Về Hiệu Lực Của Việc Chia Tài Sản Chung Vợ Chồng Trong Thời Kỳ Hôn Nhân

Việc chia tài sản chung được thể hiện dưới hình thức văn bản. Văn bản thỏa thuận chia tài sản của vợ chồng được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc quy định của pháp luật. Tuy nhiên, cũng như Luật HN&GĐ năm 2000 thì Luật HN&GĐ năm 2014 chưa có quy định nào thể hiện việc thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng bắt buộc phải công chứng. Ví dụ vợ chồng anh C dùng tài sản chung để kinh doanh, việc kinh doanh thua lỗ và công ty của họ bị phá sản. Nhằm để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ đối với các chủ nợ, vợ chồng anh đã thỏa thuận chia toàn bộ tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Do chưa có các quy định của pháp luật bắt buộc việc thỏa thuận chia tài sản chung vợ chồng phải công chứng tại các cơ quan có thẩm quyền nên rất khó kiểm soát những trường hợp như của vợ chồng anh C nói trên. Theo tác giả, ngoài việc phải có quy định bắt buộc văn bản thỏa thuận chia tài sản chung vợ chồng phải được công chứng thì cũng cần có quy định là vợ chồng phải công khai việc chia tài sản chung đối với người thứ ba có liên quan đến các giao dịch về tài sản với vợ chồng.

3.1.3. Về hiệu lực của việc chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Theo quy định của pháp luật, hiệu lực của văn bản thỏa thuận về chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được xác định theo những thời điểm khác nhau. Tùy vào hình thức chia tài sản chung của vợ chồng là thỏa thuận hay yêu cầu Tòa án giải quyết mà thời điểm này khác nhau. Trường hợp nếu văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng không xác định rõ thời điểm có hiệu lực thì việc chia tài sản sẽ có hiệu lực từ ngày tháng năm lập văn bản. Đối với các văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng mà được lập tại Văn phòng công chứng thì thời điểm có hiệu lực thường là ngay sau khi hai bên ký và được công chứng. Ví dụ như văn bản thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân mà cụ thể là quyền sử dụng đất và

tài sản gắn liền với đất giữa ông Nguyễn Văn C và bà Nguyễn Thị X tại Văn phòng công chứng Hà nội. Do ông bà không có thỏa thuận cụ thể về thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung nên trong văn bản thỏa thuận có quy định thời điểm có hiệu lực là “ ngay sau khi ký và được công chứng”. Ngoài ra, đối với các trường hợp yêu cầu Tòa án giải quyết thì việc chia tài sản sẽ có hiệu lực từ ngày Quyết định cho chia tài sản chung của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Từ thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật đã cho thấy những điểm còn hạn chế và thiếu chặt chẽ. Việc quy định thời điểm có hiệu lực đối với trường hợp vợ chồng thỏa thuận và lập văn bản về việc chia tài sản chung là từ thời điểm được xác định trong văn bản đã tạo ra kẽ hở để các bên vợ chồng hợp lý hóa việc chia tài sản và trốn tránh nghĩa vụ tài sản đối với người thứ ba. Vì vậy, cần phải thống nhất về thời điểm có hiệu lực của văn bản thỏa thuận chia tài sản chung vợ chồng để tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến việc chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân [23, tr.79-80].

3.1.4. Về hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung khi một bên vợ hoặc chồng đầu tư kinh doanh riêng trong thời kỳ hôn nhân

Luật HN&GĐ năm 2014 đã quy định cụ thể về hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân “Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng” [36]. So với Luật HN&GĐ năm 2000 thì HN&GĐ năm 2014 đã quy định thêm về trường hợp “vợ chồng có thỏa thuận khác” thể hiện sự tôn trọng của pháp luật đối với sự tự do ý chí, thỏa thuận của vợ chồng. Đồng thời những thỏa thuận của vợ chồng về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân cũng không làm

thay đổi quyền, nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước đó giữa vợ, chồng với người thứ ba.

Như vậy, quy định về hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung vợ chồng thì chỉ phần tài sản được chia và hoa lợi, lợi tức phát sinh từ đó mới được coi là tài sản riêng còn các tài sản khác vẫn chịu sự chi phối của quy chế pháp lý về tài sản chung. Sau khi chia tài sản chung và một bên vợ hoặc chồng sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh riêng thì người đó hoàn toàn chủ động và có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến tài sản này mà không chịu sự chi phối của người kia. Theo các quy định về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng thì người chồng, vợ không trực tiếp kinh doanh vẫn có quyền thể hiện ý chí khi vợ hoặc chồng định đoạt phần tài sản riêng mà tài sản đó đã đưa vào sử dụng, hoa lợi, lợi tức là nguồn sống duy nhất của gia đình. Vì vậy, cần phải có quy định cụ thể về vấn đề này. Bởi vì khi đã chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân để một bên vợ hoặc chồng kinh doanh riêng thì phần hoa lợi, lợi tức thu được từ hoạt động kinh doanh đó là tài sản riêng. Chia tài sản chung để một bên vợ hoặc chồng đầu tư kinh doanh riêng không có những mâu thuẫn nội tại trong quan hệ vợ chồng mà chỉ là vấn đề không thống nhất được việc dùng tài sản để đầu tư, kinh doanh. Việc quy định hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo Điều 40 của Luật HN&GĐ năm 2014 là phù hợp. Theo quy định tại Điều 33 của Luật HN&GĐ năm 2014, trong thời kỳ hôn nhân mọi tài sản mà vợ chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng đều được coi là còn tài sản chung của vợ chồng. Khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, vì quan hệ vợ chồng vẫn đang tồn tại và do tính chất cộng đồng của hôn nhân chi phối nên thu nhập do lao động, do hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên vợ chồng về

nguyên tắc vẫn là tài sản chung của vợ chồng. Việc quy định trên cũng không phù hợp với mong muốn của vợ chồng khi có yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, bởi xuất phát từ các lý do như thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng, đầu tư kinh doanh riêng hay các lý do chính đáng khác mà vợ chồng yêu cầu chia tài sản chung, nhưng không vì thế mà họ muốn chấm dứt chế độ tài sản chung vợ chồng. Việc quy định vợ chồng được chia tài sản chung để một bên thực hiện đầu tư kinh doanh riêng không chỉ giúp mỗi bên vợ chồng thực hiện mục đích kinh doanh của mình để tìm kiếm lợi nhuận mà nó còn giúp vợ chồng tránh được những căng thẳng không đáng có trong đời sống chung. Sau khi chia tài sản chung, đa số các cặp vợ chồng đều vẫn sống chung chỉ trong những hoàn cảnh đặc biệt họ mới sống riêng. Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không phải là quy định về li thân nên không đương nhiên dẫn đến chế độ biệt sản và do quan hệ vợ chồng vẫn chưa chấm dứt nên giữa họ vẫn có những ràng buộc về mặt pháp lý với nhau, với gia đình và con cái.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, cho thấy quy định về hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là chưa đầy đủ và thiếu thống nhất. Luật HN&GĐ năm 2014 và Nghị định số 126 đã giải quyết vấn đề trên khi quy định cụ thể và rõ ràng việc chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định và những thu nhập phát sinh mà không xác định được là từ việc sản xuất kinh doanh riêng hay từ những tài sản riêng khác của vợ chồng thì thuộc sở hữu chung của vợ chồng.

3.1.5. Về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi chia tài sản chung chưa được pháp luật quy định

Chia tài sản chung của vợ chồng để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh - 8

Sau khi vợ chồng thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân và thỏa thuận đó có hiệu lực thì vấn đề đặt ra là cần phải xác định các

quyền và nghĩa vụ của họ đối với gia đình, con cái và đối với người thứ ba có liên quan.

Thứ nhất, đối với gia đình, con cái Luật HN&GĐ năm 2014 quy định cụ thể những nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng như: nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình; nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường. Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân để một bên vợ hoặc chồng sản xuất kinh doanh riêng không làm chấm dứt quan hệ hôn nhân của họ. Do vậy, giữa vợ và chồng vẫn còn tồn tại những mối quan hệ về nhân thân và tài sản đối với gia đình, con cái. Tuy nhiên, pháp luật hôn nhân gia đình hiện hành vẫn chưa có những quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với gia đình, con cái sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Một trường hợp đặt ra là nếu trong trường hợp vợ chồng thỏa thuận hoặc yêu cầu chia toàn bộ khối tài sản chung và lúc này giữa họ không còn tài sản chung nào nữa, tài sản của ai làm ra thuộc về người đó thì khi đó lợi ích của gia đình, con cái sẽ giải quyết như thế nào? Ai sẽ là người đứng ra chịu trách nhiệm cho những chi phí sinh hoạt tối thiểu của gia đình nếu như giữa vợ chồng không có một thỏa thuận cụ thể? Điều 42 Luật HN&GĐ năm 2014 cũng quy định là việc chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân bị tuyên là vô hiệu khi ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền lợi ích của con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; chia để trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng cấp dưỡng. Tuy nhiên, như thế nào là ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình và nếu có phát hiện ra việc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng; cấp dưỡng thì ai sẽ là người đứng ra yêu cầu Tòa án tuyên bố việc chia tài sản chung của vợ chồng đó là vô hiệu thì pháp luật lại chưa có quy định. Vì vậy,

mặc dù Luật HN&GĐ năm 2014 đã có quy định nhưng để vận dụng vào thực tiễn đời sống thì cần phải có các văn bản hướng dẫn rõ ràng hơn nữa.

Thứ hai, đối với người thứ ba có liên quan thì Luật HN&GĐ năm 2014 đã quy định rõ ràng là quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, việc chia tài sản chung vợ chồng không làm thay đổi quyền, nghĩa vụ về tài sản đã xác lập trước đó của họ, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Như vậy, cho dù vợ chồng có thỏa thuận chia toàn bộ hay một phần tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì cũng không làm chấm dứt các quyền và nghĩa vụ về tài sản của họ đã có trước đó với người thứ ba. Nếu như việc chia tài sản chung của vợ chồng lại nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức thì sẽ bị tuyên là vô hiệu. Vấn đề đặt ra là nếu như vợ chồng cố tình trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì người thứ ba có được quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết hay không? Pháp luật vẫn chưa có những quy định cụ thể về trường hợp này. Đây là những điểm thiếu sót của pháp luật và trong thời gian tới thiết nghĩ cần phải có những văn bản hướng dẫn cụ thể để các quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 được phát huy tác dụng trong thực tế đời sống.

3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân với mục đích đầu tư kinh doanh riêng

Hoàn thiện các quy định của pháp luật về chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân khi một bên vợ hoặc chồng đầu tư kinh doanh riêng không chỉ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của vợ chồng và gia đình nói riêng mà nó còn tạo ra hành lang pháp lý và phù hợp để vợ chồng chủ động tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh, đáp ứng các nhu cầu chính đáng của vợ chồng và có cơ sở pháp lý cần thiết để giải quyết các tranh chấp phát

sinh trong thực tế chia tài sản chung của vợ chồng hiện nay. Để đảm bảo tính thực thi của pháp luật cần phải hoàn thiện những quy định về một số nội dung cụ thể sau:

3.2.1. Về quyền yêu cầu chia tài sản chung để một bên đầu tư kinh doanh riêng

Vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân để đầu tư kinh doanh riêng. Trong quá trình thực hiện các công việc kinh doanh, khi vợ hoặc chồng có nghĩa vụ tài sản riêng thì nghĩa vụ tài sản đó được thực hiện bằng tài sản riêng của họ, tài sản chung của vợ chồng không được sử dụng cho việc thanh toán các khoản nợ này trừ khi vợ chồng có thỏa thuận. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là trong nhiều trường hợp người có nghĩa vụ tài sản riêng không có hoặc không đủ tài sản riêng để thực hiện nghĩa vụ của mình với người thứ ba và họ cũng không thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng hoặc không yêu cầu Tòa án chia tài sản chung nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình. Trong trường hợp này nếu không thừa nhận quyền yêu cầu của người thứ ba (chủ nợ) về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì sẽ khó mà bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Tuy nhiên, nếu quy định cho họ có quyền yêu cầu Tòa án buộc vợ chồng phải chia tài sản chung để người có nghĩa vụ thực hiện việc trả nợ cho họ cũng không hợp lý, bởi việc chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là quyền nhân thân gắn liền với vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân. Nếu quy định người thứ ba có quyền này thiết nghĩa là không hợp lý. Để khắc phục những hạn chế trên về quyền yêu cầu chia tài sản chung đồng thời nhằm góp phần bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người thứ ba khi họ tham gia vào các quan hệ tài sản liên quan đến vợ hoặc chồng thì pháp luật có thể quy định họ có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố việc chia tài sản chung vợ, chồng là vô hiệu nếu như có

những căn cứ chứng minh việc chia tài sản đó nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ với họ.

3.2.2. Về hình thức của việc chia tài sản chung để một bên đầu tư kinh doanh riêng

Trong hai hình thức chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì hình thức vợ chồng thỏa thuận và lập thành văn bản là phổ biến hơn, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều điểm chưa hợp lý. Chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân để một bên đầu tư kinh doanh riêng là một trường hợp đặc thù. Tài sản mang vào đầu tư kinh doanh và tài sản không mang vào đầu tư kinh doanh, những tài sản phát sinh trong quá trình đầu tư kinh doanh và những tài sản khác phát sinh trong đời sống vợ chồng là rất khó xác định. Vì vậy, văn bản thỏa thuận chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân phải thể hiện trung thực, rõ ràng việc chia tài sản chung và văn bản này cần phải được công chứng tại các cơ quan có thẩm quyền để có cơ sở giải quyết những tranh chấp phát sinh sau này. Cần phải quy định về hình thức của thỏa thuận chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Cụ thể là: trong mọi trường hợp văn bản thỏa thuận chia tài sản của vợ chồng phải được công chứng tại các cơ quan có thẩm quyền. Quy định này, một mặt nhằm nâng cao giá trị pháp lý cho các thỏa thuận của vợ chồng đồng thời nó cũng là căn cứ pháp lý để bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba có liên quan trong các quan hệ tài sản với vợ chồng, đảm bảo quyền lợi cho gia đình, con cái. Hiện nay, công chứng là một dịch vụ công thuận lợi, các văn phòng, phòng công chứng phát triển rộng rãi, thủ tục nhanh gọn, dễ dàng để thực hiện. Cả Luật HN&GĐ năm 2000 và Luật HN&GĐ năm 2014 đều chưa có quy định này. Vì vậy, theo tác giả cần phải bổ sung quy định bắt buộc văn bản thỏa thuận chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân phải được công chứng để góp phần nâng cao giá trị pháp lý của văn bản, đồng thời cũng

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 22/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí