Bài Học Kinh Nghiệm Về Chính Sách Chi Trả Cổ Tức


(Nguồn: Tài liệu phân tích chứng khoán và quản lý danh mục đầu tư)

Thu nhập cổ tức sẽ làm cho các nhà đầu tư nhận định của thị trường về tiềm năng tăng trường của ngân hàng. Ngân hàng có tiềm năng tăng trưởng cao sẽ có thu nhập cổ tức thấp. Với chỉ số thu nhập cổ tức thấp các nhà đầu tư dài hạn sẽ quan tâm đến cổ phiếu ngân hàng và ngược lại nếu chỉ số thu nhập cổ tức cao sẽ thu hút các nhà đầu tư ngắn hạn.

1.5.2. Thư giá.


Thư giá là giá cổ phiếu ghi trên sổ sách kế toán phản ánh tình trạng vốn cổ phần của ngân hàng ở một thời điểm nhất định.

Tổng vốn cổ phần

Thư giá cổ phiếu =

Số lượng cổ phiếu phát hành


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

(Nguồn: Tài liệu phân tích chứng khoán và quản lý danh mục đầu tư)

Thư giá cổ phiếu phản ánh đúng giá trị thật của cổ phiếu trên sổ sách kế toán tài chính của ngân hàng. Giúp cho nhà đầu tư xác định được giá trị thực của cổ phiếu từ đó nhà đầu tư quyết định đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng nào.

Chính sách cổ tức tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán - 5

1.5.3. Tốc độ tăng trưởng.


Tốc độ tăng trưởng là tốc độ mà ngân hàng có thể duy trì mà khôngcần tăng đòn bẩy tài chính và chỉ sử dụng nguồn vốn cổ phần nội bộ. Tốc độ tăng trưởng của ngân hàng được xác định như sau:

Tốc độ tăng trưởng = ROE x Tỷ lệ thu nhập giữ lại


(Nguồn: Tài liệu phân tích chứng khoán và quản lý danh mục đầu tư)


Tốc độ tăng trưởng của một ngân hàng được quyết định bởi hai yếu tố là: Sự tích lũy trong nội bộ của ngân hàng được biểu thị qua tỷ lệ thu nhập giữ lại và khả năng sinh lời.

Tốc độ tăng trưởng càng cao càng thu hút các nhà đầu tư có xu hướng đầu tư lâu dài vào ngân hàng.



ROE =

Thu nhập ròng Bình quân vốn cổ phần

(Nguồn: Tài liệu phân tích chứng khoán và quản lý danh mục đầu tư)

Chỉ số này là thước đo chính xác để xác định một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường từ đó đưa ra quyết định nên mua cổ phiếu của ngân hàng nào.

Tỷ lệ ROE càng cao chứng tỏ ngân hàng sử dụng đồng vốn hiệu quả của cổ đông, có nghĩa là ngân hàng đã cân đối hài hòa giữa nguồn vốn cổ đông và vốn đi vay để tận dụng lợi thế cạnh tranh của ngân hàng trong quá trình huy động vốn. Do đó hệ số ROE càng cao cổ phiếu ngân hàng càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.

1.5.4. Tính thanh khoản của cổ phiếu.

Trên thị trường giao dịch chứng khoán những cổ phiếu được đánh giá tốt sẽ được đánh giá cao và thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia mua vào làm cho giá trị cổ phiếu của ngân hàng đó sẽ được nâng lên tạo vị thế cạnh tranh đáng kể trong cùng hoạt động ngân hàng.

Những cổ phiếu được đánh giá là có tính thanh khoản cao sẽ luôn luôn được giao dịch trên thị trường chứng khoán với một khối lượng giao dịch lớn và thu hút nhiều cổ đông lớn tham gia vào với khối lượng lớn nhất là những tập đoàn tài chính nước ngoài. Và những cổ phiếu có tính thanh khoản cao sẽ giúp cho các nhà đầu tư sở hữu những cổ phiếu này dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt khi các cổ đông này không còn muốn sở hữu những cổ phiếu của ngân hàng đó nữa.

1.5.5. Thành viên hội đồng quản trị.

Trong ngân hàng thương mại cổ phần số lượng thành viên của Hội đồng quản trị tối đa là 11 người và thông thường cổ đông có vốn góp lớn hoặc được ủy quyền vốn góp lớn sẽ được bầu vào thành viên hội đồng quản trị thông qua đại hội cổ đông. Khi số lượng thành viên hội đồng quản trị đông sẽ ít phải chịu ảnh hưởng quyền biểu quyết trong hoạt động điều hành ngân hàng tạo nên sự độc lập trong hoạt động điều hành ngân hàng.

Những thành viên hội đồng quản trị là những người sẽ đại diện cho các cổ đông để đưa ra những chính sách giám sát ban điều hành ngân hàng bảo đảm lợi nhuận của ngân hàng đúng theo cam kết được đưa ra khi thông qua đại hội cổ đông


hàng năm nhằm bảo đảm cổ tức phải chi trả cho các cổ đông. Do đó những thành viên hội đồng quản trị phải là những người hoạt động độc lập, có trình độ chuyên môn cao, không có sở hữu những doanh nghiệp có hoạt động trong lĩnh vực liên quan, và không chịu sự ảnh hưởng của một nhóm lợi ich để ảnh hưởng đến các quyền lợi của cổ đông.

Nếu trong thành viên hội đồng quản trị mà có tổng giám đốc, phó tổng giám đốc điều hành chính sách cổ tức của một ngân hàng đó thường đại diện cho chính của người chủ sở hữu của ngân hàng đó nhiều hơn. Vì vừa là thành viên hội đồng quản trị vừa là người điều hành ngân hàng nên sẽ không khách quan trong việc quyết định chính sách chi trả cổ tức cho các cổ đông sở hữu ngân hàng.

1.6. Bài học kinh nghiệm về chính sách chi trả cổ tức

Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam có mã giao dịch chứng khoán là PVX tham gia niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán vào ngày 19/08/2009 với giá trị cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán là 24.900 đồng/ cổ phiếu. Tuy nhiên ngày 01/12/2011 giá trị cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán là 8.500 đồng/ cổ phiếu, công ty lại ra thông báo sẽ chi trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ là 20:1 đồng thời bán ưu đãi với tỷ lệ 2:1 với mệnh giá 10.000 đồng/ cổ phiếu. Làm cho giá cổ phiếu vào ngày chốt quyền 12/12/2011 được hưởng cổ tức là 8.300 đồng/ cổ phiếu và những ngày tiếp theo giá cổ phiếu của tổng công ty xây lắp dầu khí liên tục bị giảm, giá trị cổ phiếu chỉ còn 6.800 đồng/ cổ phiếu.

Ngoài ra trong năm 2012 và 2013, tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí cũng không có một chính sách cổ tức nào đối với các cổ đông đã làm cho giá trị cổ phiếu của tổng công ty chỉ còn 2.200 đồng cổ phiếu vào ngày 01/11/2013.

Bài học kinh nghiệm rút ra không nên chi trả cổ tức bằng cổ phiếu kết hợp với bán ưu đãi cổ phiếu bằng mệnh giá khi giá trị cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán nhỏ hơn mệnh giá cổ phiếu. Kể cả khi công ty có kế hoạch kinh doanh hiệu quả cần huy động vốn cũng không nên phát hành cổ phiếu mà hãy huy động nguồn vốn bằng hình thức khác như phát hành trái phiếu, đi vay sẽ làm giá trị cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán sẽ tăng lên.


Kết luận chương 1‌


Quyết định chi trả cổ tức là một trong những quyết định quan trọng của ngân hàng thương mại cổ phần bởi sự tác động và liên quan đến phân phối thu nhập của các cổ đông. Các cổ đông lúc nào cũng mong muốn một mức chi cổ tức cao nhưng quyết định chia cổ tức ở các ngân hàng thương mại cổ phần lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: khả năng vay nợ và tiếp cận thị trường vốn, triển vọng tăng trưởng của ngân hàng, những ưu tiên của các cổ đông, chính sách bảo vệ chống loãng giá, các chính sách thuế, khả năng thanh khoản của ngân hàng và các hạn chế về pháp lý trong việc phân phối cổ tức.

Có nhiều chính sách chi trả cổ tức mà các ngân hàng thương mại cổ phần có thể vận dụng sao cho phù hợp với tình hình tài chính thực tế như: chính sách lợi nhuận thụ động, chính sách chính sách cổ tức ổn định, chính sách cổ tức sử dụng phần có dư, chính sách cổ tức dung hòa… Và cho dù các ngân hàng thương mại cổ phần sử dụng chính sách cổ tức nào đi nữa sẽ có ảnh hưởng một phần nhất định đến giá trị ngân hàng trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay.

Chính sách cổ tức tại các ngân hàng thương mại cổ phần là một vấn phức tạp, vì ngành ngân hàng là một ngành kinh doanh đặc biệt với những sản phẩm đặc biệt. Nên khi xem xét đết chính sách cổ tức còn chịu nhiều sự tác động từ bên ngoài nhất là tác động từ những cuộc khủng hoảng tài chính, chính sách tiền tệ hay tâm lý bầy đàn của đám đông. Do đó, những ngân hàng thương mại cổ phần cần nghiên cứu và xem xét thật kỹ những rủi ro có thể xảy ra gây tác động ảnh hưởng đến giá trị của ngân hàng trong việc đưa ra chính sách cổ tức nhằm giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh, xây dựng thương hiệu uy tín, tăng giá trị và tạo vị thế cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường trong nước và quốc tế.


Chương 2. Phân tích chính sách cổ tức của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán từ năm 2000 – 2012.‌

2.1. Chính sách cổ tức của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán 2000 - 2012.

2.1.1. Giai đoạn 2000 – 2007.


Chính sách cổ tức của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam niêm yết trên thị trường chứng khoán giai đoạn 2000 – 2007 đánh dấu sự ra đời của thị trường chứng khoán nên việc chuyển nhượng cổ phiếu đã được thực hiện một cách dễ dàng, đặc biệt là cổ phiếu OTC đã được cải thiện. Tính thanh khoản của cổ phiếu ngân hàng được cải thiện một cách rõ rệt, các nhà đầu tư bắt đầu quan tâm nhiều đến cổ phiếu ngân hàng thương mại cổ phần đang có niêm yết trên thị trường chứng khoán hơn. Nhất là những ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động kinh doanh tốt, quản lý tài sản có hiệu quả và đa dạng hóa các danh mục đầu tư.

Đặc biệt, các cổ phiếu của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín và ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam luôn được các nhà đầu tư quan tâm, ưu ái và là một trong những cổ phiếu tốt trên sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh.

Chính sách cổ tức của ngân hàng thương mại cổ phần trong giai đoạn này đã xuất hiện hình thức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu hay cổ phiếu thưởng của các ngân hàng thương mại cổ phần như ngân hàng Á châu, ngân hàng Sài gòn thương tín, ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam … nhằm cải thiện tính thanh khoản của cổ phiếu, gia tăng thu nhập cho các cổ đông tránh áp lực cho ban điều hành. Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu trong năm 2004 chia cổ tức là 36,7% trong đó tỷ lệ chia bằng tiền mặt là 12% trên mệnh giá và 24,7% trên số lượng cổ phiếu, năm 2005 chia cổ tức là 28% trong đó tỷ lệ chia bằng tiền mặt là 12% trên mệnh giá và 16% trên số lượng cổ phiếu. Năm 2006, ACB chi trả cổ tức bằng cổ phiếu cho các cổ đông với tỷ lệ là 30% trên số lượng cổ phiếu. Trong khi đó, ngân hàng thương


mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam đến năm 2003, 2004 Eximbank bắt đầu hồi phục và sau đó lớn mạnh, thoát khỏi sự kiểm soát đặc biệt của Nhà nước. Vào thời điểm đó, Eximbank đứng trên bờ vực phá sản, nhưng sau đó đã tái cấu trúc thành công, bắt đầu hoạt động có lãi và chia cổ tức bằng tiền mặt 3,1% vào năm 2005 sau những năm hoạt động có lợi nhuận và 15,23% tỷ lệ chia cổ tức bằng cổ phiếu nhưng chỉ áp dụng cho các cổ đông có cổ phiếu phát hành trước ngày 31/12/2004. Năm 2006, Eximbank chia cổ tức bằng cổ phiếu cho các cổ đông với tỷ lệ 55% trên số lượng cổ phiếu.

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ chia cổ tức của các ngân hàng ACB, Eximbank và Sacombank 2000-2007 (Đvt: %)



60

50

ACB

Eximbank Sacombank

40

30

20

10

0

2003 2004 2005 2006 2007


Nguồn: Bảng cáo bạch của các ngân hàng thương mại ACB, Sacombank, Eximbank.

Chính sách cổ tức lúc này cũng đã được linh động hơn, các nhà đầu tư đã bắt đầu quan tâm đến nguồn vốn phát triển doanh nghiệp, ít quan tâm đến tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt, không yêu cầu các ngân hàng chi trả cổ tức cao như giai đoạn trước đây, khuyến khích các ngân hàng thương mại cổ phần hạn chế trả bằng tiền mặt nhằm cơ cấu nguồn vốn. Do đó chính sách cổ tức bằng cổ phiếu được ưa chuộng và ưu tiên phát triển, tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt thời kỳ này thấp. Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu trong giai đoạn này vừa chi trả cổ tức một phần tiền mặt cho các cổ đông theo một mức tượng trưng và chi trả cổ tức một phần lớn bằng cổ phiếu để tăng nguồn vốn điều lệ. Với tỷ lệ chi trả cổ tức là 36,7% trong


đó tỷ lệ chi bằng tiền mặt là 12% trên mệnh giá cổ phiếu và tỷ lệ chi trả cổ tức bằng cổ phiếu trong năm 2004 là 24,7% tương đương số tiền trên 118 tỷ đồng và phát hành cổ phần cho ngân hàng Standard Charterd hơn 348 tỷ đồng bổ sung vào vốn điều lệ ngân hàng. Năm 2005 ngân hàng tỷ lệ chi trả cổ tức cho cổ đông là 28% trong đó 12% trên mệnh giá cổ phiếu là tỷ lệ chia cổ tức bằng tiền mặt và 16% trên số lượng cổ phiếu chia cổ tức bằng cổ phiếu tiếp tục bổ sung vào vốn điều lệ trên 152 tỷ đồng.

Ngày 21/11/2006 ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, giá đóng cửa trong phiên giao dịch là 135.000 đồng/ cổ phiếu trong khi đó mệnh giá của cổ phiếu ngân hàng này là 10.000 đồng/cổ phiếu. Năm 2006 ACB cũng tiếp tục chia cổ tức cao cho các cổ đông nhưng chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 30% trên mệnh giá cổ phiếu bổ sung vào vốn điều lệ trên 330 tỷ đồng nhằm cơ cấu nguồn vốn và đầu tư kinh doanh và những dự án có hiệu quả mang lại lợi nhuận cao. Để có được một tỷ lệ chia cổ tức cao như vậy ngân hàng thương mại cổ phần Á châu đã kiểm soát chặt chẽ rủi ro thanh khoản và thận trọng trong việc quản trị thanh khoản không sử dụng nguồn vốn huy động trong ngắn hạn để tài trợ cho các khoản vay trung, dài hạn.

Trong khi đó chính sách cổ tức của Sacombank trong giai đoạn này khác biệt với ACB và Eximbank. Năm 2003, Sacombank chia cổ tức bằng tiền mặt cho các cổ đông với tỷ lệ 13% trên mệnh giá cổ phiếu và không chia cổ tức bằng cổ phiếu. Năm 2004, 2005 tiếp tục chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ cố định là 14% trên mệnh giá cổ phiếu và không chia thêm cổ tức bằng cổ phiếu. Tuy nhiên, ngày 12/07/2006 khi chỉ số điểm của VN-Index trên thị trường chứng khoán là 502,08 điểm, ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín tham gia vào niêm yết trên thị trường giao dịch chứng khoán đến năm 2006 với giá đóng cửa lúc cuối phiên giao dịch ngày đầu tiên là 78.000 đồng/cổ phiếu, trong khi đó mệnh giá cổ phiếu là 10.000đồng/ cổ phiếu. Việc cổ phiếu của ngân hàng thương sài gòn thương tín được niêm yết trên thị trường chứng khoán có giá cao hơn so với mệnh giá cổ phiếu nên


Sacombank đã quyết định chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 10:1 trên số lượng cổ phiếu cho các cổ đông. Khi chia cổ tức bằng cổ phiếu cho các cổ đông đã làm giá trị cổ phiếu của ngân hàng bị pha loãng đi khi giao dịch trên thị trường chứng khoán làm cho giá trị cổ phiếu trên thị trường chứng khoán tại phiên giao dịch đóng cửa thời điểm chốt quyền được hưởng cổ tức vào ngày 13/10/2006 là 64.500 đồng/ cổ phiếu. Mặc dù giá trị cổ phiếu có phần giảm sút trước đó nhưng vào thời điểm này tính thanh khoản của cổ phiếu ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín được đánh giá cao và giá trị của cổ phiếu cao hơn rất nhiều so với mệnh giá của cổ phiếu nên các cổ đông lúc này rất ưa thích hình thức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu. Bên cạnh đó, chỉ số VN-Index đạt 525,93 điểm cũng đang tăng nên việc chi cổ tức bằng cổ phiếu lúc này rất được các cổ đông đồng tình.

Qua biểu đồ ta nhận thấy trong năm 2007 chính sách cổ tức của ngân hàng ACB rất cao so với Eximbank và Sacombank. Với tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu đạt 44,49% nên cổ tức của ACB được chia với tỷ lệ là 55% nhưng không chi trả cổ tức bằng tiền mặt mà chi trả cổ tức bằng hình thức cổ phiếu tức là cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được quyền mua thêm 55 cổ phiếu với giá mua là 15.000đồng/ cổ phiếu mới nhằm tiếp tục bổ sung thêm vốn điều lệ hơn 1.472 tỷ đồng và phát hành cổ phiếu thưởng 25 tỷ đồng cho nhân viên bằng cổ phiếu. Vào ngày 11/09/2008, giá trị của cổ phiếu ACB không giảm mà tăng giá trị cổ phiếu khớp lệnh lúc đóng cửa là 57.600 đồng/ cổ phiếu. Chỉ số VN-Index giảm liên tục nhưng cổ phiếu ngân hàng ACB với hoạt động kinh doanh có hiệu quả, lợi nhuận trước thuế đạt 2.127 tỷ đồng của năm 2007 với vốn chủ sở hữu là 6.258 tỷ đồng. Ngân hàng ACB đã thực sự thu hút được quan tâm của rất nhiều các cổ đông khi đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng. Trong khi đó, Sacombank tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu đạt 25,64%, cổ tức được chia tỷ lệ là 15% (tương đương tỷ lệ 20:3) nghĩa là cứ sở hữu 20 cổ phiếu thì nhận được 03 cổ phiếu. Số cổ phiếu nhận cổ tức không chia hết cho 20 sẽ được nhận bằng tiền mặt, theo đó 01 cổ phiếu sẽ nhận cổ tức là 1.500 đồng. Lợi nhuận của Sacombank trong năm 2007 chỉ đạt được lợi nhuận sau thuế là 1.397 tỷ đồng. Khi chính sách cổ tức của ngân hàng

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 12/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí