Tổng Số Lao Động Làm Việc Trong Ngành Thủy Sản Từ 2002- 2007

Phân tích các nguồn lực thủy sản xuất khẩu:

Bên cạnh việc tập trung phát triển nghành nông nghiệp phục vụ xuất khẩu, xuất khẩu thủy sản cũng được coi là một nghành thế mạnh và nhiều thuận lợi mà nước ta đang đầu tư và khai thác. Tương tự như nghành sản xuất xuất khẩu nông sản, có nhiều nguồn lực tác động đến nghành thủy sản. Trong đó bao gồm nhiều nguồn lực ưu đãi cho nghành. Tuy nhiên cũng có một số nguồn lực gây khó khăn cho việc phát triển nghành xuất khẩu thủy sản. Đó là:

- Thứ nhất, nước ta có điều kiện tự nhiên đặc biệt ưu đãi cho việc phát triển ngành thủy hải sản. Nằm ở vị trí tiếp xúc giữa nhiều hệ thống tự nhiên và là nước tiếp xúc với biển nhiều nhất lớn trong các nước Đông Nam Á lục địa. Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km với 112 cửa sông, lạch, với độ nông sâu khác nhau. Diện tích vùng biển Việt Nam gồm nội thủy, lãnh hải 226.000km2 và vùng đặc quyền kinh tế khoảng trên 1 triệu km2, có nhiều ngư trường lớn cho khai thác hải sản và các vũng, vịnh kín là nơi có thể phát triển nuôi trồng thủy sản nước mặn [6]. Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi để Việt Nam phát triển nền kinh tế biển, trong đó việc phát triển nghành thủy sản là điểm khởi đầu quan trọng.

Tiềm năng nguồn lợi thủy sản ở các vùng nước mặn kể cả gần bờ và xa bờ là rất phong phú, trữ lượng lớn là điều kiện rất thuận lợi để phát triển xuất khẩu thủy sản. Theo số liệu thống kê biển Việt nam có trên 2000 loài cá, trong đó khoảng trên 100 loài có ý nghĩa kinh tế với trữ lượng khoảng trên 4 triệu tấn, khả năng khai thác 1,6 -1,7 triệu tấn/năm [6].

Bên cạnh cá biển, còn nhiều nguồn lợi tự nhiên như trên 1.600 loài giác, có giá trị cao là tôm biển, tôm hùm, tôm mũ ni, cua, ghẹ; khoảng

2.500 loài động vật thân mềm, trong đó có ý nghĩa kinh tế cao nhất là mực và bạch tuộc (cho phép khai thác khoảng 60-70 nghìn tấn/năm). Bên cạnh đó còn có rất nhiều loài đặc sản quý khác. Điều này cho phép nước ta có

điều kiện duy trì hợp lý mức độ đánh bắt để tạo nguồn nguyên liệu cho hoạt động xuất khẩu.

Mạng lưới sông ngòi rộng khắp tạo cho nước ta một tiềm năng dồi dào để phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản nước mặn, nước lợ và nước ngọt. Đặc biệt, vùng Nam Trung bộ và vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long do có địa hình chủ yếu là đầm nước và kênh rạch. Đó là điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để nuôi trồng và phát triển các loài thủy sản có giá trị xuất khẩu cao như tôm càng xanh, cá tra, cá basa…Đây là những loại thủy sản mà trên thế giới có nhu cầu rất cao.

Như vậy, nước ta không chỉ có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, mà chúng ta còn sở hữu nguồn lực tự nhiên rất thuận lợi cho việc sản xuất xuất khẩu thủy hải sản.

- Thứ hai, nguồn nhân lực. Cùng với sự phát triển liên tục trong thời gian qua, ngành thủy sản đã thu hút được một số lượng lao động khá lớn, giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động nói chung và trong các khâu sản xuất sản phẩm thủy sản xuất khẩu nói riêng.


Bảng 2. Tổng số lao động làm việc trong ngành thủy sản từ 2002- 2007

Đvt: ngìn người


Năm

Tổng số lao động

Lao động trong ngành thủy sản

Tỷ trọng (%)

2002

39.507,7

1.282,1

3,25

2003

40.573,8

1.326,3

3,27

2004

41.586,3

1.404,6

3,38

2005

42.709,1

1.482,4

3,49

2006

43.338,9

1.555,5

3,59

2007

44.171,9

1.634,4

3,70

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Chiến lược dài hạn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam xuất khẩu hàng nông sản ra nước ngoài - 4

Nguồn: Tổng cục thống kê

Tỷ trọng lao động trong ngành thủy sản liên tục tăng từ năm 2002 đến nay, số lao động trong ngành thủy sản năm 2007 đã tăng lên đến 1.634,4 nghìn người từ 1.282,1 nghìn người vào năm 2002, chiếm 3,7% số lao động của cả nước. Tỷ lệ tăng bình quân số lao động thường xuyên của ngành thủy sản là 2,8%/năm, cao hơn mức tăng bình quân của cả nước (2%). Điều đó cho thấy khả năng giải quyết công ăn việc làm của ngành thủy sản so với các ngành kinh tế khác trong phạm vi cả nước là rất lớn.

Tuy nhiên, lao động trong ngành thủy sản tập trung trong nhiều lĩnh vực và chủ yếu là lao động phổ thông. Trình độ tay nghề của lao động chế biến thủy sản còn thấp, chưa được huấn luyện kỹ thuật chế biến một cách hệ thống. Công việc có tính thời vụ và bấp bênh. Lao động không tập trung, nên nơi nào trả lương cao hơn, nhân lực sẽ di chuyển sang đó nhiều hơn. Hiện nay, các nhà máy chế biến trong khu vực đồng bằng Sông Cửu Long gặp nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất vì thiếu lao động do nhiều nhà máy xây dựng ở các khu vực miền Bắc và miền Trung đã thu hút một lượng lớn lao động làm việc tại các khu vực này. Nguyên nhân là do chưa có quy hoạch đồng bộ và phát triển bền vững trong ngành thủy sản, dẫn đến tình trạng mất cân bằng lao động như vậy.

Bộ Thủy sản trước kia và nay là Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đã tổ chức nhiều chương trình đào tạo cho cán bộ quản lý các doanh nghiệp, giúp các nhà quản lý nắm rõ hơn các vấn đề liên quan đến quản trị doanh nghiệp, quản lý chất lượng, marketing, luật pháp thương mại quốc tế, các rào cản, biện pháp chống bán phá giá... Để hỗ trợ các nhà sản xuất kinh doanh thủy sản cập nhập kiến thức cơ bản về an toàn vệ sinh thực phẩm, về yêu cầu của Nhà nước và thị trường, Cục quản lý chất lượng an toàn vệ sinh và thú y thủy sản; VASEP đã tiến hành các khóa đào tạo về GMP, SSOP, HACCP... cho các đối tượng trên. Tuy nhiên, nhìn chung công tác đào tạo vẫn

chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao phục vụ cho nâng cao năng lực hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng xuất khẩu thủy sản.

- Thứ ba, môi trường công nghệ. Với những thành tích đạt được trong nhiều năm qua nhằm góp phần nâng cao giá trị chất lượng các mặt hàng thủy sản, ngành thủy sản đã áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất chế biến và vận dụng trong thực tiễn như nghiên cứu tái tạo nguồn lợi, phát triển công nghệ sản xuất giống những đối tượng có giá trị như các loại giống tôm sú, tôm rảo, tôm càng xanh, cua, nghêu, cá rô phi, cá tra, các basa, cá giò, cá song, ốc hương, cua biển..., một số loài đã được sản xuất đại trà trong các trại sản xuất giống; nhập khẩu công nghệ sản xuất giống và nuôi một số đối tượng có giá trị xuất khẩu như bào ngư, điệp, tôm thẻ chân trắng; chuyển giao công nghệ sản xuất thức ăn, chế phẩm sinh học, công nghệ chế biến thủy sản xuất khẩu, công nghệ xử lý nước thải.

Nhờ việc phát triển và mở rộng thị trường mà các doanh nghiệp đã đổi mới trang bị nhiều hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động sản xuất chế biến từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến, bao gói, và bảo quản sản phẩm, đảm bảo chất lượng và độ an toàn của sản phẩm. Điều này giải quyết đáng kể những khó khăn của mặt hàng thủy hải sản của Việt Nam vẫn thường gặp phải khi xuất khẩu ra các thị trường đòi hỏi tiêu chuẩn kỹ thuật cao.

1.2.2.2. Các yếu tố tạo thành tiềm lực của ngành xuất khẩu nông thủy sản

Các nguồn lực nông, thủy sản xuất khẩu chỉ là đầu vào cần thiết để thực hiện công việc của ngành xuất khẩu nông, thủy sản. Song các nguồn lực đó không tự chúng phát huy tác dụng, các nguồn lực đó phải được xử lý và sử dụng theo một cách nào đó để tạo nên giá trị. Do vậy, chính tiềm lực của ngành là yếu tố tác động lên đầu ra của sản phẩm.

Tiềm lực được xác định là các công việc thường nhật và quy trình thực hiện của ngành quyết định mức độ hiệu quả và hiệu suất làm việc của ngành

đó trong việc chuyển hóa đầu vào (các nguồn lực) thành đầu ra (sản phẩm bao gồm các hàng hóa vật chất và hàng hóa dịch vụ). Tiềm lực của ngành được tạo ra bởi các yếu tố như: mô hình phối hợp sản xuất của con người với con người, giữa con người với các nguồn lực của ngành khác, phương pháp kết hợp giữa trình độ phát triển kinh tế với tiến bộ khoa học kỹ thuật và các quy trình tiếp nhận các nguồn nguyên liệu cần thiết để sản xuất và chế biến [1].

Như vậy, nếu chúng ta biết kết hợp và phát huy lợi thế về các tiềm lực và các nguồn lực nông thủy sản xuất khẩu thì sẽ tăng được tính cạnh tranh cho hàng nông thủy sản Việt Nam. Để làm được điều đó, chúng ta cần tích lũy, học hỏi những kinh nghiệm và kiến thức để tìm cách tối ưu hóa các nguồn lực sao cho chúng đem lại giá trị cao. Và biến những kiến thức đó thành các năng lực cơ bản có thể có được và trở thành tiềm lực riêng của ngành.

Trên thực tế, một số ngành chưa nắm được cách thức hoạt động này, họ chưa bao giờ có thể phát triển các nguồn lực một cách có hiệu quả, hiệu suất mà phải vật lộn để tồn tại trong thị trường mang tính cạnh tranh và năng động ngày càng cao. Tuy nhiên, ngành xuất khẩu nông thủy sản có thể được hưởng những kết quả tốt đẹp trước mắt mà không cần có lợi thế cạnh tranh lớn nhưng về lâu dài rất khó giữ được những kết quả đó. Bởi vì trong nhiều năm nữa, các nguồn tài nguyên thủy hải sản trên biển sẽ cạn kiệt. Hơn nữa, sự biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng xấu tới khả năng sản xuất và nuôi trồng của ngành nông thủy sản. Vì vậy, điều quan trọng là các nhà hoạch định chiến lược của ngành phải biết đâu là điểm mạnh, điểm yếu của các nguồn lực, tiềm lực, năng lực của ngành. Để từ đó có thể giúp định ra hướng đi lâu dài cho toàn nghành.

1.3. CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM

Số liệu thống kê cho thấy, có tới gần 97% các doanh nghiệp của Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V). Vì thế DNN&V đóng vai trò rất quan trọng không chỉ trong ngành nông thủy sản nói riêng mà cả trong nền kinh tế nói chung [23].

1.3.1. Khái niệm và tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V

)

1.3.1.1. Tiêu chí xác định DNN&V ở một số nước trên thế giới

Doanh nghiệp nhỏ và vừa tuy có mặt ở nhiều nền kinh tế trên thế giới, nhưng lại không có một điểm chung thống nhất giữa các quốc gia về khái niệm cũng như tiêu thức xác định DNN&V. Điều này thể hiện sự khác nhau về hoàn cảnh lịch sử, điều kiện chính trị, kinh tế xã hội giữa các quốc gia, đồng thời thể hiện sự khác nhau trong các chính sách ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các DNN&V.

Qua thực tế nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có điều kiện kinh tế và trình độ phát triển gần tương tự Việt Nam, có thể thấy rằng các nước này sử dụng hai nhóm tiêu chí phổ biến để xác định các DNN&V là: tiêu chí định tính và tiêu chí định lượng [17].

Tiêu chí định tính dựa trên đặc trưng cơ bản của các DNN&V như: chuyên môn hóa thấp, số đầu mối quản lý ít, mức độ phân cấp hiệu quả trong hệ thống quản lý thấp…Các tiêu chí này có ưu thế là phản ánh đúng bản chất của vấn đề nhưng thường chỉ được dùng làm cơ sở tham khảo, kiểm chứng mà ít được sử dụng làm cơ sở để xác định quy mô doanh nghiệp do việc xác định các tiêu chí định tính này với các doanh nghiệp khá khó khăn.

Tiêu chí định lượng có thể bao gồm các tiêu chí như: số lao động, tổng giá trị tài sản (tổng nguồn vốn), doanh thu hoặc lợi nhuận. Trong đó vốn và số lao động được áp dụng nhiều nhất làm tiêu chí xác định các DNN&V. Dưới đây là cách xác định DNN&V ở một số khu vực và quốc gia trên thế giới.


Khu vực EU

Liên minh châu âu EU là khu vực có các DNN&V phát triển rất mạnh (80% số doanh nghiệp EU có số lượng dưới 100 người).

Tiêu chí xác định DNN&V ở EU căn cứ vào 3 yếu tố chính là:

Số lao động được sử dụng thường xuyên

Doanh số bán hàng năm

Vốn đầu tư cho sản xuất


Bảng 3. Phân loại DNN&V của khu vực EU


Tiêu thức phân loại

Doanh nghiệp nhỏ

Doanh nghiệp vừa

Số lao động tối đa

50 người

250 người

Doanh thu/ năm tối đa

7 triệu EURO

40 triệu EURO

Tổng tài sản/ năm tối đa

5 triệu EURO

27 triệu EURO

Nguồn: DNN&V definition, www.modcontractsuk.com


Tuy nhiên, sự phân biệt này cũng chưa thật xác đáng vì không phân biệt được các doanh nghiệp giữa các nghành trong khi có một thực tế là đặc điểm kinh tế giữa các nghành nhiều khi quyết định quy mô doanh nghiệp [17].

Khu vực ASEAN

Tại các nước ASEAN, khái niệm về DNN&V cũng có sự khác nhau. Song nhìn chung các nước Singapore, Malaysia, Indonesia, Thailand, Philippins đều dựa vào hai tiêu chí cơ bản để phân định một doanh nghiệp thuộc quy mô lớn, nhỏ hay vừa. Đó là: số lượng lao động được sử dụng và tổng vốn đầu tư.

Singapore quan niệm DNN&V là những doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 100 người và vốn đầu tư dưới 1,2 triệu đô la Singapore [17].

Với Malaysia, DNN&V là những doanh nghiệp có số lao động dưới 200 người và vốn đầu tư dưới 2,5 triệu riggit [17].

Nhưng ở Thailand, Indonesia và Philippins có sự phân loại chi tiết hơn thành các doanh nghiệp vừa; doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ. Trong đó doanh nghiệp siêu nhỏ thường là những hộ kinh doanh gia đình.

Qua tìm hiểu về tiêu chí xác định DNN&V ở một số nước ASEAN cho thấy có sự khác nhau trong quan niệm thế nào là DNN&V. Đồng thời sự phân định này chỉ mang ý nghĩa tương đối và chủ yếu căn cứ vào quy mô vốn và số lao động. Do đó các cách xác định DNN&V cũng tồn tại một số nhược điểm giống như cách phân loại doanh nghiệp của một số nước trong khu vực EU, tức là chưa xét đến yếu tố đặc điểm kinh tế ngành.

Mỹ

Mỹ, một cường quốc kinh tế với những tập đoàn khổng lồ hùng mạnh. Mặc dù vậy, vai trò của các DNN&V ở đó cũng rất được đề cao. Việc phân loại các DNN&V cũng đã tính đến sự khác biệt giữa các ngành. Bên cạnh những tiêu chí định lượng như: mức tăng trưởng lợi nhuận hàng năm dưới

150.000 USD trong tất cả các lĩnh vực sản xuất; dịch vụ và thương mại hay các tiêu chuẩn về lao động. DNN&V còn được phân loại theo từng nghành riêng biệt như sau:

- Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp: tổ chức có từ 250 lao động trở xuống được coi là doanh nghiệp nhỏ.

- Trong ngành công nghiệp, dịch vụ và thương mại bán lẻ: doanh nghiệp có từ dưới 100 lao động thì được coi là nhỏ; từ 100 – 1.000 lao động được coi là vừa và từ 1.000 lao động trở lên được coi là lớn và rất lớn [17].

Luật DNN&V của Mỹ còn có thêm một số tiêu chuẩn định tính như: DNN&V là một xí nghiệp độc lập, không ở vào địa vị chi phối trong ngành của mình liên quan. Theo khái niệm này, các DNN&V không phải là công ty con hoặc xí nghiệp vệ tinh của những công ty lớn. Điều này khác hẳn với các DNN&V ở Nhật, các công ty con hoặc xí nghiệp vệ tinh thuộc công ty lớn vẫn được hưởng đặc quyền như các DNN&V.

1.3.1.2. Khái niệm và tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí