Chính sách cổ tức tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán - 2


Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ chia cổ tức của các ngân hàng ACB, Eximbank và Sacombank 2000-2007

Biểu đồ 2.2: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng vốn chủ sở hữu (ROE) của các ngân hàng 2002 - 2007

Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ chia cổ tức của ACB, Eximbank, VCB và Sacombank 2008 - 2010

Bảng 2.4: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng vốn chủ sở hữu (ROE) của các ngân hàng ACB, Sacombank, Eximbank 2008 - 2010

Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ chia cổ tức của ACB, Eximbank, VCB, Vietinbank và Sacombank 2011 - 2012

Biểu đồ 2.6: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng vốn chủ sở hữu (ROE) của các ngân hàng ACB, Sacombank, VCB, Vietinbank, MBB, Eximbank 2011 - 2012

Bảng 2.7: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ACB, Sacombank, Eximbank đến 30/06/2012

Biểu đồ 2.11: Các cổ đông sở hữu cổ phiếu tại ngân hàng ACB tháng 12/2011


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Hình 1.1. Sự dịch chuyển giá trị từ cổ đông cũ sang cổ đông mới, không làm thay

đổi giá trị của doanh nghiệp.

Chính sách cổ tức tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán - 2

Hình 1.2. Hai hình thức chuyển dịch giá trị từ cổ đông cũ sang cổ đông mới. Hình 2.8: Tỷ lệ hình thức thanh toán cổ tức

Hình 2.9: Tỷ lệ phương thức thanh toán cổ tức

Hình 2.10: Sự quan tâm của nhà đầu tư có cổ phiếu ngân hàng với phương thức thanh toán cổ tức.

Hình 2.12: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế của ngân hàng ACB, Eximbank, Sacombank


MỞ ĐẦU.‌‌


1. Tính cấp thiết đề tài

- Ngành ngân hàng là một trong những ngành then chốt trong việc thúc đẩy phát triển nền kinh tế đất nước. Là công cụ của ngân hàng nhà nước để điều tiết chính sách tiền tệ, kiềm chế lạm phát.

- Do ngân hàng nhà nước liên tục yêu cầu các ngân hàng thương mại tăng vốn điều lệ để bảo đảm chất lượng trong ngành tài chính ngân hàng.

- Nhằm thu hút một lượng vốn nhàn rỗi và huy động được nguồn vốn ổn định trong việc phát triển hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại.

- Và chính sách cổ tức là một công cụ quan trọng trong việc giúp nhà điều hành chi trả cổ tức cho các cổ đông và bảo đảm được quyền lợi của các cổ đông, đồng thời đánh giá được ngân hàng đó bảo đảm lợi nhuận có đạt được theo cam kết với cổ đông hay không.

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Phân tích chính sách cổ tức của các ngân hàng thương mại Việt Nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Sự tác động của chính sách cổ tức bằng tiền mặt, chính sách cổ tức bằng cổ phiếu và chính sách cổ tức vừa tiền mặt vừa cổ phiếu của các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán.

- Đề xuất những giải pháp chính để hoàn thiện chính sách cổ tức của ngân hàng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.

3. Phạm vi nghiên cứu

- Đề tài chủ yếu nghiên cứu sâu vào các ngân hàng thương mại niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán trong giai đoạn 2000 - 2012.

4. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp khảo sát, thống kê, điều tra xã hội học, phỏng vấn, thu thập tài liệu, phân tích, tổng hợp tư liệu.

5. Nội dung đề tài: Nội dung đề tài kết cấu gồm 3 chương

Chương 1. Chính sách cổ tức tại ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.


1.1. Các chính sách cổ tức tại ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.‌

1.2. Các yếu tố quyết định chính sách cổ tức tại ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.

1.3. Các chính sách cổ tức khác tại ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.

1.4. Tác động của chính sách cổ tức đến giá trị thị trường của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.

1.5. Các chỉ số ảnh hưởng đến chính sách cổ tức tại ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.

1.6. Bài học kinh nghiệm về chính sách chi trả cổ tức.

Chương 2. Phân tích chính sách cổ tức của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán từ năm 2000 – 2012.

2.1. Chính sách cổ tức của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán 2000 - 2012.

2.2. Phân tích chính sách cổ tức tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam niêm yết trên sàn chứng khoán.

Chương 3. Các giải pháp về chính sách cổ tức tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam niêm yết trên sàn chứng khoán.

3.1. Giải pháp hoàn thiện chính sách cổ tức tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam niêm yết trên sàn chứng khoán.

3.2. Các giải pháp khác

6. Hạn chế nghiên cứu

- Luận văn chỉ khảo sát các cổ đông tại thành phố Hồ Chí Minh và không được chọn ngẫu nhiên.

- Xử lý phân tích số liệu bằng phương pháp thủ công.

7. Điểm mới của đề tài

Phân tích chính sách cổ tức các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán nhằm đưa ra những giải pháp thiết thực trong việc chi trả cổ tức cho các cổ


đông. Là tư liệu cho các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam tham khảo và nghiên cứu.


Chương 1. Chính sách cổ tức tại ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.‌

1.1. Các chính sách cổ tức tại ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.

1.1.1. Chính sách cổ tức tại ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.

Chính sách cổ tức là một vấn đề rất được quan tâm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Ở góc độ kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần, cổ tức là một phần của tỷ suất sinh lợi trên đầu tư vốn cổ phần và là một nguồn tiền đáng kể phải trả ra bên ngoài. Và để có một chính sách cổ tức hợp lý thống nhất giữa cổ đông và ngân hàng luôn gây nhiều tranh cãi. Do vậy các nhà điều hành ngân hàng nên trả cổ tức cho cổ đông hay giữ lại phần thu nhập đó để thực hiện tái đầu tư vì lợi ích của cổ đông với một tỷ lệ như thế nào để đảm bảo quyền lợi cổ đông trong hiện tại và tương lai.

Chính sách cổ tức của ngân hàng thương mại cổ phần là ấn định một mức lợi nhuận của ngân hàng được đem ra phân phối theo một tỷ lệ nhất định phù hợp với chiến lược kinh doanh của ngân hàng theo từng thời gian nhất định.

Cổ tức tại ngân hàng thương mại cổ phần là phần chia lời cho mỗi cổ phần được lấy ra từ lợi nhuận ròng sau thuế sau khi trả cổ tức ưu đãi và thu nhập giữ lại để trích quỹ tại ngân hàng thương mại cổ phần. Tuy nhiên cổ tức của ngân hàng không xác định trước mà phụ thuộc vào kết quả kinh doanh và chính sách cổ tức của ngân hàng.

Theo luật cổ tức chỉ được trả cho cổ đông khi ngân hàng đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; trích lập các quỹ công ty và bù đắp đủ lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và điều lệ ngân


hàng; ngay sau khi trả hết số cổ tức đã định, ngân hàng vẫn phải đảm bảo thanh toán

đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.


Chiến lược kinh doanh của ngân hàng là một chương trình hoạt động tổng thể và dài hạn nhằm tạo ra một bước phát triển nhất định của ngân hàng, là sự cam kết trước về các mục tiêu cơ bản, toàn diện mà một ngân hàng cần phải đạt được và sự phân bổ các nguồn lực quan trọng để đạt các mục tiêu đó trong tương lai. Do đó chiến lược kinh doanh của ngân hàng rất linh hoạt và có khả năng điều chỉnh tùy thuộc vào các yếu tố thuộc về điều kiện và môi trường kinh doanh.

Theo Modigliani và Miller, chính sách cổ tức không có ảnh hưởng đến giá trị của ngân hàng trong điều kiện có nguồn tài trợ từ bên ngoài hay không có nguồn tài trợ từ bên ngoài. Và giá trị của ngân hàng tăng là do quyết định đầu tư chứ không phải chính sách cổ tức có tác động đến nguồn vốn chủ sở hữu hoặc chính sách cổ tức chẳng có tác động gì đến giá trị của ngân hàng. Do đó, Theo Modigliani và Miller lý thuyết chính sách cổ tức chẳng có ý nghĩa gì cả.

1.1.2. Các phương thức chi trả cổ tức tại ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.

1.1.2.1. Không chi trả cổ tức tại ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.

Phương thức không chi trả cổ tức tại ngân hàng thương mại cổ phần là chính sách cổ tức bằng không, điều này có nghĩa là các cổ đông sẽ không nhận được cổ tức và việc này có thể duy trì trong một thời gian ngắn hay một thời gian dài tùy thuộc vào tình hình chính sách cổ tức của ngân hàng. Như chúng ta được biết cổ tức là nguồn duy nhất mang lại thu nhập cho cổ đông trong quá trình đầu tư vào ngân hàng khi mà các cổ đông không bán cổ phiếu đó đi. Vậy với một chính sách cổ tức bằng không các cổ đông sẽ hi vọng cổ phiếu của ngân hàng sẽ tăng thặng dư giá trị của cổ phiếu của ngân hàng trong tương lai. Tuy nhiên việc kỳ vọng vào thặng dư


giá trị trong tương lai sẽ rủi ro nhiều hơn nhưng lại đem lại giá trị lớn hơn trong tương lai cho các cổ đông.

Với việc đánh thuế thu nhập cá nhân theo thông tư 84/2008/BTC-TCT vào thu nhập cổ tức của các cổ đông đang nắm giữ cổ phiếu đã làm cho các cổ đông không hài lòng với việc bị đánh thuế trên thuế. Vì bản thân các cổ đông là một người chủ ngân hàng, họ đã chịu thuế thu nhập ngân hàng từ việc kinh doanh lợi nhuận của ngân hàng và phần lợi nhuận sau thuế và trích lập các quỹ của ngân hàng mang phân phối cho các cổ đông phải gánh chịu thuế thu nhập cổ tức. Việc thuyết phục các cổ đông với một chính sách không cổ tức tại ngân hàng vào lúc này sẽ làm cho các cổ đông thích thú hơn nếu ngân hàng dùng lợi nhuận đó để tái đầu tư và mở rộng qui mô hoạt động sản xuất làm tăng thăng dư giá trị.

Do đó một chính sách cổ tức bằng không đã đưa ra cho các cổ đông có một lợi thế nhất định, và chưa hẳn là xấu so với các chính sách cổ tức khác. Tuy nhiên với việc đưa ra một chính sách cổ tức hợp lý tại từng thời kỳ sẽ thu hút của cổ đông ủng hộ nhiều hơn.

Đặc biệt trong giai đoạn thị trường chứng khoán đang hoạt động và phát triển ở Việt Nam với việc chính sách cổ tức bằng không mà không có một chiến lược kinh doanh cụ thể hay một kế hoạch đầu tư rõ ràng sẽ gây ảnh hưởng tâm lý đến các cổ đông làm giảm giá trị cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán.

1.1.2.2. Phương thức cổ tức tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.

Phương thức cổ tức tiền mặt là việc chi trả cổ tức cho các cổ đông bằng tiền mặt từ lợi nhuận sau thuế và trích lập các quỹ. Mức cổ tức mà các cổ đông luôn mong đợi thường ngang hoặc cao hơn so với lãi suất huy động của ngân hàng. Nhận cổ tức bằng tiền mặt luôn là lựa chọn ưa thích của các cổ đông do các cổ đông nhận thấy được giá trị khi đầu tư vào ngân hàng, đồng thời việc nhận cổ tức bằng tiền mặt làm cho các cổ đông có thể quay vòng dòng tiền của mình để đầu tư vào những

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 12/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí