Kinh Nghiệm Về Nâng Cao Chất Lượng Tăng Trưởng Kinh Tế Của Tp. Hcm


Bảng 2.3. Chênh lệch về thu nhập theo nhóm ngũ vị


Năm

Chung

Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

Nhóm 4

Nhóm 5

CL 1 và 5

Cả nước

2002

356,1

107,7

178,3

251,0

370,5

872,90

8,1

2004

484,4

141,8

240,7

347,0

514,2

1.182,30

8,3

2006

636,5

184,3

318,9

458,9

678,6

1.541,70

8,4

2008

995,2

275,0

477,2

699,9

1.067,4

2.458,20

8,9

Thành thị

2002

622,1

184,2

324,1

459,8

663,6

1.479,20

8,0

2004

815,4

236,9

437,3

616,1

876,7

1.914,10

8,1

2006

1.058,4

304,0

575,4

808,1

1.116,1

2.488,30

8,2

2008

1.605,2

453,2

867,8

1.229,9

1.722,2

3.752,40

8,3

Nông thôn

2002

275,1

100,3

159,8

217,7

299,4

598,60

6,0

2004

378,1

131,2

215,1

297,6

416,2

835,00

6,4

2006

505,7

172,1

287,0

394,4

552,4

1.122,50

6,5

2008

762,2

251,2

415,4

583,1

828,7

1.733,60

6,9

Hà Nội

2002

621

204,6

368,4

499,8

672,8

1.360,50

6,7

2004

806,9

255,3

471,4

659,5

908,1

1.739,90

6,8

2006

1050

329,1

589,2

878,4

1.201,0

2.252,30

6,8

2008

1.719,6

535,1

957,0

1.386,5

1.933,3

3.777,80

7,1

Tp. Hồ Chí Minh

2002

904,1

316,4

525,2

721,6

1.008,8

1.951,70

6,2

2004

1164,8

430,8

635,4

870,0

1.219,0

2.668,30

6,2

2006

1479,9

553,6

823,5

1.076,2

1.493,3

3.452,80

6,2

2008

2191,7

826,7

1.182,6

1.542,4

2.139,6

5.252,30

6,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Nguồn:Tổng cục Thống kê, Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam các năm. Năng lực cạnh tranh, TP. HCM đã có nhiều cố gắng nhằm tạo ra môi trường thông thoáng để tăng cường thu hút đầu tư. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI của thành phố HCM ở mức khá trong 63 tỉnh, thành được xếp hạng. Thành phố đã hỗ trợ các doanh


nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình tái cấu trúc doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhà nước.

Xóa đói giảm nghèo, Hệ số chênh lệch về thu nhập giữa nhóm 20% dân số giàu nhất so với 20% dân số nghèo nhất có xu hướng gia tăng chậm, dãn cách về thu nhập năm 2002 là 6,2 lần tăng lên 6,4 lần năm 2008 và 6,8 lần năm 2010. Cùng với sự gia tăng về chênh lệch thu nhập hệ số GINI của TP. HCM cũng tăng từ 0,3 năm 1994 lên 0,35 năm 2008, thấp hơn so với cả nước và Hà Nội [50, tr.67].

2.4.1.2. Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của TP. HCM

a. Về mặt thành công

TP. Hồ Chí Minh đã có chính sách nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ phát triển theo chiều rộng dựa vào tăng vốn đầu tư, khai thác tài nguyên và nguồn lao động chất lượng thấp sang phát triển theo chiều sâu, lấy chất lượng tăng trưởng là động lực chủ yếu để phát triển các ngành, lĩnh vực trên cơ sở áp dụng những thành tựu mới về khoa học, công nghệ, ít gây ô nhiễm môi trường, nguồn nhân lực chất lượng cao và kĩ năng quản lí hiện đại, hướng tới phát triển kinh tế tri thức.

Đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm tăng cường thu hút các tập đoàn đa quốc gia vào các KCN, Khu công nghệ cao và thúc đẩy sự các doanh nghiệp trên địa bàn TP tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Đã quan tâm đến công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, thực hiện đồng bộ, có hiệu quả hệ thống các giải pháp, gồm đào tạo nguồn nhân lực, thu hút nhân tài và sử dụng chất xám. Đã có chính sách nhằm triển khai đồng bộ chiến lược khoa học - công nghệ. Tổ chức ứng dụng rộng rãi những thành tựu khoa học - công nghệ mới trong sản xuất, kinh doanh, theo phương châm khoa học - công nghệ là động lực của phát triển, để tỉ lệ GDP của ngành khoa học - công nghệ ngày càng tăng trong tổng GDP Thành phố.

Hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình tái cấu trúc doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhà nước để nâng cao năng lực cạnh tranh.

b. Về mặt chưa thành công

Tăng trưởng kinh tế của TP trong thời gian qua chưa hiệu quả và gây lãng phí các nguồn lực kinh tế. Hiệu quả sử dụng nguồn lực thấp được thể hiện thông qua: (1). Năng suất lao động của thành phố thấp chỉ bằng 16,1% so với mức trung bình của thế giới, 4,5% so với Singapore, 15,3% so với Kuala Lumper; (2). Hiệu quả sử dụng vốn và mức


độ đóng góp của TFP thấp. Nguyên nhân kém hiệu quả là do đầu tư dài trải, dự án chậm tiến độ, tình trạng sử dụng đất lãng phí, chưa đầu tư đúng mức cho khoa học công nghệ.

Chưa có chính sách thích hợp nhằm giải quyết hiệu quả tình trạng quá tải của hệ thống hạ tầng kĩ thuật, tình trạng tắc nghẽn giao thông, ngập nước còn phổ biến. Chưa gắn kết tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, vấn đề xử lí rác thải còn nhiều bất cập. Tăng trưởng kinh tế làm gia tăng mức độ bất bình đẳng và phân hóa giàu nghèo, nhiều khu nhà ổ chuột xuất hiện.

2.4.2. Thâm Quyến – Trung Quốc

2.4.2.1. Thực trạng chất lượng tăng trưởng kinh tế

Thâm Quyến đã duy trì được tốc độ tăng trưởng trong thời gian dài và cao hơn mức trung bình của Trung Quốc. Tốc độ tăng trưởng bình quân thì thời kì 1985-1994 là 26,9%, cao hơn rất nhiều so với tỉnh Quảng Đông (13,7%) và bình quân của cả nước (9,5%) trong cùng giai đoạn. Giai đoạn 1995-2004, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 16,3%. Đóng góp vào tăng trưởng GDP của Thâm Quyến giai đoạn 1985-2004 chủ yếu là yếu tố nguồn lực vật chất là K và L (chiếm đến 73,6%). Nếu phân tích cụ thể qua 2 giai đoạn thì thấy tỉ lệ đóng góp của 2 yếu tố này giảm qua thời gian. Cụ thể, thời kì 1985-1994, 92,5% tăng trưởng GDP của Thâm Quyến là do đóng góp của yếu tố vật chất, tuy nhiên bước sang giai đoạn 1995-2004 con số này còn 84%. Điều này phản ánh thực chất quá trình tăng trưởng kinh tế của Thâm Quyến đã thiên theo hướng tăng trưởng chiều rộng nhưng có sự chuyển dịch theo đúng xu thế tăng trưởng theo chiều sâu.


1985-2004

1985-1994

1995-2004

K

L

TFP

K

L

TFP

K

L

TFP

Thâm Quyến

56,7

16,9

26,4

63,4

29,1

7,8

69,3

14,7

24,4

Đồng bằng sông Pearl

56,6

11,5

31,9

63,1

10,0

26,9

55,3

13,5

32,0

Bảng 2.4. Tỉ lệ đóng góp của Vốn, Lao động và TFP vào tăng trưởng kinh tế Thâm Quyến giai đoạn 1985-2004 (Đơn vị tính: %)


Nguồn: Fung Kwan,2008.

Nếu như giai đoạn 1985-1994, tốc độ tăng của hai yếu tố vốn và lao động không chênh nhau nhiều với con số tăng trưởng tương ứng là 25% và 24,5% thì đến giai đoạn 10 năm sau khoảng cách tăng trưởng giãn rộng ra gần 10%. Tuy nhiên, nếu so tốc độ tăng trưởng của các yếu tố đầu vào của Thâm Quyến so với Hồng Kông (7,5% và 1,7%) và mức trung bình của đồng bằng sông Pearl (14,1 và 4,4) thì thấy con số này cao hơn rất nhiều đặc biệt là yếu tố lao động. Nguyên nhân của hiện tượng vốn tăng nhanh so với lao động là do Thâm Quyến chuyển đổi chiến lược tăng trưởng giữa hai giai đoạn, cụ thể giai


đoạn sau Thâm Quyến tập trung cho phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao nên đầu tư cho lĩnh vực R&D rất lớn, do vậy, khối lượng vốn trong giai đoạn này tăng nhanh.

Xét về tỉ trọng đóng góp của yếu tố vốn thì thấy, vốn chiếm đến 56,7% trong tăng trưởng kinh tế của Thâm Quyến giai đoạn 1984-2004, trong khi đó yếu tố lao động chỉ chiếm 16,9%. Mặc dù, vai trò của vốn có giảm qua 2 giai đoạn nhưng có thể kết luận rằng

mô hình tăng trưởng của Thâm Quyến chủ yếu dựa vào vốn.

Bảng 2.5. Tốc độ tăng trưởng bình quân của GDP, Vốn và Lao động giai đoạn 1985-2004

(Đơn vị tính: %)


1985-2004

1985-1994

1995-2004

Y

K

L

Y

K

L

Y

K

L

Thâm Quyến

21,6

18,0

11,5

26,9

25,0

24,5

16,3

16,6

7,5

Hồng Kông

4,3

7,5

1,7

5,1

9,4

1,3

3,6

6,5

2,0

Đồng bằng sông Pearl

15,5

14,1

4,4

18,2

18,3

5,4

12,7

11,5

4,0

Nguồn: Fung Kwan,2008.

Tỉ trọng đóng góp của yếu tố TFP giai đoạn 1985-1994 là 7,8% và tăng lên đến 24,4% vào giai đoạn 1995-2004. Đóng góp của công nghệ vào tăng trưởng kinh tế tăng nhanh. Năm 1999, giá trị sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao là 12,01 tỉ USD, thì năm 2006 giá trị này là 92,41 tỉ USD, chiếm 31,36% trong GDP của Thâm Quyến. Tốc độ tăng trưởng bình quân của giá trị sản phẩm công nghệ cao giai đoạn 1999-2006 là 34,13%, xếp thứ nhất trong các tỉnh thành phố có tốc độ tăng trưởng giá trị hàng công nghệ cao.


Hình 2 3 Giá trị hàng công nghệ cao Thâm Quyến giai đoạn 1999 2006 Nguồn Yiming 1

Hình 2.3: Giá trị hàng công nghệ cao Thâm Quyến giai đoạn 1999-2006

Nguồn. Yiming Yuan, 2011

- Hoạt động chuyển giao công nghệ cũng như R&D phát huy hiệu quả cao. Năm 1996 chỉ có 33 ứng dụng bằng sáng chế trong đó có 11 bằng sáng chế mới được phát minh. Tuy nhiên, số lượng bằng sáng chế ứng dụng tăng lên nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng bình quân 35% giai đoạn 1997-2007. Cụ thể, năm 2007, số lượng bằng sáng chế


ứng dụng đạt 35.808 tăng 20,45% so với năm 2006 và đứng thứ 2 trong cả nước về ứng dụng và đứng thứ nhất cả nước về số lượng phát minh sáng chế mới.

Tăng trưởng kinh tế đã góp phần thúc đẩy thu nhập bình quân đầu người tăng lên nhanh chóng, cụ thể năm 2010 đạt 14.615 USD tăng 7,6% so với năm 2009 và gấp 164 lần so với năm 1980. Mức thu nhập của Thâm Quyến năm 2010 cao gần gấp hai lần mức trung bình của Trung Quốc (7.400 USD) và gần gấp 1,5 lần của Bắc Kinh (10.070 USD).

Hình 2.4. Thu nhập bình quân đầu người Thâm Quyến từ 1980-2010

Nguồn: Fung Kwan, 2008 và Gary Zhu, 2011. Hiện nay, mức lương trung bình của người lao động khoảng 4.237 NDT/tháng

(khoảng 633 USD) thấp hơn mức lương của Quảng Châu (4.977 NDT) [85, tr.68], tuy nhiên, lương cơ bản chỉ chiếm 30,5% tổng thu nhập, phần ngoài lương như khoản phụ phí được tính vào lương rất lớn.

Tăng trưởng kinh tế tác động tới giảm nghèo, năm 2005 tại Thâm Quyến có 27,66% dân cư sống dưới mức lương tối thiểu trong đó chủ yếu là dân di cư, thì năm 2010 con số này chỉ là 6,1%. Như vậy, theo chuẩn nghèo của Ngân hàng thế giới đưa ra năm 2008 thì tỉ lệ người nghèo của Thâm Quyến sống dưới mức 1,25 USD (PPP) một ngày là rất thấp. Tuy nhiên có sự khác biệt trong cấu trúc nghèo giữa 2 nhóm người di cư và bản xứ. Nhóm người di cư dễ bị nghèo đói tấn công hơn và hơn 1/3 số họ dễ bị tổn thương bởi nghèo đói. Trong khi đó số người bản xứ ít bị tổn thương hơn [85, tr.71].

Về khoảng cách thu nhập giữa các nhóm người lao động thể hiện qua hệ số GINI là rất lớn. Hệ số GINI của Thâm Quyến 2005 là 0,54, tuy nhiên nếu phân chia cho từng nhóm người ở thành thị và nhóm người di dân từ nông thôn lên thành thị thì con số tương ứng là 0,47 và 0,36. Như vậy, sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của Thâm Quyến là ở mức cao và có sự khác biệt giữa các nhóm dân cư: bất bình đẳng trong nhóm


dân cư thành thị cao hơn so với nhóm di dân ở nông thôn lên thành phố (Yiming Yuan, 2011) [85, tr.73]. Để giảm bớt bất bình đẳng trong phân phối thu nhập Thâm Quyến đã có sự nỗ lực trong việc ban hành các chính sách là liên tục tăng lương tối thiểu. Cụ thể, lương cơ bản của Thâm Quyến liên tục tăng qua các giai đoạn. Năm 2010, mức lương cơ bản tăng 20% và đạt 1320 NDT/tháng (tương đương 200 USD).

2.4.2.2. Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của Thâm Quyến

a. Về mặt thành công

- Sự thành công của Thâm Quyến có một phần rất lớn là do Thâm Quyến có hệ thống công cụ hoạch định phát triển tốt. Trước tiên, có thể nói đến tầm nhìn chiến lược trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Thâm Quyến đã phân vùng thành phố phát triển theo các hướng tận dụng tối đa những tiềm năng và cơ hội phát triển của mình. Đặc biệt là hệ thống quy hoạch đô thị. Thâm Quyến đã quy hoạch và xây dựng trung tâm thành phố chỉ tập trung vào chức năng văn phòng và dịch vụ, còn khu vực sản xuất được xây dựng ở ngoài trung tâm. Trong quy hoạch đô thị Thâm Quyến đã xây dựng được hệ thống giao thông thành phố hiện đại, điều này giúp cho người dân phá vỡ được khoảng cách đi lại giữa nơi ở và nơi làm việc và họ có thể di chuyển đến bất cứ nơi nào trong thành phố với thời gian ít nhất và thuận tiện nhất. Bên cạnh đó, hệ thống kế hoạch phát triển trong từng giai đoạn của Thâm Quyến phát huy tốt vai trò định hướng của mình trong quá trình phát triển kinh tế như ở thập niên 90, Thâm Quyến quyết định phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao.

- Đã tạo lập được môi trường thuận lợi để thu hút nguồn vốn đầu tư, các nhà lãnh đạo đã tạo ra cho Thâm Quyến một môi trường đầu tư hấp dẫn như: (1). Hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại; (2). Chính sách ban hành nhất quán và thuận lợi cho các doanh nghiệp yên tâm đầu tư lâu dài. Giá thuê đất rẻ, thuế thu nhập doanh nghiệp cố định ở mức thấp (15%); miễn giảm thuế nhập khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu...(3). Thành lập một quỹ đổi mới để khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trao giải thưởng sáng tạo cho cá nhân có bằng phát minh, sáng chế; quỹ đổi mới kĩ thuật cá nhân....

- Tiến hành xây dựng mô hình chính phủ hiệu quả và thực hiện cải cách hành chính để tạo ra sự hiệu quả trong làm việc của các cơ quan quản lí nhà nước. Thâm Quyến sắp xếp lại cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lí hành chính để cho gọn nhẹ và hiệu


quả cao trong quản lí cũng như trong việc giải quyết các thủ tục về hành chính. Bên cạnh đó, hàng loạt các cải cách trong quản lí Nhà nước được thực hiện. Trước tiên là thực hiện cải cách ruộng đất và thông qua cải cách ruộng đất Thâm Quyến có một khoản thu nhập lớn để thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị; cải cách thủ tục đăng kí hộ khẩu đã tạo điều kiện cho người nông dân di cư yên tâm làm việc tại Thâm Quyến.....

- Tập trung phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao. Thâm Quyến đã tập trung phát triển đội ngũ nhân lực chất lượng cao. Điểm mấu chốt của mô hình này đó là sự liên kết chặt chẽ giữa cơ sở cung cấp với cơ sở sử dụng nguồn nhân lực. Đồng thời tạo sự liên minh trong việc áp dụng các phát minh sáng chế giữa các trường đại học, viện nghiên cứu với các doanh nghiệp trong khu công nghệ cao. Bên cạnh đó, chính phủ có vai trò dẫn dắt và hỗ trợ cho mối quan hệ này thông qua các chính sách.

- Tăng cường sự kết nối giá trị giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa với các công ti nước ngoài để phát triển các doanh nghiệp lâu dài. Sự liên kết giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa với các công ti nước ngoài vừa đảm bảo cho Thâm Quyến có thể thực hiện tốt sự chuyển giao công nghệ, học hỏi được kinh nghiệm của đối tác đồng thời còn giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tiến tới phát triển bền vững.

b. Về mặt chưa thành công

Sự phát triển của đặc khu Thâm Quyến đã tác động tiêu cực đến khu vực nông nghiệp. Sau 30 năm thực hiện tăng trưởng và phát triển kinh tế, Thâm Quyến từ một vùng cung cấp lương thực thực phẩm cho các vùng lân cận trở thành thành phố phụ thuộc vào sự cung cấp lương thực và thực phẩm của các vùng lân cận. Đây chính là điểm mấu chốt cần phải chú ý tới trong việc cân nhắc xây dựng các khu công nghiệp và phát triển nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực tại các vùng khác. Sự chênh lệch về thu nhập giữa các nhóm dân cư ngày càng lớn. Đặc khu Thâm Quyến là một điển hình của sự di dân và tăng chỉ số giá tiêu dùng cao hơn mức trung bình của cả nước.

2.4.3. Seoul - Hàn Quốc

2.4.3.1. Thực trạng chất lượng tăng trưởng kinh tế

Seoul là thủ đô của Hàn Quốc với vai trò là trung tâm kinh tế, chính trị của cả nước. Quy mô GDP của Seoul chiếm 25% GDP của cả nước giai đoạn 1986-1994 và 20,5% vào năm 2002. Giai đoạn 1986-1994, tốc độ tăng trưởng bình quân của Seoul là


9,5% cao hơn mức tăng trưởng trung bình của Hàn Quốc cùng giai đoạn (9,1%). Tuy nhiên, từ năm 1994 trở đi tốc độ tăng trưởng kinh tế của Seoul có xu hướng chậm lại và thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng bình quân của của Hàn Quốc [75, tr.45].

Thu nhập trung bình của Seoul năm 2003 là 15,64 triệu Won cao hơn mức trung bình của cả nước (13,91 triệu Won), tuy nhiên, mức thu nhập này thấp hơn so với thành phố Ulsan (30,7 triệu Won) và Chung Nam (18,22 triệu Won). Đến năm 2008, thu nhập của Seoul đạt 24,5 triệu Won, có tăng so với năm 2003. Tuy vậy, Seoul cũng vẫn đứng vị trí thứ 4 trong 16 thành phố lớn của Hàn Quốc [92, tr.23-25].

Cơ cấu lao động của Seoul chuyển dịch theo hướng dựa vào dịch vụ, tỉ trọng lao động làm việc trong các ngành dịch vụ tăng lên. Cụ thể: tỉ trọng lao động trong lĩnh vực dịch vụ tăng nhanh từ 70,82% năm 1996 lên đến 79,16% năm 2002.

Năng suất lao động của Seoul cao hơn so với các tỉnh và thành phố khác ở Hàn Quốc. Cụ thể năm 2000, năng suất lao động của Seoul 34. 269 USD, cao hơn rất nhiều so với Busan và Daegu (27.042 USD và 22.843 USD). Năng suất lao động của Seoul cao hơn mức bình quân cả nước là do sự gia tăng nhanh chóng giá trị của các ngành sản xuất và dịch vụ khi chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức đặc biệt là khu vực dịch vụ.

Bảng 2.6. Đóng góp tăng năng suất lao động của các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ tại Seoul giai đoạn 1996-2002. ĐVT: (%)

Năm

1996

1998

2000

2002

DN sản xuất

0,5

0,4

0,5

0,5

DN dịch vụ

11,2

11,8

12,4

13,1

Trung bình

11,7

12,2

12,9

13,6

Nguồn: OECD Territorial review of Seoul,Korea Trong sự đóng góp của yếu tố vốn vào tăng trưởng kinh tế của Seoul thì có thể nói

nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đóng vai trò quan trọng đến sự gia tăng sản

lượng. Năm 2003, lượng vốn FDI vào thành phố chiếm đến 60,9% nguồn vốn đầu tư vào Hàn Quốc. Luồng vốn FDI liên tục này giảm mạnh sau khi đạt đỉnh trong việc thu hút FDI vào năm 1999 với tổng lượng vốn 6,3 tỉ USD. Nguyên nhân quy mô nguồn vốn có sự sụt giảm mà do cả nguyên nhân trong và ngoài nước. Nguyên nhân từ bên ngoài là do luồng vốn FDI toàn cầu suy giảm từ năm 2001, bên cạnh đó Seoul còn phải cạnh tranh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/12/2023