Hình 2.12: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế của ngân hàng ACB, Eximbank, Sacombank (Đvt: %)
50
45
40
35
30
25
Có thể bạn quan tâm!
- Chính sách cổ tức tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán - 6
- Chính sách cổ tức tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán - 7
- Phân Tích Chính Sách Cổ Tức Tại Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Niêm Yết Trên Sàn Giao Dịch Chứng Khoán.
- Các Giải Pháp Về Chính Sách Cổ Tức Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Niêm Yết Trên Sàn Giao Dịch Chứng Khoán.
- Hoàn Thiện Chính Sách Cổ Tức Của Ngân Hàng
- Một Số Chỉ Tiêu Về Hoạt Động Kinh Doanh Các Năm Của Sacombank
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
20
15
10
5
0
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
ROE của AC B
ROE của E ximbank
ROE của S acombank
Nguồn: Bảng cáo bạch của các ngân hàng ACB, Sacombank, Eximbank
Bên cạnh đó, các chính sách tiền tệ thắt chặt được ban hành bởi Ngân hàng nhà nước là một rào cản làm giảm tốc độ tăng trưởng đối với những ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh. Các ngân hàng thương mại cổ phần luôn phải chịu nhiều áp lực về lợi nhuận, cổ tức, hoạt động kinh doanh cũng như áp lực về lộ trình tăng vốn điều lệ được quy định của gia tăng nhằm đáp ứng lộ trình quy định của Chính phủ tại Nghị định 141/2006/NĐ-CP. Một phần do hoạt động của ngành ngân hàng vừa phải đảm bảo chính sách, quy định của Ngân hàng Nhà nước và vừa phải thực hiện các chỉ tiêu tăng trưởng.
Do đó, chính sách cổ tức của các ngân hàng thương mại cổ phần trong những năm gần đây luôn gắn cổ tức liền với chính sách cổ tức chi trả bằng cổ phiếu cho các cổ đông nhằm bổ sung vốn điều lệ cho ngân hàng bảo đảm hoạt động kinh doanh có hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh. Chính sách cổ tức thường được gắng liền với việc chi thưởng cổ phiếu cho các cổ đông từ các nguồn như quỹ thặng dư vốn hay quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ. Để tạo sự hấp dẫn cổ phiếu ngân hàng,
các ngân hàng thương mại cổ phần thường huy động vốn từ các cổ đồng hiện hữu bằng hình thức chào bán cổ phiếu cho cổ đông bằng với giá ưu đãi nhằm tạo sự gắng kết giữa các cổ đông với ngân hàng.
Năm 2012, với các chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước siết chặt trần lãi suất huy động đầu vào từ dân cư và tổ chức kinh tế, siết chặt trần lãi suất cho vay, cấp chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng các ngân hàng thương mại cổ phần lớn như ACB, Eximbank, Sacombank, MBB, Vietinbank, Vietcombank . . . dù nhận mức tăng trưởng tín dụng cao nhất (17%), nhưng vẫn thấp hơn so với năm trước. Đồng thời, với việc nợ xấu gia tăng khi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong nước được dự báo còn khó khăn hơn cả năm 2011. Vì thế, lợi nhuận của hoạt động kinh doanh ngân hàng giảm sút so với các năm trước đây, nguyên nhân là do chênh lệch giữa lãi suất cho vay và huy động dần được thu hẹp, lãi suất huy động và lãi suất cho vay giảm một cách nhanh chóng trong đó lãi suất huy động giảm chậm hơn lải suất cho vay. Cạnh tranh khó khăn hơn do các công cụ trần lãi suất và trần tăng trưởng tín dụng cộng với các nghiệp vụ ngân hàng có tính công nghệ cao như kinh doanh vàng và các sản phẩm phái sinh, vốn là thế mạnh của ngân hàng lớn đã bị hạn chế và thu hẹp. Nên lợi nhuận của ngân hàng thương mại có phần giảm dẫn đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế của các ngân hàng giảm so với những năm trước đây như của ngân hàng ACB tỷ suất lợi nhuận sau thuế là 8,5%, của ngân hàng Eximbank là 13,3% và ngân hàng Sacombank là 7,15% đã làm cho chính sách cổ tức của các ngân hàng thương mại cổ phân sẽ giảm theo.
Bên cạnh đó, để tạo được tâm lý cho các cổ đông, trong chính sách cổ tức của ngân hàng luôn chú ý đến thời điểm chia cổ tức. Thông thường việc chia cổ tức của năm này sẽ được chia vào đầu năm sau khi đã quyết toán xong năm tài chính của năm trước. Tuy nhiên những năm 2007 trở lại đây việc chia cổ tức của năm hiện hành không phải chờ đến cuối năm mà được các ngân hàng cho tạm ứng chia cổ tức trước hay thực hiện tạm ứng chia cổ tức sau khi kết thúc hoạt động kinh doanh giữa năm. Như ngân hàng Eximbank thực hiện tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt 12% trên
mệnh giá cổ phiếu năm 2008 và tổng kết trong năm 2008 cổ tức của Eximbank chia cho các cổ đông đạt tỷ lệ là 82,55%, tạm ứng cổ tức tiền mặt lần 1 năm 2009 là 8% trên mệnh giá cổ phiếu và tổng kết cả năm 2009 cổ tức của Eximbank chia cho các cổ đông đạt tỷ lệ là 34%. Việc thực hiện chia cổ tức một năm nhiều lần như vậy thể hiện hoạt động kinh doanh có hiệu quả của ngân hàng thương mại, cũng như khả năng thanh khoản cao đáp ứng được tiền mặt cần thiết chia cho các cổ đông. Cũng như nâng cao giá trị cổ phiếu của ngân hàng, thu hút các cổ đông đầu tư lâu dài vào ngân hàng.
Chính sách cổ tức của các ngân hàng thương mại cổ phần là một trong những chính sách tác động đến nguồn vốn tái đầu tư và lợi nhuận ròng hàng năm của ngân hàng. Nên các ngân hàng chính sách cổ tức của ngân hàng thương mại phải ổn định, nhất quán và linh hoạt. Trước khi luật Thị trường chứng khoán năm 2006 ra đời thị trường chứng khoán chưa sôi động. Khi các ngân hàng thương mại cổ phần ra đời và mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng tăng trưởng nhanh, đạt lợi nhuận cao nên chính sách cổ tức của các ngân hàng thương mại cổ phần chủ yếu là chính sách cổ tức một phần bằng tiền mặt một phần bằng cổ phiếu sau khi trích lại một phần để tái đầu tư. Chính sách cổ tức như vậy làm cho các cổ đông vừa được nhận tiền mặt ngay tức thời và nhận một số cổ phiếu thưởng tăng thêm, nếu giá cổ phiếu tăng các cổ đông bán cổ phiếu đó đi sẽ được nhận thêm một khoản thu nhập nữa từ cổ tức tuy nhiên khoản thu nhập này không chắc chắn cho các cổ đông. Tuy nhiên, từ năm 2006 trở đi chính sách cổ tức của các ngân hàng thương mại đã có sự thay đổi linh hoạt. Các ngân hàng thương mại hầu như chủ yếu thực hiện chi trả cổ tức bằng cổ phiếu hơn là bằng tiền mặt. Do trong lúc này giá cổ phiếu của ngân hàng trên thị trường chứng khoán liên tục tăng nên các cổ đông thích được chi trả bằng cổ phiếu hơn nhận bằng tiền mặt. Ngoài ra, do các ngân hàng thương mại cổ phần liên tục tăng trưởng tín dụng nhanh, mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh và kinh doanh đa dạng sản phẩm nên rất cần tăng vốn điều lệ cũng như những quy định của Ngân hàng nhà nước về lộ trình tăng vốn điều lệ cũng như không tốn chi phí phát hành khi huy động vốn từ cổ đông
hiện hữu. Và trong một nền kinh tế thị trường nên các yếu tố như thuế, phí giao dịch, chi phí phát hành, thông tin thiếu minh bạch, giao dịch nội gián, thưởng nội bộ, tâm lý cổ đông, tâm lý bầy đàn … đã làm cho chính sách cổ tức của ngân hàng sẽ có một tác động ảnh hưởng đến giá trị của ngân hàng trên thị trường. Do đó, việc quyết định chính sách cổ tức bằng tiền mặt hay cổ tức bằng cổ phiếu hay vừa tiền mặt vừa cổ phiếu phải đáp ứng được yêu cầu của cổ đông và phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh thực tế của ngân hàng tại từng thời điểm.
Năm 2012 được coi là một năm rất khó khăn của thị trường tài chính, ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước vẫn tiếp tục với chính sách thắt chặt tiền tệ. Hệ thống ngân hàng phải tiến hành tái cơ cấu nhân sự, nợ quá hạn bắt đầu phát sinh nhiều kèm theo những nhóm nợ trong hạn tiếp tục bị chuyển nhóm nợ. Do đó, để đạt được lợi nhuận cao các ngân hàng thương mại cổ phần đã kiểm soát rất chặt chẽ chi phí và quản trị rủi ro tốt, siết lại toàn bộ quy chế quản lý nghiệp vụ, cấu trúc lại nguồn nhân lực, củng cố bộ máy hoạt động và điều chỉnh về chiến lược kinh doanh cho phù hợp với tình hình thực tế. Và lúc này một số ngân hàng thương mại cổ phần đang thực hiện một chính sách cổ tức bằng tiền mặt được sử dụng để tạo niềm tin cho các cổ đông cũng như kích cầu nền kinh tế. Trong năm 2012, việc Ngân hàng Nhà nước không cấp phép cho mở thêm các phòng giao dịch và chi nhánh đã làm cho các ngân hàng thương mại cổ phần không tăng vốn điều lệ hoạt động mà chuyển sang cơ cấu lại nhân sự, cơ cấu các khoản dư nợ tại ngân hàng để nâng cao lợi nhuận đám ứng được yêu cầu về lợ nhuận của các cổ đông. Với một chính sách cổ tức ổn định và chi trả cổ tức bằng tiền mặt vào thời điểm này ở mức cao sẽ tạo sức ép, buộc ban điều hành của ngân hàng hoạt động hiệu quả, sáng tạo hơn, đồng thời có điều kiện đào thải những nhà quản trị kém cũng như sa thải những bộ phận nhân lực dư thừa nhằm tiết kiệm chi phí và tối đa hóa lợi nhuận.
2.2.2.2. Đối với cổ đông.
Trong khi đó, đứng dưới góc độ là các cổ đông hiện hữu của ngân hàng cũng như cổ đông mới mua cổ phiếu ngành ngân hàng kỳ vọng đặt lên hàng đầu hiện nay chính là cổ tức. Tuy nhiên, các cổ đông của ngân hàng sẽ được chia làm hai nhóm gồm cổ đông dài hạn và cổ đông ngắn hạn. Các cổ đông ngắn hạn thường sẽ quan tâm đến giá trị cổ phiếu của ngân hàng nên họ thường có xu hướng mạo hiểm và không quan tâm đến chính sách cổ tức của ngân hàng vì khi cổ tức được chia cho các cổ đông sau khi trích một phần để tái đầu tư, giá cổ phiếu của ngân hàng đó tại thời điểm chốt chia cổ tức đã giảm bằng giá trị tương ứng trước khi chi trả cổ tức mà họ quan tâm đến sức nóng của thị trường chứng khoán. Còn các cổ đông dài hạn có xu hướng quan tâm nhiều đến chính sách cổ tức bằng cổ phiếu hơn vì họ kỳ vọng vào giá trị tương lai của cổ phiếu ngân hàng sẽ cao hơn cổ tức họ được nhận vào thời điểm lúc này. Và những ngân hàng thương mại cổ phần làm sao dung hòa được một chính sách cổ tức hợp lý nhằm đáp ứng yêu cầu của các cổ đông. Sacombank luôn giữ mức chia cổ tức là 15% trên cổ phiếu bằng hình thức chi trả tiền mặt hoắc cổ phiếu đồng thời phát hành thêm cổ phiếu với tỷ lệ 15% trên vốn cổ phần với giá phát hành 10.000 đồng trên một cổ phiếu từ 2007 đến 2011 để thu hút các cổ đông ngắn hạn và dài hạn của ngân hàng. Tuy nhiên năm 2012 với mục tiêu lợi nhuận không đạt được so với kế hoạch của các ngân hàng thương mại cổ phần, việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt cũng một phần nào làm thỏa mãn yêu cầu của các cổ đông.
Chính sách cổ tức của ngân hàng cũng có những ảnh hưởng nhất định khi mà tâm lý đám đông của các cổ đông ngân hàng. Với một thông tin công bố, trong một thời điểm nhạy cảm như hiện nay sẽ làm cho giá trị cổ phiếu của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng cũng như thiệt hại vốn đầu tư của cổ đông. Do đó, các cổ đông phải nắm rõ thông tin và đưa ra quyết định chính xác, tránh theo tâm lý bầy đàn.
2.2.2.3. Đánh giá chính sách cổ tức của một số ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên sàn chứng khoán..
- Thành tựu:
Chính sách cổ tức của các ngân hàng thương mại cổ phần như ngân hàng ACB, Eximbank, Sacombank luôn luôn được duy trì ở mức cổ tức cao trên 12% vừa bảo đảm nguồn vốn tái đầu tư nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng.
Đồng thời, chính sách cổ tức của các ngân hàng trên vừa linh hoạt vừa phù hợp, đáp ứng với nhu cầu chung của các cổ đông đã giúp cho các ngân hàng thương mại dễ dàng huy động vốn mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, tạo sự gắng kết lâu dài của cổ đông với ngân hàng.
Một chính sách cổ tức hợp lý, một tỷ suất lợi nhuận sau thuế cao bình quân trên 20% của các ngân hàng ACB, Eximbank, Sacombank, Vietcombank, Vietinbank đã làm cho giá trị cổ phiếu của ngân hàng luôn duy trì ổn định có chiều hướng tăng trên thị trường chứng khoán. Đây là một lợi thế của các ngân hàng này khi cạnh tranh trên thị trường trong lĩnh vực ngân hàng. Do đó, chính sách cổ tức của ngân hàng luôn có một ảnh hưởng nhất định đến giá trị của ngân hàng và thu hút cổ đông.
- Hạn chế:
Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại cổ phần thực hiện chính sách cổ tức bằng cổ phiếu phải chú ý đến loãng giá cổ phiếu làm cho giá trị cổ phiếu bị pha loãng tại thời điểm chia cổ tức. Như ngân hàng ACB giá trị cổ phiếu lần đầu đăng ký niêm yết trên thị trường chứng khoán với giá là 130.200 đồng một cổ phiếu vào ngày 21/11/2006 với khối lượng cổ phiếu đăng ký niêm yết là 110.004.656 cổ phiếu sau nhiều lần chia cổ tức giá cổ phiếu còn lại 25.700 đồng một cổ phiếu nhưng khối lượng cổ phiếu phát hành lúc này là 937.696.506 cổ phiếu ngày 30/06/2012. Sacombank giá trị cổ phiếu lần đầu đăng ký niêm yết trên thị trường chứng khoán với giá là 78.000 đồng một cổ phiếu vào ngày 12/07/2006 với khối lượng cổ phiếu
đăng ký niêm yết là 189.947.299 cổ phiếu sau nhiều lần chia cổ tức giá cổ phiếu còn lại 22.200 đồng một cổ phiếu nhưng khối lượng cổ phiếu phát hành lúc này là 1.073.967.644 cổ phiếu ngày 30/06/2012.
Nguyên nhân của sự pha loãng cổ phiếu ngân hàng thương mại cổ phần là do sau những lần chi trả cổ tức bằng cổ phiếu làm giá trị cổ phiếu giảm nhằm nâng cao khả năng thanh khoản của cổ phiếu ngân hàng và thu hút các nguồn vốn nhỏ lẻ từ các cổ đông. Ngoài ra còn đáp ứng được một vài bộ phận cổ đông của ngân hàng tham gia đầu tư trong ngắn hạn tham gia trên thị trường chứng khoán.
Kết luận chương 2
Khi các ngân hàng thương mại cổ phần đăng ký niêm yết trên thị trường chứng khoán, các cổ đông luôn yêu cầu các ngân hàng thương mại cổ phần có một chính sách chi trả cổ tức cao. Tuy nhiên, do ngành ngân hàng là một ngành mang tính đặc thù riêng ngoài việc các ngân hàng thương mại cổ phần phải hoạt động có lợi nhuận đáp ứng được yêu cầu của các cổ đông mà còn phải chịu sự quản lý của ngân hàng nhà nước trong việc quản lý tiền tệ bằng các công cụ tài chính. Do đó chính sách cổ tức của các ngân hàng thương mại cổ phần luôn được cân bằng theo lợi ích của các cổ đông và sự quản lý của ngân hàng nhà nước. Những ngân hàng thương mại nào hoạt động có lợi nhuận cao và một chính sách chi trả cổ tức hợp lý sẽ thu hút được các nhà đầu tư mua cổ phiếu của ngân hàng đó để trở thành cổ đông.
Do phải đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng nhà nước trong lộ trình tăng vốn điều lệ hoạt động. Nên chính sách cổ tức của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam chi trả bằng cổ phiếu rất được các ngân hàng thương mại sử dụng để thu hút các nhà đầu tư tham gia vào cổ đông của ngân hàng. Tuy nhiên nếu chính sách cổ tức bằng cổ phiếu sử dụng liên tục sẽ làm cho giá trị cổ phiếu càng ngày càng giảm giá và không còn thu hút các cổ đông.
Các ngân hàng thương mại cổ phần nên sử dụng chính sách cổ tức hợp lý, linh hoạt cho từng giai đoạn cụ thể bảo đảm được kế hoạch kinh doanh của năm sau. Bên cạnh đó, những ngân hàng thương mại cổ phần cần phải sử dụng vốn chủ sở hữu một cách hiệu quả nhất nhằm tối đa hóa lợi nhuận nhằm tạo tính thanh khoản cao cổ phiếu và nâng giá trị cổ phiếu của ngân hàng trên sàn giao dịch chứng khoán được tăng lên.