Do đó, thuế thu nhập cá nhân có thể ảnh hưởng quan trọng đến tâm lý nhà đầu tư từ đó ảnh hưởng quan trọng đến chính sách cổ tức của công ty cũng như quyết định đầu tư của cá nhân.
1.4.2.4. Phản ứng của các nhà đầu tư đối với những thay đổi của các thông báo liên quan đến cổ tức
Các thông báo trả cổ tức có thể truyền đạt những thông tin khả quan về tình hình kinh doanh của công ty trong hiện tại cũng như tiềm năng và triển vọng của công ty đó trong tương lai. Nhìn vào tỷ lệ trả cổ tức cao của công ty, các nhà đầu tư có thể có những nhận định và đánh giá nhất định về khả năng tạo ra lợi nhuận của công ty đó, vì quyết định trả cổ tức hiện thời cũng phải được dựa trên cơ sở dự đoán về luồng thu nhập trong tương lai. Vì vậy, hiện nay, có những công ty sử dụng một chính sách trả cổ tức cao, thậm chí rất cao, như một công cụ để “đánh bóng” hình ảnh của mình trong mắt các nhà đầu tư.
1.4.2.5. Những ràng buộc và quy định mang tính pháp lý
Mỗi công ty là tổng hoà các mối quan hệ phức tạp, vì vậy luôn tiềm ẩn những lợi ích có thể nảy sinh sau các quyết định cụ thể của công ty. Một chính sách cổ tức có thể tác động đến tất cả những người có quyền lợi trong công ty, gồm các cổ đông, các trái chủ, những người sở hữu chứng khoán chuyển đổi thậm chí cả những người quản lý.
Cổ đông và trái chủ cùng chia sẻ kết quả hoạt động của công ty song không bằng nhau. Cổ đông là đối tượng được hưởng toàn bộ phần thu nhập còn lại sau khi thanh toán nợ của các trái chủ, là người duy nhất được hưởng lợi từ tiềm năng giá cổ phiếu của công ty. Còn các trái chủ sẽ không được thanh toán đầy đủ nếu công ty lâm vào tình trạng khó khăn và giá trị của công
ty tụt xuống thấp hơn giá trị của các khoản thanh toán đã cam kết, thì phải gánh chịu rủi ro giảm giá. Do sự bất cân xứng này trong chia sẻ giá trị của công ty đã làm nảy sinh những mâu thuẫn. Các cổ đông luôn muốn nhận được càng nhiều cổ tức càng tốt vì cổ tức là phương tiện chuyển tài sản của công ty thành sở hữu độc quyền của cổ đông. Tuy nhiên, trái chủ lại không thích cổ tức và muốn giảm thiểu các giá trị dành cho việc chi trả cổ tức, vì cổ tức làm tăng nguy cơ phần giá trị còn lại của công ty không đáp ứng được các khoản nợ phải trả.
Chính vì những mâu thuẫn này, trái chủ thường chủ trương hạn chế khả năng trả cổ tức cho các cổ đông. Sự hạn chế này được thực hiện bằng việc đưa ra các điều khoản ràng buộc vào hợp đồng vay nợ. Đó có thể là những điều khoản ràng buộc trực tiếp- như hạn chế lượng cổ tức tối đa mà công ty có thể chi trả cho cổ đông, hoặc gián tiếp - như yêu cầu về giá trị ròng tối thiểu (giá trị ròng bằng vốn góp cộng với thu nhập tích luỹ trừ đi các khoản trả cổ tức tích luỹ). Mặc dù có những ràng buộc về mức cổ tức trả cho cổ đông mà các trái chủ đưa ra, thực tế cho thấy các công ty thường không trả lượng cổ tức tối đa được phép. Điều này tạo cho các nhà quản lý công ty sự linh hoạt nhất định trong quá trình thực hiện chính sách cổ tức.
Một sự xung đột khác nữa đó là xung đột về lợi ích giữa các cổ đông và ban quản lý công ty. Xung đột này có nguồn gốc là sự phân tách quyền sở hữu và quyền kiểm soát trong công ty: các cổ đông là chủ sở hữu trong công ty nhưng ban quản lý lại được uỷ nhiệm kiểm soát và chịu trách nhiệm về hoạt động hàng ngày của công ty. Do vậy, việc đánh giá chính xác về một quyết định quản lý là không dễ dàng, nếu không muốn nói là không thể thực hiện được. Hơn nữa, có thể duy trì sự giám sát thường xuyên làm cơ sở cho việc đánh giá, nhưng khi đó các nhà đầu tư lại phải chịu một khoản chi phí không nhỏ để thực hiện điều này. Trong một chừng mực nào đó, nếu công ty duy trì
chính sách trả cổ tức đều đặn và không giữ lại phần lợi nhuận, các nhà quản lý sẽ buộc phải huy động vốn thường xuyên hơn trên các thị trường tài chính để đáp ứng cho các nhu cầu đầu tư sinh lời mới. Khi đó, họ chịu sự kiểm soát sát sao bởi các chuyên gia bên ngoài như các ngân hàng đầu tư, luật sư và các kiểm toán viên. Do đó, nhờ có vai trò giám sát của thị trường vốn, các cổ đông sẽ lựa chọn chính sách cổ tức.
Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào điều kiện và đặc điểm cụ thể của từng công ty mà mỗi công ty đánh giá các yếu tố nói trên ở những mức độ quan trọng khác nhau. Một yếu tố nào đó có thể rất quan trọng và không thể không đưa ra cân nhắc đối với công ty này song lại không tác động gì nhiều đến công ty khác. Nói chung, các yếu tố này không mang tính chất bắt buộc chung cho tất cả các công ty.
CHƯƠNG 2
CHÍNH SÁCH CHI TRẢ CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM
2.1. Hoạt động chi trả cổ tức của các công ty niêm yết ở Việt Nam
2.1.1. Các công ty niêm yết tại Việt Nam
TTCK Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7 năm 2000, sự kiện này được ghi nhận như là một bước phát triển quan trọng trong quá trình đổi mới nền kinh tế và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Trong số các TTCK mới nổi trên thế giới, TTCK Việt Nam được đánh giá là thị trường có tốc độ phát triển “nóng” hiện nay. Trong những năm qua, thị trường đánh dấu quá trình hội nhập bằng cách cho ra đời Luật chứng khoán, tổ chức sắp xếp lại thị trường bằng cách phân định rõ có quan nào quản lý thị trường nào. Các tổ chức trung gian trên thị trường gia tăng về số lượng và được sàng lọc về chất lượng do trình độ hiểu biết và nhu cầu đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư cá nhân cũng như có tổ chức ngày một tăng. Hàng hoá trên thị trường cũng được bổ sung kịp thời với tốc độ tăng trưởng của thị trường.
Hiện nay, có 283 công ty niêm yết và chứng chỉ quỹ trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong đó sàn TP Hồ Chí Minh là 153 và sàn Hà Nội là 130 (tính đến thời điểm ngày 31/03/2008) 1. Mặc dù tăng khá so với thời điểm khi mới hoạt động cũng như một số thời điểm trước đây (cuối năm 2005, số
lượng các công ty niêm yết là 41 thì đến năm 2006 con số này đã tăng lên 193 công ty), nhưng nếu so với lượng CTCP hiện hữu ở Việt Nam chiếm khoảng 2%), đây là tỷ lệ rất thấp. Số lượng công ty chứng khoán cũng tăng lên, năm tính đến hết năm 2007, số lượng công ty chứng khoán 74, (năm 2006 con số này là 55 và năm 2005 là 14). Tổng khối lượng cổ phiếu niêm yết đạt trên 5,5
tỷ đồng cao hơn 2 lần năm 2006 và gấp 15 lần năm 2005. Tổng giá trị vốn hoá thị trường đến nay đạt khoảng 491 nghìn tỷ đồng (sàn TP.HCM là 361 nghìn tỷ đồng, sàn Hà Nội là 130 nghìn tỷ đồng). So với GDP tính theo giá thực tế năm 2007 (1.140 nghìn tỷ đồng), thì tổng giá trị vốn hoá trên TTCK Việt Nam đạt 43%, cao hơn nhiều so với các thời gian trước đây và vượt xa mục tiêu đề ra cho đến năm 2010. Tuy nhiên, nếu tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái, thì tổng giá trị vốn hoá TTCK của Việt Nam mới đạt khoảng 30,7 tỷ USD, còn thấp xa so với quy mô của các thị trường trong khu vực, ở châu Á và trên thế giới. Tuy số lượng các công ty niêm yết tăng lên nhưng các blue- chip có giá trị vốn hoá thị trường đạt trên 1.000 tỷ đồng (khoảng 62,5 triệu USD) ở cả hai sàn mới đạt 70 (sàn TP Hồ Chí Minh là 53, sàn Hà Nội là 17), đứng đầu là VMN trên 29,4 nghìn tỷ đồng, tiếp đến là STB gần 28,7 nghìn tỷ đồng. Số nhà đầu tư trên TTCK chính thức hiện có trên 307 nghìn tài khoản, mặc dù tăng nhanh so với các thời điểm trước đây, nhưng so với dân số thì chiếm chưa đến 0,4%, thấp xa so với nhiều nước trong khu vực, ở châu Á và
trên thế giới (tỷ lệ này ở Trung Quốc là 7%) 2
Bảng 2.1: Quy mô niêm yết trên TTCK Việt Nam qua một số năm
2005 | 2006 | 2007 | |
Số lợng Công ty niêm yết | 41 | 193 | 249 |
Mức vốn hoá thị trường/GDP (%) | 1,21 | 22,7 | 43 |
Số lợng công ty chứng khoán | 14 | 55 | 74 |
Số tài khoản khách hàng | 31 316 | 95 000 | 300 000 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Chính Sách Trả Cổ Tức Phổ Biến Trên Thế Giới
- Một Số Chính Sách Trả Cổ Tức Phổ Biến Trên Thế Giới
- Chu Kỳ Kinh Doanh Của Ngành Và Các Cơ Hội Đầu Tư
- Tỷ Lệ Trả Cổ Tức Của Một Số Cổ Phiếu Qua Các Năm
- Đánh Giá Tình Hình Chi Trả Cổ Tức Của Các Công Ty Niêm Yết Trên Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán Hose
- Cổ Đông – Chủ Sở Hữu Công Ty Chưa Quan Tâm Đến Lợi Ích Lâu Dài
Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.
(Nguồn: http://saga.vn/view.aspx?id=5151)
Nhìn chung, các công ty có cổ phiếu niêm yết mới trong năm qua đều là những công ty có vốn lớn, có tình hình quản trị công ty tốt, thực sự có nhu cầu huy động vốn qua TTCK và đã góp phần nâng cao chất lượng hàng hoá giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán. Các nhà đầu tư trên thị trường cũng đã trưởng thành hơn, và ngày càng tỏ ra chuyên nghiệp hơn, không còn đầu tư như tâm lý như những năm trước đây. Các công ty niêm yết đã có những nghiên cứu kỹ hơn về TTCK và các báo cáo tài chính của các công ty cũng bài bản và rõ ràng hơn.
2.1.2. Hoạt động chi trả cổ tức của các công ty niêm yết tại Việt Nam, xét cụ thể tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE)
Nhìn chung các công ty niêm yết không có tính thống nhất về tần suất chi trả cổ tức. Phần lớn các doanh nghiệp đều trả cổ tức hai lần một năm, như: CTCP TM-XNK Thiên Nam (TNA), CTCP Sữa Việt Nam (VNM), CTCP
Khách sạn Sài Gòn (SGH), CTCP Khoáng sản Bình Định (BMC), CTCP Nhựa Bình Minh (BMP)… Có doanh nghiệp lại chia cổ tức 3 lần một năm như CTCP Đầu tư Thương mại SMC (SMC), CTCP Phát triển nhà Thủ Đức (TDH). Và cũng có những doanh nghiệp chỉ chi trả cổ tức theo năm như CTCP Vật liệu xây dựng Lâm Đồng (LBM) hay CTCP Nhựa Đà Nẵng (DPC), CTCP nước giải khát Sài Gòn (TRI), CTCP Khu công nghiệp Tân Tạo (ITA), CTCP Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT…
Việc chi trả cổ tức được thực hiện dưới hình thức chi trả bằng tiền mặt và cổ phiếu. Mức chi trả cổ tức của các công ty niêm yết thường ổn định qua các năm, tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty có định hướng, chiến lược phát triển lâu dài, có mục tiêu, chính sách cụ thể, ít bị tác động bởi những biến động đột ngột của môi trường kinh doanh. Tỷ lệ chi trả cổ tức của mỗi công ty được ĐHCĐ thông qua dựa trên cơ sở lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của bản thân công ty đó. Việc thanh toán cổ tức thường được chia làm
hai kỳ, song có một số công ty thực hiện thanh toán cổ tức theo quý, tuỳ theo chiến lược tài chính của công ty.
Theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ chi trả cổ tức thường được công bố dựa vào mệnh giá; thông thường, các công ty thường công bố cổ tức bằng một số tiền tuyệt đối để nhà đầu tư lấy đó làm cơ sở tính toán xem việc đầu tư vào cổ phiếu đó có thực sự hấp dẫn hay không. Tuy nhiên, Ở Việt Nam, tỷ lệ chi trả cổ tức thường được công bố bằng phần trăm mệnh giá ví dụ như 10%, điều này đã gây nhầm lẫn cho các nhà đầu tư mới tham gia thị trường ngộ nhận rằng tỷ lệ đó tính trên thị giá. Ví dụ như REE khi công bố mức cổ tức chia cho các cổ đông là 16% trên mệnh giá 10.000đồng/cổ phiếu. Với tỷ lệ này, nếu tính theo thông lệ quốc tế với mức giá trung bình của REE hiện tại khoảng 220.000 đồng/cổ phiếu thì cổ tức thực mà các cổ đông nhận được chỉ khoảng trên 0,7% thị giá. Do vậy, cách công bố này đã gây nhầm lẫn cho rất nhiều người, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO.
Bảng 2.2: Tình hình chi trả cổ tức qua các năm của các công ty niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh.
Mã CK | Vốn điều lệ | Số CP niêm yết | Cổtức (%) | |||
(Tỷ đồng) | 2005 | 2006 | 2007 | |||
Hoá chất | DPM | 3 800 | 380.000.000 | N/A | N/A | 10 |
HRC | 172,610 | 17.260.976 | 30 | 60 | 30 | |
BMP | 140,405 | 13.933.400 | N/A | 29 | 20 | |
Công nghệ | ST8 | 82 | 8.200.000 | 23 | 43,1 | 15 |
UNI | 15 | 1.500.000 | N/A | 15 | 17 | |
Du lịch & gi¶i trÝ | RIC | 353,725 | 9.963.268 | 0 | 16 | 20 |
PET | 482,535 | 48.253.500 | N/A | N/A | 6 | |
SGH | 17,663 | 1.766.300 | 10 | 12 | 18,13 | |
Dầu khí | PVD | 1,101,397 | 110.139.730 | N/A | 12,6 | 38,51 |
PGC | 250 | 25.000.000 | 17,09 | 12 | 12 | |
Dịch vô b¸n lÎ | HAX | 16,257 | 1.625.730 | 12 | 12 | 15 |
PNC | 65 | 6.500.000 | 12 | 12 | 11 | |
Dịch vô tiÖn Ých | VSH | 1 500 | 150.000.000 | 7,8 | 16 | 14 |
PPC | 3 262 | 326.235.000 | N/A | 12 | 15 | |
RHC | 32 | 3.200.000 | N/A | 20 | 20 | |
Dịch vô tµi chÝnh | TDH | 170 | 17.000.000 | 15 | 20 | 20 |
ITA | 1,150 | 100.000.000 | 23,33 | 30 | 15 | |
SSI | 799,999 | 79.999.917 | 25 | 45 | 20 | |
Hàng hóa và dịch vô c«ng nghiÖp | GMD | 22,75 | 2.275.000 | 12 | 18 | 16 |
VSC | 80,373 | 8.037.334 | 18 | 22 | 18 |