Chương 3. Các giải pháp về chính sách cổ tức tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.
3.1. Giải pháp hoàn thiện chính sách cổ tức tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.
Qua nghiên cứu nhận thấy rằng chính sách cổ tức thực tế có tác động đến giá trị của ngân hàng thông qua việc tăng hay giảm giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán và huy động vốn từ các cổ đông. Để việc hoàn thiện chính sách cổ tức các nhà điều hành cần phải đưa ra những chính sách cổ tức từng thời điểm hợp lý bảo đảm được quyền lợi của cổ đông. Một chính sách cổ tức được ưa chuộng và thích hợp cho tình hình kinh doanh của ngân hàng hiện nay là một tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt kết hợp với một tỷ lệ chi trả cổ tức bằng cổ phiếu – thưởng thêm cổ phiếu hoặc quyền mua cổ phiếu. Tuy nhiên các ngân hàng thương mại cổ phần cân nhắc tỷ lệ chi trả cổ tức cho phù hợp với từng giai đoạn tăng trưởng và từng thời kỳ phát triển kinh tế nhất định nhằm bảo đảm hoạt động kinh doanh của ngân hàng tăng trưởng một cách có hiệu quả nhất.
3.1.1. Chi trả cổ tức theo chu kỳ phát triển, tăng trưởng ngân hàng.
Đối với các ngân hàng thương mại cổ phần mới thành lập hay mới chuyển đổi loại hình ngân hàng nông thôn lên loại hình ngân hàng đô thị đòi hỏi cần đầu tư vào nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới theo phương hướng hoạt động kinh doanh của từng ngân hàng. Do đó các chi phí như cơ sở hạ tầng, nghiên cứu và phát triển ngân hàng chiếm một tỷ trọng rất lớn nên trong lúc này chính sách chi trả cổ tức cho các cổ đông là không nên chi trả cổ tức cho các cổ đông. Bởi vì vào lúc này triển vọng tăng trưởng trong tương lai của các ngân hàng này là rất cao. Ngoài ra, khi các cổ đông tham gia vào mua cổ phiếu ngân hàng trong giai đoạn này không cần tỷ lệ chi trả cổ tức mà các cổ đông quan tâm vào sự biến động của giá cổ phiếu khi mua cổ phần của ngân hàng này. Nên việc huy động vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần lúc này chỉ huy động trong các cổ đông thích mạo hiểm từ việc
hưởng chênh lệch giá của cổ phần và các cổ đông thường hay có sự biến đổi lớn vào lúc này. Không nên thực hiện việc chi trả cổ tức vào thời điểm này do dòng tiền của các ngân hàng lúc này thường bị âm ở mức cao và cần nguồn vốn để đầu tư vào những cơ hội sẵn có của ngân hàng. Và khi chính sách cổ tức của ngân hàng thương mại là không chia cổ tức các cổ đông vẫn dễ dàng vui vẻ chấp nhận trong giai đoạn này.
Đối với ngân hàng thương mại cổ phần bắt đầu có uy tín, có thương hiệu trên thị trường và tăng trưởng tốt như ngân hàng ACB, ngân hàng Sacombank, ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam. Các ngân hàng thương mại cổ phần này nên thực hiệc chính sách chi trả cổ tức với một tỷ lệ chi trả cổ tức danh nghĩa tức là các ngân hàng thương mại cổ phần lúc này phát hành đặc quyền mua cổ phần cho các cổ đông hiện hữu nhằm chia nhỏ các cổ phần và giảm giá cổ phần xuống thấp làm cho cổ phiếu ngân hàng dễ dàng thu hút các cổ đông nhỏ lẻ khác hay các cổ đông hiện hữu sẽ dễ dàng bán cổ phiếu bởi giá cổ phiếu của ngân hàng lúc này thấp hơn so với ban đầu chi trả cổ tức. Đồng thời các ngân hàng thương mại cổ phần sẽ tiết kiệm được chi phí phát hành cổ phiếu và tạo được tính thanh khoản cao của cổ phiếu ngân hàng trên thị trường chứng khoán làm cho giá cổ phiếu của ngân hàng sẽ dễ dàng biến động theo chiều hướng tăng trở lại. Do đó các cổ đông lúc này thích nhận cổ tức bằng cổ phiếu hay là những đặc quyền được mua thêm cổ phiếu của ngân hàng hơn là cổ tức bằng tiền mặt. Trong giai đoạn này các ngân hàng thương mại cổ phần cũng có thể thực hiện chính sách cổ tức kết hợp vừa cổ tức tiền mặt vừa cổ tức bằng cổ phiếu. Các cổ đông khi đầu tư vào ngân hàng thương mại cổ phần trong giai đoạn này quan tâm nhiều đến giá trị của cổ phiếu biến động mạnh trên thị trường chứng khoán hơn là một tỷ lệ tiền mặt nhận được từ chính sách cổ tức tiền mặt.
Có thể bạn quan tâm!
- Chính sách cổ tức tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán - 7
- Phân Tích Chính Sách Cổ Tức Tại Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Niêm Yết Trên Sàn Giao Dịch Chứng Khoán.
- Đánh Giá Chính Sách Cổ Tức Của Một Số Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Niêm Yết Trên Sàn Chứng Khoán..
- Hoàn Thiện Chính Sách Cổ Tức Của Ngân Hàng
- Một Số Chỉ Tiêu Về Hoạt Động Kinh Doanh Các Năm Của Sacombank
- Chính sách cổ tức tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán - 13
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Khi các ngân hàng thương mại cổ phần bắt đầu có sự cạnh tranh mạnh mẽ về khách hàng và theo từng phân khúc thị trường, các ngân hàng thương mại cổ phần lúc này tập trung vào thị phần của ngân hàng theo chiến lược phát triển của ngân
hàng đề ra như ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn thương tín đề ra chiến lược trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại đa năng hàng đầu khu vực, ngân hàng ACB trở thành ngân hàng của mọi nhà. Các ngân hàng thương mại cổ phần sẽ dễ dàng huy động từ nhiều nguồn vốn tài trợ khác nhau để đầu tư vào những dự án kinh doanh theo chiến lược phát triển của ngân hàng mang lại hiệu quả và an toàn đồng vốn của các cổ đông. Do đó chính sách cổ tức của các ngân hàng thương mại cổ phần lúc này là nên chi trả cổ tức với tỷ lệ cao cho các cổ đông. Vì vào thời điểm này các cổ đông đã nhận thấy ngân hàng làm ra lợi nhuận lớn, dòng tiền chu chuyển cho hoạt động kinh doanh ngân hàng đã dương. Đồng thời giá cổ phiếu của các ngân hàng này không còn biến động mạnh trên thị trường chứng khoán do kỳ vọng về tăng trưởng trong tương lai không cao và cũng không có sự biến động mạnh về giá trên thị trường chứng khoán nên nguồn thu nhập chính của các cổ đông khi đầu tư vào cổ phiếu của ngân hàng chủ yếu chính là cổ tức. Do đó các cổ đông rất kỳ vọng vào chính sách cổ tức của ngân hàng lúc này và thường mong muốn nhận cổ tức bằng tiền mặt.
Ở nước ta các ngân hàng thương mại cổ phần sau khi chi trả cổ tức cao cho các cổ đông mà vẫn còn thặng dư tiền, ngân hàng có thể dùng số tiền đó để mua lại chính cổ phiếu của ngân hàng nhằm sử dụng tốt nguồn vốn thặng dư được quay vòng liên tục và nâng cao vị thế cổ phiếu của ngân hàng trên thị trường chứng khoán tạo tính thanh khoản cao, làm tăng giá trị cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Đồng thời tỷ trọng cổ phần của các cổ đông sẽ được tăng lên nếu các cổ đông không bán cổ phiếu đang sở hữu, hoặc khi các cổ đông thực hiện việc bán cổ phiếu số tiền các cổ đông nhận được của phần vượt trội tỷ trọng cổ phần cũng có thể được xem như là một phần chi trả cổ tức cho các cổ đông.
Và trong giai đoạn hiện nay khi có những thông tin từ Ngân hàng nhà nước về việc siết chặt quản lý hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động kém hiệu quả. Ngân hàng Nhà nước sẽ yêu cầu các ngân hàng thương mại cổ phần đó chuyển quy mô hoạt động kinh doanh cho phù hợp với tình hình thực tế của
ngân hàng đó hoặc sẽ sát nhập với các ngân hàng thương mại cổ phần khác. Chính sách cổ tức của các ngân hàng thương mại cổ phần lúc này là nên chi trả cổ tức với một tỷ lệ chi trả hầu như là toàn bộ. Bởi vì lúc này giá cổ phiếu trên thị trường có sự giảm sút đáng kể hoặc sự kỳ vọng của các cổ đông về gia tăng giá trị cổ phiếu trong tương lai của ngân hàng trên thị trường chứng khoán. Nên một tỷ lệ chi trả cổ tức hầu như toàn bộ được xem như là việc hoàn trả lại vốn cho các cổ đông. Và các cổ đông thích chi trả cổ tức bằng tiền mặt hơn với một tỷ lệ cổ tức càng cao càng tốt nhằm bảo đảm quyền lợi vốn cho các cổ đông khi đầu tư vào ngân hàng. Tuy nhiên việc chi trả cổ tức lúc này cho các cổ đông chịu sự tác động của các chủ nợ. Do đó để cân bằng quyền lợi giữa cổ đông và chủ nợ, các ngân hàng thương mại cổ phần muốn huy động vốn thêm từ các cổ đông bằng chính sách phát hành đặc quyền cho các cổ đông hiện hữu với chiết khấu cao với việc mua giá cổ phiếu của ngân hàng thấp hơn so với giá trị thực tế trên thị trường chứng khoán.
Nhưng thực tế việc xác định từng chu kỳ tăng trưởng của ngân hàng là rất khó, vì các ngân hàng luôn có chu kỳ tăng trưởng nối tiếp vào nhau nên cần phải xác định rõ chu kỳ tăng trưởng để xác định chính sách cổ tức sao cho hợp lý do đó các ngân hàng thương mại cổ phần cần phải xác định các yếu tố như:
- Cần phải xem xét nhu cầu về lượng tiền chu chuyển thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ hàng năm của ngân hàng để biết được dòng tiền dương hay âm để đưa ra một chính sách cổ tức hợp lý cho từng thời kỳ tăng trưởng của ngân hàng.
- Ngoài ra các ngân hàng thương mại cổ phần còn phải xem xét vị thế của ngân hàng mình so với các ngân hàng khác, do đó những ngân hàng có vị thế cao thường có chính sách chi trả cổ tức với tỷ lệ chi trả cổ tức không cao hay chi trả cổ tức bằng cổ phiếu so với các ngân hàng khác trong cùng ngành. Do đó, những ngân hàng có vị thế thấp hơn, kỳ vọng tăng trưởng trong tương lai thấp nên chi trả cổ tức bằng tiền mặt và không nên chi trả cổ tức bằng cổ phiếu. Vì khi nhận khoản cổ tức bằng cổ phiếu các cổ đông sẽ bán những cổ phiếu ngân hàng đó đi và đầu tư vào ngân hàng khác có khả năng sinh lời lớn hơn.
3.1.2. Chi trả cổ tức ổn định, hợp lý.
Các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam nên chi trả cổ tức cổ định, ổn định tránh những thay đổi trong chính sách cổ tức tức thời gây ra những biến động về giá trị của ngân hàng trong ngắn hạn và dài hạn sau này. Với một chính sách cổ tức ổn định của các ngân hàng thương mại cổ phần nên được duy trì ngay cả khi lợi nhuận của ngân hàng có sự giảm sút nhưng tránh trường hợp dùng vốn điều lệ để chi trả cổ tức.
Nhất là trong thời kỳ khủng hoảng tài chính bởi bong bóng đầu cơ nhằm hưởng chênh lệch từ việc bán giá cao hơn tạo ra cơn sốt ảo trên thị trường. Do đó, ngành ngân hàng là ngành chịu nhiều biến động và ảnh hưởng lớn nhất trong trường hợp này chính sách cổ tức của các ngân hàng thương mại cổ phần vẫn phải bảo đảm chi trả cổ tức cho các cổ đông với tỷ lệ chi trả đã được thông qua tại đại hội cổ đông. Chính sách chi trả cổ tức trong thời khủng hoảng các ngân hàng thương mại cổ phần nên chi trả cổ tức bằng cổ phiếu hoặc bằng những đặc quyền mua cổ phiếu ngân hàng kèm với chính sách chi trả cổ tức bằng cổ phiếu sẽ hấp dẫn các cổ đông hơn. Điều này làm cho các ngân hàng thương mại cổ phần vừa có thể huy động thêm vốn để bổ sung vào vốn điều lệ ngân hàng khắc phục những dự án đầu tư hay hoạt động kinh doanh của ngân hàng chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính gây ra. Ngoài ra trong cuộc khủng hoảng tài chính các ngân hàng thương mại cổ phần có thể nhận thấy được những cơ hội đầu tư mang lại hiệu quả cao. Các cổ đông lúc này sẽ sẵn sàng tiếp tục đầu tư vào các ngân hàng thương mại cổ phần vì những nhà đầu tư hiện hữu kỳ vọng một nền kinh tế sẽ được hồi phục nhanh chóng và giá cổ phiếu của các ngân hàng thương mại cổ phần sẽ gia tăng giá trị trong tương lại trên thị trường chứng khoán.
Các ngân hàng thương mại cổ phần phải có một chính sách cổ tức thực sự thu hút mọi đối tượng đầu tư kể cả những nhà đầu tư dài hạn và đầu tư ngắn hạn, vì chính những nhà đầu tư ngắn hạn là những người phản ứng rất nhanh nhạy với chính sách cổ tức của ngân hàng và cổ phiếu của ngân hàng trên thị trường chứng
khoán. Cũng như tạo nên tính thanh khoản cho cổ phiếu ngân hàng trên thị trường chứng khoán. Còn những nhà đầu tư cổ phiếu dài hạn là các cổ đông giữ tính ổn định lâu dài và làm tăng giá trị cho cổ phiếu của ngân hàng trên thị trường chứng khoán một cách gián tiếp.
Chính sách cổ tức của các ngân hàng thương mại cổ phần phải bảo đảm một tỷ lệ thu nhập ổn định tối thiểu cho các nhà đầu tư dài hạn nhằm thu hồi một phần lợi nhuận từ nguồn vốn của các cổ đông khi đầu tư vào các ngân hàng thương mại cổ phần và làm giảm rủi ro cho các cổ đông dài hạn. Ngoài phần tăng giá trị cổ phiếu của ngân hàng mà các cổ đông kỳ vọng sẽ gia tăng trong tương lai trên thị trường chứng khoán. Đồng thời góp phần ổn định và làm tăng giá trị cổ phiếu của ngân hàng trong tương lai.
Chính sách cổ tức của ngân hàng nên tăng tỷ lệ chi trả cổ tức trên lợi nhuận sau thuế phù hợp với tình hình tài chính ngân hàng. Tuy nhiên, tránh trường hợp chia cổ tức cao không tương xứng với tình hình tài chính của ngân hàng, nhằm đạt mục đích huy động vốn cổ phần từ các cổ đông để tăng vốn điều lệ. Hay những trường hợp các ngân hàng thương mại cổ phần chia cổ tức thấp nhưng lại trích vào quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi của ngân hàng với một tỷ lệ trích rất lớn làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các cổ đông khi tham gia đầu tư vào ngân hàng.
Bên cạnh đó, chính sách cổ tức của ngân hàng thương mại được phân phối bởi lợi nhuận sau thuế của ngân hàng sau khi trích một phần để tái đầu tư vào hoạt động kinh doanh. Do đó để có được một chính sách cổ tức chi trả cho các cổ đông với một tỷ lệ cao, các ngân hàng thương mại cổ phần cần phải đạt được lợi nhuận sau thuế cao. Để thực hiện tốt điều này ban điều hành ngân hàng khi có điều kiện phải thanh lý những dự án đầu tư hoạt động kinh doanh kém hiệu quả nhằm thu hồi vốn phục vụ cho lĩnh vực kinh doanh truyền thống của ngân hàng. Cũng như các ngân hàng thương mại cổ phần không nên đầu tư nhiều lĩnh vực hoạt động kinh doanh mà không phải thế mạnh của ngân hàng làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.
Ngoài ra, các cổ đông cần phải hiểu rõ những khó khăn khách quan tác động đến giá trị cổ phiếu của ngân hàng do sự đầu cơ vào cổ phiếu ngân hàng của một nhóm nhà đầu cơ. Đặc biệt là những ngân hàng có thương hiệu và vị thế trong ngành ngân hàng như ngân hàng ACB, ngân hàng Sacombank, ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam tạo ra cơn sốt ảo về cổ phiếu của các ngân hàng này làm giá trị cổ phiếu ngân hàng trên thị trường chứng khoán cao hơn nhiều lần so với giá trị thực của nhóm cổ phiếu ngân hàng. Tránh trường hợp đầu tư theo tâm lý bầy đàn tạo nên sự sụt giảm của cổ phiếu ngân hàng làm ảnh hưởng đến nguồn vốn của các cổ đông và làm nguồn vốn của ngân hàng giảm giá trị.
Các cổ đông phải yêu cầu ban điều hành ngân hàng thuyết trình rõ ràng việc sử dụng lợi nhuận sau thuế hay nguồn vốn thặng dư, nguồn vốn vay để đầu tư vào những dự án kinh doanh của ngân hàng. Những dự án đầu tư của ngân hàng cần phải báo cáo tiến độ hay lộ trình của những dự án đầu tư nhằm thuyết trình tại Đại hội cổ đông về hiệu quả hoạt động đầu tư của từng dự án. Nếu nguồn vốn thặng dư còn nhiều mà không có dự án kinh doanh khả thi, ban điều hành các ngân hàng thương mại cổ phần nên tiến hành chi trả cổ tức bổ sung cho các cổ đông tránh trường hợp để nguồn vốn nhàn rỗi.
Bên cạnh đó, chính sách cổ tức ngân hàng thương mại có thể thay đổi cho phù hợp với tình hình nền kinh tế suy thoái. Các ngân hàng thương mại cổ phần có thể không chia cổ tức cho các cổ đông do hoạt động kinh doanh thua lỗ hoặc cả khi hoạt động kinh doanh của ngân hàng có lợi nhuận. Các ngân hàng thương mại cổ phần cũng có thể không chia cổ tức nhằm tận dụng tối đa nguồn vốn cổ tức để mở rộng hoạt động kinh doanh của ngân hàng phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong tương lai hoặc khắc phục những hậu quả trong hoạt động kinh doanh do chịu sự tác động của cuộc suy thoái kinh tế nhằm tái cơ cấu hoạt động kinh doanh ngân hàng bảo đảm có lợi nhuận trong những năm tiếp theo của các ngân hàng thương mại cổ phần.
Tránh trường hợp khi bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng suy thoái kinh tế các ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động kinh doanh không có hiệu quả, lợi nhuận đạt được thấp nhưng vẫn chi trả cổ tức cho các cổ đông với một tỷ lệ cao. Không có những định hướng khắc phục hoạt động kinh doanh trong hiện tại hay những định hướng phát triển trong tương lai để đón đầu khi nền kinh tế phục hồi trở lại. Sẽ làm cho các cổ đông của ngân hàng mất tin tưởng vào ngân hàng và dễ dàng thoái vốn gây ảnh hưởng đến giá trị cổ phiếu của ngân hàng trên thị trường chứng khoán bị giảm sút nhanh chóng.
3.1.3. Xác định tỷ lệ chi trả cổ tức.
Chính sách cổ tức của các ngân hàng thương mại cổ phần phải xác định được một tỷ lệ chia cổ tức bằng tiền mặt vừa thỏa mãn được nhu cầu của cổ đông vừa phải bảo đảm được được sự tăng trưởng hoạt động kinh doanh của ngân hàng bền vững trong dài hạn. Nhằm đảm bảo một tỷ lệ lợi nhuận giữ lại đủ để tài trợ cho những dự án tạo nên tăng trưởng bền vững cho ngân hàng sau khi đã cân nhắc những nguồn vốn có thể huy động hiện có của ngân hàng.
Chính sách cổ tức bằng cổ phiếu phải xác định tỷ lệ chi trả cổ tức bằng cổ phiếu nhằm bảo vệ chống làm pha loãng các cổ phiếu tại ngân hàng thương mại cổ phần tạo hiệu ứng ngược, giá cổ phiếu của ngân hàng trên thị trường chứng khoán sẽ bị sụt giảm. Các ngân hàng thương mại nên có một chính sách cổ tức kết hợp vừa chi trả bằng tiền mặt vừa chi trả bằng cổ phiếu tạo một tỷ lệ chi trả cổ tức tương ứng vừa phải cho các cổ đông và cũng không làm ảnh hưởng nhiều đến giá trị của cổ phiếu ngân hàng trên thị trường chứng khoán.
Ngoài ra, một chính sách cổ tức có tỷ lệ chi trả cổ tức hợp lý sẽ đáp ứng được nhu cầu của các cổ đông trong việc nhận cổ tức từ ngân hàng và sẽ có một phần giữ lại để đầu tư nhằm duy trì sự tăng trưởng bền vững của ngân hàng tránh trường hợp việc cắt giảm tỷ lệ chi trả cổ tức cho các cổ đông. Ngay cả khi có những dự án đầu tư hiệu quả, những nhà điều hành của ngân hàng cũng không nên cắt