tăng cường đầu tư cho phát triển tạo ra thế mạnh cho công ty là vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Vì thế, trong quá trình phân chia lợi nhuận ròng, trước hết công ty dành phần lợi nhuận cần thiết để đáp ứng yêu cầu đầu tư. Số lợi nhuận giữ lại được xem xét trên cơ sở nhu cầu tái đầu tư của công ty trong mối liên hệ với cơ cấu vốn mục tiêu của công ty.
Nhược điểm của lý thuyết này là ở chỗ nếu các công ty áp dụng một cách cứng nhắc lý thuyết này sẽ dẫn đến sự bất ổn cao đối với tỷ lệ chi trả cổ tức. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn tới giá cổ phiếu của công ty cũng như hình ảnh của công ty trong con mắt các cổ đông. Do vậy, các công ty đều cố gắng duy trì một tỷ lệ chi trả cổ tức ổn định để không làm ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của công ty cũng như duy trì hình ảnh của mình trong mắt các nhà đầu tư. Do đó, bên cạnh việc xác định mức chi trả cổ tức theo lý thuyết chi trả cổ tức dựa trên phần lợi nhuận còn lại, công ty còn chi trả cổ tức dựa trên lý thuyết ổn định cổ tức.
Lý thuyết ổn định cổ tức (Stability Dividend Policy)
Mục tiêu của lý thuyết ổn định cổ tức là nhằm duy trì cổ tức ở một mức độ nhất định và chỉ tăng cổ tức lên mức cao hơn khi công ty có thể đạt được sự gia tăng lợi nhuận một cách vững chắc, đủ khả năng cho phép tăng cổ tức và một khi đã tăng cổ tức thì công ty cố gắng duy trì cổ tức ở mức đã định cho đến khi công ty thấy rõ không thể hi vọng ngăn chặn được sự giảm sút lợi nhuận kéo dài trong tương lai.
Như vậy sự ổn định cổ tức ở đây không có nghĩa là cố định. Điều trước tiên cần phải thấy là cổ tức được trả không bị gián đoạn, tiếp đó, mức độ tăng (hoặc bất đắc dĩ phải giảm) của cổ tức thường không có nhiều sự đột biến như tăng giảm lợi nhuận.
Những công ty theo đuổi các chính sách theo lý thuyết ổn định cổ tức thường vì những lợi ích chủ yếu sau:
Thứ nhất, thực hiện ổn định cổ tức có thể sẽ làm tăng giá cổ phiếu của công ty trên thị trường, bởi vì các nhà đầu tư thường có khuynh hướng đánh giá cao hơn số cổ tức mà họ chắc chắn sẽ nhận được. Nếu cổ tức tăng giảm thất thường, các nhà đầu tư xem như sẽ có nhiều rủi ro hơn. Điều đó có nghĩa là cùng một mức cổ tức như nhau nhưng các nhà đầu tư sẽ trả giá cao hơn cho các cổ phiếu của công ty nào có mức trả cổ tức ổn định hơn.
Thứ hai, thực hiện ổn định cổ tức sẽ ổn định thành phần cổ đông của công ty, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý công ty. Ở nhiều nước, một phần lớn cổ đông sống bằng thu nhập nhận được dưới hình thức cổ tức, do vậy nếu cổ tức của công ty thất thường thì cổ đông sẽ dễ dàng chuyển sang mua loại chứng khoán có thu nhập cổ tức ổn định hơn.
Có thể bạn quan tâm!
- Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 1
- Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 2
- Các Chính Sách Trả Cổ Tức Phổ Biến Trên Thế Giới
- Chu Kỳ Kinh Doanh Của Ngành Và Các Cơ Hội Đầu Tư
- Phản Ứng Của Các Nhà Đầu Tư Đối Với Những Thay Đổi Của Các Thông Báo Liên Quan Đến Cổ Tức
- Tỷ Lệ Trả Cổ Tức Của Một Số Cổ Phiếu Qua Các Năm
Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.
Thứ ba, ổn định cổ tức là yếu tố quan trọng giúp cho công ty có thể dễ dàng được niêm yết chứng khoán trên sở giao dịch chứng khoán. Thông thường, một trong những tiêu chuẩn để cổ phiếu của công ty được niêm yết trên sở giao dịch là việc chi trả cổ tức của công ty liên tục, không bị gián đoạn.
Phần lớn các nhà quản lý đều thừa nhận rằng một chính sách trả cổ tức theo hướng ổn định sẽ đem lại lợi ích cao nhất cho công ty và các cổ đông. Việc cắt giảm cổ tức là điều mà các nhà quản lý đều cực kỳ muốn tránh vì điều đó thường bị coi là dấu hiệu của những khó khăn tài chính của công ty. Vì vậy, trên thực tế nhiều công ty xác định một chính sách cổ tức hợp lý dựa trên 5 tiêu thức sau:
1.2.3.2. Một số chính sách trả cổ tức phổ biến trên thế giới
Các công ty có thể đưa ra các chính sách trả cổ tức khác nhau dựa theo tình hình cụ thể của từng công ty. Tuy nhiên sau đây là ba dạng chính sách cổ tức mà phần lớn các công ty Mỹ và các công ty ở các thị trường phát triển áp dụng. Đó là: (1) duy trì một mức cổ tức ổn định tính trên mỗi cổ phần; (2) trả cổ tức định kỳ ở mức thấp kèm theo một khoản tăng thêm vào cuối năm; (3) theo đuổi một tỷ lệ chi trả cổ tức mục tiêu.
Một mức cổ tức ổn định tính trên mỗi cổ phần
Theo chính sách này, các khoản cổ tức hiếm khi thay đổi, chỉ trừ trường hợp các khoản lợi nhuận tăng đến mức có thể trả cổ tức cao hơn hoặc sau khi các khoản lợi nhuận giảm xuống đến mức không thể tiếp tục duy trì việc trả cổ tức như trong quá khứ được nữa. Đây là dạng chính sách trả cổ tức vận dụng lý thuyết ổn định cổ tức.
Nên lưu ý rằng các khoản cổ tức tính trên mỗi cổ phần thấp hơn nhiều so với các mức thu nhập tính trên mỗi cổ phần. Ngoài ra, các khoản cổ tức tăng từ từ trong khi các mức lợi nhuận dao động theo từng năm.
Ưu điểm:
+ Chính sách này sẽ tối thiểu hóa những khả năng cắt giảm cổ tức, và vì thế giảm thiểu ảnh hưởng của những khả năng này đến những dự đoán của các nhà đầu tư và giá trị của cổ phiếu.
+ Ở nhiều nước, một yêu cầu thường được áp dụng đối với các chứng khoán niêm yết là phải có một quá trình lâu dài trả cổ tức liên tục. Một lợi thế khác của chính sách trả cổ tức ổn định liên quan tới thực tế rằng nhiều nhà đầu tư mua cổ phiếu vì mục tiêu thu nhập trong hiện tại. Một quá trình lâu dài trả cổ tức ổn định là một yếu tố rất hấp dẫn đối với nhóm các nhà đầu tư dạng này.
Các khoản cổ tức định kỳ ở mức thấp và các khoản bổ sung vào cuối năm
Đây là một chính sách trả cổ tức vận dụng kết hợp cả hai lý thuyết cơ bản là ổn định cổ tức và thặng dư cổ tức. Nhiều công ty có mức lợi nhuận dao động mạnh không thể theo đuổi một chính sách trả cổ tức ổn định như đã nêu trên. Trong một vài năm các mức lợi nhuận của công ty có thể rất cao, trong khi trong những năm khác các mức lợi nhuận lại âm. Đối với những công ty này bất kỳ cố gắng nào nhằm theo đuổi một chính sách cổ tức ổn định có thể sẽ dẫn đến việc trả cổ tức ở mức cực kỳ thấp. Tuy nhiên, trong trường hợp công ty trải qua một năm rất tốt đẹp, công ty có thể trả một mức cổ tức cao hơn rất nhiều. Để đạt được một số lợi ích từ chính sách trả cổ tức định kỳ và vẫn có thể trả những khoản cổ tức cao hơn cho cổ đông khi lợi nhuận cho phép, nhiều công ty đã theo đuổi chính sách trả cổ tức theo quý ở mức thấp với một khoản bổ sung vào cuối năm. Chính sách này rất phổ biến trong những công ty có mức thu nhập dao động nhiều hoặc thu nhập theo chu kỳ.
Theo đuổi tỷ lệ trả cổ tức mục tiêu
Các công ty luôn cố gắng duy trì một tỷ lệ phần trăm định sẵn giữa phần trả cổ tức và thu nhập mỗi cổ phiếu. Tỷ lệ trả cổ tức định sẵn là tỷ lệ giữa khoản cổ tức so với thu nhập tính trên mỗi cổ phần.
+ Dạng trả cổ tức này được áp dụng trong nhiều công ty Mỹ, tuy nhiên không được phổ biến bằng hai chính sách trả cổ tức đã nêu ở trên.
+ Các công ty theo đuổi chính sách này sẽ tăng (hoặc giảm) các khoản cổ tức chỉ sau khi các mức thu nhập tăng (hoặc giảm). Các khoản trả cổ tức thường tăng chỉ khi nào các công ty cảm thấy rằng có thể duy trì các mức trả cổ tức cao hơn. Ngược lại, các khoản cổ tức sẽ bị cắt giảm chỉ khi nào người ta thấy rõ rằng không thể duy trì được mức trả cổ tức như cũ.
1.3. Tác động của chính sách cổ tức đối với công ty cổ phần
Như chúng ta đã đề cập trong lý thuyết của M&M phần trước, nếu đặt trong bối cảnh thị trường vốn hoàn hảo (tức là không có các yếu tố thuế, chi phí phát hành, chi phí giao dịch chứng khoán và chi phí thông tin,...) thì M&M cho rằng mọi chính sách cổ tức đều không có tác động gì đến công ty và tài sản của các cổ đông, nói cách khác tất cả các chính sách cổ tức đều như nhau, không có một chính sách cổ tức đặc biệt nào có thể làm tăng hoặc giảm giá trị tài sản của các cổ đông so với các chính sách khác.
Tuy nhiên, chính các yếu tố thị trường không hoàn hảo là chiếc chìa khoá lý giải tác động của chính sách cổ tức đối với các cổ đông và bản thân công ty. Chẳng hạn, với sự tồn tại của thuế thu nhập cá nhân, các nhà đầu tư nằm trong khung thuế cao sẽ có xu hướng lựa chọn các cổ phiếu trả cổ tức thấp, trong khi những nhà đầu tư nằm trong khung thuế thấp hoặc không phải chịu thuế sẽ có xu hướng lựa chọn các cổ phiếu của các công ty trả cổ tức cao. Như vậy, với sự tồn tại của các yếu tố thị trường không hoàn hảo, chính sách cổ tức sẽ có những tác động nhất định đến giá trị của công ty tuỳ thuộc mức độ quan trọng của từng yếu tố, tuy nhiên các yếu tố này không tác động riêng rẽ đến công ty mà nằm trong một mối quan hệ tương tác, vì vậy các nhà quản lý sẽ phải cân nhắc những tác động qua lại giữa các yếu tố này, để từ đó đưa ra một chính sách chi trả cổ tức hợp lý.
1.3.1. Chính sách cổ tức và tài sản của các cổ đông
Đối với người sở hữu cổ phiếu thường của một công ty, nguồn thu nhập từ cổ phiếu mà họ dự tính nhận được sẽ bao gồm hai nguồn: lãi vốn từ việc bán cổ phiếu và cổ tức công ty chi trả cho cổ đông nếu có. Như vậy quyết định trả cổ tức hay chính sách cổ tức tác động trực tiếp đến nguồn thu nhập của các cổ đông.
Sự ưu thích một nguồn thu nhập đều đặn trong hiện tại là lý do khiến cho nhiều cổ đông muốn được nhận cổ tức và cổ tức được trả càng cao càng tốt. Một ví dụ điển hình cho những cá nhân mong muốn một mức thu nhập hiện tại là nhóm những người hưu trí, quỹ hưu bổng và công ty bảo hiểm,... Tuy nhiên, xét đến yếu tố thuế đánh vào các khoản cổ tức, không phải bất cứ nhà đầu tư nào cũng mong muốn được nhận cổ tức cao. Ở nhiều nước, thuế đánh vào cổ tức cũng tương đương với thuế thu nhập cá nhân và cao hơn thuế đánh vào các khoản thu nhập lãi vốn. Bên cạnh đó, các mức lãi vốn sẽ được trì hoãn trả thuế cho đến khi nhà đầu tư bán cổ phiếu đi. Chính vì vậy, chỉ có các nhà đầu tư nằm trong khung thuế thấp hoặc không phải chịu thế mới có xu hướng lựa chọn cổ phiếu của những công ty trả cổ tức cao. Còn các nhà đầu tư nằm trong khung thuế cao sẽ có xu hướng lựa chọn công ty trả cổ tức thấp, hoặc đòi hỏi một mức lợi nhuận trước thuế cao đối với những cổ phiếu mà họ lựa chọn.
Một tác động quan trọng khác của chính sách cổ tức đối với các cổ đông là ảnh hưởng của các thông báo trả cổ tức của một công ty đối với giá cổ phiếu của công ty đó. Như đã phân tích ở trên, các khoản cổ tức thường được coi là những dấu hiệu thông báo về tình hình kinh doanh và triển vọng phát triển của công ty, vì vậy những mức trả cổ tức thay đổi sẽ ảnh hưởng đến đánh giá của các nhà đầu tư đối với một công ty, từ đó ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của công ty (tức là tới tài sản mà các cổ đông đang nắm giữ). Ta xem xét các ví dụ sau:
- Công ty Figgie International thông báo giảm cổ tức quý từ 12,5 cent xuống còn 6 cent/mỗi cổ phiếu vào ngày 17 tháng 11 năm 1993. Sau thông báo này ngay lập tức giá cổ phiếu của Figgie giảm 9%, từ 14,25 USD xuống còn 13 USD
- Công ty Procter&Gamble thông báo tăng mức trả cổ tức năm từ 1,8 USD lên 2,02 USD vào ngày 8 tháng 7 năm 1997, ngay sau đó cổ phiếu của công ty tăng từ 72,06 USD lên 74,69 USD.
1.3.2. Chính sách cổ tức và hoạt động đầu tư của công ty
Quyết định trả cổ tức của một công ty có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ với các quyết định về đầu tư. Phần lợi nhuận chưa phân phối của công ty sau khi được phân bổ vào các quỹ theo quy định của pháp luật sẽ được chia làm hai phần: một phần giữ lại để tái đầu tư và một phần phân chia cho các cổ đông dưới hình thức cổ tức. Như vậy chính sách cổ tức mà công ty áp dụng sẽ có tác động trực tiếp đến nguồn vốn mà công ty dùng cho hoạt động đầu tư. Do đó việc sẵn có các cơ hội đầu tư đem lại nhiều lợi nhuận sẽ khiến cho các nhà quản lý công ty có xu hướng muốn giữ lại lợi nhuận chứ không đem chia cho các cổ đông.
Tác động của chính sách cổ tức đến hoạt động đầu tư còn được thể hiện qua việc huy động vốn đầu tư cho các dự án của công ty. Nếu công ty lựa chọn việc trả cổ tức tiền mặt lấy từ nguồn lợi nhuận của công ty, khi đó công ty sẽ phải huy động vốn từ các nguồn khác bằng cách phát hành cổ phiếu mới hoặc vay vốn tại các tổ chức tín dụng khác. Tuy nhiên, việc phát hành cổ phiếu mới đi kèm với nó là khoản phí phát hành còn nếu đi vay vốn thì công ty sẽ phải chịu lãi vay, do đó phần lợi nhuận thu được sẽ bị giảm. Trong khi đó, nếu công ty giữ lại lợi nhuận để đầu tư và không trả cổ tức, họ sẽ không phải chịu những chi phí khi phát hành mới và khoản lãi suất đi vay. Tuy nhiên, trên thực tế rất nhiều công ty vẫn tiến hành các dự án đầu tư có lãi đồng thời vẫn duy trì chính sách cổ tức của họ. Tức là, nếu các dự án đầu tư có lãi đòi hỏi phải huy động thêm vốn bên ngoài, bên cạnh nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty sau khi đã trả cổ tức, thì các công ty vẫn sử dụng tới nguồn vốn bên ngoài chứ không cắt giảm cổ tức.
1.3.3. Chính sách cổ tức và mối quan hệ giữa các cổ đông và các chủ nợ của công ty
Các cổ đông và các chủ nợ cùng nhau chia sẻ giá trị của những luồng tiền mà công ty tạo ra. Các chủ nợ được quyền nhận tiền lãi theo định kỳ và nhận lại vốn gốc họ cho vay khi đáo hạn. Các cổ đông, với tư cách là những người được quyền đòi chi trả cuối cùng, sẽ được quyền hưởng tất cả những giá trị còn lại của công ty sau khi đã thanh toán hết các nghĩa vụ nợ. Khi giá trị của công ty lớn hơn giá trị của các khoản nợ phải thanh toán của công ty, thì các nhà quản lý với tư cách là người đại diện cho lợi ích của các cổ đông sẽ trả hết nợ, do đó không có mâu thuẫn trong quan hệ giữa các cổ đông và các chủ nợ. Tuy nhiên, trong trường hợp giá trị của công ty thấp hơn giá trị các nghĩa vụ nợ phải trả khi đến hạn, các chủ nợ chỉ có thể được thanh toán nếu như các cổ đông đồng ý trả thêm phần chênh lệch bị thiếu giữa giá trị của công ty và giá trị các khoản nợ. Rõ ràng là các cổ đông có cách lựa chọn tốt hơn; họ thà nhường lại quyền sở hữu công ty cho các chủ nợ còn hơn là thanh toán các khoản nợ. Điều này đồng nghĩa với việc công ty tuyên bố phá sản: thay vì thanh toán các khoản nợ có tổng giá trị cao hơn giá trị của công ty, các cổ đông sẽ tự động rút lui khỏi công ty và để công ty lại cho các chủ nợ. Như vậy, các cổ đông sẽ là những người duy nhất được hưởng lợi từ tiềm năng tăng trưởng của công ty, còn các chủ nợ sẽ phải chịu những rủi ro thanh toán nợ trong trường hợp công ty gặp khó khăn và khi giá trị của công ty thấp hơn giá trị các nghĩa vụ nợ phải trả. Sự chia sẻ giá trị của công ty một cách không cân xứng giữa các cổ đông và các chủ nợ dẫn tới những xung đột lợi ích giữa hai đối tượng này. Các chủ nợ, những người luôn muốn được thanh toán nợ đầy đủ, sẽ có gắng tối thiểu hoá rủi ro giảm giá trị của công ty và điều này sẽ đảm bảo an toàn cho việc thanh toán các khoản nợ của họ. Trong khi đó, các cổ đông luôn muốn tối đa hoá tiềm năng tăng giá của công ty, ngay cả