Chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam - 14


3.2.4 Cổ phần được quyền chào bán

Đ 84 - LDN 2005 quy định về cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập như sau : các cổ đông sáng lập phải cùng nhau mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán và phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh .

Theo K2 - Đ96 - LDN 2005 về các quyền của đại hội đồng cổ đông thì : đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định loại cổ phần , tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán .

Mối liên hệ giữa vốn điều lệ với quy định về tỉ lệ nắm giữ cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được hiểu như thế nào ? Có phải là khi thành lập công ty thì cổ đông sáng lập phải nắm giữ 20% vốn điều lệ như đa số người vẫn nghĩ không?

Quyền quyết định tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán là thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông (khi công ty thành lập thì đại hội đồng cổ đông chính là các cổ đông sáng lập) vì vậy họ có thể quyết định đăng ký số vốn điều lệ rất lớn so với vốn thực góp. Để phù hợp với quy định của pháp luật họ thoả thuận với nhau vốn điều lệ sẽ không phải chỉ là các cổ phần phổ thông được quyền chào bán mà sẽ gồm cả : cổ phần ưu đãi và cổ phần phổ thông không được quyền chào bán, trong đó cổ phần phổ thông được quyền chào bán có tỉ lệ ít hơn và do đó số cổ phần thực mua của họ có thể rất ít so với vốn điều lệ .

Ví dụ : Cty A quy định đăng ký vốn điều lệ với tổng số cổ phần các loại như sau :

VĐL : 10 tỉ = 1 triệu cổ phần có mệnh giá mỗi cổ phần là 10 nghìn đồng. Trong đó

Loại CP ưu đãi = 200 nghìn cổ phần = 2 tỉ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Loại CPPT = 800 nghìn cổ phần = 8 tỉ

Đại hội đồng cổ đông gồm các cổ đông sáng lập quyết định trong tổng số 800 nghìn cổ phần phổ thông đó chỉ được quyền chào bán 200 nghìn cổ phần mà thôi (tương đương với giá trị 2 tỉ đổng), và họ quyết định góp vốn mua cổ phần theo đúng mức tối thiểu theo luật quy định là 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán là 40 nghìn cổ phần = 400 triệu . So với mức vốn điều lệ 10 tỉ thì số vốn cổ phần thực góp của họ là quá ít .

Chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam - 14

Từ sự phân tích trên ta thấy cách quy định của luật doanh nghiệp không thực sự rõ ràng dễ gây hiểu lầm cho nhà đầu tư cũng như các đối tác của công ty cổ phần.

Chúng ta sẽ phân tích điều đó dựa trên cơ sở phân tích mục đích của các nhà lập pháp :

- Nếu nhà lập pháp có mục đích ngăn chặn việc các cổ đông sáng lập đăng ký khống vốn điều lệ quá lớn trong khi vốn đầu tư ban đầu của công ty lại không tương xứng thì theo như phân tích trên mục đích đó đã không đạt được.

- Nếu nhà lập pháp có mục đích tạo sự chủ động , linh hoạt cho công ty, khuyến khích mọi người ra đầu tư kinh doanh dù không có nhiều vốn thì việc quy định tỉ lệ 20% là không thực sự rõ ràng dễ dẫn đến sự hiểu nhầm của ngay chính các nhà đầu tư thậm chí cả các đối tác , khách hàng khi hợp tác làm ăn với công ty ( thực tế hiện nay đa số vẫn cho rằng khi muốn thành lập công ty cổ phần thì phải góp ít nhất 20% số vốn điều lệ).

- Việc quy định như vậy chỉ có giá trị trong việc phân quyền cho Hội đồng quản trị trong quyền quyết định đối với tổng số cổ phần phổ thông có quyền chào bán mà hoàn toàn không có giá trị trong việc quy định tỉ lệ góp vốn ban đầu của cổ đông sáng lập.


Giải pháp đề ra :


Nếu nhà làm luật muốn dùng tỉ lệ 20% để khống chế mức đăng ký vốn điều lệ dựa trên số vốn thực góp thì không nên phân biệt số cổ phần có quyền chào bán mà phải coi tất cả số cổ phần của công ty khi đăng ký , thỏa thuận trong điều lệ công ty đều có quyền chào bán và luật phải quy định rõ điều đó.

Nếu quy định như hiện nay thì không nên quy định tỉ lệ 20% nữa mà chỉ cần quy định có ít nhất ba cổ đông nắm ít nhất ba cổ phần là có thể đăng ký thành lập công ty cổ phần .


3.2.5 Tỉ lệ cổ phần ưu đãi và cổ phần phổ thông

Luật doanh nghiệp hiên nay không có quy định về tỉ lệ này

Theo luật DN thì : tổng số cổ phần của từng loại do đại hội đồng cổ đông quyết định25.

Cổ phần ưu đãi có thể có hoặc không còn cổ phần phổ thông là bắt buộc phải có26 .

Có thể khẳng định nền tảng cơ bản của CTCP là CPPT, CTCP bắt buộc phải có cổ phần phổ thông . Trong cơ cấu tỉ lệ của các loại cổ phần thì tỉ lệ CPPT chiếm bao nhiêu nhà làm luật không quy định cụ thể mà giao quyền đó cho đại hội đồng cổ đông của công ty và tỉ lệ đó sẽ được xác định trong điều luật của công ty do đại hội đồng cổ đông thống nhất ban hành . Nếu tổng số CPPT quá nhỏ so với tổng số cổ phần ưu đãi thì có đúng với tinh thần của văn bản luật không ? có ảnh hưởng đến việc quản trị công ty không ? việc phát hành cổ phần ưu đãi có phụ thuộc vào tổng số cổ phần phổ thông không? Ở đây nhà làm luật cho phép quyền tự chủ tùy thuộc hoàn toàn vào đại hội đồng cổ đông hay là các cổ đông sở hữu CPPT và như vậy có thể xảy ra tình huống sau :


25 Đ96 -LDN -2005

26 Đ78 –LDN -2005


Các cổ đông sở hữu CPPT với quyền quản trị của mình quyết định tổng số lượng CPPT chiếm tỉ lệ rất nhỏ so với cổ phần ưu đãi nhằm ba mục đích sau :

- Cổ đông sáng lập đỡ phải góp nhiều vốn ban đầu

- Các cổ đông sáng lập CPPT không phải chia sẽ quyền quản trị công

ty

- Để bán được nhiều cổ phiếu , huy động được nhiều vốn

Ví dụ : Công ty A có VĐL là 1 triệu đồng với tổng số cổ phần là 100

cổ phần mỗi cổ phần mệnh giá là 10 nghìn đồng.

Đại hội cổ đông quyết định 20 cổ phần là CPPT, 80 cổ phần là cổ phần

ưu đãi

Các cổ đông sáng lập nắm giữ số CPPT tối thiểu theo quy định của

LDN (như thống nhất ) là 4 CP

Những cổ đông ít vốn lại được quyền quản trị công ty , liệu ở đây có gì bất hợp lý .

Theo Tôi nên quy định tỉ lệ CPPT so với CPƯĐ phải lớn hơn một, tức là tổng giá trị cổ phần phổ thông phải lớn hớn 50% vốn điều lệ .


3.2.6 Nghĩa vụ của cổ đông phổ thông

K1 -Đ80 - LDN 2005 quy định về nghĩa vụ của cổ đông phổ thông : Thanh toán đủ số cổ phần cam kết mua trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Việc quy định thời hạn 90 ngày, kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là quy định đối với cổ đông sáng lập không


thể coi là nghĩa vụ chung của cổ đông phổ thông được vì điều kiện về thời hàn 90 ngày kể từ ngày công ty được cấp giấy đăng ký kinh doanh thực tế không thực hiện được đối với các cổ đông phổ thông mua cổ phần phổ thông sau này ( khi công ty đã đi vào hoạt động, kinh doanh ổn định ).

Cần sửa lại điều khoản trên như sau :

Thanh toán đủ số cổ phần cam kết mua trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày cam kết mua; chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Quy định như vậy là hợp lý đối với các cổ đông cam kết mua cổ phần phổ thông của công ty không phải trong giai đoạn thành lập công ty . Trường hợp cổ đông phổ thông là cổ đông sáng lập cam kết mua khi thành lập công ty được coi là trường hợp đặc biệt và được điều chỉnh bởi quy định riêng về cổ đông sáng lập


Luật doanh nghiệp là một trong số ít các bộ luật của chúng ta thể hiện được tư tưởng " người dân được phép làm những gì pháp luật không cấm", điển hình như trong quy định về quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp . Tuy nhiên tư tưởng này vẫn chưa được nhà làm luật phát triển thành một nguyên tắc để áp dụng xuyên suốt trong toàn bộ luật doanh nghiệp, chính vì vậy nên vẫn còn một số điều khoản vẫn chưa thật sự chặt chẽ gây nên nhiều cách hiểu và vận dụng khác nhau của ngay chính các cơ quan công quyền, điều này không có lợi cho bộ phận dân doanh.


KẾT LUẬN


Chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam là một đề tài lớn mang tính lý luận và tính pháp lý rất cao. Nghiên cứu đề tài trong thời điểm luật doanh nghiệp 2005 mới được ban hành và bắt đầu có hiệu lực thể hiện tính rất mới của đề tài.

Trong phạm vi nghiên cứu luận văn đã nêu bật được các điểm mới trong quy định về vốn của công ty cổ phần trong luật doanh nghiệp 2005 so với luật doanh nghiệp 1999 và luật công ty 1990, qua đó thấy được tầm quan trọng việc nghiên cứu hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp lý về vốn của công ty cổ phần . Với cách tiếp cận trên đề tài đã nghiên cứu chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần một cách tương đối toàn diện , đề cập đến các vấn đề như các khái niệm pháp lý liên quan đến vốn của công ty cổ phần, các quy định về góp vốn , chuyển nhượng vốn , huy động vốn , quản lý vốn, tăng giảm vốn của công ty cổ phần . Các vấn đề được đề cập nghiên cứu dựa trên cơ sở


các quy định của pháp luật doanh nghiệp đặt trong mối tương quan với pháp luật chứng khoán, pháp luật tài chính của doanh nghiệp và gắn kết với thực tế đã chỉ ra những quy định của pháp luật về vốn trong luật doanh nghiệp còn không thực sự rõ ràng có thể gây hiểu nhầm , từ đó luận văn mạnh dạn đề xuất định hướng hoàn thiện một số quy định về vốn của công ty cổ phần trong luật doanh nghiệp 2005. Người viết cũng xin được nhấn mạnh rằng những đề xuất này chỉ mang tính cá nhân nên khó có thể tránh khỏi những hạn chế nhất định kể cả về mặt quan điểm. Tuy nhiên tác giả mong muốn tạo ra những hướng mới, những đề xuất mới để mọi người cùng tham khảo , nghiên cứu để phát triển hơn nhằm tạo điều kiện cho luật doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện hơn.

Còn rất nhiều điều Tôi muốn trình bày nhưng trong khuôn khổ có hạn của luận văn cũng như khả năng nhận thức, lý luận cũng như cách thức diễn đạt còn hạn chế, Tôi xin dừng phần viết của mình tại đây. Hy vọng sẽ nhận được những ý kiến phản biện, lời góp ý chân thành và quý báu để đề tài luận văn được hoàn thiện, thực sự có ý nghĩa thiết thực trong việc xây dựng một chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần ngày một hoàn thiện hơn , tạo ra nhiều thuận lợi cho các nhà đầu tư, kinh doanh để họ yên tâm đầu tư , kinh doanh góp phần phát triển mạnh mẽ nền kinh tế nước nhà .


TÀI LIỆU THAM KHẢO


I . Tài liệu tiếng Việt:


1. Trường đại học quốc gia Hà Nội (2002) Giáo trình luật tài chính Việt Nam, NXB chính trị quốc gia , Hà Nội.

2. Trường đại học quốc gia Hà Nội (1996) Giáo trình luật kinh tế , NXB chính trị quốc gia , Hà Nội.

3. Trường đại học quốc gia Hà Nội (2001), Giáo trình luật kinh tế Việt Nam, Khoa Luật , NXB chính trị Quốc Gia , Hà Nội.

4. Trường Đại học Luật Hà Nội (2000), Giáo trình luật kinh tế , NXB Công an nhân dân.

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 22/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí