ngân hàng. Để có được điều đó các NHTM đã tìm đến các doanh nghiệp, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, trường đại học, … để vận động dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng.
3.2. Tiếp tục đầu tư hiện đại hoá công nghệ ngân hàng.
Trong thời kỳ đổi mới, ngành ngân hàng đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Theo hướng hiện đại hóa hoạt động ngân hàng dựa trên các tiêu chuẩn công nghệ tiên tiến, tính đến nay hơn 90% các nghiệp vụ đã được tin học hóa, trong đó có nhiều nghiệp vụ thực hiện trao đổi dữ liệu điện tử qua mạng máy tính và điển hình là hệ thống thanh toán điện tử [11].
Việc đầu tư vào hiện đại hóa công nghệ ngân hàng vẫn được tiếp tục bao gồm cả máy móc thiết bị, chương trình phần mềm và cả nâng cao trình độ nhân viên ngân hàng. Các ngân hàng đang nhanh chóng đưa tất cả các NHTM và chi nhánh NHTM trong cả nước tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, mở rộng phạm vi thanh toán đối với các luồng thanh toán có giá trị thấp đối với tất cả các tổ chức tham gia thanh toán bù trừ, phát triển hệ thống giao dịch một cửa ở các NHTM. Đặc biệt, hệ thống máy rút tiền tự động ATM được lắp đặt rộng khắp ở các địa phương thậm chí chấp nhận lỗ ở một số địa phương trong một vài năm đầu để từng bước phát triển dịch vụ ngân hàng trong dân cư, thu lãi trong các năm sau đó [2].
Sự phát triển NHĐT phải mang tính chiến lược của quốc gia. Trong điều kiện hiện nay, các TCTD phát triển các hoạt động dịch vụ của NHĐT ở mức độ phù hợp với tình hình thực tế, trình độ phát triển của nền kinh tế; nhu cầu của khách hàng như: xây dựng và phát triển trang web; mobile banking; homebanking. Các sản phẩm dịch vụ này sẽ phục vụ cho chính các khách hàng truyền thống, đồng thời thu hút khách hàng mới sử dụng bằng chính tiện ích, thông tin đã có của chính ngân hàng. Hiện nay, các NHTM Việt Nam mới đang thực hiện khai thác hiệu quả trang Web, hoạt động tiếp thị, quảng cáo, tư vấn... tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và phát triển khách hàng tiềm năng, khách hàng mới. Các website nói chung có nội dung đa dạng, phong phú, thông tin được cập nhật thường xuyên. Hy vọng trong xu thế hiện đại hóa, dịch vụ NHĐT sớm được ứng dụng, chấp nhận và trở thành
phương tiện thân thuộc với mỗi tổ chức, cá nhân tham gia dịch vụ ngân hàng vì tính tiện lợi, kinh tế, hiệu quả của nó.
4. Những thách thức đối với sự phát triển của e-banking tại Việt Nam
Quá trình phát triển NHĐT vẫn còn một số vấn đề các TCTD cần đặc biệt quan tâm để phát triển đúng hướng và đạt được hiệu quả cao. NHĐT là hoạt động ngân hàng kết hợp với CNTT, công nghệ mạng, mọi giao dịch của khách hàng - ngân hàng đều được thực hiện trực tuyến thông qua mạng, với các khái niệm mới như: Ví điện tử, tiền điện tử, chứng từ điện tử, thẻ thông minh… Vì thế, nó làm thay đổi hẳn các phương pháp quản lý, phương pháp giao dịch, quan hệ khách hàng khác với các hoạt động thông thường của ngân hàng truyền thống. Nó làm nảy sinh nhiều vấn đề liên quan: vốn và công nghệ; an toàn và bảo mật; quản trị, phòng ngừa rủi ro vv...[8]
Có thể bạn quan tâm!
- Chiến Lược Của Các Ngân Hàng Việt Nam Để Phát Triển Nghiệp Vụ E-Banking
- Một Số Kết Quả Đạt Được Từ Chiến Lược Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng
- Định Hướng Phát Triển Nghiệp Vụ E-Banking Tại Việt Nam
- Áp dụng chiến lược kinh doanh" hiệu ứng mạng trong nghiệp vụ E-banking tại Việt Nam - 11
- Áp dụng chiến lược kinh doanh" hiệu ứng mạng trong nghiệp vụ E-banking tại Việt Nam - 12
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
Xây dựng và phát triển NHĐT đòi hỏi nguồn vốn lớn để phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, trang bị máy móc thiết bị làm việc, xây dựng, phát triển phần mềm, đào tạo nguồn nhân lực... Quá trình này phụ thuộc rất lớn vào năng lực tài chính của mỗi TCTD. Đây là một trong khó khăn vướng mắc hiện nay trong quá trình hiện đại hoá hoạt động ngân hàng, quá trình phát triển các dịch vụ của NHĐT. Bên cạnh đó việc lựa chọn công nghệ, phần mềm ứng dụng cũng có tính quyết định đến hiệu quả hoạt động của NHĐT.
Khi ứng dụng NHĐT vấn đề an toàn và bảo mật thông tin, bảo mật nguồn dữ liệu là vấn đề cực kỳ quan trọng, mang ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng. Rủi ro lớn nhất trong hoạt động NHĐT là hệ thống bị xâm phạm, bị giả mạo, lừa đảo trong thanh toán, chi trả. Vấn đề này phụ thuộc rất lớn vào các giải pháp công nghệ, giải pháp kỹ thuật, các chương trình phần mềm về mã khoá, chữ ký điện tử, cũng như hệ thống pháp lý về hoạt động của NHĐT.
Vấn đề quản trị và phòng ngừa rủi ro đòi hỏi một quá trình đổi mới phương pháp quản lý, quản trị ngân hàng, hệ thống bộ máy tổ chức và cơ cấu hoạt động, hệ thống quản trị rủi ro, kiểm soát và các biện pháp phòng ngừa. Quá trình này phải được gắn liền với quá trình phát triển các hoạt động của NHĐT. Các TCTD cần phân tích, xem xét các mô hình NHĐT đã và đang phát triển của một số nước trên
74
thế giới, để học tập tham khảo và xây dựng hệ thống quản trị NHĐT phù hợp với thông lệ quốc tế và pháp luật Việt Nam, đảm bảo hoạt động lành mạnh phát triển bền vững, an toàn và hiệu quả.
Trên đây là những vấn đề đặt ra liên quan đến quá trình phát triển NHĐT đối với các TCTD. Tuy nhiên, sự phát triển của NHĐT phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: môi trường kinh tế; môi trường pháp lý; trình độ phát triển kinh tế; trình độ phát triển của các doanh nghiệp và của khách hàng cá nhân. Tất cả những yếu tố trên đều có ý nghĩa quyết định rất lớn đến sự phát triển của NHĐT. Xu thế phát triển NHĐT là tất yếu, nhưng quan điểm đi tắt, đón đầu trong phát triển công nghệ cần được xem xét kỹ lưỡng xong cần thận trọng, đảm bảo sự phát triển phù hợp vơi từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế đất nước, đảm bảo sự phát triển an toàn, bền vững và hiệu quả. Trong điều kiện hiện nay, để phát triển NHĐT, trước hết các TCTD trên địa bàn cần thực hiện một số “bước đi” thích hợp. Tiếp tục hoàn thiện và phát triển các hoạt động dịch vụ ngân hàng truyền thống là cơ sở đảm bảo cho TCTD phát triển đạt trình độ nhất định, tạo tiền đề để phát triển các hoạt động dịch vụ NHĐT.
II. Bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng Việt Nam
1. Kinh nghiệm từ việc phát triển e-banking tại Trung Quốc
Sức ép cạnh tranh đối với các ngân hàng Trung Quốc đã gia tăng rõ rệt khi tiến trình hội nhập WTO ngày một sâu rộng hơn. Vì thế, để củng cố vị trí của mình trên thị trường tài chính ngân hàng, một chiến lược đặc biệt đã được các ngân hàng Trung Quốc áp dụng. Đó là chiến lược “xi măng và con chuột” với đặc tính nhanh nhẹn linh hoạt như “con chuột” và khả năng an toàn bảo mật vững chắc như “xi măng [9].
Đầu tiên phải kể đến việc các ngân hàng Trung Quốc đã nắm bắt được nhu cầu tiết kiệm thời gian của người dân, tập trung khai thác khía cạnh này và nỗ lực phát triển e-banking với những dịch vụ tiện lợi nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Không còn lo bị phạt tiền vì quá hạn trả hóa đơn, không phải tốn quá nhiều thời gian để viết chi phiếu, dán tem, gửi thư qua bưu điện và chờ đợi ngân hàng gửi bảng kết toán hàng tháng …là những lợi ích mà hình thức dịch vụ ngân hàng e- banking đem tới cho khách hàng. Những công việc thông thường tốn nhiều thời
75
gian xưa nay như trả hóa đơn tiền điện, khi đốt, tiền nước, tiền nhà, hoặc tiền thẻ tín dụng… thì nay chỉ cần khoảng từ 15 đến 30 phút đồng hồ. Khách hàng sử dụng dịch vụ e-banking có thể nhập vào máy tính các dữ liệu về số tiền, số tài khoản và ngày thanh toán là tiền sẽ được rút thẳng từ tài khoản của mình trả cho công ty nhận thanh toán. Nhờ đó, ngay những năm đầu kể từ thời điểm nhiều hệ thống ngân hàng Trung Quốc triển khai dịch vụ e-banking, hàng triệu khách hàng Trung Quốc đã lập tức lựa chọn hình thức thanh toán này. Như vậy, với nỗ lực của mình các ngân hàng tại Trung Quốc đã tạo ra một lượng khách hàng ban đầu khá lớn cho nghiệp vụ e- banking (sản lượng hiệu quả tối thiểu – critical mass). Đây là bước khởi đầu thuận lợi và là điều kiện cơ sở để tạo ra một “hiệu ứng mạng”.
Trên đà đó, các ngân hàng Trung Quốc tiếp tục gia tăng tiện ích và phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng để thu hút thêm những khách hàng mới. Và để gia tăng niềm tin của khách hàng, các ngân hàng Trung Quốc đã ưu tiên quan tâm tới vấn đề bảo mật. Mặc dù vấn đề mất an toàn chưa bao giờ xảy ra nhưng để đảm bảo độ an toàn cho các giao dịch của khách hàng một chiến lược dài hơi và hiệu quả đã được tính đến. Chiến lược “xi măng” và “con chuột” ra đời khi kết hợp thành công việc mở rộng hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng điện tử với khả năng bảo mật an toàn cao nhằm đối phó với sự cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài. Thêm vào đó, các ngân hàng Trung Quốc đã không mở rộng quảng bá cho nghiệp vụ e-banking với những tiện ích vượt trội.
Ngân hàng thương mại và công nghiệp Trung Quốc (ICBC), ngân hàng thương mại lớn nhất Trung Quốc, là ngân hàng dẫn đầu trong việc thực hiện chiến lược “ xi măng và con chuột” này. Để có được sự thông minh, lanh lợi như “con chuột”, ICBC đã nâng cấp hệ thống ngân hàng trực tuyến của mình và đã thu được giá trị giao dịch lên đến 4 tỷ nhân dân tệ (482 triệu USD) mỗi ngày kể từ tháng 12/2003. ICBC cũng dẫn đầu trong việc cung cấp các dịch vụ thanh toán trực tuyến cước điện thoại cố định và di động tại thị trường nội địa. Với việc tung ra nhiều chiến dịch quảng cáo về sự tiện dụng của dịch vụ e-banking, ICBC đã chứng minh cho khách hàng thấy điều quan trọng nhất là tiết kiệm thời gian trong việc trả hóa đơn hàng tháng, tránh bị phạt tiền do chậm trễ và tính bảo mật thông tin. Tuy không
76
cùng thời điểm tiến hành, nhưng đa số các ngân hàng lớn khác tại Trung Quốc cũng áp dụng những chiêu thức quảng cáo tương tự như ICBC.
Ngoài các chiến lược quảng bá, để e-banking có thể tiếp cận với nhiều khách hàng hơn, ban lãnh đạo ngân hàng đã dành mối quan tâm lớn tới việc tạo ra sự năng động cho bộ phận này. E-banking được coi là bộ phận quan trọng của quá trình phát triển, quyết định tới việc ngân hàng có thể đứng vững và tồn tại trong cạnh tranh hay không, kinh doanh có hiệu quả và tiết kiệm được chi phí hay không. Những nhân viên được tuyển dụng để thực hiện nghiệp vụ này đòi hỏi phải tinh thông kỹ thuật nghiệp vụ, am hiểu rộng về tình hình tài chính, nhạy bén với sự thay đổi của tình hình,… Đặc biệt, ngân hàng còn tuyển dụng vào bộ phận e-banking cả những nhân viên thuộc các lĩnh vực kinh doanh và tiếp thị. Tất cả những điều này đều nhằm mở rộng sự tiếp cận đối với khách hàng, tạo niềm tin cho khách hàng rằng họ đang được phục vụ một cách tốt nhất, ở mọi nơi.
ICBC cũng như nhiều ngân hàng Trung Quốc khác cũng đã nỗ lực không ngừng để mở rộng mạng lưới khách hàng không chỉ cho dịch vụ e-banking, mà còn cho cả các dịch vụ khác. ICBC đã phấn đấu để cung cấp các dịch vụ trọn gói cho 100 triệu khách hàng là các cá nhân, các tập đoàn, công ty Trung Quốc. Hầu hết các công ty bảo hiểm, phần lớn trong số 10 tập đoàn môi giới bảo hiểm lớn nhất cả nước và một số các tổ chức tài chính đa quốc gia, trong đó phải kể đến Citibank, hiện là khách hàng trong tổng số 5600 khách hàng của hệ thống ngân hàng trực tuyến ICBC.
Ngoài ra, các ngân hàng đã chú trọng nghiên cứu thị hiếu khách hàng để chủ động đáp ứng bằng cách lưu giữ hồ sơ và phân tích các giao dịch của khách hàng thông qua cơ sở dữ liệu được xây dựng hoàn tất từ năm 2004. Cũng chính điều này đã phát huy thêm lợi thế “sân nhà” của các ngân hàng Trung Quốc trong sự hiểu biết về thói quen tiêu dùng, thị hiếu của người dân bản địa. Bằng sự kiên trì của mình, các ngân hàng Trung Quốc đã tạo được niềm tin nơi người dân rằng việc nhấp con trỏ chuột trên trang web của họ là lựa chọn tốt và an toàn. Đây là điều mà các ngân hàng nước ngoài dù có ưu thế hơn về mặt công nghệ và trình độ quản lý cũng khó có thể đạt được trong thời gian ngắn. Kết quả là nhờ sự cẩn trọng và vững chắc như “xi măng” của mình, các ngân hàng Trung Quốc đã tạo cho khách hàng tâm lý thoải mái khi trao đổi thông tin, giúp cho khách hàng bảo vệ dữ liệu của
77
mình và được phục vụ liên tục qua các kênh dịch vụ điện tử. Với mỗi ngân hàng Trung Quốc, việc phát triển và ứng dụng e-banking với quy mô, tính chất dịch vụ có thể khác nhau tuỳ thuộc vào năng lực quản lý, trình độ ứng dụng công nghệ và chiến lược phát triển của từng ngân hàng. Tuy không có giải pháp chung về quản lý rủi ro trong hoạt động e-banking áp dụng cho tất cả các ngân hàng, nhưng tất cả đều có một điểm chung- đó là chiến lược và định hướng phát triển.
Có thể thấy rõ rằng chiến lược “xi măng và con chuột” trong việc triển khai e-banking của các ngân hàng Trung Quốc là một chiến lược hướng về khách hàng, không ngừng gia tăng lợi ích cho khách hàng. Điều đáng chú ý nhất ở đây chính là việc tạo ra sự hài lòng và đảm bảo về lợi ích cho khách hàng đã được các ngân hàng ưu tiên hàng đầu. Chính điều này giúp thu hút khách hàng và tạo ra một mạng lưới rộng lớn. Ngoài ra, tất cả những nỗ lực nêu trên của các ngân hàng cũng đều nhằm thu hút thêm khách hàng vào mạng lưới, gia tăng lợi ích của khách hàng – tức là tạo ra một “hiệu ứng mạng” và với các kết quả đạt đượccác ngân hàng Trung Quốc đã chứng tỏ được sự thành công của mình. Với niềm tin tạo được ở khách hàng, ngày càng có nhiều người dân Trung Quốc lựa chọn sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của các ngân hàng nội địa thay vì các ngân hàng nước ngoài. Tức là, một “hiệu ứng mạng” đã được tạo ra. Nói cách khác, trong chiến lược “xi măng và con chuột” có sự lồng ghép chiến lược “hiệu ứng mạng”.
2. Kinh nghiệm từ các nước Châu Âu
Sự phát triển dịch vụ NHĐT ở Châu Âu có nhiều nét khác biệt. Chiến lược chủ yếu được áp dụng là các tập đoàn tài chính vừa sở hữu ngân hàng trực tuyến thuần túy (pure internet bank) đồng thời mở rộng thêm các ngân hàng truyền thống có khai thác kênh phân phối trực tuyến (brick and mortal). Các ngân hàng cũng không đứng độc lập. Các tập đoàn tài chính – ngân hàng kết hợp với các công ty bảo hiểm cùng lập ra nhiều ngân hàng trực tuyến khác nhau và hoạt động độc lập dưới sự quản lý của tập đoàn [i]. Ngay từ hình thức ra đời của e-banking tại Châu Âu cũng cho thấy khả năng tạo ra các liên minh chiến lược để cung cấp các dịch vụ chéo cho khách hàng. Việc mở rộng mạng lưới khách hàng và tạo ra một thị trường mạng lưới đa chiều là không mấy khó khăn. Hãy thử tưởng tượng một tập đoàn có các công ty con kinh doanh trong lĩnh vực siêu thị và có thành lập một ngân hàng
78
thì việc lắp đặt các điểm chấp nhận thẻ của ngân hàng tại siêu thị là chuyện rất thuận lợi. Cũng tương tự như vậy với sự kết hợp của e-banking với dịch vụ bảo hiểm, bán vẻ máy bay, hay thực hiện thanh toán cho các dịch vụ khác của các công ty cùng tập đoàn. Kết quả cho thấy tại các nước Châu Âu, việc sử dụng séc và các công cụ thanh toán dựa trên giấy đã gần như biến mất. Thẻ thanh toán đã thay chỗ cho tiền mặt, người dân sử dụng thẻ để chi trả cho những chi phí nhỏ như vé xe buýt. Số lượng máy rút tiền tự động giảm và thay vào đó, số lượng các điểm chấp nhận thẻ tăng lên đáng kể.
Khác với Mỹ, nơi tồn tại nhiều nhà cung cấp dịch vụ thanh toán bù trừ tự động và cạnh tranh với nhau, ở các nước châu Âu, chỉ có một nhà cung cấp dịch vụ duy nhất thông thường là chính phủ và hoạt động phi lợi nhuận. Hạ tầng cơ sở cho dịch vụ thanh toán vì thế được đầu tư và quan tâm về mặt chất lượng một cách thích đáng, tốc độ xử lý các giao dịch bù trừ vì thế được cải thiện rất nhiều. Các điều tra cho thấy, tốc độ thanh toán bù trừ ở các nước Châu Âu nhanh hơn nhiều so với Anh, Mỹ. Các giao dịch thông thường sẽ được xử lý trong ngày và các giao dịch, các giao dịch qua ngân hàng trực tuyến sẽ được xử lý trong vòng nửa ngày làm việc, nếu các lệnh được đặt vào cuối buổi chiều thì nó sẽ được xử lý trong đêm đó.
Các ngân hàng tại các nước này sử dụng cùng một hệ thống truyền dữ liệu đó là mạng SWIFT. Điều này cho phép phối hợp giữa các ngân hàng một cách dễ dàng trong việc thực hiện các lệnh thanh toán, bù trừ. Một điều dễ nhận thấy nữa là thị trường ngân hàng ở các nước Châu Âu khá tập trung. Chính điều này cho phép họ ứng dụng các công nghệ một cách nhanh chóng hơn
Như vậy, đặc điểm chính làm nên sự khác biệt của thị trường ngân hàng ở Châu Âu chính là mức độ tập trung và sự duy trì độ ổn định cao. Điều này cũng chi phối quá trình cũng như chiến lược phát triển e-banking tại những nước này. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tại những nước mà thị trường ngân hàng có mức độ tập trung cao thì việc áp dụng những tiến bộ công nghệ một cách đồng bộ cũng dễ dàng hơn [ix]. Và như đã phân tích trên, điểm khác biệt của thị trường mạng lưới trong lĩnh vực tài chính ngân hàng là việc các ngân hàng cùng chia sẻ cơ sở hạ tầng cho dịch vụ thanh toán và để tạo ra một “hiệu ứng mạng” bằng cách thu hút một lượng
đông đảo khách hàng thì đòi hỏi cần có sự phối hợp đồng bộ của nhiều ngân hàng cùng một lúc. Việc phát triển dịch vụ e-banking một cách tập trung ở Châu Âu đã tạo điều kiện cho việc tạo ra “hiệu ứng mạng” và đây cũng là một bài học quý báu mà các ngân hàng Việt Nam đã áp dụng.
3. Bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng Việt Nam trong việc áp dụng chiến lược kinh doanh “Hiệu ứng mạng” trong nghiệp vụ e-banking
3.1. Các bước cần thực hiện khi áp dụng chiếu lược kinh doanh “hiệu ứng mạng” 3.1.1 Xác định hướng đi của ngân hàng
Hiện nay thế giới đang và chắc chắn sẽ chuyển mình từ nền kinh tế truyền thống sang nền kinh tế mới, kinh tế tri thức. Ở đó, những đặc điểm nổi bật của thị trường mạng lưới được thể hiện rõ và có ảnh hưởng vô cùng lớn tới hoạt động của các ngân hàng cũng như khách hàng. Vì vậy ngân hàng cần chọn chính xác hướng đi cho mình.
Để lựa chọn hướng đi thích hợp, ngân hàng cần phải dựa trên tiềm lực tài chính, kỹ thuật, con người và dựa trên thực tiễn phát triển của nền kinh tế thị trường, trên cơ sở có sự so sánh giữa mình và đối thủ.
Trước hết, ngân hàng cần đánh giá khả năng của mình. Hoạt động trong thị trường mạng lưới, bên cạnh tiềm lực về tài chính và con người như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác, còn đòi hỏi phải có đủ khả năng thực thi các cách thức nhằm tận dụng “hiệu ứng mạng”.
Thứ nhất, với cách thức tận dụng lợi thế đi tiên phong. Sẽ rất thuận lợi nếu ngân hàng có thể tìm ra được con đường đi mới của riêng mình, thực sự mới để đi theo. Có thể ngân hàng sẽ chọn kinh doanh những sản phẩm dịch vụ hoàn toàn mới, chưa từng có ai cung cấp. Tuy nhiên, vấn đề này có thể là quá khó. Các ngân hàng Việt Nam có thể tận dụng những thị trường ngách, hay những sản phẩm dịch vụ có ứng dụng đặc biệt cho những mảng thị trường chưa khai phá hết. Tất nhiên, để làm được điều đó, bên cạnh đầu óc sáng tạo và sự hiểu biết về thị hiếu, thói quen của người tiêu dùng, còn đòi hỏi một sự đầu tư và chấp nhận rủi ro. Không có gì khó khăn hơn khi phải là người đầu tiên đi qua chặng đường mà chưa từng ai đi qua,