Bài khóa luận có kết cấu như sau:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1. Tổng quan về chiến lược xuất khẩu nông thủy sản và vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Chương 2. Hoạt động xuất khẩu nông thủy sản và đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam .
Chương 3. Một số giải pháp nhằm xây dựng chiến lược dài hạn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông thủy sản ra nước ngoài.
Em xin chân thành cảm ơn Cô giáo, Thạc sĩ Vũ Huyền Phương, giảng viên Khoa Kinh Tế và Kinh Doanh Quốc Tế đã hướng dẫn tận tình và đưa ra những lời khuyên cho em để em có thể định hướng và hoàn thành khóa luận. Em cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người thân đã giúp đỡ và động viên để em có thể hoàn thành tốt bài viết này.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU NÔNG THỦY SẢN VIỆT NAM VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
Có thể bạn quan tâm!
- Chiến lược dài hạn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam xuất khẩu hàng nông sản ra nước ngoài - 1
- Khái Niệm Chiến Lược Và Chiến Lược Xuất Khẩu
- Tổng Số Lao Động Làm Việc Trong Ngành Thủy Sản Từ 2002- 2007
- Số Lượng Dnn&v Đăng Kí Kinh Doanh Mới Từ Năm 2000
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU
1.1.1. Khái niệm xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu hàng hóa là việc bán hàng hóa cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Nói một cách khác, xuât khẩu là những sản phẩm được sản xuất trong một nước này và được đem bán cho một nước khác [14].
Mục đích của hoạt động xuất nhập khẩu là khai thác được lợi thế của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế để thu được nhiều lợi ích kinh tế nhất. Khi việc trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia có lợi, các quốc gia đều tích cực tham gia mở rộng hoạt động này. Hoạt động xuất khẩu là hình thức cơ bản của ngoại thương, đã xuất hiện rất lâu đời và ngày càng phát triển. Tuy hình thức đầu tiên chỉ là hàng đổi hàng, song ngày nay xuất khẩu đang tồn tại ở nhiều ở nhiều hình thức khác nhau như:
Xuất khẩu trực tiếp: đây là hình thức xuất khẩu các hàng hóa và dịch vụ do chính doanh nghiệp sản xuất ra, hoặc đặt mua từ các doanh nghiệp trong nước, sau đó xuất khẩu các sản phẩm này ra nước ngoài với danh nghĩa là hàng của mình [14].
Xuất khẩu ủy thác: trong hình thức này đơn vị ngoại thương đóng vai trò trung gian xuất khẩu làm cho đơn vị sản xuất những thủ tục cần thiết để xuất hàng và hưởng phần trăm theo giá trị hàng xuất đã được thỏa thuận.
Buôn bán đối lưu: đây là hoạt động giao dịch mà trong đó hoạt động xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với hoạt động nhập khẩu. Người bán đồng thời là người mua, lượng hàng trao đổi tương đương.
Xuất khẩu theo Nghị định thư: đây là hình thức xuất khẩu hàng hóa (thường là để gán nợ) được ký theo nghị định thư giữa hai chính phủ. Xuất khẩu theo hình thức này có nhiều ưu đãi như khả năng như khả năng thanh toán chắc chắn, do Nhà nước trả cho đơn vị xuất khẩu, giá cả hàng tương đối cao, việc thực hiện sản xuất thu mua có nhiều ưu tiên. Song, hình thức này chỉ áp dụng ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, còn bây giờ rất ít được sử dụng.
Xuất khẩu tại chỗ: hàng hóa xuất khẩu không bắt buộc phải vượt biên giới quốc gia mới đến được tay khách hàng, do vậy mà giảm được chi phí và rủi ro trong quá trình vận chuyển và bảo quản hàng hóa. Các thủ tục trong hình thức xuất khẩu này rất đơn giản.
Gia công quốc tế: đây là hình thức xuất khẩu, trong đó một bên gọi là bên nhận gia công nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác ( gọi là bên đặt gia công) để chế biến ra thành phẩm, giao lại cho bên đặt gia công và nhận chi phí gia công.
Tạm nhập tái xuất: để tiến hành hoạt động này phải có ít nhất ba chủ thể thuộc ba quốc gia khác nhau: nước xuất khẩu, nước tái xuất và nước nhập khẩu.
Như vậy, hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện kinh tế, từ xuất khẩu hàng hóa tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất máy móc thiết bị và công nghệ kỹ thuật cao. Tất cả các hoạt động đó đều nhằm mục tiêu đem lại lợi ích cho các quốc gia tham gia.
1.1.2. Vai trò của xuất khẩu với nền kinh tế Việt Nam
1.1.2.1. .Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hóa đất nước
Công nghiệp hóa đất nước là con đường tất yếu mà mọi quốc gia phải trải qua để khắc phục tình trạng nghèo nàn, chậm phát triển của đất nước. Đặc biệt là với nước ta, chúng ta đã bỏ qua giai đoạn trung gian là tư bản chủ
nghĩa để tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội. Do vậy, công nghiệp hóa càng đóng vai trò quan trọng hơn trong việc phát triển kinh tế đất nước.
Có nhiều con đường để thực hiện công nghiệp hóa đất nước, tuy nhiên có thể nói rằng con đường hướng về xuất khẩu là hiệu quả nhất. Bởi vì để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, cần phải có một số vốn ngoại tệ lớn để nhập khẩu máy móc, trang thiết bị hiện đại. Nguồn ngoại tệ để nhập khẩu được hình thành từ các nguồn như: xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ, hoạt động dịch vụ thu ngoại tệ… Tuy nhiên, trong số những nguồn thu này thì nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu là ổn định và hiệu quả nhất. Nó quyết định quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu. Còn nguồn thu từ các hình thức khác tuy rất cần thiết nhưng xét về lâu dài cũng phải trả bằng cách này hay cách khác [3].
Mặc dù khi quá trình công nghiệp hóa đang diễn ra, xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng nhanh, thị trường trong nước sẽ mở rộng, thúc đẩy nhanh hơn quá trình tham gia vào tự do hóa thương mại. Do vậy, cơ hội đầu tư; vay nợ; nhận viện trợ… từ nước ngoài sẽ tăng lên. Tuy nhiên cơ hội đó chỉ tăng lên khi các chủ đầu tư, các tổ chức cho vay thấy được khả năng xuất khẩu - nguồn vốn tự do duy nhất để trả nợ - trở thành hiện thực.
1.1.2.2. Xuất khẩu đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển
Cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi vô cùng mạnh mẽ. Đó là thành quả của sự phát triển không ngừng của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong những thập kỷ qua. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa để thích nghi phù hợp với thực trạng và xu hướng phát triển của kinh tế thế giới là tất yếu.
Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Thứ nhất, xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản xuất vượt quá nhu cầu nội địa. Trong trường hợp nền kinh tế còn chưa linh động và chậm phát triển như nước ta, sản xuất về cơ bản còn chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng nếu chỉ thụ động chờ sự “thừa ra” của sản xuất thì quy mô của xuất khẩu vẫn cứ nhỏ bé và tăng trưởng chậm. Khi đó xuất khẩu sẽ không có kế hoạch và phải phụ thuộc vào nhu cầu tiêu dùng trong nước mà vốn không phải là thị trường của xuất khẩu. Vì thế, sản xuất và sự thay đổi cơ cấu kinh tế sẽ rất chậm chạp [3].
Thứ hai là, coi thị trường và đặc biệt thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất. Quan điểm thứ hai xuất phát từ nhu cầu của thị trường thế giới để tổ chức sản xuất. Điều đó có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, thể hiện ở:
- Xuất khẩu tạo điều kiện cho các nghành khác có cơ hội phát triển thuận lợi. Trong điều kiện phát triển kinh tế, xuất khẩu tạo ra thị trường kích thích phát triển sản xuất trong nước đặc biệt là nông nghiệp và công nghiệp chế xuất. Qua đó kích thích việc tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và cải tiến cơ cấu hàng hóa để có thể có đủ khả năng cạnh tranh trên thị thế giới. Bên cạnh đó việc thúc đẩy xuất khẩu còn cho phép mở rộng quy mô sản xuất, kéo theo nhiều nghành nghề mới phát triển. Chẳng hạn như khi phát triển hàng dệt may xuất khẩu sẽ tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội đầy đủ cho việc phát triển các nghành sản xuất nguyên liệu như bông, vải sợi, …Hay sự phát triển của nghành công nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu gạo, chè, cà phê, thủy hải sản … sẽ thúc đẩy sự phát triển của các nghành sản xuất nông nghiệp và các ngành công nghiệp chế biến có liên quan.
- Xuất khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần cho sản xuất phát triển và ổn định. Thị trường nội địa vốn rất nhỏ bé so với thị trường thế giới. Để có thể tiếp cận với quy mô thị trường thế giới, cần phải tăng cường khả năng xuất khẩu. Xuất khẩu không chỉ những sản phẩm mà trong
nước sản xuất dễ dàng mà cả những sản phẩm thị trường có nhu cầu. Thông qua đó, xuất khẩu làm tăng khả năng tiếp cận thị trường bên ngoài đồng thời với việc tăng hiệu quả quy mô sản xuất trong nước.
- Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế - kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Điều này muốn nói đến xuất khẩu là phương tiện quan trọng tạo ra vốn và kỹ thuật, tiến bộ khoa học công nghệ từ thế giới bên ngoài vào Việt Nam nhằm hiện đại hóa nền kinh tế của đất nước, tạo ra một năng lực sản xuất mới.
- Thông qua xuất khẩu, hàng hóa của nước ta sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về cả giá cả và chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất thích nghi với nhu cầu thị trường.
- Xuất khẩu làm cho các doanh nghiệp trong nước có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận với thị trường thế giới. Thông qua đó, không những các doanh nghiệp có khả năng mở rộng quan hệ hợp tác thương mại mà còn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải đổi mới hoàn thiện công tác quản lý kinh doanh, sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, giá thành. Tuy nhiên, thị trường thế giới luôn là môi trường tốt để các doanh nghiệp học hỏi những kinh nghiệm kinh doanh, trình độ quản lý và khả năng tiếp cận bạn hàng của các doanh nghiệp, công ty nước ngoài.
1.1.2.3. Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân
Giải quyết công ăn việc làm cho người dân vốn là một trong những mối quan tâm lớn của mỗi quốc gia trong quá trình hoạch định chính sách kinh tế xã hội. Khi chủ trương thực hiện con đường công nghiệp hóa, chính phủ nhằm đạt tới việc thu hút một lực lượng lao động lớn, góp phần giải quyết công ăn việc làm. Thông qua xuất khẩu, hàng triệu lao động phục vụ cho quá trình sản xuất hàng xuất khẩu sẽ có việc làm, thu nhập ổn định. Đặc biệt là
những nghành nghề đòi hỏi sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn chất lượng cao như: nghành nghề thủ công, mỹ nghệ truyền thống, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm,…Hơn thế nữa, việc xuất khẩu hàng hóa là hướng ra thị trường nước ngoài nơi luôn đòi hỏi sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Vì vậy, xuất khẩu không những tạo thêm công ăn việc làm mà còn nâng cao trình độ hay tay nghề của công nhân.
Bên cạnh đó, xuất khẩu tạo nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng ngày càng phong phú thêm nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
1.1.2.4. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta, nâng cao vị trí và vai trò của Quốc gia trên thị trường quốc tế
Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại phụ thuộc lẫn nhau. Xuất khẩu là một hoạt động kinh tế đối ngoại, khi xuất khẩu phát triển nó cũng là cơ sở để thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại khác phát triển theo như các quan hệ về chính trị và ngoại giao. Mặt khác, các quan hệ chính trị, kinh tế, ngoại giao phát triển mạnh lại tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu phát triển.
Tóm lại, xuất khẩu có vai trò rất lớn đối với quá trình phát triển kinh tế và việc thúc đẩy xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu sắc hiện nay [3].
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu
1.1.3.1. Yếu tố bên trong
Là các yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới xuất khẩu bao gồm yếu tố về nguồn lực sản xuất; môi trường kinh doanh; môi trường chính trị, pháp luật; môi trường địa lý, tự nhiên; môi trường văn hóa, xã hội [15].
Nguồn lực sản xuất: là các yếu tố cốt lõi của một quá trình sản xuất bao gồm:
- Nguồn nhân lực: số lượng lao động, khả năng, kiến thức và kỹ thuật.
- Tài nguyên thiên nhiên: đất đai, khoáng sản, nhiên liệu, môi trường.
- Vốn: máy móc, thiết bị, nhà xưởng, cơ sở hạ tầng…
- Công nghệ: kiến thức khoa học, bí quyết quản lý, bí quyết kỹ thuật, môi trường công nghệ,…
Trong thương mại quốc tế đây là bốn yếu tố mà sự khác biệt không chỉ thuần túy về mặt số lượng mà yếu tố quan trọng hơn đó là chất lượng của các nguồn lực này sẽ quyết định chi phí tương đối trong sản xuất. Sự khác biệt của bốn yếu tố này sẽ tạo ra những lợi thế so sánh cho các quốc gia. Các nước đang phát triển thường chỉ có lợi thế so sánh cấp thấp (lao động, tài nguyên). Đó là những lợi thế trong việc các quốc gia đó có lực lượng lao động lớn hay có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú… Việc tận dụng các lợi thế này để sản xuất và xuất khẩu là con đường ngắn nhất để tăng tích lũy tạo vốn cho công nghiệp hóa. Cùng với việc đẩy mạnh xuất khẩu các nước này có điều kiện tạo ra những lợi thế mới với trình độ nguồn nhân lực, công nghệ và vốn lớn hơn.
Ngày nay, xét từ góc độ nguồn lực sản xuất thì lợi thế so sánh về trình độ cũng như trình độ phát triển của một nước sẽ thay đổi. Khi trình độ nguồn nhân lực và khả năng đổi mới công nghệ được nâng lên, các yếu tố vốn, nguyên vật liệu, công nghệ đều có thể mua hoặc vay từ nước ngoài nhưng chỉ sử dụng hiệu quả và ổn định bởi những lao động có kỹ năng và được đào tạo cùng một môi trường kích thích sự đổi mới công nghệ liên tục.
Môi trường kinh doanh: là các yếu tố xúc tác cho hoạt động xuất khẩu. Lợi thế so sánh của một quốc gia sẽ không được khai thác có hiệu quả nếu như các lực lượng kinh doanh trong nước không có được một môi trường khuyến khích xuất khẩu. Môi trường kinh doanh có tính chất phức tạp với