Phương Thức Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Trong Thời Kỳ Hôn Nhân

tòa án có căn cứ xử lý. Có thể đây là điểm “mở” để tòa án có thể căn cứ vào từng điều kiện cụ thể của từng trường hợp để giải quyết yêu cầu hay có thể do các nhà làm luật “bỏ sót” trong quá trình làm luật. Vì vậy, thực tiễn giải quyết rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Khi thụ lý vụ việc, một số tòa án lúng túng không biết phải căn cứ vào đâu để giải quyết hợp lý yêu cầu của vợ chồng? Xuất phát từ đặc trưng của tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất, trong đó tỷ lệ phần quyền sở hữu tài sản của mỗi bên vợ chồng trong khối tài sản chung là ngang bằng nhau. Vì vậy, thiết nghĩ pháp luật hiện hành nên bổ sung nguyên tắc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân áp dụng theo nguyên tắc chia tài sản chung khi ly hôn theo quy định tại Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000.

Khoản 2 - Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định:

Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.

Vì vậy, pháp luật hiện hành cần bổ sung nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có ý nghĩa thiết thực trong công tác xét xử của tòa án nhằm đảm bảo lợi ích chính đáng của vợ chồng.

2.4 Phương thức chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Luật HN&GĐ năm 1986 chỉ ghi nhận vợ chồng có quyền yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, nhưng không quy định có thể chia một phần hay toàn bộ tài sản. Kế thừa và phát triển Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định cụ thể hơn về phương thức chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Điều 29 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định vợ chồng có quyền thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án khi không thỏa thuận được việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Tuy nhiên điều 29 Luật HNGĐ năm 2000 không nêu rõ cụ thể phương thức chia như thế nào? Xem xét Điều 30 Luật HN&GĐ năm 2000 có quy định: “Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu riêng của mỗi người; phần tài sản còn lại không chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng”. Với quy định này có thể hiểu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng được quyền chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung.

2.4.1 Chia một phần tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Chia một phần tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân có nghĩa là chỉ chia một lượng nhất định trong khối tài sản chung của vợ chồng. Khối tài sản chung của vợ chồng được xác định theo Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000:

Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật Việt Nam - 8

Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận [31].

Vợ chồng có quyền thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án chỉ chia một lượng tài sản nhất định trong toàn bộ khối tài sản được xác định tại Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000. Thực tế có rất nhiều gia đình khi yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân chỉ chia một phần tài sản hoặc một nhóm tài sản nhất định. Có thể vợ chồng chỉ yêu cầu chia một phần tài sản là quyền sử dụng đất hoặc chỉ chia phần vốn góp vào một doanh nghiệp để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ hoặc chỉ chia một khoản tiền, một khoản đá quý, kim cương, ngoại tệ hoặc chia một loại giấy tờ có giá…, còn các tài sản khác như nhà ở, công xưởng sản xuất hoặc tư liệu sản xuất khác thì không chia, vẫn thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng. Chẳng hạn có cặp vợ chồng có mong muốn sau: “Vợ chồng tôi có một căn hộ cho thuê, mua bằng tiền của hai vợ chồng. Tôi muốn bán nó để chia tài sản chung với chồng nhưng không phải ly dị thì có được không? [25]”. Như vậy, trong tình huống trên ngoài một căn hộ cho thuê, cặp vợ chồng này có thể còn có nhiều tài sản chung khác nhưng họ chỉ muốn chia căn hộ cho thuê mà không phải chia phần tài sản còn lại. Vì vậy, chúng tôi thấy rằng thông thường giá trị phần tài sản được chia chỉ chiếm một lượng nhất định trong tổng giá trị tài sản chung của vợ chồng. Việc chia một phần tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được vợ chồng sử dụng phổ biến trong cuộc sống, vì giải pháp này phù hợp với mong muốn chính đáng của vợ chồng, vừa bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụ về tài sản của vợ hoặc chồng, đảm bảo được lợi ích chung của gia đình vừa có thể duy trì tính bền vững của gia đình.

Khi chia một phần tài sản chung, vợ chồng có thể thỏa thuận chia phần tài sản đem chia sẽ giao cho một bên vợ, chồng hoặc có thể chia đều cho vợ chồng hoặc chia theo thỏa thuận khác. Đối với thỏa thuận chia một phần tài sản thường ít có khả năng thực hiện việc chia để nhằm mục đích trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản vì phần tài sản đem chia chỉ chiếm rất ít so

với khối lượng tài sản chung hợp nhất của vợ chồng. Tuy nhiên, việc chia một phần tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân vẫn phải đảm bảo yêu cầu theo quy định của pháp luật.

2.4.2 Chia toàn bộ tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Trong trường hợp không thực hiện chia một phần tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, pháp luật HN&GĐ hiện hành cho phép vợ chồng có thể yêu cầu chia toàn bộ tài sản chung.Toàn bộ được hiểu là: “Tất cả những thành phần, bộ phận hợp thành một khối, một chính thể” [51]. Chia toàn bộ tài sản chung là chia tất cả tài sản chung hợp nhất mà vợ chồng tạo dựng được trong thời kỳ hôn nhân theo Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000 tính đến thời điểm có yêu cầu chia.Việc chia toàn bộ tài sản chung được đặt ra trong trường hợp vợ chồng cần một số lượng lớn tài sản để mở rộng quy mô đầu tư kinh doanh hoặc người vợ, chồng có nghĩa vụ về tài sản quá lớn với người thứ ba nên nếu chỉ chia một phần tài sản chung thì không đủ khả năng thực hiện. Vì vậy, chia toàn bộ tài sản chung là giải pháp được lựa chọn trong tình huống này. Tuy nhiên, thực tế không phải vợ chồng nào cũng yêu cầu chia toàn bộ tài sản chung vì việc chia này có thể gặp nhiều rủi ro không mong muốn nên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ giữa vợ chồng và đời sống chung của gia đình, do đó chỉ trong trường hợp thực sự cần thiết vợ chồng mới sử dụng giải pháp chia toàn bộ.

Khi chia toàn bộ tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nếu vợ chồng thỏa thuận thì có thể chia đều tài sản cho mỗi bên hoặc chia cho một bên vợ, chồng có tất cả tài sản hiện có đem chia. Việc chia toàn bộ trong những tình huống này cần phải được cân nhắc vì có thể mục đích chia nhằm trốn tránh việc thực hiện các nghĩa vụ về tài sản đối với người khác. Giả sử trước đó người chồng có nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ với chủ nợ, nhưng do không muốn thực hiện nghĩa vụ này người chồng đã thỏa thuận với chia toàn

bộ tài sản chung cho người vợ. Như vậy, quyền lợi của người thứ ba trong trường hợp này không được bảo đảm. Do đó, tương tự việc chia một phần tài sản chung, việc chia toàn bộ tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo thỏa thuận hay do Tòa án quyết định phải tuân theo quy định của pháp luật để tránh tính trạng vợ chồng trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản với bên thứ ba.

2.5 Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

2.5.1 Về nhân thân

Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là một trường hợp chia đặc biệt, do những nhu cầu chính đáng mà vợ chồng tiến hành chia tài sản chung khi hôn nhân vẫn còn tồn tại. Theo quy định của pháp luật HN&GĐ hiện hành, sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, mặc dù có sự phân chia tài sản giữa vợ và chồng nhưng quan hệ vợ chồng vẫn không chấm dứt, vì vậy các quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng không hề thay đổi, vợ chồng tiếp tục phải thực hiện những quyền và nghĩa vụ đó. Trên cơ sở đó, việc xác định hậu quả pháp lý về nhân thân sau khi chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân cần phải xem xét quyền và nghĩa vụ về nhân thân đối với nhau, quyền và nghĩa vụ về nhân thân đối với gia đình, đặc biệt là đối với con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động, tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự.

Thứ nhất, quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.

Quyền và nghĩa vụ về nhân thân của vợ chồng đối với nhau được pháp luật HN&GĐ quy định xuất phát từ các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp. Các quyền và nghĩa vụ này xuất phát từ các chuẩn mực đạo đức, cách cư xử mang tính tự nhiên và truyền thống vốn đã có từ trước, được coi như nghĩa vụ về đạo đức mà sau này luật quy định

thành các quy tắc xử sự chung. Quyền và nghĩa vụ về nhân thân của vợ chồng đối với nhau là những giá trị tinh thần gắn kết giữa hai người, không tính được bằng tài sản và không thể chuyển giao cho người khác, nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu tình cảm trong đời sống chung của vợ chồng. Vì vậy, sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, quyền và nghĩa vụ về nhân thân của vợ chồng vẫn tiếp tục chịu sự điều chỉnh từ Điều 18 đến Điều 26 của Luật HN&GĐ năm 2000 vì quan hệ vợ chồng không chấm dứt.

Điều 18 Luật HN&GĐ năm 2000 ghi nhận vợ chồng có quyền và nghĩa vụ chung thủy, thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau. Tình nghĩa vợ chồng là nền tảng quan trọng để đảm bảo xây dựng một gia đình hạnh phúc, hòa thuận và đảm bảo tính bền vững trong quan hệ hôn nhân. Đây không chỉ là yêu cầu của pháp luật mà còn là những giá trị đạo đức tồn tại từ xưa đến này mà vợ chồng cần phải tôn trọng trong đời sống chung. Không chỉ dừng lại ở việc thực hiện tình nghĩa của vợ chồng đối với nhau, pháp luật còn đặt ra yêu cầu vợ chồng phải tôn trọng nhau, giữ gìn uy tín, danh dự, nhân phẩm cho nhau. Vợ chồng cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận và giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh để phát huy khả năng, thế mạnh của từng người góp phần hoàn thành những nhiệm vụ, vai trò của mỗi người đối với gia đình nói riêng và xã hội nói chung. Đồng thời cấm vợ, chồng có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau.Việc quy định vợ chồng có nghĩa vụ chung thủy, chăm sóc, giúp đỡ nhau cũng như tôn trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm cho nhằm đảm bảo quyền bình đẳng giữa vợ, chồng trong các quan hệ nhân thân, ngăn chặn tình trạng vợ hoặc chồng có quan hệ nam nữ bất chính với người khác và ngăn ngừa các hành vi bạo lực trong gia đình.

Vợ chồng có quyền bình đẳng với nhau về mọi mặt trong gia đình. Hiện nay, quyền bình đẳng giữa vợ và chồng được BLDS năm 2005 và Luật

HN&GĐ điều chỉnh, cụ thể Điều 40 BLDS năm 2005 quy định: “vợ chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đinh và trong quan hệ dân sự, cùng nhau xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc bề vững” [32], và Điều 19 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định: “vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình” [31]. Quy định này thể hiện sự bình đẳng của vợ chồng khi cùng nhau bàn bạc, quyết định các vấn đề liên quan đến nhân thân và về tài sản của vợ chồng và của mỗi thành viên trong gia đình, liên quan đến đời sống chung của gia đình. Quyền bình đẳng này thể hiện ở quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong việc nuôi dạy con cái; về nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình; về quyền được lựa chọn nghề nghiệp, học tập và tham gia các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau,… Luật HN&GĐ năm 2000 còn ghi nhận vợ chồng có quyền tự do lựa chọn nơi cư trú, không bị ràng buộc bởi tập quán và địa giới hành chính. Vợ chồng có thể lựa chọn nơi cư trú hoàn toàn dựa vào hoàn cảnh thực tế, tính chất hoạt động nghề nghiệp, khả năng tài chính của mỗi người… Ngoài ra, trong trường hợp vợ chồng vì lí do công việc mà không thể cùng lựa chọn một nơi cư trú thì vợ chồng hoàn toàn có thể tự lựa chọn nơi cư trú riêng mà không ảnh hưởng tới việc thực hiện nghĩa vụ đối với nhau và với gia đình.

Sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, quyền đại diện cho nhau giữa vợ, chồng vẫn tồn tại. Luật HN&GĐ năm 2000 quy định vợ chồng có quyền đại diện cho nhau theo ủy quyền hoặc theo pháp luật, vợ chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt các giao dịch mà theo quy định cần có sự đồng ý của cả vợ và chồng. Đồng thời, vợ, chồng cũng có thể đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được tòa án chỉ định là người đại diện.

Bên cạnh việc quy định quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với nhau, sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân trách nhiệm liên đới của vợ, chồng đối với giao dịch do một bên thực hiện vẫn phát sinh trong trường hợp nghĩa vụ phát sinh do một bên vợ, chồng tham gia giao dịch dân sự hợp pháp nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt chung của gia đình. Thông thường các trong trường hợp này đã được vợ chồng mặc nhiên thỏa thuận nên vợ chồng phải chịu trách nhiệm bằng tài sản chung hợp nhất vì các giao dịch này vì mục đích gia đình chứ không phải vì lợi ích riêng của vợ hoặc chồng.

Thực tế cho thấy, nhiều cặp vợ chồng yêu cầu chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân nhằm mục đích tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh riêng vì không muốn ảnh hưởng đến lợi ích gia đình, mặt khác đảm bảo đời sống ổn định của gia đình, đây là điểm tích cực cần khuyến khích. Nếu sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân mà vợ chồng tiếp tục sống chung thì việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ về nhân thân đối với nhau không có thay đổi nhiều so với trước khi chưa chia tài sản chung, việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ này là tương đối đầy đủ. Bởi khi sống chung, họ sẽ dễ dàng hiểu được tâm tư, nguyện vọng của nhau nên có thể cùng nhau trao đổi, góp ý để tránh được những mâu thuẫn, hiểu lầm có thể gây ngụy hại đến đời sống chung của gia đình. Nếu do hoàn cảnh mà sau đó mỗi người sống riêng mỗi nơi thì việc thực hiện quyền và nghĩa vụ về nhân thân đối với nhau lúc này có bị ảnh hưởng hay không? Khi vợ chồng cư trú mỗi người một nơi sau khi chia tài sản chung thì sự quan tâm, giúp đỡ, chăm sóc lẫn nhau sẽ gặp nhiều khó khăn. Điều này phần nào đã phản ánh những rạn nứt trong quan hệ vợ chồng. Nếu vậy có gián tiếp thừa nhận chế định ly thân như quy định của một số quốc gia trên thế giới hay không? Ly thân được hiểu là một chế định pháp luật và là một thuật ngữ pháp lý để chỉ trường hợp vợ chồng phải chung sống riêng rẽ (biệt cư) và tách bạch về tài sản (chế độ biệt sản) mà pháp luật

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 22/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí