đẳng, những bất công trong xã hội, hạn chế tình trạng "kẻ giàu người nghèo", "kẻ ăn không hết người lần không ra" hạn chế những hậu quả tất yếu mang đặc điểm "khuyết tật xã hội" của chế độ tư hữu. Để đạt được điều đó một đòi hỏi khách quan đó là, Nhà nước XHCN phải duy trì một tỷ trọng cần thiết của thành phần kinh tế nhà nước, duy trì phát triển nguồn lực đó, tạo nguồn vật chất cho việc thực hiện các chức năng xã hội, khắc phục những hạn chế về các mục tiêu xã hội trong khu vực kinh tế tư nhân mà vẫn tránh được sự đối đầu giữa Nhà nước với khu vực kinh tế tư nhân trong trường hợp chính sách thuế được sử dụng như một công cụ nhằm tạo ra nguồn lực cho các mục tiêu xã hội.

Là một đảm bảo tất yếu cần có cho việc thực hiện các mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, nhưng bản thân vấn đề sở hữu nhà nước luôn chứa đựng sự bất cập, đó là những tài sản thuộc sở hữu nhà nước không có được người chủ thực sự với thái độ, động cơ, trách nhiệm cũng như quyền lợi trực tiếp có tính tự thân đối với nó như người chủ tư nhân đối với các tài sản thuộc quyền sở hữu của họ bởi vì:

Thứ nhất, về vấn đề lợi ích. Dù là cơ quan tổ chức hay cá nhân nào thực hiện quyền chủ sở hữu, quản lý và sử dụng tài sản, họ không thể và không bao giờ được hưởng lợi ích đem lại từ tài sản một cách hoàn toàn và trực tiếp theo ý chí của họ. Lợi ích vật chất mà người quản lý sử dụng tài sản công được hưởng so với lợi ích đưa lại bởi năng lực của họ trong việc quản lý sử dụng tài sản thường không tương xứng, nó không thể vượt qua sự hưởng lợi toàn phần của chủ sở hữu tư nhân khi có cùng một kết quả và luôn bị giới hạn bởi các quy định có tính chất công bằng, bình quân của chế độ phân phối, tiêu chí về sự hợp lý của vấn đề này là rất khó đưa ra.

Thứ hai, về vấn đề trách nhiệm. Thông thường vấn đề trách nhiệm vật chất trong việc quản lý sử dụng tài sản nhà nước cũng được đặt ra luôn vượt quá tiềm lực vật chất thực có của người quản lý sử dụng. Thất bại của người quản lý sử dụng tài sản không còn là "trắng tay" mà là kỷ luật thậm chí là tù tội. Đây cũng chính là lý do hạn chế sự năng động, sáng tạo, quyết đoán và mạo hiểm trong điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh ở các DNNN.

Ngoài ra, trong mỗi cá nhân tham gia quản lý sử dụng tài sản nhà nước luôn tồn tại động cơ lợi ích cá nhân, động cơ tìm kiếm các lợi ích vật chất thôi thúc. Động cơ này luôn tồn tại cùng với sự tồn tại của hoạt động nhận thức cá nhân, luôn tồn tại cùng với sự tồn tại của các nhu cầu về vật chất ngày càng tăng của mỗi người mà nhu cầu này luôn có xu hướng vượt lên những điều kiện thực tế đáp ứng cho nó, bởi vì nó có đặc tính của phạm trù ý thức xã hội. Tài sản thuộc sở hữu toàn dân do họ quản lý sử dụng hoàn toàn không có đặc điểm khách quan để loại trừ khả năng xâm hại bởi các hành vi xuất phát từ động cơ này. Do đó, tài sản nhà nước luôn có nguy cơ bị xâm hại từ phía người quản lý, sử dụng khi các điều kiện thực tế thuận lợi cho động cơ lợi ích cá nhân phát tác. Vì vậy, là hoạt động trực tiếp liên quan đến tài sản nhà nước, CPH DNNN luôn cần có một cơ

chế giám sát, kiểm tra hiệu quả để bảo vệ quyền sở hữu toàn dân, bảo vệ quyền dân chủ của nhân dân.

Trong các quy định của pháp luật hiện hành, hoạt động CPH DNNN được đặt trong sự kiểm tra giám sát chủ yếu của cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước. Sự bất cập trong việc giao thực hiện quyền chủ sở hữu cho các cơ quan quản lý (như tác giả đã phân tích ở phần trước) đã làm giảm sút hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, trong CPH DNNN vai trò giám sát của cơ quan thực hiện quyền chủ sở hữu cũng có tính chất không gắn với trách nhiệm, bởi vì: Việc xác định lại giá trị doanh nghiệp thông qua hoạt động định giá có ý nghĩa thực tế là xác định lại giá trị vốn, tài sản của Nhà nước giao cho cơ quan thực hiện quyền sở hữu nhà nước và doanh nghiệp quản lý sử dụng với một xuất phát điểm mới. Sự tăng giảm giá trị doanh nghiệp ở một mức độ nào đó phụ thuộc vào kết quả định giá của "cơ quan chuyên môn", phụ thuộc vào giá cả "thị trường"... các tiêu chí liên quan đến trách nhiệm của doanh nghiệp, của cơ quan thực hiện quyền chủ sở hữu đối với doanh nghiệp như: chỉ tiêu nộp ngân sách, tỷ suất lợi nhuận, trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn... không còn được đặt ra. CPH DNNN được tiến hành trong điều kiện thị trường vốn và bất động sản chưa phát triển, năng lực của các cơ quan định giá, bán đấu giá còn yếu, chưa có tính chuyên nghiệp, cơ chế xác định trách nhiệm chưa rõ ràng. Việc hạ thấp giá trị doanh nghiệp CPH luôn phù hợp với xu hướng lợi ích cục bộ của doanh nghiệp, của các nhà đầu tư... đem lại sự thuận lợi hoặc lợi ích cho các chủ thể liên quan trong trường hợp thực tế có nảy sinh các tiêu cực, gian lận. Trách nhiệm giám sát của cơ quan thực hiện quyền chủ sở hữu ở đây hầu như không có cơ sở để xác định.

Như vậy có thể nói, đối với hoạt động CPH DNNN chúng ta chưa có được cơ chế kiểm tra giám sát thực sự khách quan và hoàn toàn xuất phát từ động cơ bảo vệ lợi ích nhà nước và lợi ích của nhân dân. Chủ thể thực hiện quyền kiểm tra giám sát hoạt động CPH DNNN và các chủ thể chịu sự kiểm tra giám sát luôn có mối quan hệ liên quan về các vấn đề lợi ích, trách nhiệm hoặc phụ thuộc về quyền lực.

Cổ phần hóa DNNN là việc định đoạt tài sản của nhân dân trong tình huống hết sức nhạy cảm, đó là việc định đoạt dựa trên các tiêu chí thị trường. Đó là sự định đoạt tài sản của nhân dân khi mà sự gắn kết về lợi ích và trách nhiệm của cơ quan thực hiện

quyền chủ sở hữu, cơ quan quản lý sử dụng tài sản (doanh nghiệp) là lơi lỏng nhất, khi mà sự giằng xé về động cơ lợi ích cá nhân và lợi ích Nhà nước trong mỗi cá nhân tham gia vào các hoạt động này có thể được đẩy lên ở mức độ cao nhất. Vì vậy, cần thiết lập một cơ chế kiểm tra giám sát có hiệu quả từ phía các cơ quan đại biểu của nhân dân đối với hoạt động này là hết sức cần thiết. Trong các quy định hiện hành về CPH DNNN nội dung này chưa đặt ra.


Kết luận chương 2


Trên cơ sở nghiên cứu xem xét đánh giá các quy định hiện hành của pháp luật đảm bảo dân chủ trong CPH DNNN, tác giả chỉ ra những hạn chế tồn tại cần sửa đổi, bổ sung ở các nội dung chủ yếu sau đây:

Về hiệu lực pháp lý: Với hiệu lực của một nghị định do Chính phủ ban hành, pháp luật về CPH DNNN nói chung và pháp luật đảm bảo dân chủ trong CPH DNNN nói riêng chưa đáp ứng yêu cầu tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc CPH DNNN chưa thực sự phát huy dân chủ như một yêu cầu tạo ra động lực thúc đẩy tiến trình CPH DNNN.

Về nội dung: Việc giao quyền thực hiện quyền sở hữu chủ đối với doanh nghiệp CPH cho các cơ quan quản lý nhà nước là một bất cập lớn làm hạn chế hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động CPH DNNN. Các quy định về quyền hạn nhiệm vụ của các chủ thể này còn tạo ra những sơ hở có thể dẫn đến tình trạng lợi dụng quyền hạn được giao phục vụ cho lợi ích cá nhân.

Trong các quy định nhằm đảm bảo quyền sở hữu toàn dân: Còn có nhiều nội dung quy định thiếu chặt chẽ có thể dẫn đến tùy tiện trong việc vận dụng, gây thất thoát tài sản nhà nước hoặc tạo điều kiện để doanh nghiệp CPH đùn đẩy khó khăn về phía Nhà nước xuất phát từ lợi ích cục bộ của doanh nghiệp.

Trong các quy định về đảm bảo quyền dân chủ của các nhà đầu tư còn có những nội dung chưa đảm bảo sự bình đẳng trong việc tham gia đầu tư của các nhà đầu tư. Quyền được tiếp nhận thông tin của nhà đầu tư trong quan hệ giao dịch mua bán cổ phần chưa được quy định đầy đủ.

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 26/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí