Nhu Cầu Hoàn Thiện Chế Độ Pháp Lý Về Vốn Của Công Ty Cổ Phần


c) Cổ đông có quyền chuyển quyền ưu tiên mua cổ phần của mình cho người khác;

d) Nếu phiếu đăng ký mua cổ phần không được gửi về công ty đúng hạn như thông báo thì cổ đông có liên quan coi như đã không nhận quyền ưu tiên mua. Trường hợp số lượng cổ phần dự định phát hành không được cổ đông và người nhận chuyển quyền ưu tiên mua đăng ký mua hết thì số cổ phần dự kiến phát hành còn lại sẽ do Hội đồng quản trị quản lý. Hội đồng quản trị có thể phân phối số cổ phần đó cho cổ đông của công ty hoặc người khác theo cách thức hợp lý với điều kiện không thuận lợi hơn so với những điều kiện đã chào bán cho các cổ đông, trừ trường hợp Đại hội đồng cổ đông có chấp thuận khác hoặc cổ phần được bán qua trung tâm giao dịch chứng khoán 20.

Luật doanh nghiệp quy định cụ thể việc phát hành thêm cổ phần phổ thông và chào bán số cổ phần đó cho tất cả cổ đông phổ thông theo tỷ lệ cổ phần hiện có của họ tại công ty . Quy định này tương ứng với quyền được ưu tiên mua của các cổ đông phổ thông (stock right), quyền này cho phép các cổ đông được mua thêm cổ phần phổ thông với giá thấp hơn giá thị trường. Cổ đông có quyền mua đó có thể bán quyền mua cho người khác hoặc mua cổ phiếu về rồi bán ra thị trường với giá cao hơn nhằm thu lời.


Phát hành cổ phiếu ra công chúng:


Theo quy định của pháp luật chứng khoán thì chào bán chứng khoán ra công chúng là chào bán theo các phương thức sau:

- Thông qua phương tiện thông tin đại chúng


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.


20 Đ 87 - LDN 2005

Chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam - 12


- Chào bán cho từ một trăm nhà đầu tư trở lên, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;

- Chào bán cho một số lượng nhà đầu tư không xác định


Việc phát hành cổ phiếu ra công chúng được quy định cụ thể tại Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 theo đó công ty phải có đủ điều kiện và làm những việc sau đây:

- Đăng ký phát hành với ủy ban chứng khoán Nhà nước


- Có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký phát hành cổ phiếu tối thiểu là năm tỉ đồng Việt Nam ( theo quy định của Luật chứng khoán mới được ban hành có hiệu lực từ 1/1/2007 thì mức này sẽ là 10 tỉ)

- Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm phát hành phải có lãi


- Có phương án khả thi về việc sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành cổ phiếu.


2.6.2 Phát hành trái phiếu

Theo quy định của Luật doanh nghiệp thì công ty có quyền phát hành trái phiếu , trái phiếu chuyển đổi và các loại trái phiếu khác theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty. Theo quy định của pháp luật Việt Nam , hai cách thức phát hành trái phiếu là :phát hành trái phiếu riêng lẻ và phát hành trái phiếu ra công chúng. Phát hành trái phiếu riêng lẻ được quy đinh trong pháp luật doanh nghiệp và gần đây nhất Nhà nước ta đã ban hành Nhị định số 52/2006/NĐ-CP ngày 19/5/2006 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp đê quy định về phát hành trái phiếu riêng lẻ của doanh nghiệp . Đối với phát hành trái phiếu ra công chúng theo quy định của pháp luật chứng khoán thì chỉ công ty cổ phần mới được phép.


a) Phát hành trái phiếu riêng lẻ : là các trường hợp phát hành Trái phiếu doanh nghiệp ( gọi tắt là trái phiếu), theo định nghĩa của Nghị định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp mới được ban hành, là một lọa chứng khoán nợ do doanh nghiệp phát hành , xác nhận nghĩa vụ trả cả gốc và lãi của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu ( K1- Đ2 - NĐ 52/2006/NĐ-CP)

Cũng theo nghị định này thì nguyên tắc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp là : tự vay, tự trả và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn vay(K1-Đ3) Như vậy đối với phát hành trái phiếu riêng lẻ thì Nhà nước không can thiệp mà chỉ quy định khung pháp lý cho doanh nghiệp tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động phát hành trái phiếu của mình.

Công ty không được quyền phát hành trái phiếu trong các trường hợp sau đây, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác:

- Không thanh toán đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành, không thanh toán hoặc thanh toán không đủ các khoản nợ đến hạn trong ba năm liên tiếp trước đó;

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế bình quân của ba năm liên tiếp trước đó không cao hơn mức lãi suất dự kiến trả cho trái phiếu định phát hành.

Việc phát hành trái phiếu cho các chủ nợ là tổ chức tài chính được lựa chọn không bị hạn chế bởi các quy định tại điểm a và điểm b khoản này21.

Theo quy định trên thì công ty cổ phần trong trường hợp mới thành lập đi vào hoạt động chỉ có thể phát hành trái phiếu để vay tiền của các tổ chức tài chính.

b) Phát hành trái phiếu ra công chúng : Thực tế hiện nay chỉ có loại hình công ty cổ phần phát hành trái phiếu để huy động vốn trên thị trường


21 Đ 88 - LDN 2005


chứng khoán ( phát hành trái phiếu ra công chúng). Nếu muốn phát hành trái phiếu ra công chúng thì phải hoạt động được ít nhất ba năm và đều phải có lãi trong ba năm trước đó, ngoài ra nó còn phải tuân thủ các quy định về phát hành trái phiếu ra công chúng theo quy định của pháp luật chứng khoán. Theo Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 thì muốn phát hành traí phiếu ra công chúng công ty cổ phần phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:

- Có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký phát hành tối thiểu là 10 tỷ đồng Việt nam

- Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký phát hành phải

có lãi


- Có phương án khả thi về việc sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt

phát hành


- Phải có tổ chức bảo lãnh phát hành


- Tổ chức phát hành trái phiếu phải xác định đại diện người sở hữu trái

phiếu.


Theo quy định của luật chứng khoán mới ban hành thì điều kiện để

doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra công chúng là :

- Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;

- Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm;

- Có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán được Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty thông qua;


- Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác.22


2.7 Tăng, giảm vốn điều lệ

Trong quá trình hoạt động tuỳ theo nhu cầu về vốn hoặc do tình hình hoạt động kinh doanh công ty cổ phần có thể tăng hoặc giảm vốn điều lệ. Việc tăng giảm, vốn điều lệ của công ty cổ phần được quy định cụ thể trong Thông tư 19/2003/TT - BTC ngày 20/3/2003 của Bộ tài chính theo đó:

Vốn điều lệ của công ty cổ phần được điều chỉnh tăng trong các trường hợp sau:

a. Phát hành cổ phiếu mới để huy động thêm vốn theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp cơ cấu lại nợ của doanh nghiệp theo hình thức chuyển nợ thành vốn góp cổ phần theo thoả thuận giữa doanh nghiệp và các chủ nợ.

b. Chuyển đổi trái phiếu đã phát hành thành cổ phần: Việc tăng vốn điều lệ chỉ được thực hiện khi đã đảm bảo đủ các điều kiện để trái phiếu chuyển đổi thành cổ phần theo qui định của pháp luật và phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi.

c. Thực hiện trả cổ tức bằng cổ phiếu.

d. Phát hành cổ phiếu mới để thực hiện sáp nhập một bộ phận hoặc toàn bộ doanh nghiệp khác vào công ty.

đ. Kết chuyển nguồn thặng dư vốn để bổ sung tăng vốn điều lệ.


Vốn điều lệ của công ty cổ phần được điều chỉnh giảm trong các trường hợp sau:


22 K2 - Đ12 - Luật chứng khoán 2006


1. Giảm vốn điều lệ khi nhu cầu về vốn của công ty giảm do công ty thay đổi ngành nghề kinh doanh, tổ chức lại với quy mô nhỏ hơn trước hoặc bị buộc phải huỷ bỏ cổ phiếu quỹ.

Việc điều chỉnh giảm vốn điều lệ và thanh toán tiền cho các cổ đông thực hiện theo các hình thức sau:

a. Công ty mua và huỷ bỏ một số lượng cổ phiếu quỹ có mệnh giá tương ứng với số vốn dự kiến được điều chỉnh giảm theo phương án được Đại hội đồng cổ đông biểu quyết thông qua hoặc huỷ bỏ số lượng cổ phiếu quỹ buộc phải huỷ. Theo hình thức này thì công ty không phải trả lại tiền cho các cổ đông.

b. Công ty thu hồi và huỷ bỏ một số cổ phiếu của các cổ đông với tổng mệnh giá tương ứng với số vốn điều lệ giảm. Theo hình thức này thì:

- Mỗi cổ đông trong công ty bị thu hồi một số lượng cổ phần theo tỷ lệ giữa số vốn dự kiến được điều chỉnh giảm với tổng mức vốn điều lệ của công ty tại thời điểm trước khi điều chỉnh.


Số lượng cổ phần

thu hồi của từng = cổ đông

Số lượng cổ phần cổ đông đó x đang sở hữu

Số vốn dự kiến giảm



Vốn điều lệ của công ty




sau:

- Công ty phải trả cho các cổ đông một khoản tiền tính theo công thức


Số tiền phải trả cho từng cổ đông (=) Số lượng cổ phần thu hồi của

từng cổ đông (X) Mệnh giá cổ phần.

c. Điều chỉnh giảm mệnh giá cổ phần mà không làm thay đổi số lượng cổ phần. Theo hình thức này, công ty thu hồi cổ phiếu của các cổ đông và


phát lại cổ phiếu mới với mệnh giá đã được điều chỉnh giảm. Công ty phải trả cho các cổ đông một khoản tiền theo công thức sau:

Số tiền phải trả cho từng cổ đông (=) Số lượng cổ phần của từng cổ đông (X) Chênh lệch giữa mệnh giá cũ và mệnh giá mới.

d. Hình thức kết hợp:

Căn cứ vào tình hình cụ thể, công ty cổ phần có thể kết hợp áp dụng các hình thức nêu trên để thực hiện điều chỉnh giảm vốn điều lệ.

2. Giảm vốn điều lệ khi công ty kinh doanh thua lỗ 3 năm liên tiếp và có số lỗ luỹ kế bằng 50% vốn của các cổ đông trở lên nhưng chưa mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.

Việc tăng, giảm vốn điều lệ thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông và phải được thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày quyết định tăng, giảm vốn điều lệ.

Đối với trường hợp giảm vốn điều lệ, công ty phải cam kết bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác khi giảm vốn đồng thời phải nộp báo cáo tài chính của công ty tại kỳ gần nhất với thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ 23.


CHƯƠNG 3‌


ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM

3.1 NHU CẦU HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

Sau hai mươi năm đổi mới , tính đúng đắn trong định hướng phát triển nền kinh tế thị trường của nước ta đã được chứng minh. Pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh , thương mại được Nhà nước quan tâm và liên tục đổi mới hoàn thiện. Trong thời gian rất ngắn từ năm 1990 đến nay nước ta đã liên tiếp ban hành ba bộ luật thay thế nhau điều chỉnh địa vị pháp lý của doanh nghiệp đã chứng tỏ sự ưu tiên trong lập pháp của Nhà nước đối với lĩnh vực kinh tế coi đó là trọng tâm của tiến trình đổi mới. Luật doanh nghiệp 2005 ra đời thay thế luật doanh nghiệp 1999 đánh dấu thêm một bước phát triển hoàn thiện hệ thống pháp luật doanh nghiệp của chúng ta. Tuy nhiên trước đòi hỏi , yêu cầu


23 K1 - Đ31 NĐ 88/2006 / NĐ - CP về đăng ký kinh doanh

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 22/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí