Chính sách cổ tức tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán - 6


Sacombank chia thưởng bằng cổ phiếu giá trị cổ phiếu của Sacombank tăng liên tục từ 21.600 đồng/ cổ phiếu lên 29.600 đồng/ cổ phiếu, chỉ số VN-Index lúc này chỉ đạt 445.59 điểm chỉ có xu hướng đi ngang nhưng giá trị cổ phiếu của ngân hàng Sacombank không giảm mà còn tăng liên tục. Với chính sách cổ tức bằng cổ phiếu đã làm cho tâm lý của các cổ đông rất hưng phấn và một kế hoạch kinh doanh có hiệu quả đã làm cho giá trị cổ phiếu của ngân hàng tăng lên đáng kể. Ngân hàng Eximbank trong giai đoạn này chưa tham gia niêm yết lên sàn giao dịch chứng khoán, tuy nhiên ngân hàng Eximbank vẫn thực hiện lợi nhuận sau thuế là 463 tỷ đồng đạt tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu đạt 11,26%, cổ tức được chia tỷ lệ là 14% trên mệnh giá (tương đương tỷ lệ 100:14) nghĩa là cứ sở hữu 100 cổ phiếu thì nhận được 14 cổ phiếu. Số cổ phần lẻ sẽ được bán thông qua công ty chứng khoán theo giá thị trường và trả lại bằng tiền mặt cho các cổ đông theo phần tương ứng nhằm tiếp tục bổ sung thêm vốn điều lệ hơn 387 tỷ đồng.. Chính sách cổ tức bằng cổ phiếu lúc này rất được ưa chuộng, các cổ đông quan tâm đến việc sở hữu thêm cổ phần để giao dịch trên thị trường chứng và hưởng phần chênh lệch giá trị của cổ phiếu hơn là nhận cổ tức bằng tiền mặt.


Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán mới ra đời đã chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, các nhà đầu tư mất dần niềm tin vào một số hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chính sách chi trả cổ tức bằng cổ phiếu kèm chi trả cổ tức một phần tiền mặt và cổ tức bằng cổ phiếu thưởng của ACB, Sacombank, Eximbank nhằm tăng vốn điều lệ ngân hàng đã tạo niềm tin và thuyết phục các cổ đông tiếp tục gắn bó lâu dài với ngân hàng. Do đó, các ngân hàng thương mại cổ phần cần phải sử dụng vốn hiệu quả, những dự án đầu tư phải được tính toán kỹ lưỡng và có chiều sâu.

Ngoài ra tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng cũng được kiểm soát chặt chẽ và luôn được duy trì ở mức trên dưới 0,5% ở các ngân hàng thương mại cổ phần Á châu, ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn thương tín, ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam. Các chỉ số về lợi nhuận được duy trì ở mức tốt và vốn


điều lệ vẫn tăng trưởng cao. Đến năm 2006 vốn điều lệ của ngân hàng ACB là hơn

1.100 tỷ đồng, tăng trưởng 16%, tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu 30,56% của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn Thương tín tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu là 16,38% với vốn điều lệ

2.089 tỷ đồng và của ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu là 13,28% với vốn điều lệ 1.212 tỷ đồng.

Bảng 2.2: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng vốn chủ sở hữu (ROE) của các ngân hàng (đvt: %)


Ngân hàng

Năm 2002

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

ACB

25,13

23,49

30,15

23,32

30,56

44,49

STB

18,31

18,09

18,78

16,47

17,41

25,64

SHB

-

-

-

-

-

27,1

EIB

-

-

-

2,53

13,28

11,26

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Chính sách cổ tức tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán - 6

Nguồn: Bảng cáo bạch của các ngân hàng thương mại ACB, Sacombank, Eximbank, SHB.

Trong những năm 2004 – 2007 với những chính sách phát triển thị trường chứng khoán ra đời đã làm cho thị trường chứng khoán nhanh chóng phát triển các ngân hàng thương mại cổ phần đã huy động một lượng vốn khổng lồ từ thị trường trong nước và các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Các ngân hàng thương mại cổ phần đã tận dụng cơ hội này một cách có hiệu quả để tăng vốn điều lệ. Tuy nhiên việc huy động vốn dễ dàng trên thị trường chứng khoán đã làm cho các ngân hàng thương mại cổ phần đã sử dụng vốn huy động không hiệu quả hơn so với giai đoạn trước đây. Các ngân hàng thương mại cổ phần đã đi vào đầu tư lĩnh vực đa ngành như góp vốn thành lập công ty chứng khoán, công ty bất động sản hay tham gia vào đầu tư tài chính… như ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu thành lập các công ty con: công ty cho thuê tài chính ngân hàng Á châu, công ty chứng khoán ACB, công


ty quản lý nợ và khai thác tài sản ngân hàng Á Châu, công ty TNHH quản lý quỹ ACB. Hay ngân hàng thương mại cổ Sài gòn thương tín cũng tham gia vào đầu tư bằng cách thành lập các công ty con như: công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (SBA), công ty Kiều hối ngân hàng Sài gòn thương tín (SBR), công ty cho thuê tài chính ngân hàng Sài gòn thương tín (SBL), công ty vàng bạc đá quý ngân hàng Sài gòn thương tín (SBJ), công ty thương mại và công nghệ Sài gòn thương tín (STB tech), công ty cổ phần địa ốc Sài gòn thương tín (Sacomreal), công ty cổ phần đầu tư Sài gòn thương tín (SacomInvest), công ty cổ phần giao dịch hàng hóa Sài gòn thương tín (STE), công ty cổ phần kho vận Sài gòn thương tín (STL), công ty cổ phần chứng khoán ngân hàng Sài gòn thương tín (SBS)…

2.1.2. Giai đoạn 2008 – 2010


Nền kinh tế nước ta đang phát triển mạnh mẽ khi gia nhập tổ chức thương mại kinh tế thế giới (WTO), quốc hội Hòa Kỳ thông qua quy chế quan hệ thương mại vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam, tổ chức thành công diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương, thị trường chứng khoán phát triển một cách ổn định và thu hút một lượng vốn đầu tư lớn từ các cổ đông nước ngoài như các quỹ đầu tư tài chính, các tập đoàn tài chính ngân hàng…

Đứng trước những cơ hội kinh doanh lớn trong bối cảnh này, các ngân hàng thương mại cổ phần đã đa dạng hơn trong cách chia cổ tức và cổ tức của các ngân hàng không có sự chệnh lệch lớn. Trong những năm này, cách chia cổ tức phổ biến nhất là trích lại một phần lợi nhuận để tăng vốn điều lệ hoặc tái đầu tư, vừa trả cổ tức bằng tiền mặt vừa trả bằng cổ phiếu, trả tấc cả cổ tức bằng cổ phiếu, thưởng bằng cổ phiếu từ các quỹ và tăng quyền mua cổ phiếu cho các cổ đông. Tuy nhiên cổ phiếu ngân hàng đang rất được giá nên cổ đông nào cũng muốn được chia cổ tức bằng cổ phiếu. Đồng thời, việc sở hữu thêm cổ phiếu sẽ giúp cổ đông có cơ hội hưởng chênh lệch giá khi giao dịch mua bán trên thị trường chứng khoán. Đối với ngân hàng thương mại cổ phần, cách chia cổ tức bằng cổ phiếu sẽ giúp gia tăng quy mô vốn điều lệ, là nền tảng để mở rộng hoạt động kinh doanh, củng cố mức độ gắn


bó giữa cổ đông và ngân hàng, gia tăng lượng hàng hóa cho thị trường chứng khoán... Ngoài ra, việc phân chia cổ tức bằng cổ phiếu cũng giúp ngân hàng tiết kiệm chi phí nhiều hơn so với phương án phát hành cổ phiếu thu hút vốn từ bên ngoài.

Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ chia cổ tức của ACB, Eximbank, VCB và Sacombank 2008 - 2010(Đvt: %)



100.000


80.000


60.000


40.000


20.000


0.000


ACB

Eximbank Sacombank

VCB


2008 2009 2010


Nguồn: Bảng cáo bạch của các ngân hàng thương mại ACB, Sacombank, VCB, Eximbank.

Tuy nhiêu đầu năm 2008, thị trường chứng khoán bị khủng hoảng, chỉ số VN-Index liên tục bị sụt giảm từ đầu năm là 925,66 điểm giảm xuống còn 315.62 điểm vào cuối năm 2008. Các cổ phiếu ngân hàng cũng bị giảm giá liên tục làm cho chính sách cổ tức bằng cổ phiếu lúc này không còn thích hợp nữa vì giá trị cổ phiếu của các cổ đông đang sở hữu bị giảm, các cổ đông lúc này thích nhân cổ tức bằng tiền mặt hơn nên chính sách cổ tức bằng tiền mặt lúc này được áp dụng. Đồng thời chính sách cổ tức linh động hơn khi thưởng bằng cổ phiếu từ nguồn vốn thặng dư và từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ như một phần chia sẻ với các cổ đông. Như cổ phiếu của ngân hàng ACB với giá trị lúc đầu năm 2008 là 140.800 đồng/ cổ phiếu nhưng đến cuối năm giá trị cổ phiếu của ngân hàng ACB chỉ là 27.900 đồng/ cổ phiếu. Tuy nhiên lợi nhuận trước thuế của ngân hàng ACB vẫn đạt 2.651 tỷ đồng cao hơn so với năm 2007. Giá trị cổ phiếu của ngân hàng ACB sụt giảm một phần là do chi trả cổ tức bằng cổ phiếu của năm 2007 với tỷ lệ là 55%, cùng với sự khủng


hoảng của nền kinh tế đã làm cho chỉ số VN-Index bị giảm và các cổ phiếu ngân hàng cũng bị giảm theo. Tuy nhiên do hoạt động kinh doanh có hiệu quả và lợi nhuận tăng nên ngân hàng ACB vẫn chi trả cổ tức cho các cổ đông ở mức cao. Ngân hàng ACB trong năm 2008 thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 33,8% trên mệnh giá cổ phiếu, đồng thời thưởng cổ phiếu cho các cổ đông từ quỹ thặng dư với tỷ lệ là 36,636% nhằm bổ sung vào vốn điều lệ hơn 1.704 tỷ đồng. Trong khi đó giá trị cổ phiếu của ngân hàng Sacombank từ 64.500 đồng/ cổ phiếu giảm xuống còn 18.400 đồng/ cổ phiếu vào cuối năm 2008. Lợi nhuận sau thuế trong năm 2008 ngân hàng Sacombank chỉ đạt 1.069 tỷ đồng thấp hơn so với năm 2007. Tuy nhiên ngân hàng Sacombank tiếp tục duy trì chi trả cổ tức năm 2008 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 15% (tương đương tỷ lệ 20:3), cổ đông sở hữu 20 cổ phiếu sẽ được nhận 3 cổ phiếu mới. Bên cạnh đó, Sacombank phát hành cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 15% (tương đương tỷ lệ 20:3), cổ đông có 20 cổ phiếu được quyền mua 3 cổ phiếu mới với giá phát hành là 10.000 đồng trên mệnh giá cổ phiếu. Với chính sách cổ tức bằng cổ phiếu của ngân hàng Sacombank vẫn làm thỏa mãn các cổ đông đầu tư vào Sacombank vì với hoạt động kinh doanh lợi nhuận thấp hơn năm 2007 nhưng ngân hàng Sacombank vẫn duy trì được một tỷ lệ cổ tức ổn định bằng năm 2007, bảo đảm được quyền lợi của các cổ đông. Đồng thời huy động thêm vốn của các cổ đông để tiếp tục phát triển kinh doanh cho những năm sau. Ngân hàng Eximbank trong năm 2008 với thị trường chứng khoán bị sụt giảm, các cổ phiếu của những ngân hàng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán bị sụt giảm nhanh nên ngân hàng Eximbank vẫn chưa đăng ký niêm yết trên thị trường giao dịch chứng khoán. Lợi nhuận sau thuế của Eximbank là 711 tỷ đồng cao hơn với năm 2007 và thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 12% trên mệnh giá cổ phiếu, đồng thời thưởng cổ phiếu cho các cổ đông từ quỹ thặng dư vốn với tỷ lệ là 70,55% nhằm bổ sung vào vốn điều lệ hơn 4.420 tỷ đồng.


Ngoài ra năm 2008, ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam cũng tham gia niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán vào ngày 02/01/2008 với giá trị cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tại phiên đóng cửa của ngày


giao dịch đầu tiên là 107.000 đồng/ cổ phiếu. Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng VCB đạt 3.590 tỷ đồng tỷ suất lợi nhuận sau thuế đạt 18,86% và tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt là 12% trên mệnh giá cổ phiếu. Và đến năm 2009, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng VCB đạt 5.004 tỷ đồng và vẫn duy trì tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt là 12% trên mệnh giá cổ phiếu.


Năm 2009, thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu khởi sắc trở lại, chỉ số VN-Index đầu năm 2009 là 312.49 điểm nhưng đến cuối năm 2009 đã tăng nhanh đạt 494.77 điểm. Giá trị cổ phiếu của ngân hàng ACB từ 27.900 đồng/ cổ phiếu vào thời điểm đầu năm tăng lên 37.200 đồng/ cổ phiếu vào cuối năm 2009. Và trong những thời điểm trước và ngay khi các cổ đông được hưởng cổ tức giá trị cổ phiếu của ngân hàng ACB trên sàn giao dịch chứng khoán tăng mạnh từ giá 42.200 đồng/ cổ phiếu đã tăng nhanh cho đến ngày chốt nhận cổ tức 57.600 đồng/ cổ phiếu đối với các cổ đông sở hữu và có xu hướng giảm nhưng giá trị cổ phiếu vẫn cao hơn lúc trước thời điểm có thông tin chia cổ tức cho các cổ đông. Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng ACB đạt được 2.838 tỷ đồng và thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 24% trên mệnh giá cổ phiếu, đồng thời thưởng bằng cổ phiếu cho các cổ đông từ quỹ bổ sung vốn điều lệ với tỷ lệ là 1,41% tương ứng sở hữu 10.000 cổ phiếu sẽ nhận được 141 cổ phiếu bổ sung vốn điều lệ hơn 108 tỷ đồng và ngân hàng thương mại Á Châu tiếp tục phát hành trái phiếu đợt 2 với số tiền gần 1.340 tỷ đồng. Giá trị cổ phiếu của ngân hàng đến thời điểm cuối năm 2009 là 24.100 đồng/ cổ phiếu. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng Sacombank có hiệu quả hơn lợi nhuận trước thuế đạt 1.901 tỷ đồng và đã dùng 100,5 triệu cổ phần để trả cổ tức năm 2009 với tỷ lệ 15% trên vốn cổ phần, tương đương tỷ lệ 20:3. Và Sacombank sẽ phát hành thêm hơn 134 triệu cổ phần cho cổ đông hiện hữu, tương đương 20% trên vốn cổ phần, với giá phát hành là 12.000 đồng vốn cổ phần. Ngoài ra, Sacombank phát hành 2% trên vốn cổ phần tương ứng với 13,4 triệu cổ phần cho cán bộ cốt cán với giá là 12.000 đồng trên cổ phần với cam kết giữ cổ phiếu ưu đãi và các quyền phát sinh trong vòng 2 năm kể từ ngày được tăng vốn. Trong năm 2009 giá cổ phiếu của ngân hàng Sacombank từ đầu năm 18.300 đồng/ cổ phiếu đến cuối năm giá trị cổ


phiếu tăng lên 24.100 đồng/ cổ phiếu. Trong khi đó giá trị cổ phiếu trước thời điểm chia cổ tức năm 2009 là 38.700 đồng/ cổ phiếu và không mà còn giảm so với thời điểm chia cổ tức còn 31.600 đồng/ cổ phiếu. Đây là do các cổ đông là những nhà đầu trên sàn giao dịch chứng khoán không mặm mà với chính sách chi trả cổ tức bằng cổ phiếu của ngân hàng Sacombank nên giá trị cổ phiếu trên thị trường chứng khoán bị giảm. Bên cạnh đó, sự pha loãng của cổ phiếu khi tung ra trên thị trường giao dịch chứng khoán làm cho giá trị cổ phiếu của ngân hàng Sacombank bị giảm so với trước khi chia cổ tức.


Trong năm 2009, Eximbank đã bắt đầu tham gia vào niêm yết trên thị trường chứng khoán vào ngày 27/10/2009 với giá khớp lệnh lúc đóng cửa của phiên giao dịch đầu tiên là 29.000đồng/ cổ phiếu (mệnh giá cổ phiếu là 10.000 đồng/ cổ phiếu). Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng Eximbank đạt được 1.132 tỷ đồng và thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 12% trên mệnh giá cổ phiếu, đồng thời thưởng cổ phiếu cho các cổ đông từ quỹ thặng dư vốn với tỷ lệ là 22% nhằm bổ sung vào vốn điều lệ hơn 1.580 tỷ đồng. Khi chính sách cổ tức bằng tiền mặt được thực hiện chi trả cho các cổ đông đến cuối năm 2009 giá trị cổ phiếu của ngân hàng Eximbank lúc đóng cửa cuối phiên là 24.000 đồng/ cổ phiếu.


Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam tham gia niêm yết trên thị trường giao dịch chứng khoán vào ngày 16/07/2009 với giá đóng cửa của cuối ngày giao dịch đầu tiên là 40.100 đồng/ cổ phiếu. Trong năm 2009, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng Vietinbank đạt 3.337 tỷ đồng, với tỷ suất lợi nhuận trước thuế là 20,6% đến cuối năm 2009 giá trị cổ phiếu của ngân hàng Vietinbank trên sàn giao dịch chứng khoán là 29.500 đồng/ cổ phiếu.


Năm 2010, các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam đang phải đối mặt với giai đoạn hậu bùng nổ tín dụng. Các ngân hàng thương mại cổ phần tập trung cho vay ở thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản. Điều này phần nào đã dẫn đến sự ra đời một loạt các ngân hàng mới, nhưng quy mô nhỏ, cho vay


và hoạt động mang tính đầu cơ trên các thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản. Các ngân hàng này có vốn chưa nhiều mà đã phải cho vay ngay một số khách hàng lớn, chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ. Cùng với việc nền kinh tế trong nước bị chững lại nên các ngân hàng thương mại cổ phần tiếp tục cơ cấu lại nguồn vốn và siết chặt các dự án đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Chỉ số chứng khoán VN-Index từ đầu năm là 501,74 điểm đã giảm xuống còn 484,66 điểm và có những lúc chỉ số chứng khoán VN-Index chỉ đạt được 421,09 điểm. Ngân hàng ACB chỉ đạt lợi nhuận trước thuế là 3.105 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu giảm rõ rệt so với những năm 2007, 2008 như tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu của ACB chỉ 20,5%. Giá trị cổ phiếu của ngân hàng ACB lúc đầu năm có giá là 39.600 đồng/ cổ phiếu nhưng đến cuối năm giá trị cổ phiếu của ngân hàng ACB chỉ còn 26.100 đồng/ cổ phiếu. Và thời điểm ngân hàng chia cổ tức 26/11/2010 giá trị cổ phiếu của ngân hàng ACB trên thị trường chứng khoán tăng liên tục từ giá trị cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán là 22.700 đồng/ cổ phiếu tăng lên đến 29.100 đồng/ cổ phiếu. Đó là do ngân hàng thực hiện chính sách cổ tức bán ưu đãi với tỷ lệ sở hữu 5 cổ phiếu ngân hàng ACB sẽ được quyền mua 1 cổ phiếu đúng bằng mệnh giá. Đây là một chính sách cổ tức đã làm cho các cổ đông quan tâm đến giá trị cổ phiếu của ngân hàng ACB hơn là chính sách cổ tức tiền mặt vào lúc này trong lúc chỉ số VN-index đang hồi phục nên đã làm cho giá trị cổ phiếu của ngân hàng ACB tăng nhanh. Trong năm ngân hàng ACB cũng thực hiện chi trả cổ tức cho các cổ đông bằng tiền mặt với tỷ lệ là 15% và 17% trên mệnh giá cổ phiếu vào các ngày 04/03/2010 và 08/11/2013 nhưng giá trị cổ phiếu của các ngân hàng ACB vẫn giảm trên thị trường chứng khoán so trước thời điểm chi trả cổ tức. Trong năm 2010, lợi nhuận sau thuế của ngân hàng Sacombank chỉ đạt được 1.796 tỷ đồng với tỷ suất lợi nhuận sau thuế đạt được 15,04%. Ngân hàng Sacombank sau những năm thực hiện chia cổ tức bằng cổ phiếu đến năm 2010 thực hiện chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 15% trên mệnh giá cổ phiếu. Và ngân hàng Sacombank phát hành thêm 137.688.451 cổ phiếu với tỷ lệ 15% trên vốn cổ phần tương đương tỷ lệ 100:15 tức là sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 12/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí