Chính sách cổ tức tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán - 7


quyền mua thêm 15 cổ phiếu với giá phát hành 10.000 đồng trên một cổ phiếu. Giá trị cổ phiếu của ngân hàng Sacombank vào đầu năm là 25.300 đồng/ cổ phiếu nhưng đến cuối năm 2009 giá trị cổ phiếu chỉ đạt được 16.200 đồng/ cổ phiếu. Vào ngày 07/07/2010, chốt quyền chia cổ tức cho các cổ đông sở hữu cổ phiếu ngân hàng Sacombank giá trị cổ phiếu của ngân hàng Sacombank là 20.800 đồng/ cổ phiếu nhưng đến sau khi thực hiện chia cổ tức cho các cổ đông xong giá trị cổ phiếu của ngân hàng Sacombank chỉ còn 16.800 đồng/ cổ phiếu.


Năm đánh dấu lợi nhuận trước thuế của ngân hàng Eximbank đạt được 2.882 tỷ đồng, với tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu tăng so với những năm trước đạt tỷ suất 13,51%. Eximbank tiếp tục duy trì chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 12% trên mệnh giá cổ phiếu, đồng thời thưởng cổ phiếu cho các cổ đông từ quỹ thặng dư vốn với tỷ lệ là 20% tương ứng tỷ lệ 100:20 nhằm bổ sung vào vốn điều lệ hơn 1.759 tỷ đồng. Giá trị cổ phiếu lúc đầu năm 2010 là 25.000 đồng/ cổ phiếu nhưng đến cuối năm 2010 giá trị cổ phiếu trên thị trường giao dịch chứng khoán chỉ đạt 15.500 đồng/ cổ phiếu. Vào những thời điểm cổ phiếu của EIB chia cổ tức cho các cổ đông như 18/06/2010 chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 4% giá cổ phiếu của Eximbank không có sự biến động chỉ duy trì ở mức 19.600 đồng/ cổ phiếu, 08/10/2010 chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 100: 20 giá trị cổ phiếu của Eximbank đã tăng nhẹ so với trước thời điểm chi trả cổ tức, 29/12/2010 chia cổ tức với tỷ lệ 12% giá cổ phiếu của ngân hàng Eximbank đã tăng liên tục trước từ 14.600 đồng/ cổ phiếu lên 16.600 đồng/ cổ phiếu.


Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội ngày 20/04/2009 niêm yết lên sàn giao dịch chứng khoán với giá trị cổ phiếu trên thị trường chứng khoán là

14.400 đồng/ cổ phiếu và tăng liên tục 7 phiên đạt giá trị cổ phiếu trên thị trường 19.600 đồng/ cổ phiếu. Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội đạt được 415 tỷ đồng tăng hơn so với năm 2007 lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 176,2 tỷ đồng và năm 2008 lợi nhuận trước thuế đạt được 269,4 tỷ đồng. Ngày 14/08/2009 khi ngân hàng SHB chốt quyết được hưởng cổ tức bằng tiền mặt


với tỷ lệ 8% trên mệnh giá cổ phiếu, giá trị cổ phiếu của ngân hàng SHB không có sự giảm giá nhiều khi sau chi trả cổ tức cho các cổ đông duy trì ở mức 32.400 đồng/ cổ phiếu. Nhưng đến năm 2010 lợi nhuận trước thuế của ngân hàng SHB đạt được 657 tỷ đồng với tỷ suất lợi nhuận trước thuế là 22,6%, ngày 21/06/2010 ngân hàng SHB chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 4,5% trên mệnh giá cổ phiếu và bán ưu đãi cổ phiếu cho các cổ đông với tỷ lệ 2:1 bằng với mệnh giá đã làm cho giá trị cổ phiếu của ngân hàng SHB tăng lên từ 18.100 đồng/ cổ phiếu lên 18.800 đồng/ cổ phiếu và trong ngày giao dịch không hưởng quyền giá trị cổ phiếu của ngân hàng SHB tiếp tục tăng lên đạt giá trị cổ phiếu là 16.500 đồng/ cổ phiếu. Đồng thời chi trả cổ tức bằng tiền mặt 8% trên mệnh giá cổ phiếu vào ngày 21/10/2010 tuy nhiên giá trị cổ phiếu lúc này 11.000 đồng/ cổ phiếu đã không có sự giảm sút mà vẫn đứng yên trên thị trường chứng khoán trong ngày chi trả cổ tức cho các cổ đông.


Năm 2010, với lợi nhuận trước thuế đạt được 5.479 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận sau thuế là 23%, ngân hàng VCB tiếp tục chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ là 12% trên mệnh giá cổ phiếu vào ngày 10/03/2010 làm cho giá trị cổ phiếu của ngân hàng VCB trên thị trường chứng khoán tăng mạnh từ 42.600 đồng / cổ phiếu trước thời điểm chi trả cổ tức đã tăng lên 47.900 đồng/ cổ phiếu. Và trong năm 2010, ngân hàng VCB bán ưu đãi cổ phiếu cho các cổ đông sở hữu với tỷ lệ 100:9,279 với mệnh giá 10.000 đồng/ cổ phiếu vào ngày chốt quyền là 04/06/2010 và ngày 14/12/2010 bán ưu đãi cho các cổ đông với tỷ lệ 100:33 bằng mệnh giá cổ phiếu đã làm cho giá trị cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán trước thời điểm bán ưu đãi là 31.800 đồng/ cổ phiếu tăng lên 32.500 đồng/ cổ phiếu trên thị trường chứng khoán vào thời điểm chi trả cổ tức.


Bảng 2.4: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng vốn chủ sở hữu (ROE) của các ngân hàng ACB, Sacombank, SHB, VCB, Eximbank (đvt: %)


Ngân hàng

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

ACB

31,53

24,63

20,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Chính sách cổ tức tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán - 7


STB

13,14

16,56

15,04

SHB

12,7

17,7

22,6

VCB

18,86

23,6

20,5

EIB

7,43

8,65

13,51


Trong những năm 2009, năm 2010 ngoài chính sách cổ tức bằng tiềm mặt, chính sách cổ tức bằng cổ phiếu cũng được các ngân hàng thương mại cổ phần kết hợp để chi trả cho các cổ đông sở hữu cổ phiếu. Do trong giai đoạn này, các ngân hàng thương mại cổ phần đang trong lộ trình tăng vốn điều lệ hoạt động theo quy định của ngân hàng nhà nước. Mà trên chính sách cổ tức bằng cổ phiếu trên thị trường chứng khoán là kênh huy động hiệu quả nhất, ít tốn kém chi phí và dễ dàng huy động vốn hơn tất cả. Ngoài ra, khi chi trả cổ tức bằng cổ phiếu sẽ làm cho giá trị cổ phiếu của ngân hàng thương mại cổ phần sẽ bị giảm xuống so với trước lúc chi trả cổ tức, điều này sẽ giúp cho những cổ phiếu của ngân hàng thương mại cổ phần có thể huy động được các nhà đầu tư nhỏ lẻ muốn trở thành cổ đông sở hữu ngân hàng thương mại cổ phần.

2.1.3. Giai đoạn 2011 - 2012


Năm 2011, Chỉ số VN-index có sự giảm sút mạnh từ 485.72 điểm vào đầu năm đã xuống còn 351,55 điểm là một năm khó khăn cho các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên ngân hàng VCB với lợi nhuận trước thuế đạt được 5.700 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận sau thuế là 17,5%, giá trị cổ phiếu của ngân hàng VCB vào đầu năm là 31.500 đồng/ cổ phiếu tuy nhiên đến cuối năm giá trị cổ phiếu của ngân hàng VCB chỉ còn ở mức 21.800 đồng/ cổ phiếu. Ngân hàng VCB thực hiện chia cổ tức cho các cổ đông với tỷ lệ 100:12 vào ngày 18/07/2011 và giá trị cổ phiếu của ngân hàng trước khi chốt quyền được hưởng cổ tức đã tăng lên từ 27.700 đồng/ cổ phiếu đến ngày 15/07/2011 giá trị cổ phiếu của ngân hàng VCB là 28.600 đồng/ cổ phiếu.


Trong khi đó, ngân hàng ACB với tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu tiếp tục giảm xuống 19,34%, lợi nhuận trước thuế là 4.202 tỷ đồng. Đầu năm giá trị cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán là 25.200 đồng/ cổ phiếu và đến cuối năm 2011 giá trị cổ phiếu của ngân hàng ACB giảm xuống chỉ còn 21.700 đồng/ cổ phiếu. Ngân hàng ACB thực hiện chính sách chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 7% trên mệnh giá cổ phiếu vào ngày 21/04/2011 và sau khi thực hiện chi trả cổ tức giá trị cổ phiếu giảm xuống còn 21.700 đồng/ cổ phiếu.

Sacombank thực hiện chi trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 14% trên cổ phần tương ứng tỷ lệ 100:14, số cổ phần lẻ sẽ được nhận bằng tiền mặt theo mệnh giá 10.000 đồng trên một cổ phần đã huy động 1.503 tỷ đồng bổ sung vào vốn điều lệ. Ngoài ra, Sacombank còn tiến hành chi cổ phiếu thưởng với tỷ lệ là 15% trên cổ phần tương ứng tỷ lệ 100:15 từ nguồn thặng dư vốn cổ phần bổ sung vào vốn điều lệ 1.611 tỷ đồng và phát hành cổ phiếu cho cán bộ cốt cán ngân hàng với tỷ lệ 3% trên vốn cổ phần bổ sung vào vốn điều lệ hơn 322 tỷ đồng, không ràng buộc về thời gian nắm giữ và các quyền phát sinh.

Ngân hàng Eximbank đạt lợi nhuận trước thuế là 4.056 tỷ đồng đạt tỷ suất lợi nhuận sau thuế là 24,5%, tiếp tục chi trả cổ tức cao vào ngày 02/06/2011 bằng tiền mặt là 1,5% và chi trả cổ tức bằng cổ phiếu vào ngày 28/11/2011 với tỷ lệ là 17%. Giá trị cổ phiếu của ngân hàng Eximbank đã tăng trong giai đọan chi trả cổ tức cho các cổ đông từ 17.700 đồng/ cổ phiếu trước lúc chi trả và sau khi chi trả cổ tức là

18.200 đồng/ cổ phiếu. Và trong ngày chốt quyền chi trả cổ tức vào ngày 28/11/2011 đã tăng từ 14.100 đồng/cổ phiếu lên đến 15.700 đồng/ cổ phiếu vào cuối năm 2011.

Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội bắt đầu tham gia niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán vào ngày 01/2011 với giá trị cổ phiếu là 13.800 đồng/ cổ phiếu vào phiên đóng cửa giao dịch đầu tiên. Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội 2.625 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là 28,34% chia cổ tức cho các cổ đông bằng tiền mặt với tỷ lệ 12% trên mệnh giá cổ


phiếu. Tuy nhiên vào thời điểm 07/12/2011 chốt quyền chi trả cổ tức giá cổ phiếu liên tục bị giảm nhẹ chỉ còn 11.700 đồng/ cổ phiếu.

Ngân hàng Vietinbank, giá trị cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán đầu năm 2011 là 23.200 đồng/ cổ phiếu, với lợi nhuận trước thuế năm 2011 đạt được 8.392 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là 26,7% đã làm cho giá trị cổ phiếu cuối năm của ngân hàng Vietinbank trên sàn giao dịch chứng khoán là 17.700 đồng/ cổ phiếu. Đã thực hiện chi trả cổ tức cho các cổ đông vào ngày 14/01/2011 bằng tiền mặt với tỷ lệ là 13,47% trên mệnh giá cổ phiếu và bán ưu đãi cổ phiếu với tỷ lệ là 5:1 bằng mệnh giá cổ phiếu ngày 29/11/2011 làm cho giá trị cổ phiếu của tăng nhẹ lên 22.400 đồng/ cổ phiếu.

Năm 2012, nền kinh tế đang có dấu hiệu hồi phục nhẹ, chỉ số Vn-index trên thị trường chứng khoán đã có những tăng điểm đáng kể từ 351,37 điểm đã tăng lên 413,73 điểm vào cuối năm 2012. Ngân hàng VCB với lợi nhuận trước thuế đạt được 5.764 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu là 19,1%, giá trị cổ phiếu của ngân hàng VCB vào đầu năm là 20.800 đồng/ cổ phiếu tuy nhiên đến cuối năm giá trị cổ phiếu của ngân hàng VCB chỉ còn ở mức 27.200 đồng/ cổ phiếu. Ngân hàng VCB thực hiện chia cổ tức cho các cổ đông bằng tiền mặt với tỷ lệ 12% vào ngày 24/02/2012 chốt quyền được hưởng cổ tức và giá trị cổ phiếu của ngân hàng trước khi chốt quyền được hưởng cổ tức đã tăng lên từ 24.200 đồng/ cổ phiếu đến ngày 05/03/2012 giá trị cổ phiếu của ngân hàng VCB là 30.400 đồng/ cổ phiếu, tăng lên cao hơn sau khi chi trả cổ tức cho các cổ đông sở hữu.

Năm 2012, Lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 784 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng ACB đạt 8,5% và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản đạt 0,5%. Đầu năm giá trị cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán là 19.300 đồng/ cổ phiếu và đến cuối năm 2012 giá trị cổ phiếu của ngân hàng ACB giảm xuống chỉ còn 16.500 đồng/ cổ phiếu. Ngân hàng ACB thực hiện chi trả cố tức bằng tiền mặt 20% trên mệnh giá cổ phiếu vào ngày 03/01/2012 và giá trị cổ phiếu của ngân hàng ACB có sự tăng nhẹ còn 19.400 đồng/ cổ phiếu. Trong


khi đó tỷ suất lợi nhuận sau thuế của ngân hàng Eximbank đạt 13,3%, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản đạt 1,2% và lợi nhuận sau thuế đạt 2.138 tỷ đồng. Ngân hàng Eximbank thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 14% trên mệnh giá cổ phiếu vào ngày 12/01/2012 làm giá trị cổ phiếu trên thị trường chứng khoán tăng nhẹ lên 15.000 đồng/ cổ phiếu và chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 5,3% trên mệnh giá cổ phiếu vào ngày 01/06/2012 làm cho giá trị cổ phiếu tăng lên

18.200 đồng/ cổ phiếu. Ngân hàng Sacombank với lợi nhuận trước thuế đạt được 2.740 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận sau thuế 7,15% và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản là 0,68%, thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền mặt 15% vào ngày 10/08/2011, đồng thời bán ưu đãi cổ phiếu cho các cổ đông với tỷ lệ 100:15 trên mệnh giá cổ phiếu. Giá trị cổ phiếu của ngân hàng Sacombank trước thời điểm chuẩn bị chốt quyền chi trả cổ tức đã có tăng từ 13.800 đồng/ cổ phiếu lên giá cổ phiếu thành 15.200 đồng/ cổ phiếu.

Trong năm 2012, ngân hàng MB đạt lợi nhuận trước thuế 3.090 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là 27,46%. Ngân hàng MB đã thực hiện chi trả cổ tức cho các cổ đông bằng tiền mặt với tỷ lệ 3% vào ngày 28/02/2012, trả cổ tức bằng tiền mặt cho các cổ đông với tỷ lệ 2% ngày 17/05/2012, trả cổ tức bằng tiền mặt cho các cổ đông với tỷ lệ 10% ngày 13/11/2012 và bán ưu đãi cổ phiếu bằng mệnh giá với tỷ lệ 20:1 cho các cổ đông vào ngày 12/12/2012 làm cho giá trị cổ phiếu của ngân hàng MB tăng liên tục trong các lần chi trả cổ tức, đến cuối năm giá trị cổ phiếu của ngân hàng MB có giá là 12.500 đồng/ cổ phiếu tăng so với đầu năm 2012 chỉ là 10.900 đồng/ cổ phiếu.

Ngân hàng Vietinbank đạt lợi nhuận trước thuế là 8.168 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đạt 19,9% đã chi trả cổ tức thưởng bằng cổ phiếu với tỷ lệ 100:9,6 và chi cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 5:1 vào ngày 30/03/2012 làm cho giá trị cổ phiếu của Vietinbank tăng từ 24.600 đồng/ cổ phiếu lên 27.200 đồng cổ phiếu trước thời điểm chi trả cổ tức cho các cổ đông sở hữu.


Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ chia cổ tức của ACB, Eximbank, VCB, Vietinbank và Sacombank 2011 - 2012(Đvt: %)


40


ACB

Eximbank Sacombank MB

Vietinbank

30


20


10


0

2011 2012


Bảng 2.6: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng vốn chủ sở hữu (ROE) của các ngân hàng ACB, Sacombank, Eximbank (đvt: %)


Ngân hàng

Năm 2011

Năm 2012

ACB

19,34

8,5

STB

14,60

7,15

VCB

17,5

19,1

CTG

26,7

19,9

MBB

28,34

27,46

EIB

19,3

13,3

Nguồn: Bảng cáo bạch của các ngân hàng ACB, Sacombank, VCB, MB, CTG, Eximbank

Trong giai đoạn này, tổng tài sản của ngân hàng đều được tăng, trong đó ngân hàng xuất nhập khẩu tăng bình quân 40%. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) của các ngân hàng vẫn duy trì ở mức cao, đặc biệt ngân hàng ACB năm 2007 đạt tỷ suất ROE là 44,49% và đến những năm 2011 ở mức trên 14%. Chi trả cổ tức cho các cổ đông được duy trì qua các năm là hơn 14% năm trên mệnh giá cổ phần. Mặc dù, các ngân hàng thương mại cổ phần chịu sự ảnh hưởng của


chính sách tiền tệ, cạnh tranh nhau trong việc huy động vốn, thắt chặt tín dụng, cũng như sự suy thoái của nền kinh tế. Tuy nhiên các ngân hàng thương mại cổ phần với chính sách cổ tức ổn định và chi trả cổ tức bằng tiền mặt đã tạo tâm lý ổn định cho các cổ đông, bảo đảm duy trì một chính sách cổ tức an toàn và ổn định trong thời gian này và làm cho giá trị cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán tăng trở lại trong năm 2012.

Bảng 2.7: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ACB, Sacombank, Eximbank đến 31/12/2012.

Đvt: triệu đồng



Các chỉ tiêu

Ngân hàng ACB

Eximbank

Sacombank

Tổng tài sản

176.307.607

170.156.010

151.281.538

Tổng nợ phải trả

163.683.155

154.343.805

137.867.674

Vốn điều lệ

9.376.965

12.355.229

10.739.677

Các quỹ

2.582.364

1.391.274

1.517.850

Lợi nhuận chưa phân phối

665.123

1.893.984

911.528

Tổng lợi nhuận trước thuế

1.042.676

2.850.997

1.314.566

Lợi nhuận sau thuế

784.040

2.138.655

987.402

ROE

8,5%

13,3%

7,15%

Nguồn: Báo cáo tài chính của các ngân hàng ACB, Sacombank, Eximbank

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 12/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí