Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI và giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh tại Hà Nội - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Đề tài: CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH (PCI)

VÀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH TẠI HÀ NỘI


Sinh viên thực hiện: Trần Thị Quỳnh Trang Lớp: K43F - Nhật 1

Giáo viên hướng dẫn: Ths. Ngô Quý Nhâm


Hà Nội, tháng 5 năm 2008

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................... tr 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH 3

I. Khái quát về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 3

1.1. Khái niệm 3

1.2. Quá trình áp dụng nghiên cứu tại Việt Nam 10

II. Phương pháp xây dựng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 11

2.1. Thu thập dữ liệu 11

2.2. Sử dụng các chỉ số thành phần 12

2.3. Xây dựng chỉ số tổng hợp có trọng số 18

III. Ý nghĩa của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 19

3.1. Các đặc tính của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 19

3.2. Phân tích thứ hạng 23

3.3. Tác động của chỉ số tới các địa phương 24

Chương 2: CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH VÀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA HÀ NỘI 30

I. Tổng quan kinh tế Hà Nội 30

1.1. Tốc độ phát triển của Hà Nội 30

1.2. Môi trường kinh doanh của Hà Nội 31

II. Môi trường kinh doanh Hà Nội qua chỉ số năng lực cạnh tranh 34

2.1. Chỉ số năng lực cạnh tranh của Hà Nội 34

2.2. Môi trường kinh doanh của Hà Nội qua các chỉ số thành phần 37

a. Khả năng tiếp cận đất đai bị hạn chế 37

b. Chi phí không chính thức là vấn đề khó giải quyết 39

c. Khả năng gia nhập thị trường của doanh nghiệp còn khó khăn 40

d. Tồn tại sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân 42

e. Đào tạo lao động chưa xứng tầm 44

2.3. So sánh chỉ số năng lực cạnh tranh của Hà Nội với các thành phố trực thuộc Trung ương 45

III. Đánh giá môi trường kinh doanh của Hà Nội 48

3.1. Ưu điểm của môi trường kinh doanh Hà Nội 48

3.2. Hạn chế của môi trường kinh doanh Hà Nội và nguyên nhân 49

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH TẠI HÀ NỘI 52

I. Định hướng phát triển của Hà Nội 52

1.1. Mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh tại Hà Nội 52

1.2. Các yếu tổ ảnh hưởng đến khả năng cải thiện môi trường kinh doanh tại Hà Nội 54

1.3. Bài học thành công của các tỉnh, thành phố khác 55

II. Các giải pháp chung cải thiện môi trường kinh doanh tại Hà Nội 57

2.1. Nhóm giải pháp đẩy 58

2.2. Nhóm giải pháp kéo 60

III. Các giải pháp cụ thể cải thiện môi trường kinh doanh tại Hà Nội 65

3.1. Áp dụng hiệu quả cơ chế “một cửa”, tiến tới xây dựng cơ chế “một cửa, tại chỗ” ở các khu công nghiệp của Hà Nội 65

3.2. Nâng cao chức năng và phát huy mọi tiện ích của Cổng giao tiếp điện tử Hà Nội (Hanoi Portal) 67

3.3. Tăng cường và mở rộng phân cấp quản lý đến các quận, huyện 69

3.4. Quản lý chặt chẽ, phân bổ và sử dụng hiệu quả quỹ đất dành cho sản xuất, kinh doanh 70

3.5. Ban hành các chính sách khuyến khích doanh nghiệp tư nhân mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh 71

3.6. Xây dựng mối liên hệ giữa chính quyền với doanh nghiệp tư nhân thông quan các Hiệp hội kinh doanh 72

KẾT LUẬN 75

Phụ lục ..……………………………………………………………….. I - XIV Danh mục tài liệu tham khảo...………………………………………XV - XVII

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT


PCI

Provincial Competitiveness Index

(Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh)

VNCI

VietNam Competitiveness Initiative

Dự án Nâng cao Năng lực Cạnh tranh Việt Nam

ĐKKD

Đăng ký kinh doanh

GCNQSDĐ

Giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

FDI

Foreign Direct Investment (Doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp

có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài)

KTTN

Kinh tế tư nhân

HĐND

Hội đồng nhân dân

UBND

Uỷ ban nhân dân

VCCI

Vietnam Chamber of Commerce and Industry

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI và giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh tại Hà Nội - 1

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 1:

Quy mô khảo sát Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Trang 10

Bảng 2:

Trọng số của các chỉ số thành phần năm 2007

18

Bảng 3:

Số doanh nghiệp đăng ký mới giai đoạn 2002 - 2007

31

Bảng 4:

Chỉ số về khả năng tiếp cận đất đai Hà Nội năm 2007

37

Bảng 5:

Chỉ số gia nhập thị trường của Hà Nội

39

Bảng 6:

Sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp nhà nước

và doanh nghiệp tư nhân

41

Bảng 7:

Chính quyền Thành phố Hà Nội cung cấp dịnh vụ

cho doanh nghiệp tư nhân

42

Bảng 8:

Chính quyền Thành phố Hà Nội cung cấp dịch vụ cho

doanh nghiệp tư nhân

43

Bảng 9:

Mục tiêu cải tổ bộ máy chính quyền thành phố Hà Nội

52

Bảng 10:

Thời gian doanh nghiệp gia nhập thị trường ở Vĩnh Phúc

56


Biểu 1:

Tỷ lệ các yếu tố trong năng lực cạnh tranh quốc gia

Trang 4

Biểu 2:

Chỉ số điều hành kinh tế và các chỉ số thành phần

6

Biểu 3:

Các tiêu chí phân loại doanh nghiệp

22

Biểu 4:

Nhóm hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

24

Biểu 5:

Vòng tròn quan hệ

25

Biểu 6:

Ba bước rà soát hoạt động điều hành kinh tế cấp tỉnh

26

Biểu 7:

Mối quan hệ tuyến tính giữa PCI và GDP

27

Biểu 8:

Cơ cấu kinh tế Hà Nội dự đoán năm 2008

31

Biểu 9:

Mô hình “một cửa”

33

Biểu 10:

Chỉ số năng lực cạnh tranh của Hà Nội

34

Biểu 11:

Chỉ số về chi phí không chính thức của Hà Nội năm 2007

36

Biểu 12:

Chỉ số năng lực cạnh tranh của năm thành phố trực thuộc Trung ương

45

Biểu 13

Mô hình cơ chế “ một cửa, tại chỗ”

66

LỜI MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài

Trên tiến trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế Thế giới, Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển và cũng phải đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức. Càng gần năm 2009, thời điểm cánh cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ mở rộng hoàn toàn, vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia càng trở nên bức thiết. Năng lực cạnh tranh quốc gia bắt nguồn từ năng lực điều hành môi trường kinh doanh của mỗi tỉnh, thành phố, sau đây gọi chung là cấp tỉnh.

Nhiều chuyên gia kinh tế coi Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (Provincial Competitiveness Index - PCI) là chỉ số đánh giá khách quan nhất về khả năng điều hành môi trường kinh doanh của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, PCI mới nêu lên những mặt mạnh, yếu của điều hành cấp tỉnh mà chưa chỉ ra nguyên nhân cũng như chưa tìm ra biện pháp khắc phục. Vì vậy, kết quả nghiên cứu mới giúp phân hạng, nhận dạng các tỉnh dựa trên PCI mà chưa nêu được giải pháp giúp các tỉnh cải thiện chỉ số này.

Thành phố Hà Nội vốn được xem là địa bàn kinh doanh có tính nhạy cảm; nếu PCI của Hà Nội cao và ổn định, đồng nghĩa với năng lực điều hành giỏi, môi trường kinh doanh hấp dẫn, thì sẽ tạo được hiệu ứng kinh tế-xã hội mạnh có sức lan tỏa ảnh hưởng lớn tới các tỉnh thành phố khác.

Với kiến thức học tập ở trường, cảm nhận bước đầu qua tiếp cận với thực tiễn môi trường kinh doanh của thành phố Hà Nội và xuất phát từ những suy nghĩ trên đây, em quyết định thực hiện đề tài “ Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh tại Hà Nội” làm khoá luận tốt nghiệp. Khóa luận có kết cấu gồm ba chương:

Chương 1:

Chương 2:


Chương 3:

Những vấn đề chung về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và môi trường kinh doanh của Hà Nội.

Một số giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh tại Hà Nội.

Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài này nhằm củng cố kiến thức đã học, vận dụng phân tích thực tiễn PCI ở một số tỉnh, thành phố. Đề tài khoá luận đi sâu phân tích thực trạng và lý giải sự thay đổi của PCI Hà Nội qua các năm, chỉ ra những tồn tại, nguyên nhân và biện pháp khắc phục; đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh tại Hà Nội.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ đặt ra khi tiến hành nghiên cứu đề tài là: tìm hiểu cơ sở lý luận, phương pháp xây dựng PCI; phân tích những chỉ số cấu thành, nguyên nhân làm thay đổi PCI cấp tỉnh, thành phố; cuối cùng là đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh tại Hà Nội.

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và vai trò của chỉ số này trong việc đưa ra các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh tại Hà Nội.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là phương pháp phân tích tổng hợp, mô tả chỉ số, tiếp cận từng phần, khảo sát, so sánh… trên cơ sở sử dụng các nguồn thông tin chính xác, cập nhật, bảng số liệu, đồ thị và kết hợp tham khảo ý kiến các chuyên gia đang nghiên cứu trực tiếp xây dựng nên chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến Thạc sĩ Ngô Quý Nhâm, người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em ngay từ những ngày đầu nghiên cứu đề tài khóa luận. Em cũng cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ của chị Lê Thanh Hà và anh Đậu Anh Tuấn trong nhóm nghiên cứu Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Em rất mong nhận được những nhận xét, ý kiến đánh giá của thầy cô và các bạn, để những ý tưởng trong đề tài của em sẽ sớm thành hiện thực, với em đó là niềm hạnh phúc lớn nhất. Em xin chân thành cảm ơn.

CHƯƠNG I‌‌

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH (PROVINCIAL COMPETITIVENESS INDEX - PCI)


I. KHÁI QUÁT VỀ CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH

1.1. Khái niệm

a. Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh

Khái niệm cạnh tranh được định nghĩa dưới nhiều cấp độ khác nhau:

- Ở cấp độ quốc gia, cạnh tranh là khả năng của một nước đạt được những thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt được các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao được xác định bằng sự thay đổi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên đầu người theo thời gian.

- Ở cấp độ ngành, cạnh tranh là duy trì được lợi nhuận và thị phần trên các thị trường trong và ngoài nước.

- Ở cấp độ doanh nghiệp, “Cạnh tranh là sự đối đầu giữa các doanh nghiệp với nhau để giành khách hàng hoặc thị phần.” (P.Samuelson)

Diễn đàn cấp cao về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã cố gắng định nghĩa khái quát về cạnh tranh có sự kết hợp cả ở 3 cấp độ doanh nghiệp, ngành, và quốc gia: “Cạnh tranh là khả năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia và vùng trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế ”.

Theo đó, khái niệm về năng lực cạnh tranh cũng được chia ra làm 3 cấp độ. Cụ thể như sau 1:

- Năng lực cạnh tranh quốc gia: là năng lực của một nền kinh tế đạt được tăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, bảo đảm ổn định kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống của người dân. Năng lực cạnh tranh quốc gia được hình thành như một khái niệm phức hợp dựa trên một chùm (cluster) tám yếu tố do Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đưa ra.


1 Lê Đăng Doanh - Phát triển, cải cách kinh tế và năng lực cạnh tranh ở Việt Nam - Triển vọng và thách thức

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí