tiên trong Luật HN&GĐ năm 1986 và tiếp tục được ghi nhận, phát triển trong Luật HN&GĐ năm 2000 và mới nhất là Luật HN&GĐ năm 2014. Theo quy định tại Luật HN&GĐ năm 2000 thì vợ chồng có thể yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân khi thuộc vào một trong các trường hợp như: vợ chồng thực hiện đầu tư kinh doanh riêng; vợ chồng thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hay trường hợp có lý do chính đáng khác [27, Điều 29]. Đến Luật HN&GĐ năm 2014 thì những quy định về chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân tiếp tục được ghi nhận và hoàn thiện hơn, Điều 38 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định “Trong thời kỳ hôn nhân vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này, nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết” [36]. Luật HN&GĐ năm 2014 không quy định về việc chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được tiến hành trong những trường hợp nào như Luật HN&GĐ năm 2000. Điều đó có nghĩa là bất cứ lúc nào, vì lý do gì vợ chồng đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân miễn là việc chia tài sản chung đó không làm ảnh hưởng đến lợi ích chung của gia đình, lợi ích hợp pháp của con cái và không nhằm mục đích trốn tránh các nghĩa vụ về tài sản theo quy định tại Điều 42 Luật HN&GĐ năm 2014.
Chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân để một bên vợ hoặc chồng đầu tư sản xuất kinh doanh riêng là một trường hợp khá phổ biến nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường như hiện nay khi nhu cầu kinh doanh của các cá nhân phát triển không ngừng. Có những cặp vợ chồng xuất phát từ điều kiện thực tế của gia đình họ quyết định chỉ cần một bên tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, một bên tham gia vào các quan hệ lao động khác hoặc ở nhà chăm sóc con cái, cũng có thể vợ hoặc chồng thuộc vào các đối tượng không được phép thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Luật Doanh nghiệp [31].
Các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh là nguồn mang lại những khoản lợi ích vật chất to lớn nếu như người kinh doanh nắm bắt được thời cơ, hiểu rõ thị trường và có đầu óc nhạy bén, tuy nhiên nó cũng là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro, đôi khi có thể làm cho chủ thể kinh doanh “khuynh gia bại sản”. Chính vì thế mà không phải trong mọi trường hợp vợ chồng đều thống nhất được với nhau thực hiện công việc kinh doanh vì những rủi ro có thể xảy ra ảnh hưởng tới đời sống gia đình, con cái. Tuy nhiên nếu như một bên vợ hoặc chồng vẫn quyết tâm với kế hoạch kinh doanh của mình thì họ có thể yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Việc đem đầu tư khối tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng khi hai bên chưa đi đến thống nhất về kế hoạch đầu tư kinh doanh sẽ làm cho người muốn đầu tư kinh doanh mất đi tính chủ động, mất đi “thời cơ kinh doanh” đồng thời cũng làm tăng mâu thuẫn không đáng có trong đời sống vợ chồng. Tài sản chung của vợ chồng là do cả vợ chồng cùng chung sức tạo lập, vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung. Chính vì vậy, việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho một bên vợ hoặc chồng tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh riêng. Sự riêng biệt về tài sản giữa vợ và chồng khi chia toàn bộ tài sản chung hoặc chia một phần khối tài sản chung tạo điều kiện cho người trực tiếp kinh doanh có một khối tài sản của riêng, không bị phụ thuộc vào người chồng hoặc vợ kia. Họ chủ động về vốn và chủ động thực hiện công việc kinh doanh. Vì vậy, chia tài sản chung để vợ hoặc chồng tiến hành sản xuất kinh doanh riêng là một lý do hoàn toàn chính đáng. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường phát triển việc khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng sản xuất để làm giàu cho xã hội là việc làm cần thiết, cùng với đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp về tài sản cho mỗi cá nhân. Quy định của pháp luật về chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân với mục đích sản xuất kinh doanh riêng chính là bảo vệ
quyền tự do kinh doanh của mỗi công dân nói chung và của cá nhân vợ hoặc chồng nói riêng.
Tuy nhiên quyền yêu cầu chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân bị ràng buộc, hạn chế và không được công nhận nếu việc chia tài sản chung đó thuộc một trong những trường hợp được quy định tại Điều 42 của Luật HN & GĐ năm 2014. Khi việc chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, còn đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự và không có tài sản để tự nuôi mình thì sẽ bị vô hiệu. Quyền kinh doanh của cá nhân vợ, chồng luôn được pháp luật tôn trọng nhưng nếu như việc vợ chồng chia tài sản chung nhằm mục đích sản xuất kinh doanh riêng của một bên mà làm ảnh hưởng đến lợi ích của gia đình và con cái thì pháp luật sẽ không thừa nhận. Trong mối quan hệ gia đình thì vấn đề lợi ích chính đáng của gia đình và con cái luôn được ưu tiên hàng đầu bởi vì xuất phát từ nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình là xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc. Ngoài ra, nếu như việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ như: nuôi dưỡng, cấp dưỡng; nghĩa vụ bồi thường thiệt hại; nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản; nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức; nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước và các nghĩa vụ khác có liên quan theo quy định của pháp luật thì cũng sẽ bị vô hiệu. Pháp luật tôn trọng sự tự do thỏa thuận của các chủ thể tham gia giao dịch nói chung và của vợ chồng trong việc chia tài sản chung nói riêng. Tuy nhiên, sự thỏa thuận đó không được làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các cá nhân, tổ chức khác trong xã hội. Quyền tự do định đoạt tài sản của vợ chồng trong trường hợp này chỉ được pháp luật bảo vệ trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của các chủ thể khác.
2.2. Phương thức chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nhằm mục đích sản xuất kinh doanh riêng của vợ hoặc chồng
Vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đã được ghi nhận kể từ Luật HN&GĐ năm 1986, tuy nhiên pháp luật giai đoạn này mới chỉ dừng lại ở quy định về quyền yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân mà chưa có quy định cụ thể về việc chia toàn bộ hay một phần khối tài sản đó. Luật HN&GĐ năm 2000, và Luật HN&GĐ năm 2014 tiếp tục kế thừa những quy định của Luật HN&GĐ năm 1986 và đã phát triển thêm những quy định mới phù hợp hơn với nhu cầu thực tiễn. Điều 30 HN&GĐ năm 2000 có quy định như sau: “Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu riêng của mỗi người, phần tài sản còn lại không chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng”, [27, tr.22]. Luật HN&GĐ năm 2014 đã quy định cụ thể và rõ ràng hơn việc chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, theo đó “Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này, nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết” [36, Điều 38, Khoản 1]. Với quy định này có thể hiểu vợ chồng có thể chia một phần hoặc chia toàn bộ khối tài sản, có thể thỏa thuận chia hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết. Đối với trường hợp vợ, chồng yêu cầu Tòa án thì dù là chia một phần hay chia toàn bộ khối tài sản chung Tòa án sẽ giải quyết việc chia tài sản chung theo quy định tại Điều 59, tức là chia tài sản như khi vợ chồng ly hôn.
Chia một phần tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Đối với trường hợp chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nhằm mục đích đầu tư sản xuất kinh doanh riêng thì nhu cầu về vốn của người kinh doanh là rất quan trọng. Căn cứ vào nhu cầu về vốn để đầu tư vào sản xuất,
kinh doanh mà vợ, chồng chỉ yêu cầu chia một phần trong khối tài sản chung của vợ chồng. Phần tài sản chung được chia là tổng số tài sản chung được chia đều cho hai bên. Trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng về tài sản mà mỗi bên vợ, chồng sẽ được một phần tương ứng khi chia tài sản. Tuy nhiên tùy vào từng dự án kinh doanh mà vợ hoặc chồng chỉ chia một phần tài sản hoặc một nhóm tài sản nhất định, đó có thể là quyền sử dụng đất hay một khoản tiền, ngoại tệ hay một loại tài sản khác đủ để đáp ứng nhu cầu về vốn của hoạt động sản xuất kinh doanh. Các tài sản còn lại chưa chia thì vẫn thuộc quyền sở hữu chung của cả hai vợ chồng. Thực tế thì có rất nhiều các cặp vợ chồng chỉ yêu cầu chia một phần tài sản, nhưng đồng thời cũng có nhiều trường hợp vợ chồng lại yêu cầu chia toàn bộ khối tài sản chung. Trong nhiều trường hợp vợ chồng yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không phải do mâu thuẫn về tình cảm, mà chỉ đơn giản vợ chồng muốn có nguồn vốn để đầu tư kinh doanh riêng, mang lại lợi nhuận cho bản thân và gia đình, đảm bảo được khả năng thực hiện nghĩa vụ tài sản của họ đối với người thứ ba, cũng như tạo ra sự an toàn cho lợi ích chung và duy trì tính bền vững của gia đình. Vì vậy, vợ chồng vẫn có quyền và nghĩa vụ bình đẳng trong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt các giao dịch dân sự có liên quan đến tài sản chung của vợ chồng. Việc vợ chồng chỉ chia một phần tài sản trong khối tài sản chung vẫn phải đảm bảo những quy định của pháp luật về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng.
Có thể bạn quan tâm!
- Chia tài sản chung của vợ chồng để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh - 2
- Các Nguyên Tắc Cơ Bản Của Việc Chia Tài Sản Chung Vợ Chồng Trong Thời Kỳ Hôn Nhân
- Sự Cần Thiết Của Việc Chia Tài Sản Chung Vợ Chồng Trong Thời Kỳ Hôn Nhân Để Sản Xuất Kinh Doanh Riêng
- Quyền Và Nghĩa Vụ Của Vợ Chồng Đối Với Con Chung Và Đời Sống Chung Của Gia Đình Sau Khi Chia Tài Sản Chung
- Quyền Và Nghĩa Vụ Của Vợ Chồng Đối Với Người Thứ Ba Khi Chia Tài Sản Chung Trong Thời Kỳ Hôn Nhân Để Một Bên Sản Xuất, Kinh Doanh Riêng
- Về Hiệu Lực Của Việc Chia Tài Sản Chung Vợ Chồng Trong Thời Kỳ Hôn Nhân
Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.
Chia toàn bộ tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Ngoài trường hợp vợ chồng yêu cầu chia một phần tài sản trong khối tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì pháp luật còn cho phép vợ chồng chia toàn bộ khối tài sản chung đó. Chia toàn bộ tài sản có nghĩa là chia tất cả những tài sản chung tại thời điểm chia, vợ chồng có những tài sản gì thì đem chia hết, kể cả những phần tài sản đang vay người khác, cho người khác vay,
trừ những trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Việc chia toàn bộ tài sản chung được đặt ra trong trường hợp vợ chồng cần một số lượng lớn tài sản để thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với người thứ ba hoặc để thành lập, mở rộng quy mô của dự án đầu tư kinh doanh riêng của mình. Một lý do nữa là họ muốn tách bạch hoàn toàn về tài sản để người tiến hành sản xuất kinh doanh có thể chủ động hoàn toàn trong công việc kinh doanh đồng thời nếu có rủi ro xảy ra thì khi đó sẽ không liên quan đến phần tài sản của bên còn lại. Tuy nhiên, cũng như trường hợp chia một phần tài sản thì việc chia toàn bộ tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân cũng phải tuân theo những quy định của pháp luật để tránh tình trạng vợ chồng trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản đối với người thứ ba, ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của cộng đồng, xã hội. Luật HN&GĐ năm 1986 quy định về trường hợp chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đó là “khi hôn nhân tồn tại, nếu một bên yêu cầu và có lý do chính đáng, thì có thể chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định ở Điều 42 của Luật này” [25, Điều 18]. Điều này có nghĩa là tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia như khi ly hôn, chia tất cả và chấm dứt sở hữu chung. Luật HN&GĐ năm 2000 không quy định rõ ràng về trường hợp này. Luật HN&GĐ năm 2014 và Nghị định số 126/2014/NĐ-CP đã quy định cụ thể về vấn đề trên đồng thời cũng đã khắc phục được những điểm thiếu sót và chưa phù hợp từ những quy định pháp luật trước đó. Luật HN&GĐ năm 2014 quy định vợ chồng có thể chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Nguyên tắc giải quyết yêu cầu chia tài sản chung vợ chồng vẫn dựa trên nguyên tắc chia như khi ly hôn, đó là chia đôi và có xem xét đến công sức đóng góp của từng người.
Theo quy định tại Nghị định số 126/2014/NĐ-CP thì việc chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định. Sau khi chia tài sản chung nếu những tài sản có
được từ việc khai thác tài sản riêng của vợ chồng mà không xác định được đó là thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh của vợ, chồng hay là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng thì sẽ thuộc sở hữu chung của vợ chồng. Ngoài ra, Nghị định số 126/2014/NĐ-CP cũng nêu rõ những hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng đã được chia, và tài sản riêng khác có từ trước của vợ, chồng cũng sẽ thuộc tài sản riêng của vợ, chồng. Những tài sản riêng khác ở đây có thể hiểu là những tài sản riêng của vợ, chồng có trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân và các tài sản khác theo quy định của pháp luật là tài sản riêng của vợ, chồng [36, Điều 43]. Nghị định số 126/2014/ NĐ-CP đã quy định rõ ràng về cách thức cũng như nguyên tắc áp dụng giải quyết yêu cầu chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Đây là điểm tiến bộ hơn so với các quy định pháp luật trước đó.
2.3. Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân để vợ hoặc chồng sản xuất kinh doanh riêng
Luật HN&GĐ năm 2014 có quy định về hậu quả của việc chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, như sau:
Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng [36, Điều 40].
Quy định nói trên chỉ mới đề cập đến việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng và hoa lợi, lợi tức của các bên sau khi chia mà chưa có quy định về quyền và nghĩa vụ cụ thể của vợ chồng đối với nhau, của vợ chồng đối với gia đình và con cái. Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng nhằm mục đích đầu tư sản xuất kinh doanh riêng của một
bên không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng về mặt pháp lý, giữa họ vẫn còn tồn tại những mối quan hệ về nhân thân và tài sản.
2.3.1. Quan hệ nhân thân
Việc chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nhằm mục đích đầu tư kinh doanh riêng của một bên không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật, quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng vẫn tồn tại như trước khi tiến hành chia tài sản chung. Quan hệ nhân thân giữa vợ chồng vẫn chịu sự điều chỉnh từ Điều 17 đến Điều 23 của Luật HN&GĐ năm 2014. Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng là những lợi ích nhân thân mà mỗi bên vợ chồng được hưởng khi họ xác lập quan hệ hôn nhân, những quan hệ này không mang nội dung kinh tế, nó gắn liền với vợ chồng và không thể chuyển giao cho người khác. Mặc dù vợ chồng có chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nhưng giữa họ vẫn tồn tại các quyền và nghĩa vụ như chung thủy, yêu thương, chăm sóc và quý trọng lẫn nhau, bình đẳng, đại diện cho nhau và thừa kế tài sản nếu trong trường hợp một bên chết trước…. Mục đích của hôn nhân là xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. Để hôn nhân đạt được mục đích đó thì điều cơ bản là vợ chồng phải yêu thương nhau, chung thuỷ với nhau, quý trọng, chăm sóc giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Xuất phát từ tình yêu thương mà vợ chồng chung thuỷ với nhau, tình cảm của họ trước sau như một. Chính hai yếu tố đó đã giúp cho vợ chồng chung sống hạnh phúc và là cơ sở để duy trì quan hệ hôn nhân bền vững. Thực tế cho thấy nhiều cặp vợ chồng yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nhằm mục đích tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh riêng vì không muốn ảnh hưởng đến lợi ích gia đình, mặt khác đảm bảo đời sống ổn định của gia đình, đây là điểm tích cực cần được khuyến khích.
Khi vợ chồng tiến hành chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nhằm mục đích sản xuất kinh doanh riêng thì thường xảy ra hai trường hợp, đó là