REE | 575,150 | 57.260.388 | 14 | 16 | 40 | |
SAM | 654 | 65.399.216 | 16 | 16 | 25 | |
Thực phẩm& Đồ uống | KDC | 359,997 | 35.999.665 | 16 | 18 | 40 |
VNM | 1,753 | 175.275.670 | N/A | 19 | 29 | |
BBC | 900 | 90.000.000 | 12 | 17 | 14 | |
BHS | 168,477 | 16.847.727 | 20 | 20 | 18 | |
Tài nguyên | BMC | 39,342 | 3.942.200 | 36,5 | 30 | 25 |
HMC | 158 | 15.800.000 | N/A | 10 | 17 | |
Viễn thông | FPT | 912,153 | 91.215.000 | 67 | 50 | 36 |
VTC | 26,082 | 2.608.187 | 13,5 | 8 | 6 | |
Xây dựng và vật liệu | DHA | 67,065 | 6.706.500 | 35 | 20 | 20 |
SJS | 400 | 40.000.000 | 25 | 20 | 20 | |
Y tế | DHG | 80 | 8.000.000 | 25 | 25 | 25 |
DMC | 132,350 | 13.769.999 | 14,76 | 21,6 | 20 | |
IMP | 116,598 | 11.659.820 | 25 | 20 | 20 | |
Ngân hàng | STB | 4,449 | 444.881.417 | 14 | 12 | 15 |
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Chính Sách Trả Cổ Tức Phổ Biến Trên Thế Giới
- Chu Kỳ Kinh Doanh Của Ngành Và Các Cơ Hội Đầu Tư
- Phản Ứng Của Các Nhà Đầu Tư Đối Với Những Thay Đổi Của Các Thông Báo Liên Quan Đến Cổ Tức
- Đánh Giá Tình Hình Chi Trả Cổ Tức Của Các Công Ty Niêm Yết Trên Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán Hose
- Cổ Đông – Chủ Sở Hữu Công Ty Chưa Quan Tâm Đến Lợi Ích Lâu Dài
- Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 10
Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.
N/A: chưa có số liệu Nguồn: Tổng hợp từ HOSE
Nhìn chung, mức chi trả cổ tức bình quân so với mệnh giá cổ phiếu thường cao hơn mức lãi suất tiền gửi ngân hàng bình quân trên thị trường (thông thường 12%/năm). Phần lớn, các công ty niêm yết đều cố gắng duy trì một mức trả cổ tức theo một tỷ lệ trả cổ tức khá ổn định qua các năm (Hình 1). Điển hình như CTCP Dược Hậu Giang (DHG), trong 3 năm từ 2005 đến 2007, công ty đều duy trì một mức chi trả cổ tức ổn định là 25%. Hay như CTCP Đại lý Liên hiệp vận chuyển (GMD), mức cổ tức năm 2005 là 12%, năm 2006 là 18% và năm 16%.
30
25
SAM GMD DHG
IMP
20
15
10
5
0
2005 2006 2007
Biểu đồ 1: Tỷ lệ trả cổ tức của một số cổ phiếu qua các năm
(Nguồn: HOSE)
Qua việc thực hiện chính sách cổ tức của các công ty niêm yết tại sàn HOSE, một điều dễ nhận thấy là chính sách cổ tức của các công ty niêm yết chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố đặc biệt là mong muốn về cổ tức của các nhà đầu tư và tình hình của thị trường chứng khoán. Nhất là trong thời gian qua, khi mà tình hình TTCK có nhiều diễn biến phức tạp thì chính sách cổ tức của các công ty cũng có nhiều thay đổi.
Giai đoạn 2005-2006
Thời điểm năm 2005, TTCK còn khá mới mẻ với nhiều người, quy mô thị trường còn nhỏ, do vậy việc xây dựng chính sách cổ tức còn nhiều hạn chế. Việc chi trả cổ tức thường được thực hiện đều đặn, chủ yếu dưới hình thức chi trả bằng tiền mặt. Việc trả cổ tức tiền mặt cao khiến các nhà đầu tư thường nhìn vào mức trả cổ tức để đánh giá một chứng khoán nào đó, nên chính sách cổ tức tiền mặt cao này ảnh hưởng rất lớn đến cầu cổ phiếu của công chúng đầu tư, từ đó làm tăng giá cổ phiếu của công ty đó. Việc trả cổ tức
bằng tiền mặt ở mức cao một mặt sẽ tạo sức ép cho Ban quản lý doanh nghiệp phải hoạt động năng động hơn, sáng tạo hơn, hiệu quả hơn đồng thời có điều kiện đào thải những nhà quản trị kém, nhưng mặt khác sẽ hạn chế khả năng tích tụ vốn của doanh nghiệp để tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, tỷ trọng vốn vay ngân hàng tăng lên và có khả năng mất cân đối các nguồn trả nợ nếu doanh nghiệp không thận trọng trong việc vay vốn hoặc việc đầu tư sẽ không được mạnh dạn.
Tuy nhiên do sức ép về thanh toán cổ tức bằng tiền mặt cho các cổ đông, một số doanh nghiệp cổ phần kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ vẫn thanh toán cổ tức cho các cổ đông. Việc thanh toán cổ tức như trên thực chất là lấy vốn điều lệ chia cho cổ đông. Mặt khác nó còn làm cho nhà đầu tư không đánh giá đúng tình hình công ty, dẫn đến nguy hại đến tài sản của họ. Một số doanh nghiệp không đạt kế hoạch đề ra, đang có nhu cầu vốn dài hạn vẫn chia cổ tức ở mức cao. Trung bình tỷ lệ chi trả cổ tức ở các doanh nghiệp này từ 12-18%/năm, trong khi mức lợi nhuận của doanh nghiệp chỉ đạt 5-6%/năm. Ví dụ như cuối năm 2005, Công ty CP XNK Khánh Hội (KHA) chỉ hoàn thành 65% kế hoạch kinh doanh, mà vẫn chia cổ tức ở mức 18% như mức đã được Đại hội cổ đông thông qua. Công ty có đủ tiền phải chia cổ tức cho cổ đông trong khi bản thân công ty lại đang gặp khá nhiều khó khăn về vốn. Hay như CTCP Khách sạn Sài Gòn (SGH) trong nhiều năm lợi nhuận chỉ đạt 5- 6%/năm nhưng công ty dùng hầu như toàn bộ số lợi nhuận đó để chia cho các cổ đông, tiền nâng cấp khách sạn thì đi vay ngân hàng.
Giai đoạn 2006-2007
Năm 2006, TTCK đang trong cơn sốt của sự lên giá, hầu hết các nhà đầu tư cá nhân mua vào cổ phiếu chủ yếu quan tâm đến tìm kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá nhiều hơn là hưởng cổ tức. Do đó, đây là thời cơ rất thuận lợi cho những công ty có ý định trả cổ tức bằng cổ phiếu để dùng tiền để tái cơ
cấu vốn công ty, thực hiện các dự án và tăng vốn điều lệ. Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) là doanh nghiệp niêm yết đầu tiên được UBCKNN cho phép thực hiện trả cổ tức bằng cổ phiếu và thưởng cổ phiếu cho nhân viên năm 2004. Đối với cổ đông, với 50% cổ tức được trả bằng cổ phiếu, họ sẽ có cơ hội được hưởng lợi do cổ phiếu tăng giá cùng với sự phát triển của công ty. Đối với công ty, việc cổ tức trả bằng cổ phiếu sẽ giúp tạo thêm dòng tiền mặt phục vụ cho hoạt động đầu tư của Công ty. Trong những năm tiếp theo, REE đều duy trì mức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu ở mức cao, năm 2006 mức cổ tức bằng cổ phiếu của REE là 16%.
Hình thức trả cổ tức bằng cổ phiếu rất được các nhà đầu tư ủng hộ khi mà TTCK bùng nổ. Nếu như năm 2005, cổ đông chỉ thích chia cổ tức bằng tiền mặt thì đến năm 2006, do cổ phiếu có tính thanh khoản cao, giữ cổ phiếu vừa hưởng phần chênh lệch giá lại có thể dễ dàng bán khi có nhu cầu. Do đó, việc chia cổ tức bằng cổ phiếu đã khiến nhiều mã chứng khoán lại tăng giá nhanh chóng. Thông tin Sacombank (mã chứng khoán STB) chia cổ tức theo tỷ lệ 12% cho cổ đông bằng cổ phiếu góp phần kích giá STB đạt 87.000 đồng vào phiên giao dịch ngày 22/1/2007. Việc chia cổ tức bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 5:1 cũng là lý do đẩy giá cổ phiếu ITA của CTCP Khu công nghiệp Tân Tạo lên đến 144.000 đồng vào phiên giao dịch ngày 22/3/2007.
Quy định về chia cổ tức bằng cổ phiếu cũng đơn giản hoá, nếu như trước kia trước mỗi đợt phát hành cổ phiếu mới để trả cổ tức, các công ty niêm yết phải xin phép UBCKNN kèm theo các tài liệu chứng minh nguồn vốn hợp pháp dùng để phát hành, không lạm dụng vào vốn điều lệ thì hiện nay HĐQT được toàn quyền quyết định. Công ty Bibica theo kế hoạch 2006 trả cổ tức 12% bằng tiền mặt. Sau khi đã trả 5% đợt 1 đã quyết định thay đổi trả cổ tức đợt 2 bằng cổ phiếu là 12% bằng mệnh giá. Mặc dù tổng lợi nhuận sau thuế của công ty năm này là 19,3 tỷ đồng (vượt 60% so với kế hoạch đề
ra) nhưng công ty Bibica vẫn quyết định giữ lại tiền mặt để trả cổ tức bằng cổ phiếu để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Sự hưng phấn của TTCK đem lại những khoản lợi nhuận lớn cho cổ đông sở hữu cổ phiếu có tỷ lệ chia tách cao. Do vậy, hầu hết ĐHCĐ của các công ty niêm yết đều biểu quyết về việc tăng vốn. Việc trả cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn được thông qua khá nhiều, tuỳ vào lợi nhuận tích luỹ mà tỷ lệ đó có mức 20% hoặc 100%. Các cổ đông đều nhận thấy rằng, chia cổ tức bằng tiền không lợi so với cổ tức bằng cổ phiếu. Trước tình hình đó, REE đã lên kế hoạch chia cổ tức bằng cổ phiếu từ nay cho đến 2010. Cũng giống như REE, nhiều công ty niêm yết khác cũng quyết định chia cổ tức bằng cổ phiếu như FPT, SSC, DMC, BBC,... Trên đà tăng trưởng chung của nền kinh tế, tất cả các công ty đều đang rất cần vốn để phát triển sản xuất.
Bảng 2.3: Tỷ lệ cổ tức và thay đổi giá cổ phiếu của một số công ty niêm yết trên sàn HOSE sau khi chi trả cổ tức bằng cổ phiếu
Cổ tức 2006 | Giá ngày 2/1 | Giá ngày 7/5 | Thay đổi (%) | |
SSI | 45 | 154.1 | 217.2 | + 40.95 |
BBC | 17 | 42 | 55 | + 30.95 |
VIS | 10 | 39.8 | 49.5 | + 24.37 |
DHA | 20 | 68 | 68 | + 0.00 |
HAX | 12 | 40.2 | 41 | + 1.99 |
DHG | 25 | 245 | 245 | + 0.00 |
KDC | 18 | 142 | 165 | + 16.20 |
PNC | 12 | 23.4 | 27.5 | + 17.52 |
FPT | 50 | 460 | 464 | + 0.87 |
HRC | 60 | 163 | 173 | + 6.13 |
20 | 72 | 112 | + 55.56 | |
PVD | 12.6 | 167 | 206 | + 23.35 |
(Nguồn: Tổng hợp từ www.cophieu68.com)
Giai đoạn 2007 đến nay
Thời điểm cuối năm 2007, khi mà chỉ số VN-Index liên tục mất điểm, trong bối cảnh quyết định 03/2008/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước “siết” lại nguồn vốn cho vay đầu tư chứng khoán thì việc trả cổ tức năm 2007 bằng tiền mặt lại thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư hơn. Qua khảo sát sơ bộ tính đến thời điểm hết ngày 5/5/2008 đã có 108 công ty niêm yết trên HOSE tuyên bố lịch chi trả cổ tức năm 2007 bằng tiền mặt trong đó tỷ lệ chi trả cổ tức cao nhất là 48% trên mệnh giá. Trong 108 công ty niêm yết trên HOSE nêu trên, có 42 công ty trả cổ tức bằng tiền mặt 15%. Nhiều cổ phiếu blue-chip trước đây trả cổ tức chủ yếu bằng cổ phiếu thì năm 2007 đã chuyển sang trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ cao. Cổ tức bằng tiền mặt năm 2007 của FPT là 36%, VNM là 36%, DHG 25%. SJS, SSI và IMP cùng là 20%. Riêng SAM và PVD, ngoài việc trả cổ tức 20% bằng cổ phiếu còn trả thêm lần lượt 25% và 18% bằng tiền mặt. Xét theo ngành cao su và thuỷ sản có nhiều công ty trả cổ tức bằng tiền mặt cao nhất, như cao su Đà Nẵng (DRC), cao su Hoà Bình (HRC), cao su Tây Ninh (TRC) cùng chia cổ tức 30%; Thuỷ sản Cửu Long An Giang (ACL) 33%, xuất nhập khẩu bến tre (ABT) 30%, Nam Việt (ANV) 18%... Các cổ phiếu “hiếm” vang bóng một thời như BMC, TCT cũng đạt mức chi trả cổ tức cao, lần lượt là 25% và 24%.
Nhìn chung, việc chia cổ tức cao đều diễn ra ở nhóm công ty đạt kết quả kinh doạnh tốt và cổ phiếu của các công ty này thường được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Tuy nhiên, khá nhiều cổ phiếu có tỷ lệ trả cổ tức cao như
SCJ, PAN, FPT, SAM, BMC, TCT, HRC, DRC… vẫn nằm trong nhóm công ty có cổ phiếu giảm giá mạnh. Một số công ty phải điều chỉnh việc trả cổ tức so với dự định ban đầu. Chẳng hạn, FPT đã quyết định chi cổ tức bằng tiền mặt đợt 2 năm 2007 với tỷ lệ 20%, thay cho kế hoạch chia cổ tức bằng cổ phiếu trước đó. Hay gần đây, SSI dù đã công bố kế hoạch chia cổ tức bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 5:1, nhưng sau đó lại thay đổi, chia cổ tức bằng tiền mặt. Những động thái này được giới phân tích nhìn nhận là biện pháp tình thế, củng cố lòng tin cho cổ đông khi giá cổ phiếu giảm mạnh. Tuy nhiên, điều này cũng ảnh hưởng đến kế hoạch tái đầu tư của doanh nghiệp.
Bảng 2.4: Tỷ lệ cổ tức và thay đổi giá cổ phiếu của một số công ty niêm yết trên HOSE sau khi chi trả cổ tức tiền mặt
Cổ tức 2007 | Giá ngày 2/1 | Giá ngày 7/5 | Thay đổi | |
SCJ | 48% | 204.000 | 63.900 | -68,6% |
PAN | 40% | 160.000 | 37.900 | -76,3% |
TSC | 40% | 93.000 | 55.000 | -40,8% |
FPT | 36% | 219.000 | 76.500 | -65,0% |
ACL | 33% | 85.000 | 33.700 | -60,3% |
DRC | 30% | 123.000 | 53.000 | -56,9% |
HRC | 30% | 166.000 | 59.500 | -64,1% |
TRC | 30% | 123.000 | 71.000 | -42,2% |
BMC | 25% | 332.000 | 97.500 | -70,6% |
DHG | 25% | 227.000 | 180.000 | -20,7% |
25% | 136.000 | 33.700 | -75,2% | |
TCT | 24% | 339.000 | 95.000 | -71,9% |
(Nguồn: Tổng hợp từ www.cophieu68.com)
Với diễn biến TTCK Việt Nam hiện nay, thời gian còn lại của năm 2008 được nhìn nhận là giai đoạn khó khăn cho các công ty trong việc huy động vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh, mở rộng đầu tư. Thực tế thời gian qua, các công ty rất khó tiếp cận nguồn vốn qua hệ thống ngân hàng, bởi
tín dụng được thất chặt nhằm kiềm chế lạm phát. Bên cạnh đó, lãi suất vốn vay ngân hàng tăng cao hiện nay, vượt trên 18%/năm3 và có khả năng tăng thêm, khiến hiệu quả sử dụng vốn vay từ kênh ngân hàng giảm mạnh. Trong khi đó, khả năng huy động vốn qua TTCK bằng cách phát hành thêm cổ phiếu không dễ thành công khi mà TTCK đang trên đà sụt giảm. Diến biến này có
thể khiến nhiều công ty không tìm được nguồn bổ sung hợp lý cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nếu có thì chi phí cũng rất cao. Việc này có thể làm giảm thu nhập kỳ vọng của công ty trong tương lai. Do đó, trả cổ tức bằng tiền mặt cao khiến lợi nhuận để lại tái đầu tư thấp chưa chắc đã hợp lý với DN và với những cổ đông trung thành trong bối cảnh hiện nay.
Với giá cả nguyên liệu đầu vào trên thế giới liên tục biến động, TTCK đi xuống cũng là nguyên nhân khiến nhiều CTCP giảm mục tiêu lợi nhuận làm cho các cổ đông không khỏi lo lắng, nhất là trong tình hình những khó khăn hiện nay đối với các công ty đang có chiều hướng gia tăng. Đây cũng là nguyên nhân khiến CTCP Cơ điện lạnh REE đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2008 tối thiểu bằng mức lợi nhuận của năm 2007 là 390 tỷ đồng. Cùng chung tình trạng như vậy, CTCP bảo hiểm Bảo Minh chia cổ tức năm 2007 khá khiêm tốn, chỉ 7%. Tuy nhiên, kế hoạch tăng trưởng của Bảo Minh trong năm 2008
3 http://vneconomy.vn/?home=detail&page=category&cat_name=06&id=48803eafc565a3