Quyền Và Nghĩa Vụ Của Vợ Chồng Đối Với Người Thứ Ba Khi Chia Tài Sản Chung Trong Thời Kỳ Hôn Nhân Để Một Bên Sản Xuất, Kinh Doanh Riêng

bị ảnh hưởng bởi vì sau khi chia tài sản chung vợ chồng có thể vẫn ở chung một nhà nhưng cũng có nhiều trường hợp mỗi người ở một nơi. Nếu như vợ chồng chỉ chia một phần tài sản chung và sau khi chia họ vẫn chung sống cùng nhau thì việc nuôi dưỡng, chăm sóc con cái trong gia đình hầu như ít bị ảnh hưởng, nhưng trong trường hợp vợ chồng chia toàn bộ tài sản và mỗi người sống một nơi khác nhau thì việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với con cái gặp nhiều khó khăn và không được thực hiện đầy đủ. Tuy nhiên, thực tế đã phát sinh vấn đề khi vợ chồng chia toàn bộ tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân và ở riêng thì con chưa thành niên sẽ ở với ai? Trong trường hợp này con chưa thành niên có thể ở với bố hoặc với mẹ theo sự thỏa thuận của vợ chồng, nhưng nếu vợ chồng không có thỏa thuận và có tranh chấp về nuôi con thì Tòa án sẽ giải quyết như thế nào trong khi pháp luật hôn nhân hiện hành chỉ mới dừng lại ở việc quy định cho Tòa án giải quyết tranh chấp về nuôi con khi vợ chồng ly hôn mà chưa đặt ra đối với trường hợp vợ chồng chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Đây là một vấn đề cần được pháp luật xem xét và có quy phạm phù hợp để điều chỉnh.

Quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng đối với gia đình sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Nhu cầu đời sống chung của gia đình bao gồm các lợi ích về tinh thần, vật chất của vợ, chồng và các thành viên khác trong gia đình. Điều 29 và 30 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định vợ chồng có nghĩa vụ đảm bảo điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. Tài sản chung của vợ chồng là cơ sở kinh tế nhằm đáp ứng những lợi ích này. Vợ chồng bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng và định đoạt khối tài sản chung. Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ thực hiện các giao dịch nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của gia đình như việc ăn ở, học hành và các nhu cầu thiết yếu khác nhằm đảm bảo cuộc sống bình thường của các thành

viên trong gia đình. Ngoài ra, trong trường hợp “vợ chồng không có tài sản chung, hoặc tài sản chung không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên” [36, Điều 30, Khoản 2]. Sự kiện chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt quan hệ hôn nhân trước pháp luật, do đó vợ chồng vẫn phải có trách nhiệm chăm lo đời sống chung của gia đình và xuất phát từ lợi ích chung của gia đình. Lợi ích của gia đình luôn được ưu tiên và được đảm bảo nên sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì cả vợ và chồng đều phải có nghĩa vụ liên đới trong trường hợp một bên thực hiện các giao dịch hợp pháp nhằm đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình. Đặc biệt, trong trường hợp vợ chồng ở riêng sau khi chia tài sản chung thì giao dịch do một bên thực hiện mà không có sự thỏa thuận với bên kia là rất phổ biến. Trong những trường hợp như vậy, nếu giao dịch đủ điều kiện hợp pháp và nhằm phục vụ đời sống chung của gia đình ví dụ như chi phí chăm sóc, giáo dục hay chữa bệnh cho con cái… thì vợ chồng vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm. Nghĩa vụ phát sinh trước hết sẽ được thanh toán bằng tài sản chung, nếu như tài sản chung không còn hoặc còn nhưng không đủ thì vợ, chồng phải lấy tài sản riêng để thanh toán.

Một vấn đề khác đặt ra là sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân mà vợ chồng không ở chung cùng các con thì liệu có phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng không? Sau khi chia tài sản chung, đặc biệt là trong trường hợp chia toàn bộ tài sản chung thì tài sản chung về cơ bản là không còn, tài sản riêng của các bên có sự chênh lệch lớn, mặt khác vợ chồng có nghĩa vụ ngang nhau trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng con cái nên phải có nghĩa vụ đóng góp tài sản để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu cho sự phát triển bình thường của con. Cha mẹ là người có nghĩa vụ nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên bị tàn tật, bị mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao

động và không có tài sản để tự nuôi mình. Do đó, nếu một bên vợ hoặc chồng không sống cùng con mà trốn tránh thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng thì buộc phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Luật HN&GĐ năm 2014 quy định “Cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con” [36, Điều 110]. Luật HN&GĐ năm 2000 mới chỉ quy định nghĩa vụ cấp dưỡng của vợ hoặc chồng đối với con cái trong trường hợp vợ chồng ly hôn mà chưa có quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng trong trường hợp vợ chồng chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Luật HN&GĐ năm 2014 đã khắc phục điểm thiếu sót trên và đã quy định rõ trong trường hợp vợ chồng yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân mà ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống gia đình, quyền và lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; yêu cầu chia tài sản để nhằm trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng sẽ bị tuyên là vô hiệu. Nuôi dưỡng, cấp dưỡng con cái là nghĩa vụ của cha mẹ, và pháp luật sẽ không thừa nhận việc trốn tránh nghĩa vụ trên dù là ở bất kỳ hình thức nào [36, Điều 42, Khoản 1,2]. Quy định trên đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình đặc biệt là của con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động.

2.3.4. Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với người thứ ba khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân để một bên sản xuất, kinh doanh riêng

Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình trong các giao dịch đối với người thứ ba. Những nghĩa vụ này có thể được xác lập trước hoặc trong trong thời kỳ vợ chồng chia tài sản chung. Khoản 4 Điều 39 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng

với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác” [36]. Trong cuộc sống hằng ngày để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng tham gia xác lập và thực hiện các giao dịch với các chủ thể khác. Xuất phát từ yêu cầu sản xuất kinh doanh riêng của một bên mà vợ, chồng thỏa thuận chia tài sản chung. Tuy nhiên, tính đến trước thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực thì các nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập hay do một bên xác lập nhưng nhằm đáp ứng nhu cầu của gia đình thì vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm. Những thỏa thuận về việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ tài sản của họ xác lập trước đó với người thứ ba. Pháp luật tôn trọng quyền tự định đoạt tài sản và quyền tự do kinh doanh của vợ, chồng nhưng sự thỏa thuận đó không được trốn tránh các nghĩa vụ trả nợ cho tổ chức, cá nhân cũng như các nghĩa vụ về tài sản khác theo quy định của pháp luật. Sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 41 thì: “Quyền, nghĩa vụ về tài sản phát sinh trước thời điểm chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác”. Sau khi vợ chồng chia tài sản chung thì ngoài những tài sản riêng có từ trước của mỗi người, họ còn có một phần tài sản được chia từ khối tài sản chung để đầu tư kinh doanh riêng. Quá trình đầu tư kinh doanh có thể mang lại nhiều lợi nhuận cho chủ thể kinh doanh nhưng đồng thời nó cũng mang lại những rủi ro và những khoản nợ về tài sản nhất định. Nếu trường hợp sau một thời gian chia tài sản chung để vợ, chồng kinh doanh riêng mà vợ chồng lại có thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung thì những giao dịch trước đó sẽ là nghĩa vụ riêng của từng người, trừ trường hợp họ thỏa thuận khác và có thể trở thành nghĩa vụ

chung của cả vợ, chồng. Trong trường hợp người có nghĩa vụ có biểu hiện trốn tránh việc thực hiện đối với người thứ ba thì thiết nghĩa trong trường hợp này người thứ ba có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình. Quy định trên là phù hợp và là căn cứ để người thứ ba có thể tự bảo vệ những quyền và lợi ích chính đáng của bản thân khi những lợi ích đó bị xâm hại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

2.4. Vấn đề chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân với mục đích sản xuất kinh doanh riêng

Luật HN&GĐ năm 2014 cũng không có quy định cụ thể về việc khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Tuy nhiên, thông qua các quy định về chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung vợ chồng thì nó cũng đã thể hiện được nội dung của việc khôi phục chế độ tài sản chung vợ chồng. Theo quy định của pháp luật thì vợ chồng có quyền thỏa thuận chia tài sản chung đồng thời cũng có quyền thỏa thuận để chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung đó. Sau khi vợ chồng thỏa thuận về việc chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung thì các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trở lại từ đầu và áp dụng theo quy định tại Điều 33, 43 của Luật HN&GĐ năm 2014 về tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, những tài sản đã chia trước đó thì vẫn giữ nguyên. Trước đây những quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 và Nghị định số 70/NĐ-CP không có quy định việc vợ chồng thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung mà thay vào đó lại là quy định về khôi phục chế độ tài sản chung. Quy định trên là không phù hợp bởi bản chất của việc vợ chồng chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân với mục đích đầu tư kinh doanh riêng chỉ là giải pháp để đáp ứng nhu cầu về vốn khi vợ hoặc chồng muốn tham gia các hoạt động đầu tư kinh doanh, nó không đương nhiên làm chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng. Do đó giữa vợ chồng

Chia tài sản chung của vợ chồng để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh - 7

vẫn tồn tại chế độ sở hữu chung hợp nhất đối với những tài sản được thừa kế chung, tặng cho chung. Vì vậy, việc khôi phục chế độ tài sản chung chỉ có ý nghĩa và thực sự cần thiết nếu có quy định rằng việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân sẽ làm chấm dứt hoàn toàn chế độ sở hữu chung của vợ chồng, nói cách khác là thừa nhận chế độ biệt sản nếu vợ chồng chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Theo Luật HN&GĐ năm 2014 và Nghị định số 126/NĐ-CP thì việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định. Như vậy, không chỉ trong trường hợp vợ chồng thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung mà ngay cả trong giai đoạn chia tài sản chung nếu như những tài sản có được mà không xác định được đó là thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh hay từ tài sản riêng khác của vợ chồng thì thuộc sở hữu chung của vợ chồng.

Chương 3

NHỮNG VƯỚNG MẮC, BẤT CẬP TRONG VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG VỢ CHỒNG ĐỂ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ


3.1. Một số vướng mắc, bất cập khi áp dụng pháp luật về chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân để vợ hoặc chồng sản xuất kinh doanh riêng

So với những quy định về việc chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân ở Luật HN& GĐ năm 1986 thì Luật HN& GĐ năm 2000 và Luật HN&GĐ năm 2014 đã có sự phát triển và cụ thể hơn, góp phần đáp ứng được nhu cầu chính đáng của vợ chồng và củng cố chế độ hôn nhân gia đình. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì một số quy định về chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân còn chưa cụ thể và thiếu những văn bản hướng dẫn chi tiết dẫn đến việc áp dụng pháp luật còn chưa thống nhất. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân với mục đích để một bên vợ, chồng đầu tư kinh doanh riêng đã cho thấy những điểm bất cập và chưa hợp lý. Cụ thể là:

3.1.1. Quyền yêu cầu chia tài sản chung để một bên vợ hoặc chồng sản xuất kinh doanh riêng

Quyền yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là quyền gắn liền với nhân thân của vợ chồng. Pháp luật hiện hành mới chỉ quy định quyền yêu cầu chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân của vợ, chồng mà chưa có sự tham gia của chủ thể thứ ba, đó có thể là chủ nợ hoặc là người mà vợ hoặc chồng có nghĩa vụ dân sự riêng phải thực hiện. Việc quy định chỉ vợ, chồng mới có quyền thỏa thuận chia hoặc yêu cầu Tòa án chia khi vợ chồng không thỏa thuận được việc chia và không thừa nhận quyền của chủ thể thứ ba là phù hợp về mặt nguyên tắc, tuy nhiên trên thực tế thì có nhiều trường

hợp vợ chồng không thỏa thuận hoặc không yêu cầu Tòa án chia tài sản chung nhằm trốn tránh nghĩa vụ thanh toán của mình. Như vậy, sẽ không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba. Trong những trường hợp như trên, người thứ ba có thể yêu cầu Tòa án thông báo việc chia tài sản của vợ chồng là vô hiệu khi việc chia tài sản đó nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ với họ. Đồng thời, họ cũng có thể khởi kiện để yêu cầu Tòa án buộc người có nghĩa vụ về tài sản phải thực hiện. Quy định này nhằm tạo cơ sở pháp lý để người thứ ba tự bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình khi tham gia các giao dịch về tài sản với vợ, chồng.

3.1.2. Hình thức chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Có thể thấy so với Luật HN&GĐ năm 2000 thì Luật HN&GĐ năm 2014 đã có những điểm mới hơn. Đó là Luật HN&GĐ năm 2014 không quy định về những lý do được chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nữa. Nếu như trước đây ở Luật HN&GĐ năm 2000 quy định tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân chỉ được chia khi một trong hai bên muốn: đầu tư kinh doanh riêng; thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì Luật HN&GĐ năm 2014 chỉ quy định “Trong thời kỳ hôn nhân vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung” [36]. Quy định tại Điều 29 Luật HN&GĐ năm 2000 đã thể hiện những điểm bất cập khi áp dụng trong thực tế, vì rất khó để đưa ra căn cứ xác định lý do như thế nào được coi là chính đáng hay không chính đáng. Điều 29 Luật HN&GĐ năm 2000 cũng không loại trừ được những trường hợp như thế nào bị coi là vô hiệu khi vợ chồng yêu cầu chia tài sản chung mà mới chỉ dừng lại ở quy định “Việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản không được pháp luật công nhận” [27, Điều 29, Khoản 2]. Đến Luật HN&GĐ năm 2014 đã khắc phục được những điểm bất cập trên và được tháo gỡ tại Điều 42 về những trường hợp chia tài sản chung bị coi là vô hiệu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/12/2022