Định Hướng Hoàn Thiện Chế Độ Pháp Lý Về Vốn Của Công Ty Cổ Phần


của thực tiễn, nội dung của Luật Doanh nghiệp sau ra đời đã chứng tỏ sự kế thừa, hoàn thiện, đổi mới hơn so với bộ luật được thay thế trước đó nhưng cũng không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, những bất cập nhất định.

Trên tinh thần đó thì định hướng hoàn thiện chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần là gắn liền với yêu cầu hoàn thiện các quy định của Luật Doanh nghiệp liên quan đến quá trình hình thành, vận động vốn của công ty cổ phần. Vốn là cơ sở vật chất, là điều kiện pháp lý để công ty ra đời và tham gia vào thương trường. Nói đến hoạt động sản xuất kinh doanh là nói tới qúa trình sử dụng vốn để thu lợi nhuận. Vì vậy, để cho công ty cổ phần hoạt động kinh doanh lành mạnh, đóng góp tích cực vào đời sống kinh tế xã hội thì một trong những việc cần làm đó là phải hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp trong đó có chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần.

Việc hoàn thiện chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần là nhu cầu tất yếu khách quan. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế các quan hệ kinh tế cũng xuất hiện ngày một đa dạng hơn, mới mẻ hơn vì vậy đòi hỏi hệ thống pháp luật kinh tế cũng phải có những thay đổi thích ứng phù hợp với nó , chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần tất yếu cũng nằm trong quy luật đó đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế thị trường ở nước ta đang phát triển mạnh mẽ , loại hình công ty cổ phần là loại hình công ty đặc trưng trong nền kinh tế thị trường ngày càng được thành lập nhiều và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế.

Nhu cầu hoàn thiện chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần xuất phát từ thực trạng pháp luật về vốn của công ty cổ phần. Từ những năm đổi mới đến nay Nhà nước ta đã thực sự quan tâm đén việc hoàn chỉnh hệ thống pháp luật doanh nghiệp tạo cơ sở pháp lý cho các loại hình doanh nghiệp được thành lập, hoạt động tạo sức bật để phát triển nền kinh tế , điều đó thể


hiện qua việc Nhà nước ta đã liên tiếp ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật về doanh nghiệp thay thế nhau để điều chỉnh các loại hình doanh nghiệp trong đó đặc biệt là loại hình công ty cổ phần, từ luật công ty 1990 đến luật doanh nghiệp 1999 và gần đây nhất là luật doanh nghiệp 2005 tuy nhiên do điều kiện nước ta phải ban hành luật gấp rút để dáp ứng điều kiện gia nhập WTO nên luật doanh nghiệp 2005 đã được ban hành sớm hơn nhiều so với dự kiến trong chương trình làm luật của Quốc hội, có lẽ chính vì thế mà ta thấy các quy định về vốn của công ty cổ phần so với luật doanh nghiệp 1999 không có nhiều điểm thay đổi , hoàn thiện hơn . Các vấn đề ta đã được phân tích ở Chương 2 như khái niệm về vốn điều lệ của công ty cổ phần , khái niệm tài sản góp vốn , các quy định về chủ thể góp vốn , định giá tài sản góp vốnlà những vấn đề theo em cần được nghiên cứu hoàn thiện sửa đổi trong luật doanh nghiệp .‌


3.2 ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

3.2.1 Về vốn điều lệ của công ty cổ phần

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.


Luật doanh nghiệp đưa ra định nghĩa chung về vốn điều lệ cho hai loại hình công ty là công ty TNHH và công ty cổ phần theo đó : "Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty" (K6 - Đ 4 ).

Chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam - 13

Việc định nghĩa chung về vốn điều lệ cho cả hai loại hình công ty khác nhau về bản chất huy động vốn đã gây ra bất cập và khó hiểu cho nhà đầu tư. Thực vậy theo như định nghĩa trên thì nhà đầu tư có thể hiểu vốn điều lệ của công ty cổ phần là số vốn thực góp của công ty nó đã được góp hoặc chắc chắn sẽ được góp trong một thời hạn cam kết nhất định . Tuy nhiên theo quy


định của các điều luật khác ngay trong luật doanh nghiệp về vốn của công ty cổ phần thì không thể hiểu như vậy.

Theo quy định của luật doanh nghiệp thì cổ đông sáng lập chỉ cần nắm giữ 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán và tất cả cổ phần được quyền chào bán phải được bán hết trong thời hạn ba năm kể từ ngày công ty được thành lập, tức là luật không hề bắt buộc ngay từ khi thành lập đã phải có cổ đông góp hết vốn điều lệ hoặc phải xác định được cổ đông nào cam kết mua hết cổ phần được quyền chào bán mà theo tinh thần của luật thì cho phép góp từ từ vốn điều lệ và tuỳ tình hình hoạt động kinh doanh công ty có thể chủ động bổ sung dần vốn điều lệ của mình.

Theo Tôi không thể dùng khái niệm chung về vốn điều lệ cho cả hai loại hình công ty TNHH và CTCP như hiện nay mà nên có khái niệm pháp lý riêng về vốn điều lệ của công ty cổ phần. Khái niệm này phải được đặt trong mối liên hệ với tổng số cổ phần của công ty cổ phần có như vậy mới thể hiện được đúng bản chất của công ty cổ phần.

Xin đề xuất định hướng cách định nghĩa về vốn của công ty cổ phần như sau :

Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng giá trị danh nghĩa của toàn bộ cổ phần mà công ty dự định phát hành và được ghi vào điều lệ công ty.

Cùng với cách định nghĩa mới về vốn điều lệ như vậy thì chúng ta cũng cần xem xét lại khái niệm pháp lý về cổ phần . Cổ phần theo quy định tại K1- Đ77 - LDN thì là những phần bằng nhau của vốn điều lệ. Quy định như vậy không nói lên được bản chất pháp lý của cổ phần. Theo Tôi nên có một điều khoản riêng định nghĩa về cổ phần như sau : Cổ phần là những phần bằng nhau làm cơ sở để xác định phần quyền sở hữu đối với công ty cổ phần của cổ đông.


3.2.2 Về tài sản góp vốn vào công ty cổ phần


Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty24.

Theo quy định trên thì các tài sản khác do các cổ đông thỏa thuận ghi vào điều lệ công ty đều trở thành tài sản góp vốn. Quy định như vậy góp phần nâng cao tính tự chủ, linh hoạt góp phần khuyến khích mọi người đưa tài sản ra góp vốn làm ăn kinh doanh, phát huy mọi nguồn lực, giải phóng sức sản xuất xã hội. Tuy nhiên luật quy định theo phương pháp liệt kê nhưng cũng không quy định rõ điều kiện cần và đủ để một loại tài sản được thỏa thuận góp vốn vào công ty. Chính vì điều đó nên mới có chuyện hạn chế loại tài sản góp vốn vào công ty bởi những văn bản dưới luật.

Đối với vấn đề này chúng ta nên quy định rõ ngay trong luật là : tài sản không cấm lưu thông, thuộc sở hữu của người góp vốn đều có thể góp vốn vào thành lập công ty ( công ty đó cũng phải đủ điều kiện để được phép sở hữu tài sản đó)

Như đã phân tích ở trên, hiện nay trong pháp luật Việt Nam chưa quy định một cách cụ thể, chi tiết về đối tượng góp vốn trong các công ty, đặc biệt là các công ty đối vốn như công ty cổ phần. Đây là vấn đề mang tính cốt lõi trong chế độ pháp lý về vốn của công ty. Chúng ta nên đặt lại vấn đề về khái niệm tài sản góp vốn vào công ty cổ phần theo hướng sau :


24 K4 - Đ4 - LDN 2005


Thứ nhất : Không nên định nghĩa tài sản góp vốn theo phương pháp liệt kê như quy định trong luật doanh nghiệp hiện nay mà chỉ cần quy định : Vốn góp trong công ty cổ phần phải là tài sản đảm bảo được ba điều kiện

- Được phép lưu thông trong các giao dịch dân sự


- Người góp vốn và công ty đều là đối tượng được phép sở hữu tài sản đó.


- Xác định được giá trị vào thời điểm góp vốn


Với cách xác định trên, khái niệm tài sản góp vốn có nội hàm tương đối rộng, quy định ngắn gọn, tránh được sự liệt kê như Điều 4 khoản 4 Luật Doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo quyền tự định đoạt của công ty và người đầu tư vốn có những điều kiện giới hạn cụ thể , rõ ràng trong việc quyết định cụ thể những tài sản nào được coi là vốn góp.

Thứ hai : Nên quy định rõ đối tượng góp vốn vào công ty cổ phần là các yếu tố khó định giá như tri thức hoặc công sức đóng góp không thể là tài sản góp vốn vào công ty cổ phần . Việc quy định rõ như vậy sẽ tạo nên tính rõ ràng của pháp luật không gây sự nhầm lẫn cho nhà đầu tư cũng như các cơ quan hành pháp . Tinh thần của quy định về tài sản góp vốn của luật doanh nghiệp

:cho phép cổ đông tự thoả thuận các loại tài sản góp vốn và ghi vào điều lệ công ty là quá mở dễ gây hiểu lầm cho các chủ thể.

Thứ ba : Cùng với việc xác định lại khái niệm tài sản góp vốn thì ngoài thủ tục chuyển quyền sở hữu nên chăng luật doanh nghiệp cũng phải quy định thêm thủ tục chuyển quyền hưởng dụng trong trường hợp cổ đông góp vốn bằng quyền hưởng dụng ( bao gồm quyền sử dụng và thu lợi ) . Có như vậy mới phù hợp với quy định về góp vốn vào công ty của luật đất đai, cũng như quy định về chuyển quyền sử dụng đối với các tài sản trí tuệ quy định trong luật sở hữu trí tuệ mới được ban hành. Quy định như hiện nay có thể gây hiểu nhầm là ngoài giá trị quyền sử dụng đất thì các loại tài sản khác không được


góp vốn bằng quyền hưởng dụng bởi vì luật đã quy định phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản.


3.2.3 Chủ thể góp vốn thành lập công ty cổ phần

Nhằm khuyến khích mọi người ra kinh doanh, phát huy mọi tiềm năng, sức sản xuất của xã hội, pháp luật về doanh nghiệp ngày càng được hoàn thiện phát triển dựa trên tư tưởng "người dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm"

Chúng ta có thể thấy rõ điều đó qua quy định về quyền thành lập , góp vốn , mua cổ phần và quản lý doanh nghiệp theo đó : Mọi tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức , cá nhân nước ngoài đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp trừ các trường hợp sau :

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;

e) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;

g) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.


Hầu hết các đối tượng trên đều được góp vốn mua cổ phần của công ty cổ phần trừ hai trường hợp là :

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Đối với việc góp vốn mua cổ phần của cán bộ công chức thì pháp luật chỉ quy định cấm đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của những người đó trong những ngành nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.( K2 - Đ1 - PL sđbx 1 số điều của pháp lệnh cán bộ công chức ngày 28/9/2000)


Đối với năm loại đối tượng còn lại luật chỉ quy định cấm góp vốn thành lập công ty cổ phần mà không cấm góp vốn mua cổ phần khi công ty đó đã được thành lập. Như vậy luật đã phân tách địa vị của hai loại cổ đông là cổ đông sáng lập và cổ đông góp vốn sau này mặc dù về bản chất họ đều là cổ đông góp vốn mua cổ phần của công ty tạo nên vốn cổ phần của công ty và thực tế Luật cũng không có điều khoản riêng quy định quyền lợi của cổ đông sáng lập để phân biệt với cổ đông phổ thông.

Câu hỏi đặt ra là tại sao lại cho các đối tượng này góp vốn mua cổ phần mà lại cấm không cho góp vốn thành lập công ty phải chăng tư duy của nhà làm luật theo hướng là cứ cổ đông sáng lập thì phải tham gia quản lý công ty. Điều này hoàn toàn không đúng bởi vì dù là cổ đông sáng lập nhưng vẫn có thể không tham gia vào việc quản lý công ty khi đó trừ điều kiện hạn chế chuyển nhượng họ cũng không khác gì cổ đông thường. Ngoài ra còn có thể


có trường hợp cổ đông sáng lập chỉ sở hữu loại CPƯĐ và như vậy họ không hề tham gia vào điều hành cũng như quản trị công ty.

Nên chăng pháp luật nên thu hẹp đối tượng thuộc diện cấm không được thành lập, tham gia thành lập công ty cổ phần, chỉ là các đối tượng bị cấm góp vốn vào công ty cổ phần thôi.

Ví dụ: đối với đối tượng là cán bộ công chức thuộc diện được góp vốn vào công ty cổ phần thì không nên cấm việc tham gia vào thành lập công ty Những lý do không nên cấm việc tham gia thành lập công ty cổ phần đối với đối tượng là cán bộ công chức không thuộc diện bị cấm góp vốn vào công ty cổ phần

1. Vẫn cho phép góp vốn mua cổ phần thì không thể hoàn toàn tránh khỏi việc bị phân tâm được, hơn nữa pháp luật chỉ điều chỉnh hành vi không thể dùng pháp luật để điều chỉnh tư tưởng , suy nghĩ được nên việc ngăn ngừa cán bộ công chức phân tâm là không khả thi.

2. Huy động được sức lực, tài trí và nguồn vốn của một bộ phận dân cư có mặt bằng dân trí và của cải cao hơn mức trung bình của toàn xã hội. Không cấm sẽ khuyến khích họ mạnh dạn hơn trong việc bỏ nguồn vốn nhàn rỗi của mình vào đầu tư kinh doanh.

3. Cùng với việc không ngăn cấm thì chúng ta sẽ hoàn thiện khung pháp luật về xem xét trách nhiệm của cán bộ công chức, nâng cao cơ chế giám sát, nếu có biểu hiện tư lợi dùng tài sản, thời gian của nhà nước vào việc tư hoặc không hoàn thành nhiệm vu, trách nhiệm trước nhà nước thì sẽ bị xem xét ngay trách nhiệm hành chính hoặc hình sự

4. Cho phép công khai thì dễ giám sát, quản lý hơn là cấm.

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 22/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí