Tốc Độ Tăng Trưởng Kinh Tế Của Hà Nội Giai Đoạn 2011-2013 Và


Bảng 3.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hà Nội giai đoạn 2011-2013 và

đóng góp của các ngành vào mức tăng trưởng chung

Đơn vị: %


Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

1. Tốc độ tăng trưởng chung

10,1

8,1

8,2

- Dịch vụ

10,8

9,3

9,4

- Công nghiệp - xây dựng

10,2

7,7

7,5

- Nông, lâm, thuỷ sản

4,4

0,4

2,4

2. Đóng góp cho tăng trưởng




- Dịch vụ

5,5

4,08

4,1

- Công nghiệp - xây dựng

4,3

4,0

4,0

- Nông, lâm, thuỷ sản

0,3

0,02

0,15

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô Hà Nội - 10

Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội [20] Như vậy, theo biểu 3.3 ở giai đoạn 2011 – 2013 tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp đã có những dấu hiệu tích cực hơn giai đoạn 2006 -2010, tuy nhiên đóng góp vào mức tăng trưởng chung của kinh tế Hà Nội của ngành nông

nghiệp vẫn ở mức thấp (0,15% năm 2013).

Tính đến hết tháng 12 năm 2013, giá trị tổng sản phẩm nội địa của Hà Nội là 94.723 tỷ đồng, trong đó giá trị của ngành dịch vụ là 49.496 tỷ đồng, ngành công nghiệp - xây dựng là 40.347 tỷ đồng, ngành nông, lâm, thủy sản là 4880 tỷ đồng.

Cơ cấu kinh tế theo ngành của Hà Nội có sự dịch chuyển khá nhanh theo hướng tích cực khi tỷ trọng ngành nông nghiệp chỉ còn 6,5% năm 2008. Khu vực dịch vụ có tỷ trọng là 52,4% trong cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố năm 2008 và là ngành có tỷ trọng cao nhất. Hà Nội là một trong số ít địa phương có tỷ trọng dịch vụ cao hơn ngành công nghiệp.


* Đặc điểm xã hội

Tính đến năm 2012, quy mô dân số Hà Nội là 6844,1 triệu người, với mật độ dân số là 2059 người/km2, đứng thứ hai cả nước, chỉ sau thành phố Hồ Chí Minh với mật độ dân số là 3666 người/km2.

Theo Báo cáo kết quả thực hiện thu thập thông tin cung, cầu lao động trên địa bàn thành phố năm 2012, tổng số dân từ đủ 10 tuổi trở lên là 4.148.706 người. Trong đó: thành thị có 3.388.209 người chiếm tỷ lệ 81,67%, nông thôn có

760.497 người chiếm tỷ lệ 18,33%.

Dân số trong độ tuổi làm việc: 3.316.360 người, chiếm tỷ lệ 79,94% tổng dân số từ đủ 10 tuổi trở lên. Trong đó: nam có 1.643.512 người, chiếm 49,56%; nữ có 1.672.848 người, chiếm 50,44%; thành thị có 2.698.252 người, chiếm 81,36%; nông thôn có 618.108 người, chiếm 18,64%.

Lao động Hà Nội tuy dồi dào song tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2010 mới đạt 35%, trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 25,4%, chất lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật phân bố không đều, tập trung ở vùng đô thị, các quận nội thành. Lao động Hà Nội còn có tâm lý kén chọn việc làm và thu nhập rất nặng nề. Tỷ trọng việc làm bền vững tăng chậm, việc làm không ổn định, việc làm tạm thời còn khá cao, chiếm khoảng 45% kết quả giải quyết việc làm hàng năm.

Tính đến năm 2012, lực lượng lao động: 2.693.330 người, chiếm tỷ lệ 69,39% lao động từ đủ 15 tuổi trở lên, trong đó: nam có 1.463.902 người, chiếm 54,35%; nữ có 1.229.428 người, chiếm 45,65%; thành thị có 2.189.065 người, chiếm 81,28%; nông thôn có 504.265 người, chiếm 18,72% trong tổng số

504.265 người lao động nông thôn thì phần chủ yếu chính là lao động nông nghiệp. [51]

* Hà Nội trong tổng thể cả nước, so sánh với các đô thị lớn, các thủ đô

Hà Nội chỉ chiếm 7,4% về dân số và 1% diện tích nhưng đóng góp

khoảng 12,1% GDP cả nước, 12,6% GTSX công nghiệp, 11,1% kim ngạch xuất


khẩu, 16,9% thu ngân sách quốc gia, thu hút 16,2% vốn đầu tư xã hội so với cả nước (năm 2008).

So với Thành phố Hồ Chí Minh - đô thị lớn nhất cả nước, Hà Nội có diện tích lớn hơn (bằng 159,8%), dân số chênh lệch không nhiều (bằng 93,2%) tuy nhiên quy mô GDP của Hà Nội chỉ bằng 61,5% Thành phố Hồ Chí Minh. GDP bình quân đầu người bằng 65,9%, thu ngân sách bằng 55,9%, kim ngạch xuất khẩu bằng 31,1%, giá trị sản xuất công nghiệp bằng 48,3%, thu hút vốn đầu tư bằng 81,9% (năm 2008).

3.2. Tác động của việc xây dựng nông thôn mới ở thủ đô Hà Nội tới

việc làm cho lao động nông nghiệp

3.2.1. Đặc điểm của quá trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội có tác động tới việc làm cho lao động nông nghiệp

Hà Nội có một số đặc điểm riêng biệt trong xây dựng nông thôn mới so với những tỉnh khác. Những đặc điểm này có những ảnh hưởng tiêu cực và tích cực đến quá trình xây dựng nông thôn mới cũng như tạo việc làm cho lao động nông nghiệp của Hà Nội. Do sự khác biệt này mà trong bộ tiêu chí nông thôn mới, Hà Nội có rất nhiều chỉ tiêu được yêu cầu ở mức cao hơn so với những tiêu chí chung của cả nước trong đó có tiêu chí giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho lao động nông thôn (chủ yếu là lao động nông nghiệp)

* Mức độ hoàn thiện của hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội

Đây là yếu tố có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trước hết là hệ thống giao thông, thuỷ lợi, hệ thống thông tin và năng lượng; hệ thống giao thông thuận lợi sẽ giảm chi phí vận tải, thuận lợi cho giao lưu kinh tế và văn hoá với các vùng khác từ đó hình thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá và phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp. Hệ thống điện, thông tin giúp cho người dân có khả năng trang bị máy móc kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động, thuận lợi trong việc tiếp thu những thành tựu mới về khoa học kỹ thuật, trình độ dân trí được nâng cao. Hệ thống trường học, bệnh viện có vai trò quan trọng


trong việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân và đào tạo nhân lực. Vì vậy, hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội tác động một cách tổng hợp tới quá trình phát triển kinh tế xã hội và mức sống của người dân nông thôn trong đó có lao động nông nghiệp.

Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn Hà Nội phát triển hơn nhiều địa phương khác trên cả nước. Năm 2007, Hà Nội đã có 63,5% đường giao thông nông thôn được kiên cố hoá, trong đó nhiều xã đã thực hiện kiên cố hoá 100% đường làng, ngõ xóm. Năm 2009 đã có trên 80% số trường, lớp học được xây dựng kiên cố hóa; trong đó có 19% đạt chuẩn quốc gia. Có 90% trạm y tế được xây dựng kiên cố trong đó có 76% đạt chuẩn quốc gia. Hệ thống thuỷ lợi, đê điều được quan tâm đầu tư cơ bản đáp ứng yêu cầu phục vụ tưới tiêu và phòng chống lụt bão. Công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm dân cư, xử lý rác thải, vệ sinh môi trường có nhiều tiến bộ đã từng bước tạo dựng lên bộ mặt nông thôn mới theo hướng văn minh, hiện đại.

Để tăng nguồn kinh phí đầu tư cho giao thông nông thôn, thành phố Hà Nội đã cho các quận, huyện thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất và được giữ lại tỷ lệ thích đáng để tái đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật và phát triển kinh tế trong đó đã giành tỷ lệ lớn cho giao thông nông thôn đến nay tỷ lệ đường giao thông nông thôn được cứng hóa đạt khoảng 80%. Đây là điều kiện rất thuận lợi để cho lao động nông nghiệp chuyển dịch sang lao động kinh doanh dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp

Hệ thống thủy lợi được đầu tư, tính đến năm 2009 đã cứng hóa được 100% kênh mương loại 1; 65% kênh loại 2 và 40% kênh loại 3, đảm bảo việc tiêu thoát nước phục vụ cho nông nghiệp của Hà Nội từng bước phát triển.

Thành phố đã ban hành quyết định số 2863/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn thành phố Hà Nội giai đoạn 2009-2020, theo đó nguồn kinh phí dự kiến đầu tư cho Chương trình là 4.949 tỷ đồng. Hiện nay các huyện đang khẩn trương triển khai các dự án trong chương trình phấn đấu đến năm 2020 đảm bảo 100% số hộ nông thôn được sử


dụng nước hợp vệ sinh và 80% số hộ dân được sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn

quy định của bộ y tế.

Hệ thống điện nông thôn đã được cải tạo, nâng cấp theo đề án điện nông thôn, 100% số thôn, xã và toàn bộ các hộ có điện sử dụng đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt, triển khai bàn giao cho ngành điện quản lý và bán trực tiếp cho hộ nông dân.

Hệ thống chợ, các trung tâm thương mại được đầu tư nâng cấp theo hướng văn minh, hiện đại tạo điều kiện cho lưu thông hàng hóa phát triển. Hiện nay có 100% số xã có chợ và chợ xây dựng kiên cố đây là những đầu mối phục vụ nhu cầu buôn bán và lưu chuyển hàng hóa nông sản. Việc phát triển hệ thống chợ nông thôn đã giải quyết được số lao động nông nghiệp dôi dư với trình độ thấp không có khả năng học tập để chuyển đổi nghề nghiệp vào làm việc tại các doanh nghiệp và khu công nghiệp. [58]

* Trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật của người lao động.

Con người với tư cách là chủ thể của mọi sáng tạo, mọi hoạt động lao động, vì vậy, chất lượng của nguồn lao động quyết định hiệu quả của hoạt động lao động. Trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá hiện nay, con người được coi là nguồn lực của mọi nguồn lực cho phát triển. Do đó, trình độ văn hoá, trình độ khoa học kỹ thuật của người lao động có ảnh hưởng quyết định đến phát triển kinh tế. Điều đó đòi hỏi không ngừng đào tạo, tập huấn cho nông dân, phát triển mạnh giáo dục ở các vùng nông thôn để hình thành một lực lượng lao động có chất lượng ngày càng cao.

Hà Nội là địa phương có trình độ dân trí tương đối chênh lệch giữa các huyện trên địa bàn. Những vùng gần trung tâm như huyện Từ Liêm, Thanh Trì tỷ lệ lao động học hết cấp 3 cao hơn nhiều so với những vùng xa trung tâm như Phúc Thọ, Ba Vì… Điều này đòi hỏi phải có những chính sách, cách tiếp cận riêng biệt với từng vùng.


* Nguồn vốn đầu tư cho sản xuất là yếu tố quan trọng để tạo việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

Để phát triển kinh tế phải có nguồn vốn đầu tư mua sắm tư liệu sản xuất và làm cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thuận lợi. Với trình độ phát triển kinh tế ở nông thôn hiện nay, hầu hết các hộ nông dân đều thiếu vốn sản xuất. Với các hộ gia đình trẻ mới tách hộ thì tình trạng thiếu vốn càng trầm trọng. Do vậy, để tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông nghiệp thì cần phải giúp đỡ người nông dân có khả năng huy động mọi nguồn vốn vào sản xuất, đồng thời mở lớp tập huấn cho người nông dân nâng cao khả năng quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó nhà nước cũng cần cung cấp vốn cho lao động nông nghiệp qua nhiều hình thức để mở rộng sản xuất kinh doanh và tăng thu nhập.

Hà Nội là Thủ đô của cả nước, việc xây dựng nông thôn mới là trọng tâm của thành phố do đó việc đầu tư rất được chú trọng:

Tổng vốn đầu tư năm 2011 của thành phố Hà Nội cho chương trình xây dựng nông thôn mới: 2.775,996 tỷ đồng. Trong đó:

- Vốn ngân sách và có nguồn gốc ngân sách 1.865,479 tỷ đồng, (chiếm 67,20%).

- Vốn doanh nghiệp 216,108 tỷ đồng, (chiếm 7,78%).

- Vốn nhân dân đóng góp 227,166 tỷ đồng, (chiếm 8,18%).

- Vốn xã hội hóa 41,249 tỷ đồng, (chiếm 1,49%).

- Các nguồn khác 425,995 tỷ đồng, (chiếm 15,35%).

* Truyền thống văn hoá, phong tục tập quán của từng địa phương, từng dân tộc tác động tới kết quả của quá trình xây dựng nông thôn mới, tới việc giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp.

Mỗi địa phương có những phong tục tập quán riêng, có truyền thống văn

hoá riêng. Mỗi dân tộc cũng có những truyền thống, những phong tục tập quán


riêng. Có những phong tục tập quán truyền thống tốt đẹp có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội và ngược lại cũng có những phong tục tập quán, lạc hậu trở thành vật cản cho sự tiến bộ xã hội. Truyền thống giúp đỡ nhau trong đời sống hàng ngày, trong làm ăn kinh tế, trong khuyến học... là những truyền thống tốt đẹp. Có những làng xã người dân xây dựng thành các nhóm, hội kinh doanh rất hiệu quả, có làng khuyến khích người dân làm kinh tế và báo cáo kết quả trong ngày hội làng... đã có tác động thúc đẩy kinh tế phát triển và thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, những hủ tục như ma chay cưới xin linh đình, các tệ nạn mê tín dị đoan, thói quen sống và làm việc mang tính tự nhiên không tính toán... là lực cản lớn cho sự tiến bộ xã hội. Vì vậy, các giải pháp giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn cần xem xét kỹ đến các yếu tố về phong tục tập quán của mỗi vùng, mỗi địa phương, mỗi dân tộc, để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả.

Hà Nội sau khi mở rộng bao gồm rất nhiều làng nghề, làng cổ với nền văn hóa phong phú và nhiều tập tục khác nhau. Vì vậy, yêu cầu quan trọng là phải nắm rõ được những phong tục tập quán trong việc xây dựng phương hướng phát triển của từng địa phương.

* Tiến bộ khoa học kỹ thuật

Hà Nội là địa phương có sự đầu tư lớn cho nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Từ năm 2008 – 2013 các chương trình khoa học và công nghệ cấp Thành phố đã triển khai 540 đề tài, dự án nghiên cứu. Trong đó, các đề tài dự án trực tiếp phục vụ phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn là 89 đề tài. Tỷ lệ ứng dụng kết quả vào thực tiễn của các đề tài khoảng 70% và dự án là 100%. Kết quả các đề tài, dự án này đã được áp dụng trực tiếp vào thực tiễn của đơn vị nghiên cứu với các mức độ và quy mô khác nhau, đem lại hiệu quả tốt trong các lĩnh vực sản xuất – kinh doanh. Sản phẩm của các công trình nghiên cứu khoa học gồm: Sản phẩm mới, các quy trình công nghệ mới và các thiết bị, máy móc (thiết kế, cải tiến, chế tạo mới), mô hình mới và kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, kỹ thuật mới trong điều trị ngành y tế, hệ


thống các tiêu chuẩn mới, phương pháp mới, giải pháp mới trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, đã góp phần thúc đẩy đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ và năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập quốc tế, nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thành phố.

Các đề tài trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân tập trung chủ yếu vào các hướng ứng dụng công nghệ mới, sản phẩm mới, xây dựng mô hình quản lý mới góp phần nâng cao năng lực sản suất, tạo ra sản phẩm có năng suất cao, chất lượng tốt, giá thành hợp lý đáp ứng yêu cầu thực tế. Từ các kết quả nghiên cứu khoa học đã hình thành các quy trình công nghệ và xây dựng các giải pháp kỹ thuật mới, một số giống cây ăn quả đặc sản, giống lúa lai năng suất cao cho vùng ngoại thành. Triển khai thực nghiệm mô hình đồng bộ: sản xuất rau an toàn; phòng chống dịch bệnh tổng hợp trong chăn nuôi bò thịt, bò sữa chất lượng, hiệu quả và an toàn dịch bệnh. Nhiều giải pháp về cơ chế chính sách được đề xuất đưa vào áp dụng trong thực tiễn cùng với các giải pháp kỹ thuật, các biện pháp kinh tế khác đã cho hiệu quả kinh tế - xã hội cao, giúp các nông hộ, trang trại, doanh nghiệp phát huy tiềm năng về giống, đất đai và những lợi thế của các tiểu vùng sinh thái; quản lý và khai thác hợp lý tài nguyên đất và nước. Cùng với xu thế phát triển của khoa học và công nghệ trong lộ trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, phong trào phát huy, cải tiến sáng kiến kỹ thuật, ứng dụng các kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh mẽ. Nhiều giải pháp kỹ thuật hữu ích, nhiều công nghệ mới đã được chuyển giao, ứng dụng đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn các quận, huyện trên toàn Thành phố.

Cụ thể như sau:

* Trong lĩnh vực trồng trọt bảo vệ thực vật: Đã triển khai 09 đề tài nghiên cứu, thực hiện 04 dự án sản xuất thử nghiệm cấp thành phố về lĩnh vực trồng trọt - bảo vệ thực vật với tổng số kinh phí sự nghiệp KH&CN là 9,8 tỷ đồng và từ nguồn khác là 13,5 tỷ đồng. Các đề tài như: nghiên cứu đánh giá mức độ ảnh hưởng của kim loại nặng trong đất, nước đến sự tích luỹ của chúng trong một số

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 15/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí