Những Vướng Mắc Trong Việc Áp Dụng Pháp Luật Về Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Trong Thời Kỳ Hôn Nhân

Chương 3‌

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ

CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN


3.1 Những vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Luật HN&GĐ năm 2000 ra đời và có hiệu lực thi hành đã góp phần hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, đáp ứng được nhu cầu chính đáng của vợ, chồng và góp phần củng cố chế độ HN&GĐ. Bên cạnh những thành tựu đạt được, một số quy định về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân còn quy định chưa cụ thể, thiếu hướng dẫn chi tiết dẫn đến việc áp dụng pháp luật chưa thống nhất. Ngoài ra, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội của đất nước đã làm cho các quan hệ tài sản của vợ chồng ngày càng phức tạp nên việc áp dụng vào thực tiễn các quy định chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bộc lộ nhiều điểm bất cập, chưa hợp lý. Đó là:

3.1.1 Những vướng mắc trong quy định của pháp luật

Luật HN&GĐ đã quy định khá chi tiết về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nhưng trên thực tế việc giải quyết các vụ việc này cũng gặp nhiều khó khăn, có nhiều vướng mắc cần phải giải quyết. Chẳng hạn như việc xác định lý do chính đáng để chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là rất khó khăn, hay việc căn cứ vào nguyên tắc nào để chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, dựa vào công sức đóng góp hay dựa vào các nguyên tắc khác? Điều này chưa được pháp luật hiện hành quy định cụ thể.

Thứ nhất, “lý do chính đáng khác” để vợ chồng chia tài sản chung chưa quy định đầy đủ. Lý do chính đáng thì rất nhiều, nhưng pháp luật hiện hành lại không giải thích, cũng như không có quy định cụ thể về “lý do chính

đáng”. Trên thực tế có rất nhiều vợ chồng có mâu thuẫn cá nhân và không thỏa thuận được nên yêu cầu chia tài sản chung nhưng không muốn chấm dứt hôn nhân. Tuy nhiên, trong Luật HN&GĐ năm 2000 và các văn bản hướng dẫn chi tiết chưa hướng dẫn chi tiết về lý do này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Ví dụ, Chị Vương Thị Hạnh và anh Nguyễn Văn Nhiên kết hôn với nhau vào năm 2000, có đăng ký kết hôn. Sau khi kết hôn, chị Hạnh về sống chung với gia đình chồng. Chưa đầy một năm thì hai vợ chồng phát sinh mâu thuẫn và sống ly thân với nhau. Quá trình chung sống hai người có một người con chung tên là Nguyễn Minh Tâm, sinh ngày 15/9/2001. Sự việc đã được chính quyền địa phương động viên hòa giải để hàn gắn tình cảm vợ chồng nhưng không thành. Anh Nhiên nhất quyết đòi ly hôn với chị Hạnh, còn chị Hạnh thì không đồng ý ly hôn nhưng có yêu cầu chia tài sản chung.

Về tài sản chung của vợ chồng: chị Hạnh khai gồm tư trang ngày cưới 10 chỉ vàng 24K; tiền 3.000.000 đồng cộng thêm tài sản riêng của chị số tiền

Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật Việt Nam - 11

2.000.000 đồng và 3 chỉ vàng 24K. Toàn bộ tài sản trên hai vợ chồng gom vào mở tiện mua bán phụ tùng xe gắn máy do anh Nhiên quản lý. Ngoài ra chị Hạnh còn đưa anh Nhiên số tiền 2.000.000 đồng để anh Nhiên mua chiếc xe gắn máy Trung Quốc mà anh Nhiên đang chạy. Còn anh Nhiên thì thừa nhận tài sản anh đang quản lý như chị Hạnh khai là đúng. Duy chỉ có chiếc xe máy Trung Quốc anh đang chạy, chị Hạnh khai có đưa 2.000.000 đồng để hùn mua là không có, đây là tài sản riêng của anh. Do mâu thuẫn gay gắt không thể hàn gắn được nên anh yêu cầu xin ly hôn, chia tài sản chung và hoàn lại phần tài sản riêng của chị Hạnh như chị Hạnh yêu cầu.

Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 10/DSST ngày 17/9/2002 của TAND huyện C.K đã tuyên bố chấp nhận yêu cầu xin chia tài sản chung của chị Hạnh căn cứ theo điều 29 của Luật HN&GĐ năm 2000. TAND huyện C.K đã tuyên xử buộc anh Kiên thanh toán cho chị Hạnh 5 chỉ vàng 24K, số tiền

1.500.000đ trong khối tài sản chung của vợ chồng. Đồng thời thanh toán tiếp cho chị Hạnh 3 chỉ vàng 24K và 2.000.000đ là tài sản riêng của chị Hạnh. Tổng cộng là 8 chỉ vàng 24K và 3.500.000đ (Ba triệu năm trăm ngang đồng). Bác yêu cầu của chị Hạnh cho rằng có đưa 2.000.000 đồng tiền góp vào mua xe gắn máy với anh Nhiên.

Khi chị Hạnh và anh Nhiên không đồng ý với nên đã có đơn kháng cáo không đồng ý với toàn bộ quyết định của án sơ thẩm nên yêu cầu tòa án xem xét lại. Tại Bản án số 04/DSPT ngày 15/1/2003 của TAND tỉnh TV không có thay đổi nhiều về nội dung so với bản án sơ thẩm trước đó. Tòa án cấp phúc thẩm đã chấp nhận kháng cáo của chị Hạnh và yêu cầu anh Nhiên phải thanh toán cho chị Hạnh số tiền 3.000.000 đồng trong khối tài sản chung của vợ chồng. Đồng thời thanh toán tiếp cho chị Hạnh 3 chỉ vàng 24K và 2.000.000 đồng là tài sản riêng của chị Hạnh. Tổng cộng anh Nhiên phải thanh toán cho chị Hạnh 8 chỉ vàng 24K và 5.000.000 đồng.

Qua vụ việc trên cho thấy, việc giải quyết của cơ quan tòa án tại hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm nêu trên là chưa thực sự chính xác, bởi cả hai bản án đều lấy lý do chia tài sản chung do vợ chồng mâu thuẫn không thể hàn gắn được và có yêu cầu chia tài sản chung. Vậy, dẫn chiếu theo quy định của pháp luật hiện hành, lý do chị Hạnh đưa ra có phù hợp hay không? Trong khi đó, anh Dũng lại có đơn xin ly hôn và không muốn chia tài sản chung, cơ quan tòa án lại không xem xét đến nguyện vọng chính đáng này. Bởi vậy, cả hai bản án này chưa bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của anh Dũng.

Trên thực tế, bên cạnh lý do vợ chồng mâu thuẫn không thể hàn gắn được và yêu cầu chia tài sản chung để ở riêng, còn có một số lý do khác Tòa án vẫn thụ lý và giải quyết cho vợ chồng. Chẳng hạn như trường hợp của bà Tô Thị Niển và ông Huỳnh Văn Chi.

Bà Tô Thị Niển và ông Huỳnh Văn Chi chung sống với nhau trên 44

năm và sinh được 11 người con chung, hiện còn sống 9 người, có gia đình ở riêng 6 người, còn lại 3 người sống chung với ông bà. Cuộc sống gia đình ấm no, hạnh phúc. Đến năm 1995 thì phát sinh mâu thuẫn, bà cho rằng ông Chi hà hiếp, đánh đạp bà, từ đó bà Niên bỏ nhà ra đi cho đến năm 2001. Vì ông bà lớn tuổi không làm đơn xin ly hôn mà chỉ yêu cầu chia tài sản chung của bà Niển và ông Chi. Tài sản chung của vợ chồng ông bà gồm có: 01 căn nhà trên; 01 căn nhà dưới 03 căn tất cả là đòn tay cột kèo bằng cây dầu, lợp lá; đất ruộng 25.580 m2 đã cho anh Bóng trước đây hết 5.580m2, còn lại 20.000m2; đất trồng cây hàng năm 4.820 m2; đất trồng cây lâu năm 3.620m2.

Tại bản án số 27/DSST ngày 21/11/2001 của TAND huyện D.H đã chấp nhận chia tài sản chung của vợ chồng ông Chi, bà Niển. Công nhận sự thỏa thuận giữa bà Niển và ông Chi, ông Chi đồng ý giao cho bà Niển được hưởng 10.000m2 đất trồng lúa tại thửa 674 trong diện tích chung 25.580 m2; buộc ông Chi giao cho bà Niển được quyền sử dụng 4.820 m2 đất trồng cây lâu năm; buộc ông Chi giao cho bà Niển số tiền 2.892.000 đồng trị giá một nửa căn nhà giao cho ông Chi được quyền sở hữu.

Việc TAND huyện D.H giải quyết như trên là đúng đắn, tuân thủ quy định của pháp luật về xác định lý do chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân và phù hợp với mong muốn chính đáng của ông Chi và bà Niển, đảm bảo tính bền vững của gia đình.

Qua hai bản án trên cho thấy lý do vợ chồng có mâu thuẫn hoặc vợ chồng lớn tuổi không muốn ly hôn để yêu cầu chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại là rất phổ biến. Ngoài hai lý do trên, thực tế vợ chồng có thể yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân vì lý do một bên vợ hoặc chồng có hành vi ngoại tình và đem tài sản chung cho người khác, hoặc trường hợp vợ chồng có hành vi phá tán tài sản (nghiện hút, cờ bạc, rượu chè,…), đây là những lý do chính đáng tòa án cần xem xét để chấp nhận yêu cầu của vợ

chồng, đảm bảo duy trì đời sống chung của gia đình. Liên quan nội dung này, BLDS và Thương mại Thái Lan có quy định nếu có những lý do chính đáng sau đây thì có thể yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bao gồm: “vợ hoặc chồng gây ra những mất mát tài sản không hợp lý cho tài sản chung hoặc tình trạng có thể dẫn đến phá hủy tài sản chung hay do quản lý kém hoặc thiếu đạo đức mà việc duy trì cộng đồng tài sản sẽ gây phương hại cho người kia” [2]. Vì vậy, pháp luật hiện hành cần đưa ra hướng dẫn cụ thể về việc xác định lý do chính đáng để tạo điều kiện cho vợ chồng thực hiện quyền tài sản của bản thân.

Thứ hai, Luật HN&GĐ năm 2000 không quy định cụ thể về nguyên tắc chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân, tuy nhiên thông qua cách giải quyết của Tòa án các trường hợp chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đã cho thấy đều áp dụng nguyên tắc chia đôi phần tài sản mà vợ chồng có yêu cầu chia. Việc phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được các thẩm phán vận dụng dựa trên nguyên tắc chia đôi khi ly hôn nhằm đảm bảo sự bình đẳng giữa vợ chồng đối với tài sản chung. Khi áp dụng nguyên tắc chia đôi cần được hiểu là khi một bên vợ (chồng) được chia một phần tài sản trong khối tài sản chung thì người vợ (chồng) còn lại cũng được chia một phần tương ứng trừ khi vợ chồng có thỏa thuận khác. Do vậy để tránh sự tùy tiện của tòa án khi giải quyết việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân và đảm bảo quyền bình giữa vợ và chồng trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung, luật cần bổ sung nguyên tắc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân tương tự Luật HN&GĐ năm 1986, cụ thể là việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân phải đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giữa và chồng.

Thứ ba, một trường hợp thực tế xảy ra là nếu vợ chồng lấy lý do chia tài sản chung do có mâu thuẫn nên tòa án giải quyết cho vợ chồng được chia.

Sau khi chia tài sản chung, mỗi người sống riêng mỗi nơi và không còn quan tâm đến lợi ích của các thành viên trong gia đình. Điều này mặc nhiên thừa nhận chế định ly thân hay không? Trên thực tế, hiện tượng ly thân tồn tại khá phổ biến do sự thay đổi về tư duy và những biến động của thị trường. Vì vậy, hiện tượng này được rất nhiều người quan tâm và chia sẽ trên các diễn đàn và các phương tiện truyền thông khác.

Khi mâu thuẫn vợ chồng đi đến căng thẳng, mọi nỗ lực hòa giải hầu như bế tắc thì ý định ly hôn xuất hiện. Nhiều người nảy sinh tâm lý giải quyết càng nhanh càng tốt, không muốn kéo dài tình trạng căng thẳng, bầu không khí gia đình ô nhiễm đầu độc con cái, để lại nhiều di hại. Tuy nhiên do nhiều lý do vướng mắc như con cái, tài sản, danh tiếng mà nhiều gia đình chỉ dừng ở ly thân. Xu hướng này đang xuất hiện ngày càng nhiều tại các khu vực thành thị [51].

Một cuộc điều tra do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Tổng cục Thống kê, với sự hỗ trợ của UNICEF cho thấy, số vụ ly hôn đang tăng nhanh. Nếu năm 2000 chỉ có 51.361 vụ ly hôn thì năm 2005 đã tăng lên 65.929 vụ [3]. Kết quả điều tra cũng cho thấy:

Số lượng các vụ án ly hôn tăng theo các năm có thể do quan niệm xã hội đối với vấn đề ly hôn không nặng nề như trước. Ba nguyên nhân chính về ly hôn là: mâu thuẫn về lối sống, ngoại tình và kinh tế khó khăn [3, tr.21].

Theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu vợ chồng có sống ly thân thì tài sản của mỗi bên tạo ra vẫn đương nhiên được xem là tài sản chung của vợ chồng vì nó được tạo ra trong thời kỳ hôn nhân. Vậy giả sử có trường hợp hai vợ chồng sống ly thân nhưng một bên không chịu lao động và có hành vi phá tán tài sản, còn một bên ra sức lao động để tạo ra của của thì xử lý như thế nào? Quy định này của Luật HN&GĐ năm 2000 đã không đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ chồng. Mặt khác, nhiều vấn đề khác nảy sinh khi vợ

chồng sống ly thân, chẳng hạn như việc chăm sóc và nuôi dưỡng con cái, khi người vợ mang thai trong thời gian sống ly thân được giải quyết như thế nào? Đây là một vướng mắc từ chính những quy định của pháp luật cần được dự liệu phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội.

Thứ tư, đối với quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi chia tài sản chung chưa được pháp luật hiện hành ghi nhận. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống chung của gia đình, đặc biệt là con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động, hoặc mất năng lực hành vi dân sự, bị tàn tật,… Sau khi tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, về mặt pháp lý quan hệ nhân thân không chấm dứt nhưng quan hệ tài sản giữa vợ chồng đã thay đổi. Trong một vài trường hợp mục đích của hôn nhân không thực hiện được.Việc pháp luật cho phép vợ chồng có thể chia tài sản chung mà không quy định trách nhiệm của họ đối với gia đình sau khi chia tài sản chung là một điều cần được xem xét lại. Giả sử, với lý do kinh doanh riêng, vợ chồng thỏa thuận chia toàn bộ tài sản chung, tài sản của ai làm ra thuộc về người đó, thì khi đó cuộc sống chung của vợ chồng, lợi ích gia đình được đặt ở vị trí nào? Trách nhiệm của vợ chồng với con cái sẽ được xử lý như thế nào?... Pháp luật đã quy định: “Tài sản chung của vợ chồng được chi dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng” (khoản 2, Điều 28 Luật HN&GĐ), do vậy không nên đặt ra một quy định quá “mở” như Điều 29 Luật HN&GĐ đã ghi nhận; không nên cho phép vợ chồng được phân chia phần tài sản chung dùng cho nhu cầu của gia đình và thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng; nên quy định phương án cụ thể về việc đóng góp chi phí cho đời sống chung của gia đình tương tự như quy định của BLDS Pháp [27].

Thứ năm, hiện nay pháp luật hiện hành chưa ghi nhận hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu. Điều này gây khó khăn cho việc xác định trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ dân sự

với người thứ ba có liên quan, đặc biệt là khi có tranh chấp xảy ra. Có nhiều trường hợp đã lợi dụng việc chia tài sản chung để trốn tránh việc thanh toán nghĩa vụ với người khác. Chẳng hạn:

Trước đây, chị V có cho bà Nguyễn Thị C. vay tiền. Đến hạn, chị V yêu cầu bà C. thanh toán tiền cho chị V nhưng do bà này không thanh toán nên chị V đã gửi đơn khởi kiện, yêu cầu bà C. thanh toán tiền nợ. Tòa án đã xét xử, tuyên bà C. có nghĩa vụ thanh toán cho chị V số tiền nợ và lãi suất quá hạn. Bản án có hiệu lực pháp luật và chị V làm đơn yêu cầu Thi hành án bằng cách phát mại tài sản là miếng đất diện tích 10 ha. Cơ quan Thi hành án cho biết năm 2003 vợ chồng bà C. có lập văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung với nội dung: Chồng bà C. được toàn quyền quản lý sử dụng phần đất nói trên. Do đó, Cơ quan Thi hành án không thể kê biên khối tài sản này được [50].

Trong trường hợp trên, để chứng minh thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng bà C nhằm trốn tránh nghĩa vụ về tài sản đối với chị V là rất phức tạp, nếu tòa án tuyên bố là vô hiệu thì sẽ căn cứ cơ sở pháp lý nào để giải quyết nhằm đảm bảo lợi ích chính đáng của chị V? Một trường hợp khác cũng khó xác định trách nhiệm của vợ chồng khi vợ chồng đầu tư kinh doanh theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Theo quy định tại Điều 141 Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Tính chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản là một trong những hạn chế của chủ doanh nghiệp. Giả sử trong trường hợp người chồng thành lập doanh nghiệp, nhưng hoạt động không có hiệu quả, dẫn đến thua lỗ. Để trốn tránh việc trả nợ cho các chủ nợ, hai vợ chồng đã thỏa thuận chia tài sản chung cho người vợ được hưởng phần lớn tài sản. Sau khi thỏa thuận chia có hiệu lực, chủ nợ yêu cầu trả nợ thì người chồng không có đủ tài sản riêng để thanh toán vì lúc này các thủ tục hợp thức hóa quyền sở hữu tài sản

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/12/2022