Cổ Đông – Chủ Sở Hữu Công Ty Chưa Quan Tâm Đến Lợi Ích Lâu Dài

phải khó khăn trong việc đưa ra các quyết định chính sách cổ tức. Hiện nay, Nhà nước chưa có một hệ thống các quy định hướng dẫn về lợi nhuận sau thuế và chi trả cổ tức đối với CTCP, chính sách cổ tức chỉ được quy định trong Luật Doanh nghiệp, trong khi đó, đôi khi lại can thiệp quá sâu vào quyền quản trị kinh doanh của công ty. Hầu hết các CTCP ở Việt Nam vẫn chỉ áp dụng phương thức chi trả cổ tức bằng tiền mặt, làm hạn chế khả năng tích tụ vốn của doanh nghiệp để tái đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó chính sách cổ tức tại không ít doanh nghiệp bị chi phối bởi quyền lợi cục bộ của một nhóm cổ đông, chưa thực sự gắn kết và tạo đòn bẩy cho sự phát triển bền vững của công ty. Thậm chí, ở một số công ty khi đã đưa ra điều lệ về chi trả cổ tức rồi nhưng vẫn không thực hiện nghiêm túc, thiếu quản lý của cơ quan nhà nước nên dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật.

2.3.1. Nguyên nhân chủ quan

2.3.1.1. Cổ đông – chủ sở hữu công ty chưa quan tâm đến lợi ích lâu dài


Một vấn đề đáng cảnh báo là phần lớn các cổ đông – chủ sở hữu công ty đều có tầm nhìn ngắn hạn, họ thường chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt là tỷ lệ chia cổ tức, mà ít chú ý và phân tích kỹ đến lợi ích lâu dài là chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của công ty. Đây là một điểm yếu trong đầu tư của phần lớn các cổ đông.

Trong thời gian qua, nhà đầu tư Việt Nam có vẻ quan tâm đến các thông tin về trả cổ tức hơn là các thông tin về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cổ tức cao luôn làm nức lòng cổ đông, đó cũng luôn là tin “hot” trên các trang mạng và trên các bản công bố thông tin của các công ty niêm yết. Tại ĐHCĐ của CTCP Phân đạm và Hoá chất Dầu khí, cả hội trường

1.000 ghế chật kín người, nhưng đến phần biểu quyết về phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh sắp tới, chỉ còn khoảng 200 là phiếu tham gia biểu quyết. Các câu hỏi của cổ đông công ty này cũng phần lớn tập trung vào các

vấn đề như tỷ lệ phân phối lợi nhuận, tình hình sản xuất kinh doanh năm vừa qua, làm thế nào nâng cao giá trị của cổ phiếu trên sàn… rất ít câu hỏi được cổ đông đưa ra về chiến lược về chiến lược sản xuất kinh doanh, đặc biết ít có ý kiến góp ý HĐQT trong công tác điều hành. ở một số ĐHCĐ khác chẳng có cổ đông nào phát biểu hoặc có thì chỉ hỏi xoay quanh những vấn đề nhỏ.

2.3.1.2. Trình độ phân tích, đánh giá các quyết định chính sách cổ tức của cổ đông còn hạn chế

Một thực tế thấy rõ từ các ĐHCĐ là trình độ phân tích đánh giá tình hình của cổ đông còn rất hạn chế. Tại ĐHCĐ của Công ty cổ phần cao su Thống nhất, chỉ có vài câu hỏi được đưa ra nhưng lại là những câu hỏi làm HĐQT chán nản: Số tiền thặng dư sau khi đấu giá đi về đâu, số tiền thuế được giữ lại tại sao không tính vào lợi nhuận?... Những câu hỏi loại này chỉ cần cổ đông đọc kỹ trong báo cáo hoặc tham dự đầy đủ các ĐHCĐ là hiểu rõ ngay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

Khi TTCK và thị trường tài chính chưa rộng mở, phần lớn cổ đông chưa hiểu được vai trò của mình khi cầm là phiếu trên tay. Một số cổ đông mua cổ phiếu không vì mục đích đầu tư dài hạn mà để đầu cơ, nhưng vì không bán được cổ phiếu nên phải làm “cổ đông bất đắc dĩ”. Vì vậy, cần có nhiều thời gian để cổ đông thật sự ý thức được vai trò và nâng cao hiểu biết để phát huy trách nhiệm của mình đối với việc xây dựng chiến lược phát triển của công ty. Bản thân các công ty cũng nhận thức được tầm quan trọng của chính sách cổ tức và đưa ra các mức cổ tức cao nhằm thoả mãn nhu cầu của các nhà đầu tư. Tuy nhiên không phải lúc nào cổ tức cao cũng là điều tốt. Cổ tức là một trong những chính sách quan trọng của bất kỳ công ty cổ phần đại chúng nào trên thế giới, không chỉ ở Việt Nam. Lãnh đạo doanh nghiệp luôn cân nhắc thận trọng về chính sách này vì nó phải đáp ứng đồng thời các mục tiêu: làm hài lòng cổ đông qua việc trả cổ tức định kỳ, đảm bảo luôn có tái đầu tư để phát triển doanh nghiệp. Mức trả cổ tức phải ổn định để dự phòng

cho cả những năm kinh doanh không như mong đợi (vì một khi đã trả cổ tức cao trong một hay vài năm trước, doanh nghiệp luôn cố gắng duy trì một mức cổ tức ổn định để làm yên lòng các nhà đầu tư). Trong các mục tiêu trên, mục tiêu thứ hai là quan trọng nhất. Bản thân doanh nghiệp, hay nói cách khác là ban lãnh đạo doanh nghiệp- hơn ai hết hiểu rõ những lợi thế và khó khăn của mình. Họ biết lúc nào công ty cần vốn và cần giữ lại lợi nhuận để bổ sung cho nguồn vốn của mình, cũng như lúc nào mới bắt đầu tăng thêm cổ tức cho cổ đông.

Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 9

2.3.1.3. Các cổ đông còn thiếu thông tin trên TTCK


Một trong những yêu cầu quan trọng để TTCK hoạt động có hiệu quả, bảo đảm quyền và lợi ích của nhà đầu tư là thị trường phải minh bạch. Tuy nhiên, trên TTCK Việt Nam hiện nay, thông tin không đầy đủ và minh bạch tạo ra những cơ hội thiếu công bằng trên thị trường, giữa lãnh đạo công ty và cổ đông, giữa cổ đông lớn và cổ đông nhỏ. Phần lớn các nhà đầu tư chưa có nhiều thông tin về chính bản thân công ty cũng như tiềm năng phát triển của những công ty này trong tương lai, điều này gây khó khăn trong việc tạo ra tính thanh khoản cho cổ phiếu của công ty trên thị trường và công ty cũng gặp khó khăn trong việc huy động vốn cổ phần để mở rộng sản xuất, kinh doanh. Hầu hết các công ty chỉ tạo được hình ảnh đẹp của mình đối với bộ phận nhỏ các nhà đầu tư quan tâm tới mức chi trả cổ tức tiền mặt hấp dẫn hoặc công ty đó có thuộc ngành có cơ hội tiềm năng phát triển. Chính vì vậy, thông qua các thông tin hạn hẹp đó, giá cổ phiếu xác định khó có thể phù hợp với giá trị thực của công ty, hay rất khó cho việc xác định công ty đang ở vị trí nào trong chu kỳ phát triển. Cho nên, bản thân về phía các CTCP cũng cần có những nỗ lực hơn nữa để tiếp cận với TTCK, một sân chơi không thể thiếu đối với các CTCP

2.3.1.4. Hoạt động quản trị tài chính công ty yếu kém

Phần lớn các CTCP ở Việt Nam thường gặp khó khăn, bất cập trong việc quản trị công ty, đặc biệt là việc đưa ra các quyết định tài chính. Ở Việt Nam, hình thức CTCP mới phát triển xuất phát từ chủ trương đa dạng hoá các thành phần kinh tế của Đảng và Nhà nước, nên so với bề dày phát triển của hình thức này ở nhiều nước phát triển và đang phát triển trên thế giới thì vấn đề quản trị CTCP vẫn còn khá mới mẻ. Phần lớn các doanh nghiệp đều chưa đưa ra được một quyết định quản trị phù hợp với tình hình cụ thể của công ty mình. Điều này là do, việc ra quyết định quản trị trong các CTCP đặc biệt là các CTCP sau cổ phần hoá còn chịu ảnh hưởng của cấp trên hoặc một số các cổ đông lớn mà chưa thực sự được thông qua bởi HĐQT và ĐHCĐ, dẫn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp còn kém.

Các quyết định về chính sách cổ tức là những quyết định sau một quá trình kinh doanh nhất định (thực hiện hàng năm), phân bổ kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, làm tiền đề cho chu kỳ phát triển tiếp theo của bản thân công ty cũng như cho các chu kỳ đầu tư mới, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên, đứng trên góc độ của bản thân công ty thì khi thực hiện các quyết định phân chia lợi nhuận, nhiều công ty cổ phần vẫn gặp nhiều vướng mắc mà bản thân công ty vẫn chưa tự quyết định được hoặc chưa thực sự tự chủ khi ra các quyết định cho dù các quyết định đó có lợi cho bản thân công ty. Chúng ta chỉ coi chính sách cổ tức như là một bộ phận của chính sách quản lý tài chính của bản thân công ty mà chưa nhìn nhận những ảnh hưởng, tác động của nó tới hoạt động chung của nền kinh tế. Do đó, cũng có trường hợp công ty tuy không đạt được mức lợi nhuận đủ để duy trì mức trả cổ tức như mong muốn song cũng vẫn tìm kiếm các nguồn khác để bù vào đó. Làm như vậy, họ đã đặt lên cao hơn một yếu tố khác - sự ưa thích cổ tức của nhà đầu tư.

2.3.1.5. Trình độ của đội ngũ quản lý còn yếu kém

Phần lớn các doanh nghiệp cổ phần ở Việt Nam đều có “xuất xứ” từ DNNN sau cổ phần hoá. Trong quản lý các DNNN, người quản trị không có lợi ích vật chất gắn với kết quả kinh doanh, họ chỉ là người được nhà nước cử ra để quản lý và kinh doanh vốn của Nhà nước nên mọi quyết định trong doanh nghiệp đều tuân thủ quy trình hành chính. Các quy trình quản lý và ra quyết định của DNNN phải qua nhiều thang nấc, qua nhiều khâu, cơ quan phê duyệt và bản thân người quản trị doanh nghiệp còn có nhiều cơ hội để tư lợi cá nhân. Sau cổ phần hoá, nhiều doanh nghiệp vẫn dùng mô hình quản lý cũ, con người cũ. Chuyển từ DNNN sang, nhiều CTCP vẫn điều hành giống hệt như công ty nhà nước, mọi quyết định vẫn nằm trong tay giám đốc, trình độ, năng lực cán bộ lãnh đạo CTCP hầu hết vẫn không thay đổi. Do vậy, các nhà quản lý gặp nhiều khó khăn trong vấn đề quản trị công ty. Sau cổ phần hoá, với năng lực và trình độ quản lý còn hạn chế, chính sách cổ tức là một khái niệm còn khá mới lạ với họ, hầu hết các nhà quản trị đều chưa nhận thức được hết tầm quan trọng cũng như những tác động của chính sách cổ tức tới sự phát triển của các công ty, do vậy chính sách cổ tức mà công ty đưa ra chưa thực sự phù hợp với tình hình cụ thể của công ty.

2.3.2. Nguyên nhân khách quan

2.3.2.1. Thiếu khung pháp lý cho việc thực hiện chi trả cổ tức


Nhìn chung các CTCP và công ty niêm yết ở Việt Nam còn gặp nhiều vướng mắc trong việc đưa ra các quyết định chính sách cổ tức có lợi cho bản thân công ty. Đó là do hiện nay chưa có các chế độ, văn bản pháp quy chuẩn hướng dẫn thực hiện, Luật Doanh nghiệp mới chỉ quy định các CTCP chỉ được chia cổ tức khi có lãi. Chính sách cổ tức được quy định trong điều lệ hoạt động của công ty và do HĐQT quyết định, do đó, hầu hết các doanh nghiệp chưa đưa ra được một mức chi trả cổ tức cũng như hình thức chi trả cổ tức hợp lý và có lợi nhất cho doanh nghiệp.

Đặc biệt trong chế độ hạch toán kế toán, cơ chế tài chính, do các chuẩn mực kế toán của Việt Nam chưa rõ ràng và chưa phù hợp với bản chất các khoản hạch toán, cụ thể là tiêu thức phân bổ lợi nhuận chưa thống nhất với chuẩn mực quốc tế nên gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc xác định và phân bổ hợp lý kết quả kinh doanh. Việc chi trả cổ tức được xác định trên cơ sở lợi nhuận sau khi công ty đã thực hiện hết các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước. Theo chế độ kế toán của Việt Nam, các chi phí khen thưởng, trích quỹ phúc lợi,… được hạch toán vào lợi nhuận sau thuế. Tuy nhiên, các chi phí này nên tách biệt với lợi nhuận do đối với các CTCP thì lợi nhuận thu được là kết quả đầu tư của cổ đông chứ không phải phần thu nhập chung của người lao động và các nhà đầu tư. Đây cũng là một điểm bất cập mà các nhà quản lý và hoạch định chính sách trong CTCP quan tâm.

2.3.2.2. Diễn biến của TTCK và tâm lý của các cổ đông


TTCK Việt Nam mới đi vào hoạt động được 8 năm, trong suốt thời gian qua thị trường đã đã có nhiều biến động phức tạp với các giai đoạn thăng trầm từ lúc phát triển quá nóng tới giai đoạn suy thoái. Tuy nhiên, quy mô của TTCK hiện nay còn quá nhỏ bé về cả cung và cầu, số lượng các công ty niêm yết có khả năng tài chính tốt còn khiêm tốn, khả năng cạnh tranh trên thị trường đặc biệt là thị trường nước ngoài về sản phẩm của các công ty còn hạn chế. Cơ chế quản trị của công ty, chế độ kế toán kiểm toán còn nhiều điểm chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư chứng khoán còn mang nặng tính đầu cơ ngắn hạn, thiếu phân tích và dự đoán trên TTCK Việt Nam, đặc biệt là các thông tin trên thị trường thiếu minh bạch nên có những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thị trường. Chính những yếu tố không hoàn hảo đó của thị trường đã có những tác động không nhỏ đến hoạt động và quá trình ra quyết định của các công ty niêm yết. Quá trình ra quyết định trong đó có các quyết định liên quan đến chính sách chi trả cổ tức

của các công ty đều chạy theo xu thế chung của thị trường, phụ thuộc vào tâm lý của các nhà đầu tư. Khi mà thị trường bùng nổ, các cổ đông đều mong muốn được nhận cổ tức bằng cổ phiếu thì phần lớn các công ty đều thực hiện chính sách chi trả cổ tức để đáp ứng nhu cầu của các cổ đông; đến khi TTCK đi xuống, cổ đông thích cổ tức bằng tiền mặt thì chính sách cổ tức của công ty cũng thay đổi. Như vậy, việc chạy theo tâm lý của các cổ đông khiến cho chính sách cổ tức của công ty không ổn định; việc xây dựng chính sách cổ tức không dựa trên điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp. Trong ngắn hạn, chính sách cổ tức của công ty có thể đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư, tuy nhiên về lâu dài, việc duy trì chính sách cổ tức như vậy sẽ có ảnh hưởng tới việc tích luỹ đầu tư của doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Chính vì thế, chính sách cổ tức của các CTCP hiện nay chưa thực sự hiệu quả và đem lại lợi ích cao nhất cho công ty cũng như cho cổ đông của công ty.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM‌


3.1. Dự báo sự phát triển của các công ty niêm yết


TTCK Việt Nam đã chính thức đi vào hoạt động được 8 năm. Trong suốt thời gian hoạt động, TTCK đã đạt được những thành tựu và khẳng định bước phát triển hết sức quan trọng cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, cũng như với chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước. Tính đến nay, TTCK Việt Nam đã có những bước tăng trưởng mạnh về cả quy mô lẫn chất lượng, vượt xa những dự đoán của các nhà quản lý vĩ mô cũng như những kế hoạch đề ra cho năm 2010 về giá trị vốn hoá TTCK (15%). Hội nhập kinh tế quốc tế tiếp tục mang lại cho nền kinh tế Việt Nam, trong đó có TTCK nhiều cơ hội. Cụ thể: Hội nhập WTO trong lĩnh vực tài chính sẽ tạo điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng hoá Việt Nam; cùng với đó, việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo cam kết sẽ giúp giảm chi phí nguyên vật liệu đầu vào của nhiều ngành sản xuất, từ đó giúp hạ giá thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá trong nước. Khi sức ép của hội nhập khiến hàng rào bảo hộ giảm dần đã buộc các doanh nghiệp và các ngành sản xuất trong nước phải điều chỉnh, cơ cấu lại để có thể củng cố khả năng cạnh tranh và đứng vững trên thị trường trong nước cũng như tại các thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó, với các biện pháp khuyến khích tự do hoá đầu tư vào thương mại sẽ góp phần tăng cường thu hút vốn nước ngoài vào Việt Nam, tạo tiền đề và động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế-xã hội. Những hiệu ứng tích cực của việc gia nhập WTO đối với sự tăng trưởng kinh tế sẽ tạo thêm nhiều cơ hội kinh doanh cho ngành dịch vụ tài chính. Đối với TTCK, nguồn cung hàng hoá rất lớn với việc tiến hành cổ phần hoá và niêm yết các tập đoàn, công ty nhà nước và các NHTMNN trong năm 2007 sẽ tạo

Xem tất cả 92 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí