Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI và giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh tại Hà Nội - 2

Biểu 1: Tỷ lệ các yếu tố trong năng lực cạnh tranh quốc gia



Nguồn World Economic Forum Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đo 1

(Nguồn: World Economic Forum)


- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: được đo bằng khả năng duy trì và mở rộng thị phần, tỷ suất lợi nhuận mà doanh nghiệp có được trên thị trường trong và ngoài nước.

- Năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ: được đo bằng thị phần của sản phẩm hay dịch vụ đó trên thị trường.

Trong khuôn khổ của khóa luận này, vấn đề năng lực cạnh tranh được đề cập có giới hạn trong phạm vi vùng - nhỏ hơn phạm vi quốc gia, tức là ở cấp độ chính quyền tỉnh, thành phố, cấp độ điều hành kinh tế tác động trực tiếp đến môi trường kinh doanh tại địa phương.

b. Chỉ số điều hành kinh tế cấp tỉnh

Cơ sở của nghiên cứu Chỉ số điều hành cấp tỉnh là Dự án nghiên cứu năng lực “Điều hành cấp tỉnh tại Việt Nam” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng Quỹ Châu Á phối hợp thực hiện năm 2005. Qua dự án này, Tiến sĩ Edmud J.Malesky và các cộng sự đã nghiên cứu xây dựng tám chỉ số cấu thành lập nên Chỉ số điều hành kinh tế. (Xem thêm Phụ lục 1)

Biểu 2: Chỉ số điều hành kinh tế và các chỉ số thành phần


(Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam)


Tám chỉ số thành phần trên được xem xét dưới ba góc độ: thái độ, sự cởi mở khả năng phối hợp giữa chính quyền địa phương với các doanh nghiệp tư nhân.

Góc độ thứ nhất là thái độ tích cực của chính quyền với doanh nghiệp. Thái độ tích cực thể hiện qua việc chính quyền cấp tỉnh không dựng lên những rào cản gia nhập thị trường để bảo vệ riêng cho các doanh nghiệp nhà nước hoặc những doanh nghiệp đứng đầu được tỉnh ưu ái. Những rào cản thường gặp là thủ tục đăng ký phức tạp hay những cuộc thanh tra, kiểm tra thường xuyên, kéo dài. Những tỉnh giữ thái độ tích cực đối với khu vực kinh tế tư nhân sẽ đơn giản hoá những quy trình, thủ tục đăng ký và áp dụng những chính sách có lợi

cho doanh nghiệp. Các tỉnh này thường tìm được những giải pháp phù hợp vì thường xuyên tham dự các diễn đàn doanh nghiệp, nhìn nhận được tốt hơn những khó khăn, trở ngại mà doanh nghiệp đang gặp phải. Thái độ tích cực của tỉnh cũng giúp doanh nghiệp nhanh chóng đưa ra ý kiến, thông tin phản hồi về những quy định, chính sách mới chưa phù hợp.

Ngược lại, ở những tỉnh có thái độ thiếu tích cực đối với sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân thì thường tồn tại những chính sách không hiệu quả, không phù hợp. Các tỉnh quan tâm tới doanh nghiệp tư nhân thường có xu hướng năng động hơn, thông cảm với những vướng mắc mà hệ thống gây ra cho doanh nghiệp. Đôi khi, các tỉnh này chọn giải pháp “vượt rào” qua những quy định của Chính phủ trong một chừng mực nhất định nhằm giúp đỡ doanh nghiệp.2

Góc độ thứ hai là sự cởi mở của chính quyền tỉnh đối với doanh nghiệp. Sự cởi mở đóng vai trò quan trọng không chỉ ở khía cạnh làm minh bạch công tác điều hành, mà còn tăng khả năng tiếp cận thông tin của doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho những quyết định đầu tư. Sự cởi mở còn góp phần tạo ra một sân chơi bình đẳng hơn và ở một khía cạnh khác, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn những quyết định của tỉnh. Cán bộ địa phương càng cởi mở và trung thực về nguyên nhân thực sự đằng sau mỗi sáng kiến điều hành cụ thể, doanh nghiệp càng dễ dàng điều chỉnh hoạt động của mình theo chính sách mới hoặc chủ động góp ý để cải thiện các chính sách đó. Sự cởi mở cũng làm giảm cơ hội cho nạn tham nhũng. Vì nếu doanh nghiệp hiểu rõ chính sách của tỉnh, họ sẽ ít chịu tác động từ những công chức nhà nước trục lợi. Sự cởi mở của chính quyền cấp tỉnh, thành phố còn quan trọng hơn cả việc thông tin thông suốt. Khi khó khăn của doanh nghiệp không thể giải quyết được trong thời hạn


2 David Dapice, “Success and Failure: Choosing the Right Path to Export-Led Growth” (Thành công và Thất bại: Lựa chọn đường đi đúng cho sự tăng trưởng dựa vào xuất khẩu”) thành phố Hồ Chí Minh: Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, Harvard, Tháng 6, 2002.

Tham khảo bài viết tại http://www.ksg.harvard.edu/cbg/asia/research.htm

cần thiết hay ngoài phạm vi thẩm quyền của tỉnh, nhiều địa phương thường không chủ động tìm cách tháo gỡ mà để kéo dài thời gian, trì hoãn giải quyết thắc mắc. Tình trạng này khiến doanh nghiệp phải chờ đợi, đôi khi đến vài năm mà không biết khi nào vấn đề của mình được giải quyết. Vì vậy, các doanh nghiệp sẽ đánh giá cao nếu lãnh đạo địa phương trả lời trực tiếp, không lảng tránh. Bản thân doanh nghiệp cũng hiểu rằng không phải mọi khó khăn của họ đều có thể được giải quyết, nhưng họ cần có câu trả lời thẳng thắn và một thái độ cởi mở.

Góc độ thứ ba là khả năng phối hợp giữa các cơ quan trong bộ máy chính quyền, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Sự phối hợp làm việc giữa các cơ quan trong bộ máy chính quyền sẽ giúp doanh nghiệp không phải lo chạy từ cơ quan này đến cơ quan khác, thu thập mọi giấy tờ thích hợp, cần thiết cho hoạt động kinh doanh (đăng ký kinh doanh, xin cấp con dấu, mã số thuế, các loại giấy phép…). Doanh nghiệp sẽ yên tâm sản xuất kinh doanh hơn khi các cơ quan quản lý cùng phối hợp tiến hành thanh tra, kiểm tra, doanh nghiệp một hoặc hai lần trong năm thay vì hàng chục lần thanh tra bất chợt của bất kỳ cơ quan nào.

Sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước cấp tỉnh đóng vai trò rất quan trọng. Hệ thống cơ quan Nhà nước cấp tỉnh gồm: Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh, và các Sở ban ngành trực thuộc ... Thực trạng thiếu nhất quán và ách tắc trong quá trình ra quyết định vấn đề có liên quan đến nhiều cơ quan đã và đang gây ra không ít phiền hà, khó khăn cho doanh nghiệp. Những tỉnh thường xuyên tổ chức các cuộc gặp gỡ, trao đổi giữa cơ quan quản lý địa phương với doanh nghiệp nhằm đạt sự đồng thuận trong quá trình thực thi chính sách sẽ giảm được chi phí giao dịch và những thủ tục hành chính phiền hà cho doanh nghiệp. Nếu không có sự phối hợp này, doanh nghiệp sẽ phải mất nhiều thời gian và công sức để hoàn thành thủ tục cần thiết để khởi sự kinh doanh. Có thể nói sự phối hợp tốt là chìa khoá của mọi sự thành công. Phối hợp tốt làm nâng

cao tính minh bạch thông qua việc nguồn thông tin được cung cấp tập trung. Số lượng các cơ quan Nhà nước mà doanh nghiệp phải trực tiếp tiếp xúc giảm xuống, từ đó giảm cơ hội cho nạn hối lộ, chi phí kinh doanh của doanh nghiệp cũng giảm. Cuối cùng, sự phối hợp tốt là động lực thúc đẩy tính năng động, tiên phong của chính quyền địa phương thực hiện tốt những chính sách của Đảng và Nhà nước. (Xem thêm Phụ lục 2)

c. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là chỉ số đo mức độ hiệu quả của hoạt động điều hành chính sách kinh tế của chính quyền địa phương. Chỉ số này loại bỏ các yếu tố tự nhiên, xã hội có thể làm cho địa phương này có lợi thế hơn địa phương khác trong phát triển kinh tế. Như vậy, các địa phương đều có cơ hội cạnh tranh ngang nhau trước các chính sách điều hành kinh tế của Nhà nước. Việc địa phương ở vị trí nào trong bảng xếp hạng chính là thước đo năng lực và thể hiện một cách chân thực cách nhìn nhận, tư duy và phương pháp điều hành của bộ máy lãnh đạo của địa phương đó.

Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh về môi trường kinh doanh của Việt Nam (PCI) là kết quả hợp tác nghiên cứu giữa Dự án Nâng cao Năng lực Cạnh tranh Việt Nam (VNCI) 3 và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Bằng nhận xét của các doanh nghiệp, PCI đánh giá và xếp hạng các

tỉnh dựa trên thái độ và việc thực thi chính sách của chính quyền tỉnh đối với khu vực kinh tế tư nhân. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đề cập đến hai khía cạnh . Khía cạnh đầu tiên là chất lượng điều hành của chính quyền cấp tỉnh. PCI không bao gồm những yếu tố liên quan đến nội bộ doanh nghiệp như chất lượng quản trị, chuỗi giá trị doanh nghiệp ... vì điều này hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát của chính quyền địa phương. Khía cạnh thứ hai là việc loại


3 VNCI là một dự án phát triển kinh tế do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ. Dự án do công ty Development Alternatives Inc (DAI) điều hành. Quỹ Châu Á là nhà thầu phụ chính của DAI chịu trách nhiệm thực hiện hợp phần nghiên cứu môi trường chính sách của Dự án, trong đó bao gồm việc thiết kế và xây dựng chỉ số PCI.

trừ ảnh hưởng của điều kiện truyền thống như cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, khoảng cách từ nơi sản xuất tới thị trường tiêu thụ sản phẩm ... vì chúng cũng không thuộc tầm kiểm soát của chính quyền địa phương. PCI chỉ tính tới những điều kiện mà chính quyền địa phương có thể khắc phục trong tương lai gần.

Nói cách khác, PCI được xây dựng với tư cách là một chỉ số đo lường năng lực cạnh tranh của các tỉnh độc lập với những điều kiện truyền thống sẵn có của địa phương 4. Trên thực tế, những tỉnh có cơ sở hạ tầng tốt hơn, lực lượng lao động có trình độ và kỹ thuật cao hơn, vị trí địa lý nằm gần hơn với những thị trường tiêu thụ lớn hơn nên kinh tế phát triển thuận lợi hơn. Hơn nữa, những lợi thế từ điều kiện truyền thống càng được củng cố do tính đặc thù của hệ thống tài chính Việt Nam. Những tỉnh có điều kiện ban đầu thuận lợi, có nguồn thu lớn, được phép trích lại một phần số thu vượt kế hoạch để tiếp tục phát triển. Nếu sử dụng các điều kiện truyền thống làm thước đo sự phát triển kinh tế thì kết quả thu được sẽ không chính xác. Vì chính bản thân các điều kiện truyền thống đã là kết quả của sự phát triển. Những yếu tố truyền thống thường không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những thái độ và thực thi chính sách hiện tại của chính quyền tỉnh trong ngắn hoặc trung hạn 5.

Sự khác biệt về các điều kiện truyền thống giữa các tỉnh thường được duy trì trong một thời gian dài. Ví dụ: thành phố Hồ Chí Minh luôn có thị trường lớn hơn Hà Tĩnh, Bình Dương luôn có vị trí tốt hơn Cà Mau, cơ sở hạ tầng của Hà Tây luôn tốt hơn Hà Giang, .... Những tỉnh, thành phố phát triển chắc chắn sẽ có thứ hạng cạnh tranh hơn bởi có các điều kiện truyền thống tốt. Như vậy, việc loại trừ các yếu tố truyền thống sẽ tạo cơ sở so sánh bình đẳng giữa các tỉnh, thành phố; đánh giá chuẩn xác hơn những nỗ lực của chính quyền địa phương trong việc cải thiện môi trường kinh doanh. Mục tiêu cuối cùng của chỉ số PCI là nhằm xác định những tỉnh quản lý điều hành tốt khi có những điều kiện ban đầu như nhau.


4 Báo cáo Nghiên cứu Chính sách VNCI - Số 4, trang 63

5 Báo cáo Nghiên cứu Chính Sách VNCI - Số 11, trang 6

1.2. Quá trình áp dụng nghiên cứu tại Việt Nam

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố lần đầu tiên vào tháng 5 năm 2005. Ngay lập tức, nó đã thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng khác nhau như cộng đồng doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước cấp tỉnh, cơ quan báo chí hay các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Theo kế hoạch, dự án nghiên cứu chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở Việt Nam sẽ được nghiên cứu và đưa ra kết quả định kỳ một năm một lần. Qua các năm, quy mô tiến hành khảo sát càng được mở rộng, tỉ lệ phản hồi càng cao.

Bảng 1: Quy mô khảo sát Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh



Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Số tỉnh nghiên cứu

42

64

64

Số phiếu gửi đi

15.400

31.186

31.900

Số phiếu phản hồi

2.020

6.379

6.700

Tỉ lệ phản hồi

13,1 %

20,5 %

21%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

(Nguồn: Báo cáo của Dự án Nâng cao Năng lực cạnh tranh Việt Nam)


Năm 2005, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) lần đầu tiên được xây dựng từ chín chỉ số thành phần. Mỗi chỉ số phản ánh một khía cạnh cụ thể, liên quan đến môi trường kinh doanh nói chung và chính sách phát triển kinh tế tư nhân nói riêng. Đó là các chỉ số:

1. Chi phí gia nhập thị trường.

2. Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất đai.

3. Tính minh bạch và tiếp cận thông tin.

4. Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước.

5. Chi phí không chính thức.

6. Ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước và môi trường cạnh tranh.

7. Tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh.

8. Chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân.

9. Thực hiện các chính sách của Trung ương.

Năm 2006, PCI bỏ một chỉ số thành phần là chỉ số về thực hiện chính sách của Trung ương và có thêm hai chỉ số thành phần mới. Đó là chỉ số về thiết chế pháp lý: đánh giá mức độ tin tưởng của doanh nghiệp đối với các thiết chế pháp lý tại địa phương; và chỉ số về đào tạo lao động: đánh giá những nỗ lực của chính quyền cấp tỉnh trong việc giải quyết sự thiếu hụt về lao động có tay nghề qua đào tạo tại địa phương. Ngoài ra, PCI 2006 còn cải tiến và hoàn thiện những chỉ số thành phần hiện có. Ví dụ như: chỉ số chi phí gia nhập thị trường được bổ sung thêm các thông tin điều tra về mức độ khó khăn khi thành lập doanh nghiệp. Chỉ số thành phần về đất đai cũng được điều chỉnh để phản ánh được hai khía cạnh quan trọng là khả năng tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất của doanh nghiệp.‌

Năm 2007, số lượng doanh nghiệp gửi ý kiến phản hồi nhiều hơn do vậy cơ sở dữ liệu thu được tin cậy và thuyết phục hơn. Đặc điểm mới của PCI 2007 là sự điều chỉnh phương pháp luận, theo dõi mức độ cải thiện của việc điều hành kinh tế qua thời gian.

II. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH

Phương pháp xây dựng PCI được chia làm ba bước: Bước 1: Thu thập dữ liệu điều tra và dữ liệu cứng.

Bước 2: Xây dựng các chỉ số thành phần.

Bước 3: Tính trọng số của các chỉ số thành phần để tính chỉ số PCI.


2.1. Thu thập dữ liệu

Phương pháp thu thập dữ liệu chủ yếu là tiến hành điều tra, lấy ý kiến của các doanh nghiệp trên diện rộng, đồng thời sử dụng các nguồn số liệu đã được công bố chính thức, phỏng vấn các bên thứ ba như Ngân hàng Nhà nước, các Công ty kinh doanh bất động sản và các Hiệp hội doanh nghiệp. Quá trình phân tích kết hợp cả hai loại số liệu là số liệu khách quan (số liệu “cứng” định lượng) và số liệu chủ quan (số liệu “mềm” thể hiện những cảm nhận, đánh giá).

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2022