Chính sách đào tạo và sử dụng trí thức Việt Nam trong thời kỳ đổi mới 1986 - 2008 - 16


Nổi bật là công trình khoa học "Khôi phục và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mận Cần Giờ" đạt Giải thưởng Hồ Chí Minh về KH-CN năm 2005. Công trình được thực hiện đã khôi phục 38 nghìn ha rừng phòng hộ và phục hồi hệ sinh thái động - thực vật đa dạng và phong phú mà trong chiến tranh đã bị bom đạn và chất độc da cam tàn phá nặng nề.

Thực hiện nhiệm vụ phổ biến kiến thức khoa học - kỹ thuật


Phổ biến kiến thức KH-KT cho quần chúng nhân dân là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của trí thức, là một trong những con đường chủ yếu để góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

Công tác phổ biến kiến thức KH-KT được các cơ quan nghiên cứu, trường đại học, các hội trí thức thực hiện bằng nhiều biện pháp sáng tạo, phong phú và đa dạng: xuất bản, thuyết trình, triển lãm, tuyên truyền, cổ động, câu lạc bộ,... Hầu hết các cơ quan nghiên cứu khoa học, trường đại học đã có tạp chí, bản tin. Các báo, tạp chí chuyên ngành phát triển đã góp phần vào công tác phổ biến kiến thức.

Thực hiện nhiệm vụ phổ biến kiến thức, Liên hiệp hội KH-KT Việt Nam và các hội thành viên đã xuất bản báo, tạp chí, nội san và bản tin, hằng năm xuất bản hàng nghìn đầu sách, tài liệu chuyên đề. Các báo Khoa học và đời sôhg của Liên hiệp hội, Thời báo kinh tế Việt Nam của Hội kinh tế, Khoa học phổ thông của Liên hiệp hội thành phố Hồ Chí Minh in hàng chục vạn bản mỗi kỳ.

Viện KHXH Việt Nam có 24 tạp chí của các viện nghiên cứu và trung tâm nghiên cứu chuyên ngành, mỗi năm công bố hàng nghìn bài viết, nghiên cứu khoa học chuyên ngành.

Thực hiện vai trò tư vấn, phản biện giám định xã hội về khoa học và công nghệ và kinh tế-xã hội cho các cơ quan Đảng, Nhà nước

Tư vấn, phản biện là một trong những nhiệm vụ, chức năng quan trọng của trí thức. Trong sự nghiệp CNH, HĐH, Đảng và Nhà nước coi trọng vai trò tư vấn,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.


phản biện xã hội của các hội trí thức, hội chuyên ngành KH-KT, VH- NT đối với các dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Chính sách đào tạo và sử dụng trí thức Việt Nam trong thời kỳ đổi mới 1986 - 2008 - 16

Liên hiệp các hội KH-KT phát huy ưu thế là một tổ chức liên ngành và chuyên sâu, tập hợp đông đảo các nhà khoa học đầu ngành thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn đang làm việc tại nhiều cơ quan nghiên cứu, đào tạo, quản lý và sản xuất - kinh doanh trong cả nước hoặc đã nghỉ hưu để nghiên cứu, tư vấn và phản biện về các khía cạnh khác nhau của các dự án và chương trình trọng điểm của Đảng và Nhà nước ở Trung ương và địa phương.

Từ cuối năm 1998 đến tháng 6-1999, thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao phản biện toàn diện dự án khả thi công trình thủy điện Sơn La, Liên hiệp hội đã huy động hàng chục nhà khoa học, chuyên gia tham gia nghiên cứu và đóng góp ý kiến trong các chuyên đề về điện lực, thủy công, địa chất, thủy văn, kinh tế năng lượng, môi trường và nhiều lĩnh vực khác,...

Liên hiệp hội được giao thẩm định 5 dự án về thủy lợi và phòng chống thiên tai: Quy hoạch đê cả nước; An toàn các hồ chứa nước; Quy hoạch lũ ở đồng bằng sông Cửu Long; Phòng chống lũ lụt'ở đổng bằng sông Hồng và sông Thái Bình; Phương án xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển.

Năm 1999, Liên hiệp hội huy động hơn 20 chuyên gia thuộc các chuyên ngành thủy lợi, khí tượng thủy văn, xây dựng công trình... phản biện dự án Quy hoạch lũ ở đồng bằng sông Cửu Long.

Thông qua Liên hiệp hội và các hội trí thức chuyên ngành, ĐNTT đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Liên hiệp hội tư vấn việc xây dựng những chỉ thị của Đảng, văn bản pháp qui của Nhà nước; tập hợp ý kiến của các nhà khoa học, hội thành viên góp ý Luật điện lực, Luật KH-CN, Nghị định bổ sung về đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, Nghị định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an toàn bức xạ, Nghị định về đa dạng hóa đầu tư bảo vệ môi trường,... theo yêu cầu của Quốc hội, các cơ quan quản lý nhà nước.


Các hội thành viên và Liên hiệp hội địa phương tích cực đóng góp ý kiến tư vấn, phản biện và giám định xã hội. Hội Luật gia tham gia góp ý xây dựng, sửa đổi các luật, thành lập trung tâm thông tin tư vấn pháp luật tại thành phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng dữ liệu luật tại Hà Nội.

Hội Khoa học Lịch sử tham gia phản biện nhiều đề án cấp nhà nước về bảo tồn khu di tích lịch sử cố đô Huế, phố cổ Hội An và đấu tranh bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa của dân tộc.

Liên hiệp hội thành phố Hồ Chí Minh cùng với các hội thành viên thực hiện Chương trình nghiên cứu cấp nhà nước về biển, Nhà máy lọc dầu số 1 và đóng góp ý kiến về hiện trạng môi trường thành phố Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận, vấn đề cải tạo môi trường ở tỉnh Long An, vấn đề ngập lụt ở đồng bằng sông cửu Long, cải thiện kết cấu hạ tầng nông thôn...

Liên hiệp hội nhiều tỉnh tham gia tư vấn cho cấp ủy Đảng, chính quyền trong tổ chức hoạt động của Liên hiệp hội theo Chỉ thị 45, tích cực tham gia tư vấn, phản biện chiến lược, dự án phát triển KT-XH của địa phương: xây dựng chiến lược phát triển KH-CN, quy hoạch phát triển KT-XH,...

Trí thức tham gia các hoạt động chính trị- xã hội


Là tổ chức chính trị - xã hội của trí thức Việt Nam và thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phát huy truyền thống của một tổ chức chính trị - xã hội của trí thức Việt Nam, các hội trí thức đã luôn theo sát và tích cực hưởng ứng các sự kiện quan trọng trong đời sống chính tri của đất nước: Các tổ chức hội ở Trung ương và địa phương luôn bám sát và tích cực học tập quán triệt các chủ trương, đường lối của Đảng; tích cực tham gia chuẩn bị bầu đại biểu Quốc hội Khóa X, XI, thống nhất giới thiệu những người thay mặt Liên hiệp hội và các hội thành viên ra ứng cử đại biểu Quốc hội. Tham gia hiệp thương bầu hội đồng nhân dân các cấp, cử đại điện tham gia đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tổ chức các cuộc tiếp xúc cử tri của các đoàn đại biểu Quốc hội


Các hội trí thức tích cực tham gia các hoạt động xã hội, nhân đạo từ thiện phù hợp với tính chất nghề nghiệp của mình, qua đó thể hiện là lực lượng xã hội tương đối độc lập. Trước tình hình Mỹ và NATO tấn công Nam Tư, Liên hiệp các hội KH-KT Việt Nam ra tuyên bố cực lực phản đối hành động này và kêu gọi các nhà khoa học trên thế giới lên tiếng bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh phi nghĩa,...

ở các địa phương, Liên hiệp hội các tỉnh, thành phố xây dựng mối quan hệ phối hợp và thực hiện chương trình hoạt động cụ thể với các ban, ngành, sở. Phát động phong trào thi đua cống hiến trí tuệ, tham gia xây dựng và góp ý kiến cho các chương trình, chiến lược phát triển KT-XH của địa phương.

Đẩy mạnh phong trào nghiên cứu sáng tạo


Liên hiệp hội và Bộ KH-CN và Môi trường phối hợp với Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động hội thi sáng tạo kỹ thuật hàng năm. Hội thi được tổ chức trên toàn quốc về lĩnh vực có liên quan chặt chẽ với đời sống hàng ngày của nhân dân (bảo quản, chế biến lương thực, thực phẩm và xử lý chất thải sinh hoạt và sản xuất). Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ V (1998-1999) đã nhận dược sự ủng hộ và nhiệt tình tham gia của cả nước. Ban Tổ chức nhận được 302 giải pháp dự thi từ 35 tỉnh, thành, 8 bộ, ngành trong cả nước [182].

Liên hiệp hội các tỉnh thành phối hợp với sở khoa học, công nghệ và môi trường tổ chức hội thi sáng tạo kỹ thuật ở địa phương như thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Dương, Thanh Hóa, Hà Nội, Quảng Ngãi, Đồng Nai,..

Trí thức chủ động mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế


Nội dung chủ yếu của hoạt động hợp tác quốc tế tập trung vào trao đổi kinh nghiệm, cung cấp thông tin, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, hợp tác kinh doanh. Các hội trí thức tích cực tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực, đẩy mạnh các hoạt động. Các hội trí thức duy trì quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhiều tổ chức hội


KH-KT chuyên ngành quốc gia và quốc tế: Hội luật gia tăng cường quan hệ với hội luật gia các nước Đông Nam Á, các nước Nhật Bản, Ôxtrâylia, Pháp, Canada. Là thành viên Liên đoàn các tổ chức kỹ sư Đông Nam Á và Thái Bình Dương (FEISEAP), Liên hiệp hội đã cử các đoàn đại biểu tham dự đại hội và hội nghị của các tổ chức này. Quan hệ hợp tác Liên hiệp hội với Hội kỹ sư Ôxtrâylia, kỹ sư Inđônêxia, Trung Quốc có bước phát triển.

Hội kinh tế đẩy mạnh quan hệ với Hội Kinh tế thế giới, Hội Kinh tế các nước ASEAN, Ôxtrâylia, Cuba; Hội Khoa học Lịch sử tăng cường quan hệ với ủy ban quốc tế các Khoa học lịch sử; Hội Toán học mở rộng quan hệ với Hội Toán học quốc tế, Hội Toán học Đông Nam Á, Hội Toán học Nhật Bản, Pháp, Mỹ; Hội Hóa học tăng cường quan hệ hợp tác với Hội Hóa học châu Á; Hội Phân tích lý, hóa, sinh học tăng cường quan hệ với Hội Phân tích hóa - sinh Nhật Bản,...

Quan hệ hợp tác giữa các hội trí thức Việt Nam với hội trí thức khu vực, quốc tế góp phần vào việc trao đổi, cập nhật thông tin, bổ sung nguồn lực cho công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNTT. Đồng thời, đóng góp quan trọng vào tăng cường mặt trận ngoại giao nhân dân, giúp giới trí thức các nước mở rộng hiểu biết về đất nước, con người Việt Nam.

Đội ngũ trí thức trong ngành công nghiệp, giao thông và xây dựng: thúc đẩy đổi mới và nâng cao trình độ KH-CN trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghê thông tin; tiếp thu và làm chủ công nghệ trong xây dựng các công trình hạ tầng như cầu, đường, điện, nhà cao tầng hiện đại; làm chủ công nghệ đóng tàu biển trọng tải lớn, công nghệ thăm dò và khai thác dầu khí. Đóng góp quan trọng vào xây dựng các nhà máy Thủy điện Trị An, Vĩnh Sơn, Thác Mơ, Yaly; xây dựng và vận hành tốt 5 trạm biến thế, cột điện của hệ thống đường dây 500 KV Bắc - Nam, các công trình phục vụ khai thác dầu khí và nhiều công trình đang xây dựng với công nghệ hiện đại: Thủy điện Sơn La, Lọc dầu Dung Quất,...


Đội ngũ trí thức khoa học xã hội và nhân văn đóng góp tích cực vào công tác nghiên cứu lý luận. ĐNTT các ngành KHXH và nhân văn phát triển, đạt nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp vào quá trình nâng cao trình độ tư duy của Đảng, Nhà nước, nhận thức đúng đắn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam; nhận thức lại thời kỳ quá độ lên XHCN, về chặng đường đầu tiên; hệ thống quan điểm lý luận về công cuộc đổi mới đã hình thành trên những nét cơ bản.

Trí thức đóng góp quan trọng vào việc cung cấp những luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, góp phần nâng cao dân trí, giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc trong nhân dân.

Trí thức KH-KT phục vụ nông nghiệp đẩy mạnh công tác nghiên cứu, chuyển giao, đưa nhanh tiến bộ khoa học vào sản xuất, đáp ứng khá đầy đủ các yêu cầu của nền nông nghiệp hàng hoá gắn với xuất khẩu. Công nghệ sinh học, tưới tiêu, bảo quản sau thu hoạch... ngày càng tiến bộ và đã góp phần tích cực vào thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi theo yêu cầu thị trường. Từ năm 2001 đến 2008, ngành nông nghiệp đã đưa vào ứng dụng 96 giống cây trồng, 15 dòng và giống vật nuôi, 88 tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Tỷ lệ đất nông nghiệp được tưới tiêu của Việt Nam cao hơn nhiều so với Thái Lan và Philippin. Do làm tốt công tác thuỷ lợi, ứng dụng các công nghệ sinh học và phân bón, năng suất lúa của Việt Nam cao hơn của Thái Lan, Philippin và Inđônêxia,... Nước ta nhiều năm giữ vị trí nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới. Đứng vào nhóm những nước có sản lượng xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp lớn.

Trí thức trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng đã làm chủ được công nghệ và sản xuất nhiều loại vác xin quan trọng để phục vụ chương trình tiêm chủng mở rộng và giải quyết các dịch bệnh nguy hiểm như dịch SARS, dịch cúm gia cầm H5N1; làm chủ các công nghệ phẫu thuật và ghép tạng tiên tiến.

Trong giáo dục - đào tạo, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên phát triển mạnh mẽ các phong trào thi đua, đẩy mạnh cải cách, nâng cao chất lượng giáo dục.


Hệ thống giáo dục quốc dân đã được xây dựng hoàn chỉnh, thống nhất, với đầy đủ các cấp học, bậc học từ mầm non đến đại học, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân.

Đội ngũ nữ trí thức tham gia ngày càng đông đảo trong bộ máy lãnh đạo quản lý Nhà nước từ Trung ương đến địa phương,... Nhiều nữ trí thức đã thể hiện được vai trò, vị trí trong giảng dạy, nghiên cứu, trong các hoạt động sáng tạo khác; chủ trì nhiều chương trình, đề tài, dự án cấp quốc gia.

Đội ngũ làm công tác báo chí nước ta đã phát triển vượt bậc. Đến năm 2008, cả nước có trên 13.000 nhà báo chuyên nghiệp. Báo chí tích cực tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thông tin cổ vũ phong trào hành động cách mạng, phản ánh tâm tư nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân; biểu dương thành quả của công cuộc đổi mới; tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, chống ―diễn biến hòa bình‖.

Số đông trí thức, văn nghệ sỹ được rèn luyện và thử thách trong thực tiễn cách mạng, có vốn sống, giàu lòng yêu nước. Trước những biến động của tình hình thế giới và những khó khăn trong cuộc sống, văn nghệ sỹ giữ vững phẩm chất, khẳng định quan điểm sáng tác, phục vụ nhân dân. Nhiều trí thức, văn nghệ sỹ cao tuổi vẫn tiếp tục có những sáng tác có giá tri cao.

Trí thức, văn nghệ sỹ đã tích cực tìm tòi, sáng tạo các hình thức hoạt động; đa dạng về phương pháp, hình thức, phát triển nhiều sản phẩm văn hóa có giá trị, đáp ứng nhu cầu văn hóa, thẩm mỹ trong các tầng lớp nhân dân, góp phần xây dựng môi trường văn hóa, tư tưởng lành mạnh trong đời sống xã hội.

Hướng về quê hương, trí thức kiều bào đã có những đóng góp vào sự nghiệp xây dựng đất nước dưới nhiều hình thức, như: tham gia giảng dạy, nghiên cứu; môi giới đưa chuyên gia nước ngoài vào hợp tác với các tổ chức, cơ quan trong nước; quyên góp học bổng khuyến khích tài năng trẻ; kết hợp hoạt động sản xuất kinh


doanh với nhập công nghệ mới... Hàng năm, có khoảng 200 lượt trí thức kiều bào từ Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Thái Lan... về nước tham gia giảng dạy, tư vấn và họp tác khoa học với các trường, viện nghiên cứu và tổ chức khoa học trong nước.

Bên cạnh đó, Việt Nam phối hợp với UNDP thực hiện Chương trình TOKTEN để đưa trí thức kiều bào về làm việc có thời hạn tại quê hương. Chương trình này được triển khai từ năm 1989, nhiều trí thức kiều bào đã hưởng ứng tích cực.

Trên thực tế, đóng góp của trí thức Việt kiều đối với đất nước tuy còn chưa tương xứng với tiềm năng, nhưng số đông trong họ đang có nhiều hoạt dộng thể hiện rò mong muốn được tham gia xây dựng quê hương đất nước.

So với yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá hội nhập, đội ngũ trí thức và lãnh đạo xây dựng đội ngũ trí thức còn nhiều bất cập

Trong tiến trình đẩy mạnh CNH, HĐH, nhằm rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển, ĐNTT còn bộ lộ sự bất cập về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, năng lực sáng tạo, khả năng hợp tác giải quyết những vấn đề thực tiễn. Một bộ phận trí thức chưa thấy rò sứ mệnh của mình trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Một bộ phận trí thức thiếu tinh thẩn hợp tác trong nghiên cứu, thậm chí có biểu hiện cơ hội. Những công trình, sản phẩm đạt chất lượng cao chưa nhiều; thiếu cán bộ giỏi về kinh tế, quản lý doanh nghiệp. Đội ngũ cán bộ khoa học đầu đàn có độ tuổi cao. Trong cán bộ trẻ có khuynh hướng ngại vào các cơ quan nghiên cứu, các ngành cơ bản mà hướng theo lợi ích kinh tế trước mắt có thể bỏ nghề được đào tạo, tìm cách ở lại thành phố, vào làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Hội nghị lẩn thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Khoá IX nêu rò: Đội ngũ cán bộ KH-CN thiếu (nhất là loại cán bộ trình độ cao còn bị hẫng hụt), bất hợp lý về cơ cấu ngành nghề và phân bố. Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ KH-CN phát triển chậm, nhiều mặt còn thấp so vói nhiều nước trong khu vực. Thiếu những tập thể khoa học mạnh và gắn kết trong hợp tác nghiên cứu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022