2.2. Phân tích chính sách cổ tức tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.
2.2.1. Khảo sát mối quan tâm của các cổ đông.
Tiến hành khảo sát 300 cổ đông được chọn ngẫu nhiên tại bảy sàn giao dịch chứng khoán và ba ngân hàng thương mại cổ phần tại thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy rằng có các cổ đông đầu tư vào ngân hàng được chia làm hai dạng gồm đầu ngắn hạn và đầu tư dài hạn, trong đó nhóm đầu tư ngắn hạn chiếm 58,7% và đầu tư dài hạn chiếm 41,3%. Các cổ đông sở hữu nhóm cổ phiếu ngân hàng ACB, Sacombank, Eximbank chiếm 60,7%. Và các nhóm cổ đông này có những ưu tiên khác nhau trong việc thanh toán cổ tức, phương thức thanh toán cổ tức.
2.2.1.1. Chi trả cổ tức.
Đầu tư vào ngân hàng lần lượt đặt các lựa chọn là: 1- Ngắn hạn
2- Dài hạn
Có thể bạn quan tâm!
- Bài Học Kinh Nghiệm Về Chính Sách Chi Trả Cổ Tức
- Chính sách cổ tức tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán - 6
- Chính sách cổ tức tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán - 7
- Đánh Giá Chính Sách Cổ Tức Của Một Số Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Niêm Yết Trên Sàn Chứng Khoán..
- Các Giải Pháp Về Chính Sách Cổ Tức Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Niêm Yết Trên Sàn Giao Dịch Chứng Khoán.
- Hoàn Thiện Chính Sách Cổ Tức Của Ngân Hàng
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Cổ đông các ngân hàng thương mại cổ phần ACB, Sacombank, Eximbank lần lượt
đặt các lựa chọn là:
1- Có
2- Không
Chi trả cổ tức lần lượt đặt các lựa chọn là: 1- Thích chi trả cổ tức ở mức cao
2- Thích chi trả cổ tức ở mức ổn định
3- Thích chi trả cổ tức ở mức vừa phải và giữ lại để tái đầu tư
Sử dụng phần mềm SPSS để đo tần suất xuất hiện của các hình thức đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng ACB, Sacombank, Eximbank với 300 người, ta nhận thấy rằng đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng với đầu tư ngắn hạn 124 người chiếm 41,3%, đầu tư dài hạn 176 người chiếm 58,7%. Các nhà đầu tư cổ phiếu ngân hàng thích đầu tư vào cổ phiếu dài hạn hơn là ngắn hạn. Tuy nhiên sự chệnh lệch về đầu tư ngắn hạn và dài hạn trong ngân hàng cũng không lớn.
Trong khảo sát khi thực hiện về các nhà đầu tư có đầu tư vào các ngân hàng ACB, Eximbank, Sacombank chỉ có 182 người chiếm 60,7% là đầu tư vào các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán còn lại 118 người chiếm 39,3% là không có đầu tư vào ngân hàng ACB, Sacombank, Eximbank.
Về khảo sát tần suất xuất hiện của hình thức chi trả cổ tức, các nhà đầu tư thích chi trả cổ tức cao có 88 người chiếm 29,3%, chi trả cổ tức ổn định 92 người chiếm 30,7% và chi trả cổ tức vừa phải và tái đầu tư là 120 người chiếm 40%. Với hình thức chi trả cổ tức vừa phải và một phần dùng để tái đầu tư luôn được các nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn cả. Tuy nhiên về hình thức chi trả cổ tức không có sự biến động lớn giữa các hình thức chi trả cổ tức, điều này cho thấy rằng các nhà đầu tư không quan tâm nhiều đến hình thức chi trả cổ tức cao, chi trả cổ tức ổn định hay chi trả cổ tức vừa phải và giữ lại đế tái đầu tư.
Bên cạnh đó, tiến hành kiểm tra tham số trung bình hai mẫu độc lập hình thức chi trả cổ tức với nhà đầu tư ngắn hạn hay dài hạn. Quan kiểm tra với giá trị kiểm định t=1,621 và giá trị p=0,106 cho thấy sự quan tâm về hình thức chi trả cổ tức của các nhà đầu tư cổ phiếu ngân hàng giữa ngắn hạn và dài hạn là giống nhau.
Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ hình thức thanh toán cổ tức (Đvt: %)
2.2.1.2. Phương thức thanh toán cổ tức.
Phương thức thanh toán cổ tức lần lượt đặt các lựa chọn là: 1- Thích thanh toán cổ tức bằng tiền mặt
2- Thích thanh toán cổ tức bằng cổ phiếu
3- Thích thanh toán cổ tức một phần bằng tiền mặt và một phần bằng cổ
phiếu.
4- Ý kiến khác.
Trong phương thức thanh toán cổ tức có 92 người thích nhận cổ tức bằng tiền mặt chiếm 30,7%, 95 người thích nhận cổ tức bằng cổ phiếu chiếm 31,7%, 107 người thích nhận cổ tức một phần bằng cổ phiếu và một phần bằng tiền mặt chiếm 35,7%. Và hình thức nhận cố tức khác chỉ chiếm 2%. Qua đó nhà đầu tư thích nhận cổ tức một phần tiền mặt và một phần là cổ phiếu hơn các hình thức nhận cổ tức khác. Và giữ hình thức nhận cổ tức bằng tiền mặt và hình thức nhận cổ tức bằng cổ phiếu cũng không có sự chênh lệch lớn.
Biểu đồ 2.9: Tỷ lệ phương thức thanh toán cổ tức (Đvt: %)
Xét sự ảnh hưởng của các nhà đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng ACB, Sacombank, Eximbank có chịu ảnh hưởng của phương thức thanh toán cổ tức. Và trong nhóm các nhà đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng ACB, Sacombank, Eximbank với phương thức thanh toán cổ tức bằng tiền mặt có 53 người chiếm 17,67%, cổ tức bằng cổ phiếu có 55 người chiếm 18,33%, phương thức thanh toán cổ tức một phần bằng tiền mặt và một phần bằng cổ phiếu có 72 người chiếm 22%, và phương thức thanh toán cổ tức khác chỉ có 2 người chiếm 0,67% trong tổng số 300 người.
Ngoài ra, khi kiểm định tham số trung bình hai mẫu độc lập so sánh phương thức thanh toán cổ tức với các nhà đầu tư ngắn hạn hay dài hạn. Qua kiểm tra cho kết quả với giá trị kiểm định t=0,96 và giá trị p=0,338, cho ta thấy rằng các nhà đầu tư cổ phiếu đầu tư ngắn hạn hay dài hạn đều quan tâm giống nhau đối với các phương thức thanh toán cổ tức.
Biểu đồ 2.10: Sự quan tâm của nhà đầu tư có cổ phiếu ngân hàng với phương thức thanh toán cổ tức.
Ngoài ra, tôi xét sự tồn tại mối quan hệ giữa phương thức thanh toán cổ tức và hình thức chi trả cổ tức. Xét trường hợp 300 nhà đầu tư với tỷ lệ 100% và không có trường hợp nào lỗi. Với hình thức thanh toán cổ tức chia làm ba mức chi trả cho các cổ đông là chi trả cổ tức cao, chi trả cổ tức với một tỷ lệ ổn định, chi trả cổ tức với một tỷ lệ vừa phải và giữ một phần lại để tái đầu tư. Và phương thức thanh toán cổ tức được chia làm bốn phương thức thanh toán là phương thức thanh toán cổ tức bằng tiền mặt, phương thức thanh toán cổ tức bằng cổ phiếu, phương thức thanh toán cổ tức một phần bằng tiền mặt một phần cổ tức bằng cổ phiếu, phương thức thanh toán cổ tức khác.
Và để chạy kiểm tra mối quan hệ giữa phương thức thanh toán cổ tức và hình thức chi trả cổ tức bằng cách thực hiện thao tác hồi quy cho ra kết quả có F=0,099 và giá trị p=0,753, điều này cho ta thấy có tồn tại mối quan hệ giữa phương thức thanh toán cổ tức và hình thức chi trả cổ tức. Ngoài ra kiểm tra hệ số tương quan R=0,018 và hệ số xác định R2=0,000 cho thấy phương thức thanh toán cổ tức và hình thức thanh toán cổ tức có quan hệ với nhau rất yếu.
Qua kiểm tra trên phần mềm SPSS, những nhân tố như thời gian đầu tư ngắn hạn hay dài hạn vào cổ phiếu ngân hàng, có sở hữu cổ phiếu ngân hàng ACB,
Sacombank, Eximbank, cũng như các phương thức thanh toán cổ tức bằng tiền tiền mặt, phương thức thanh toán cổ tức bằng cổ phiếu, phương thức thanh toán cổ tức một phần bằng tiền mặt và một phần bằng cổ phiếu, hay các hình thức thanh toán cổ tức chi trả cổ tức cao, chi trả cổ tức ổn định, chi trả cổ tức ở mức vừa phải và giữ lại để tái đầu tư không phụ thuộc lẫn nhau mà hoạt động độc lập.
2.2.2. Phân tích chính sách cổ tức của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam niêm yết trên sàn chứng khoán.
2.2.2.1. Đối với các ngân hàng thương mại cổ phần.
Chính sách cổ tức của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong những năm 1996 đến nay luôn chịu phải sự tác động của thuế, môi trường pháp lý .… Ngày 11-7-1998 Chính phủ đã ký Nghị định số 48/CP ban hành về chứng khoán và thị trường chứng khoán chính thức khai sinh cho thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời. Cùng ngày, Chính phủ cũng ký quyết định thành lập Trung tâm Giao dịch Chứng khoán đặt tại TP.HCM và Hà Nội. Việc chuẩn bị cho thị trường chứng khoán Việt Nam thực ra đã do Uỷ Ban Chứng khoán Việt Nam ra đời bằng Nghị định 75/CP ngày 28-11-1996. Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (TTGDCK TP.HCM) được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11-7-1998 và chính thức đi vào hoạt động thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28-7-2000. Trung tâm Giao dịch chứng khoán (TTGDCK) Hà Nội đã chính thức chào đời vào ngày 8/3/2005. Khác với TTGDCK TP.HCM (vốn là nơi niêm yết và giao dịch chứng khoán của các công ty lớn), TTGDCK Hà Nội sẽ là “sân chơi” cho các DN nhỏ và vừa (với vốn điều lệ từ 5 đến 30 tỷ đồng). Đã làm cho các cổ phiếu của ngân hàng thương mại cổ phần trong giai đoạn này tăng mạnh, tạo nên một kênh huy động vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần. Cổ phiếu ngân hàng vào lúc này được đánh giá là cổ phiếu có mức tăng trưởng, tỷ suất suất sinh lời cao nên thu hút rất nhiều nhà đầu tư tham gia trở thành cổ đông của ngân hàng.
Nhằm kích thích nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư Việt Nam đã ban hành luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 15 tháng 06 năm 2003 sửa đổi bổ sung, Luật các Tổ chức tín dụng ngày 15 tháng 06 năm 2004 sửa đổi bổ sung, luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005, Luật Chứng khoán ngày 29 tháng 06 năm 2006 và Nghị định 69/2007/NĐ-CP ngày 20/04/2007 về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng thương mại Việt Nam đã cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phần của ngân hàng Việt Nam theo các quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán và nhưng không vượt quá 10% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên, mức sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và người có liên quan của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài đó đã được tăng lên theo đề nghị của Ngân hàng nhà nước nhưng không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam đã giúp cho các ngân hàng thương mại cổ phần thu hút được vốn góp của các cổ đông là các công ty trong nước, tập đoàn tài chính nước ngoài. Ngân hàng ACB có các cổ đông là các tập đoàn tài chính nổi tiếng như Stadart Chartered, Connaught Investors, Dragon Financial Holding, các tổ chức kinh tế trong nước khác và các cá nhân.
Biểu đồ 2.11: Các cổ đông sở hữu cổ phiếu tại ngân hàng ACB tháng 12/2011 (Đvt: %)
Nguồn: Bảng cáo bạch của ngân hàng ACB.
Trong thời gian này chính sách cổ tức luôn được duy trì chi trả với tỷ lệ trên 14% và ngân hàng ACB đã luôn chi trả cổ tức trong giai đoạn này là trên 28%, Eximbank năm 2006 đã chi trả cổ tức với một tỷ lệ cao 55%. Tỷ lệ chi trả cổ tức của các ngân hàng này được duy trì và tiếp tục chi trả cao cho những năm 2007, 2008 tiếp theo.
Ngoài ra, luật thuế thu nhập cá nhân ra đời năm 01/01/2010 đánh vào thu nhập từ cổ phiếu thưởng, cổ tức, thu nhập từ chuyển nhượng vốn sẽ chịu thuế thu nhập cá nhân. Và theo quy định cổ tức được nhận bằng cổ phiếu phải quy đổi ra tiền theo giá thị trường của cổ phiếu tại thời điểm cổ đông nhận chi trả. Do đó, việc chọn hình thức chi trả cổ tức bằng tiền mặt hay bằng cổ phiếu các ngân hàng thương mại cổ phần phải xem xét để không ảnh hưởng đến lợi ích của cổ đông. Với mức đánh thuế thấp nhất là 5% từ cổ tức, các ngân hàng thương mại cổ phần đã chia cổ tức rất cao và cổ phiếu thưởng từ các khoản thặng dư vốn cho cổ đông nhằm mục đích nhằm tăng vốn điều lệ, tăng năng lực tài chính và còn giúp nhà đầu tư tránh một phần thuế phải đóng kể từ ngày 01/01/2010 bắt đầu có hiệu lực. Trong năm 2008, 2009 các ngân hàng thương mại cổ phần chi cổ tức rất cao so với năm 2007 mức bình quân chỉ trong khoản 14% – 15% như ngân hàng ACB chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 33,8% trên mệnh giá cổ phiếu, đồng thời thưởng cổ phiếu cho các cổ đông từ quỹ thặng dư với tỷ lệ là 36,636%. Eximbank chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 12% trên mệnh giá cổ phiếu, đồng thời thưởng cổ phiếu cho các cổ đông từ quỹ thặng dư vốn với tỷ lệ là 70,55% trong năm 2008. Và năm 2009, ngân hàng ACB chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 24% trên mệnh giá cổ phiếu, đồng thời thưởng bằng cổ phiếu cho các cổ đông từ quỹ bổ sung vốn điều lệ với tỷ lệ là 1,41% trên cổ phần. Eximbank chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 12% trên mệnh giá cổ phiếu, đồng thời thưởng cổ phiếu cho các cổ đông từ quỹ thặng dư vốn với tỷ lệ là 22% trên cổ phần.