Khái Niệm Chiến Lược Và Chiến Lược Xuất Khẩu

nhiều yếu tố tác động nhiều chiều. Một môi trường kinh doanh lành mạnh sẽ có vai trò quyết định đối với hoạt động xuất khẩu. Môi trường kinh doanh bao gồm các yếu tố:

- Tốc độ tăng trưởng GDP, quy mô GDP và GDP/ người, xuất khẩu/GDP, xuất khẩu/ người.

- Sức cạnh tranh của lực lượng kinh doanh trên thị trường, họ có được tự do kinh doanh xuất nhập khẩu hay không, được khuyến khích như thế nào.

- Trình độ quản lý kinh tế vĩ mô của chính phủ:

+ Các chính sách: các chính sách khuyến khích xuất khẩu như thuế quan, tỷ giá hối đoái, thị trường, tín dụng...

+ Các thể chế: thể chế đầu tư, tài chính ngân hàng, doanh nghiệp, các luật về kinh tế khác, các tổ chức hỗ trợ…

- Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội:

+ Hạ tầng có tính chất kỹ thuật, hỗ trợ xuất khẩu: đường xá, cầu cảng, sân bay, vận tải, thông tin – viễn thông…

+ Hạ tầng mềm: luật pháp, dịch vụ vận tải, dịch vụ ngân hàng, chính sách về thuế xuất nhập khẩu, trình độ giáo dục, dịch vụ thông tin viễn thông.

+ Môi trường kinh tế tác động tới khả năng cạnh tranh thông qua việc ổn định kinh tế vĩ mô, giảm chi phí, tạo niềm tin trong kinh doanh, tạo môi trường kinh doanh năng động.

Môi trường chính trị, pháp luật:

Chính trị ảnh hưởng tới rủi ro trong kinh doanh, sự ổn định chính trị có ý nghĩa quan trọng hơn cả thế chế. Nếu một quốc gia không ổn định về chính trị, thường xuyên có những biến động sẽ tạo ra sự bất an và lo sợ rủi ro với các bạn hàng. Một nước muốn phát triển kinh tế, đẩy mạnh hợp tác thương mại quốc tế trước hết phải có ổn định về chính trị.

Chính sách pháp luật đòi hỏi phải hợp lý, chặt chẽ và hiệu lực. Hợp lý tức là phải đòi hỏi xuất phát thực tế, không mâu thuẫn với thông lệ quốc tế,

thông thoáng vì mục tiêu phát triển. Hiệu lực tức là các điều khoản của các nghành luật phải được thực thi bởi một bộ máy nhà nước đủ mạnh.

Môi trường địa lý tự nhiên: ảnh hưởng tới đầu vào của sản xuất, chi phí vận chuyển, quy mô thị trường… và do vậy ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh. Một nước nằm trong khu vực có tiềm năng phát triển kinh tế cao, năng động, vị trí địa lý thuận lợi cho vận tải, rõ ràng sẽ có nhiều ưu thế để phát triển ngoại thương.

Môi trường văn hóa - xã hội: tập quán kinh doanh, những giá trị xã hội, sở thích, dân số, chất lượng lao động… tạo nên những đặc trưng văn hóa của từng nước. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn tới sự thành công trong kinh doanh nói chung và trên thương trường quốc tế nói riêng, ảnh hưởng tới sự hưng thịnh của một quốc gia, sự thành công hay thất bại của một đường lối phát triển.

1.1.3.2. Yếu tố bên ngoài

Đây là yếu tố có tính biến động lớn mà nhiều khi vượt ra ngoài tầm kiểm soát của một nước. Vì vậy khi tham gia thương mại quốc tế phải có những cơ chế chính sách để thích ứng linh hoạt. Một số nhân tố khách quan bên ngoài có ảnh hưởng lớn tới xuất khẩu của một nước [15], đó là:

Xu hướng khu vực hóa, toàn cầu hóa ngày càng phát triển lớn mạnh là một tất yếu phát triển như: sự phát triển của lực lượng sản xuất do sự tiến bộ nhanh chóng của của cách mạng khoa học kỹ thuật. Hầu hết các nước đều thừa nhận và phát triển nền kinh tế thị trường. Sức hấp dẫn của thương mại quốc tế đều được nhiều nước nhận thức và thúc đẩy. Các chính phủ ngày càng quan tâm nhiều tới cải cách cơ chế thị trường và các chính sách đẩy mạnh ngoại thương. Không gian biên giới cho các quan hệ kinh thương mại quốc tế trước hết là thương mại đầu tư dịch vụ…đã và đang được xóa bỏ.

Tất cả các yếu tố này là tiền đề quan trọng thúc đẩy phân công lao động quốc tế bằng việc tạo ra môi trường hợp tác, hòa bình ổn định cùng phát triển

trong một nền thương mại quốc tế toàn cầu. Một nước có chính sách hợp lý để tham gia thương mại quốc tế càng sâu rộng thì cơ hội cho phát triển xuất khẩu là rất lớn.

Tình hình kinh tế thế giới: muốn nói đến tốc độ tăng trưởng là yếu tố có ảnh hưởng lớn tới xuất khẩu của một nước. Khi kinh tế của các bạn hàng chủ lực tăng trưởng tốt khiến cho cầu tiêu dùng tăng lên và do đó cầu nhập khẩu cũng tăng lên, điều này làm tăng xuất khẩu của nước đó. Ngược lại sẽ làm giảm xuất khẩu.

Các đối thủ cạnh tranh: các quốc gia có lợi thế so sánh tương tự nhau sẽ là các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trên thị trường quốc tế. Quốc gia nào có chính sách khuyến khích thương mại quốc tế phát triển như: hội nhập, hợp tác, thuế quan, tỷ giá, … hợp lý nhất sẽ là những nước có lợi thế cạnh tranh nhất và do đó có khả năng tăng quy mô xuất khẩu. Mặt khác chính sách hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ hay những quy định của nước bạn hàng sẽ có tác động trực tiếp tới cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu. Do đó để khuyến khích xuất khẩu thì mỗi nước phải có chính sách linh hoạt với điều kiện của từng quốc gia bạn hàng cũng như điều kiện quốc tế.

1.2. CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU NÔNG THUỶ SẢN VIỆT NAM


Qua phần lý luận chung về xuất khẩu, có thể thấy tầm quan trọng rất lớn của xuất khẩu với nền kinh tế Việt Nam, nền kinh tế nông nghiệp mà trong đó hàng xuất khẩu chủ yếu là ngành hàng nông thủy sản. Hàng năm, kim ngạch xuất khẩu nông thủy sản chiếm tỷ trọng khá lớn trong kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước và xuất khẩu hàng nông thủy sản đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế quốc gia. Vì thế xây dựng chiến lược xuất khẩu hàng nông thủy sản Việt Nam ra nước ngoài là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, để xây dựng được chiến lược phù hợp với thực trạng của toàn ngành nông thủy sản thì cần phải có hiểu biết đúng đắn về chiến lược

trên phương diện toàn nghành và quốc gia. Phần tiếp sau sẽ giải thích rõ về chiến lược và chiến lược xuất khẩu nông thủy sản.

1.2.1. Khái niệm chiến lược và chiến lược xuất khẩu


1.2.1.1. Khái niệm chiến lược:

Từ xa xưa, theo quan niệm của người Hy Lạp cổ đại, thuật ngữ chiến lược bắt nguồn với hai từ “Stratos” ( quân đội, bầy đoàn) và “agos” (lãnh đạo, điều khiển). Thông thường người ta hiểu chiến lược là khoa học và nghệ thuật chỉ huy quân sự, được ứng dụng để lập kế hoạch tổng thể và tiến hành những chiến dịch có quy mô lớn [1].

Từ thập kỷ 60 (thế kỷ 20), quan niệm về chiến lược đã phát triển dần theo nhận thức khác và được hiểu là việc xác định những mục tiêu cơ bản dài hạn của nghành và thực hiện chương trình phân hành động cùng với việc phân bổ các nguồn lực cần thiết để đạt được các mục tiêu đã xác định. Theo một cách nói khác thì chiến lược là phương thức mà các nghành sử dụng để định hướng tương lai nhằm đạt được và duy trì sự phát triển bên trong và bên ngoài của mình.

Theo quan điểm hiện đại, chiến lược là tập hợp những quyết định và hành động nhằm mục tiêu phối hợp các năng lực và nguồn lực của ngành đáp ứng được những cơ hội, thách thức từ bên ngoài. Chiến lược còn đưa ra những hành động định hướng mục tiêu và những hoạt động để thực hiện chiến lược [1].

Tóm lại, chiến lược của một ngành bao gồm không chỉ những gì ngành đó muốn thực hiện, mà còn là cách thức thực hiện những công việc đó. Một hành động riêng lẻ, đơn giản không phải là chiến lược. Chiến lược của ngành cần được xây dựng sao cho nó phải tính đến những điểm mạnh cơ bản của một loạt các hành động có tính quyết định (các nguồn lực và năng lực) và những cơ hội, thách thức của môi trường [10].

1.2.1.2. Khái niệm chiến lược xuất khẩu

Theo cách tiếp cận về chiến lược đã được trình bày ở trên, chúng ta hiểu chiến lược không chỉ được sử dụng ở phạm vi một quốc gia mà còn có thể là chiến lược ở một ngành hoặc thậm chí một doanh nghiệp. Chiến lược của một ngành được xác định ở một tầm nhìn chiều sâu, có tính định hướng, bao quát và làm cơ sở cho những hoạch định phát triển trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Mỗi một quốc gia, mỗi một ngành hay một doanh nghiệp muốn hòa nhập với xu hướng phát triển chung của thế giới đều phải có tầm nhìn chiến lược xuất khẩu trọng điểm. Theo diễn đàn thương mại quốc tế, chiến lược xuất khẩu của quốc gia nói chung và của ngành nói riêng là những hướng dẫn cần thiết về việc phát triển nguồn lực nào cần thiết, vì mục tiêu gì, được sử dụng bởi ai và như thế nào.

Như vậy, chiến lược xuất khẩu là định hướng tổng thể nhằm khai thác tối đa và có hiệu quả các nguồn lực, phát huy lợi thế so sánh quốc gia nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, nhằm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Chiến lược xuất khẩu chính là sự cụ thể hóa của chiến lược phát triển kinh tế trong lĩnh vực xuất khẩu và phải phù hợp với phương hướng, mục tiêu, chương trình hành động trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội [16].

1.2.2. Nội dung của chiến lược xuất khẩu nông thủy sản

1.2.2.1. Phân tích các nguồn lực nông thủy sản xuất khẩu

Khái niệm chiến lược và chiến lược xuất khẩu ở phần trên đều đề cập tới việc làm thế nào để huy động, khai thác tối đa và phân bố hiệu quả các nguồn lực. Tuy nhiên, các nguồn lực đơn giản chỉ là những điều kiện phù hợp mà ngành có thể tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Các nguồn lực cũng có thể hiểu là: nhân lực; vật chất; tài chính; các nguồn lực vô hình khác. Các nguồn lực kể trên đều có thể trở thành yếu tố để tiến hành sản xuất xuất khẩu [1].

Phân tích các nguồn lực nông sản xuất khẩu:

Nước ta có nguồn tài nguyên rất dồi dào, phong phú tạo điều kiện cho việc phát triển nông nghiệp. Các mặt hàng nông sản của Việt Nam theo cách nhìn nhận chung của thế giới đều là những mặt hàng chủ lực để Việt Nam xuất khẩu. Thế nhưng những nguồn lực nào cấu thành nên ngành nông sản xuất khẩu? Đó là:

- Thứ nhất, điều kiện tự nhiên là yếu tố khách quan không thể thiếu được trong việc sản xuất và xuất khẩu nông sản. Đó là điều kiện đầu tiên quyết định việc sản xuất nông nghiệp. Nó bao gồm các đặc điểm của đất đai; địa chất; khí hậu. Đất nông nghiệp nước ta đa dạng và phong phú, có thể trồng chuyên canh theo từng vùng và theo từng thời kỳ nhiều loại cây nông nghiệp ngắn ngày và dài ngày cho năng suất cao. Mặt khác, nước ta có dải phù sa rộng lớn do hai con sông lớn bồi đắp là sông Hồng và sông Cửu Long. Điều này tạo điều kiện rất thuận lợi cho nước ta phát triển cây lúa nước. Hàng năm kim nghạch xuất khẩu gạo của nước ta tăng liên tục. Hiện nay, nước ta xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới chỉ sau Thái Lan. Rõ ràng rằng cây lúa nước là loại cây nông nghiệp ưu thế và chủ lực của nước ta.

Địa hình nước ta phân bố không đồng đều, 20% là đồng bằng, còn lại 80% là núi và cao nguyên. Do đặc điểm của địa hình như vậy nên thuận lợi cho việc phát triển trồng nhiều loại cây nông nghiệp khác nhau có giá trị xuất khẩu cao như: cao su, cà phê, chè, hạt điều,… Các loại cây này phù hợp với địa hình và khí hậu của từng vùng và cho năng suất cao [22].

Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên khí hậu phân bổ thành hai mùa mưa và khô rõ rệt. Vì thế, nước ta có điều kiện phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng về cây trồng và vật nuôi. Hơn nữa, khí hậu phân hóa đa dạng, phức tạp là điều kiện phát triển các vùng chuyên canh sản xuất nông sản với quy mô lớn, với đa dạng các sản phẩm nông nghiệp độc đáo như các cây ăn quả có nguồn gốc nhiệt đới, ôn đới. Điều này tạo điều kiện để sản xuất và xuất khẩu các giống cây ăn trái đặc sản nổi tiếng ra thị

trường nước ngoài để các loại đặc sản này không chỉ có giá trị ở trong nước mà còn có uy tín cao trên thị trường thế giới.

- Thứ hai, nguồn nhân lực là yếu tố chủ quan có vai trò quyết định, mang tính chiến lược trong xuất khẩu nông sản. Do đặc điểm của nước ta là nền kinh tế vẫn mang tính chất nông nghiệp, nên phần lớn lao động tập trung trong ngành sản xuất này.

Bảng 1. Tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp trong từng năm

Đvt:%


Năm

Tỷ lệ lao động (%)

2000

50,0

2002

38,2

2004

38,8

2006

32,6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Chiến lược dài hạn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam xuất khẩu hàng nông sản ra nước ngoài - 3

Nguồn: Báo cáo phát triển Việt Nam 2008. Số liệu được trình bày dưới dạng tỷ lệ phần trăm của dân số trong độ tuổi từ 15 đến 64. Số liệu về việc làm dựa trên nghề chính của đối tượng.

Số liệu thống kê cho thấy, hàng năm từ 2000 đến cuối năm 2006, tỷ lệ lao động tập trung trong ngành nông nghiệp vẫn rất cao. Điều đó chứng tỏ nguồn lao động này rất đông đảo và có tác động lớn tới ngành sản xuất nông nghiệp.

Hơn nữa, phần lớn dân số chủ yếu tập trung ở các vùng đồng bằng, ven biển và một số ít bộ phận dân số còn lại thì sống ở miền núi và trung du. Đây là các nhân tố tích cực tham gia vào hoạt động sản xuất và chế biến các sản phẩm nông sản và họ ý thức được rằng sản xuất phục vụ cho xuất khẩu nông sản mới là chỗ dựa vững chắc đảm bảo đời sống kinh tế của chính họ và của cộng đồng. Thế nhưng, phần lớn lao động tập trung trong ngành nông nghiệp là lao động thủ công, trình độ thấp, và do chưa có quy hoạch tập trung đầy đủ cho việc phân vùng chuyên canh và hướng dẫn sản xuất cụ thể cho từng địa

phương nên hầu như người nông dân sản xuất hàng ra mà không biết đến đầu ra của sản phẩm và nơi tiêu thụ sản phẩm cũng như sản xuất nhiều khi quá thừa hoặc không đủ so với cầu thị trường. Do vậy, yêu cầu đặt ra là bên cạnh chính sách khuyến nông giúp người dân mở rộng và nâng cao năng suất thì cần phải có những chính sách hỗ trợ nông dân nhằm nâng cao hiểu biết về nhu cầu của thị trường. Đặc biệt là tầm quan trọng của thị trường nguồn cung cho xuất khẩu nông sản. Một hướng đi đầy hứa hẹn cho cuộc sống của họ.

- Thứ ba, trình độ phát triển kinh tế nông nghiệp. Những nước nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn như nước ta là những nước công nghiệp đang phát triển, nên việc chế biến các sản phẩm nông nghiệp hoàn toàn đạt chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế là chưa đảm bảo. Các nước đang phát triển cần nhiều ngoại tệ mạnh để nhập khẩu vật tư, máy móc, thiết bị. Vì vậy, phải chấp nhận xuất khẩu nông sản thô. Bên cạnh đó, các nước kinh tế phát triển muốn nhập nông sản thô về chế biến nhằm nâng cao giá trị kinh tế của sản phẩm và hiệu quả kinh doanh. Vì vậy, để mở rộng quy mô sản xuất, nhất là thị trường nông sản đòi hỏi phải có một số vốn tích lũy, kinh nghiệm trong ngành nghề nông sản về trồng lúa, chè, cao su, cà phê,…Muốn vậy, chúng ta phải nâng cao trình độ phát triển kinh tế nông nghiệp bằng việc tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm của một số nước có hiệu quả trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản.

- Thứ tư là môi trường công nghệ. Thực tế cho thấy công nghệ có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất nuôi trồng và chất lượng của sản phẩm chế biến. Vì thế, công nghệ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất và chế biến xuất khẩu của ngành nông sản. Vì vậy, soạn thảo chiến lược xuất khẩu phải tính đến công nghệ. Sự tiến bộ của kỹ thuật có thể tác động sâu sắc đến chất lượng của những sản phẩm nông sản. Vì vậy mà công nghệ là một yếu tố tác động tới thị trường của các nhà cung cấp; nhà phân phối; người cạnh tranh; khách hàng; quá trình sản xuất và chế biến; và vị thế cạnh tranh của ngành.

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí