Tỉ Lệ Lực Lượng Lao Động Đã Qua Đào Tạo, Năm 2012 (Đvt: %)


43,4 triệu lao động (chiếm 83,2% lực lượng lao động) chưa được đào tạo qua một trình độ chuyên môn kĩ thuật nào).

Tuy có tỉ lệ lao động qua đào tạo cao nhất cả nước, nhưng việc phân bố lao động qua đào tạo không đều. Lao động qua đào tạo chủ yếu tập trung ở khu vực đô thị, các quận nội thành, trong khi ở khu vực nông thôn có tới hơn 84% lao động chưa qua đào tạo. Ðó là chưa kể cơ cấu lao động qua đào tạo chưa phù hợp. Trong số lao động đã qua đào tạo của Hà Nội, thì lao động có trình độ đại học trở lên chiếm tỉ lệ áp đảo khoảng 51%. Tỉ lệ này cao gấp 1,9 lần so với dạy nghề, 3,4 lần so với trung cấp và gần 7 lần so với cao đẳng. Ðiều đó cho thấy, cơ cấu lao động qua đào tạo của thành phố còn bất hợp lí, chưa đáp ứng được yêu cầu. Cơ cấu này cũng cho thấy Hà Nội cũng như cả nước đang trong tình trạng thiếu đội ngũ công nhân kĩ thuật lành nghề đã qua đào tạo bài bản.

Bảng 3.8. Tỉ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo, năm 2012 (ĐVT: %)


Nơi cư trú/vùng

Tổng số

Dạy nghề

Trung

cấp

Cao đẳng

Đại học trở lên

Cả nước

16,8

4,7

3,7

2,0

6,4

Thành thị

31,8

7,5

5,7

2,9

15,7

Nông thôn

10,3

3,5

2,8

1,5

2,4

Các vùng

Trung du và MN phía Bắc

14,9

4,3

4,5

2,1

4,0

Đồng bằng sông Hồng (*)

19,2

7,8

3,7

2,5

5,2

Bắc TB và DH miền Trung

15,3

3,9

4,2

2,0

5,2

Tây Nguyên

12,4

2,9

3,5

1,5

4,5

Đông Nam Bộ(*)

14,4

4,3

3,2

1,9

5,0

Đồng bằng sông Cửu Long

9,2

2,2

2,3

1,2

3,5

Hà Nội

35,5

9,5

5,3

2,6

18,1

Thành phố Hồ Chí Minh

28,3

5,8

3,2

2,4

16,9

(*) ĐB sông Hồng không bao gồm Hà Nội và Đông Nam Bộ không bao gồm Tp Hồ Chí Minh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Chất lượng tăng trưởng kinh tế của Hà Nội - 13

Nguồn: Tổng cục Thống kê “Báo cáo điều tra lao động và việc làm năm 2012”

Tình trạng "thừa thầy, thiếu thợ" của lao động Hà Nội là do tâm lí của nhiều thanh niên hiện nay là thích học đại học hơn học nghề, cho nên nhiều trường dạy nghề đã không thu hút được đủ số lượng học sinh. Việc đăng kí các nghề để học dường như vẫn theo phong trào, nghề trồng trọt, thú y, thủy lợi... hầu như không có người học. Hơn nữa, hiện nay, công tác hướng nghiệp đối với lao động học nghề còn hạn chế. Phần lớn người học


nghề không nắm được thị trường lao động, không biết nhu cầu của người sử dụng dẫn đến không định hướng được tương lai của mình.

3.1.3.2. Năng suất lao động

Để nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, vấn đề cốt lõi không phải là nguồn nhân lực dồi dào, mà quan trọng hơn là chất lượng nguồn nhân lực. Năng suất lao động phản ánh năng lực tạo ra của cải, hay hiệu suất của lao động cụ thể trong quá trình sản xuất, đo bằng số sản phẩm, lượng giá trị sử dụng (hay lượng giá trị) được tạo ra trong một đơn vị thời gian, hay đo bằng lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị thành phẩm. Năng suất lao động là chỉ tiêu quan trọng nhất thể hiện tính chất và trình độ tiến bộ của một tổ chức, một đơn vị sản xuất, hay của một phương thức sản xuất. Năng suất lao động được quyết định bởi nhiều nhân tố, như trình độ thành thạo của người lao động, trình độ phát triển khoa học và áp dụng công nghệ, sự kết hợp xã hội của quá trình sản xuất, quy mô và tính hiệu quả của các tư liệu sản xuất, các điều kiện tự nhiên.

So với cả nước, năng suất lao động của Hà Nội luôn cao hơn, năm 2000, tỉ lệ chênh lệch đó là 2,02 lần vào các năm 2005-2007 thì tỉ lệ chênh lệch là lớn nhất trên 2,5 lần và các năm 2008 - 2012, tỉ lệ giữa năng suất lao động của Hà Nội và cả nước giảm xuống đến năm 2012, tỉ lệ này chỉ còn 1,69 lần. Có nhiều nguyên nhân làm cho năng suất lao động của Hà Nội cao hơn mức bình quân của cả nước, tuy nhiên một trong những nguyên nhân đó là chất lượng lao động của Hà Nội cao hơn như đã đề cập trên đây.

Bảng 3.9. Năng suất lao động của Hà Nội và cả nước ĐVT:(tr.đ/người)

Năm

Hà Nội

Cả nước

Hà Nội so với cả nước

2000

23,6

11,7

2,02

2001

26,1

12,5

2,09

2002

29,8

13,6

2,19

2003

34,1

15,1

2,26

2004

40,1

17,2

2,33

2005

50,3

19,6

2,57

2006

59,3

22,2

2,67

2007

68,1

25,3

2,69

2008

59,0

32,0

1,84

2009

63,9

34,7

1,84

2010

69,6

40,3

1,73

2011

86,2

50,4

1,71

2012

106,0

62,8

1,69

Nguồn: Tính toán theo số liệu thống kê của cả nước và Hà Nội


Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng bình quân năng suất lao động trong giai đoạn 2000- 2012 của Hà Nội lại thấp hơn so với cả nước. Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng bình quân của Hà Nội là 13%/năm, trong khi đó con số tương ứng của cả nước là 15%/năm.

Sau 12 năm, năng suất lao động của Hà Nội chỉ tăng 4,49 lần (năm 2012 so với năm 2000), trong khi đó con số tương ứng của cả nước là 5,32 lần.

Nếu so sánh với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, năng suất lao động của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng là rất thấp. Ví dụ, năm 2009, 2010, năng suất lao động của Việt Nam chỉ tương đương 52,6% của Trung Quốc, 40% của Thái Lan, 14,9% của Singapore và 9% của Mĩ. Theo tính toán, năm 2010 năng suất lao động của Hà Nội chỉ bằng 90% năng suất lao động của Trung Quốc và bằng 69,2% của Thái Lan.

Hộp 3.2. Năng suất lao động của Việt Nam và các nước châu Á

Theo số liệu công bố trong bản báo cáo của Tổ chức Năng suất Châu Á – APO năm 2012 về tình hình năng suất của các quốc gia châu Á. Thì năm 2010, Singapore là quốc gia có năng suất lao động cao nhất, đạt 89,9 nghìn USD/người lao động (tính theo sức mua tương đương năm 2005), tiếp theo là Đài Loan đạt 73,2 nghìn USD và Nhật Bản đạt 63,9 nghìn USD. Năng suất lao động của Việt Nam đạt 5,3 nghìn USD bằng 5,9% năng suất lao động của Singapore. Về mức tăng năng suất lao động hàng năm thì Trung Quốc là quốc gia đạt cao nhất, trung bình 8,8% hàng năm trong giai đoạn 1990-2010. Tuy nhiên chỉ tính trong giai đoạn 2000-2010 thì Myanmar có mức tăng trưởng năng suất hàng năm đạt 9,9%/năm, cao nhất trong số các quốc gia so sánh. Việt Nam có mức tăng năng suất hàng năm là 5% giai đoạn 1990-2010 và 4,5% trong giai đoạn 2000-2010. Với mức tăng trưởng này, Việt Nam nằm ở mức thấp nhất trong số các nước Châu Á được so sánh…

Nguồn: Báo cáo của Tổ chức Năng suất Châu Á – APO năm 2012 về tình hình năng suất của các quốc gia châu Á

3.1.4. Năng suất nhân tố tổng hợp

Năng suất yếu tố tổng hợp (TFP) là kết quả do nâng cao hiệu quả sử dụng “vốn” và “lao động”, nhờ vào tác động của đổi mới công nghệ, hợp lí hoá quá trình sản xuất/cung cấp dịch vụ, cải tiến phương pháp quản lí, nâng cao trình độ, kĩ năng làm việc của người lao động v.v. TFP có ý nghĩa thúc đẩy tăng trưởng GDP mà không phụ thuộc vào gia tăng vốn đầu tư, số lượng lao động và khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên. TFP cho phép chúng ta xác định được sự đóng góp của TFP cũng như của lao động và vốn vào tăng


trưởng GDP là bao nhiêu. Vì vậy, yếu tố này hiện đang được nhiều quốc gia quan tâm trong chiến lược phát triển kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế.

Theo hàm sản xuất: Y= F (K, L, TFP). TFP là một yếu tố tổng hợp phản ánh tác động của yếu tố khoa học công nghệ, vốn nhân lực, các khía cạnh thể chế, cơ chế tác động đến khả năng tiếp nhận, nghiên cứu và vận hành khoa học công nghệ và vốn nhân lực vào hoạt động sản xuất và dịch vụ trong nền kinh tế. Trong 3 yếu tố này, K và L được xem là yếu tố tăng trưởng theo chiều rộng, còn TFP là yếu tố tăng trưởng theo chiều sâu. Nếu tăng trưởng được tạo nên chủ yếu bởi lao động và vốn thì mô hình tăng trưởng được xác định là mô hình tăng trưởng theo chiều rộng. Ngược lại, tăng trưởng được đóng góp chủ yếu từ yếu tố TFP thì đây chính là đặc trưng của mô hình tăng trưởng theo chiều sâu. Chính vì vậy, TFP có vai trò vô cùng quan trọng trong nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế.

Theo kết quả tính toán của Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế-xã hội Hà Nội tại bảng 3.10 [64], thì tỉ lệ đóng góp của lao động, vốn và TFP của Hà Nội giai đoạn 2000- 2010 biến đổi rất thất thường. Trong đó, phần đóng góp của TFP lớn nhất là vào các năm 2003-2005 với tỉ lệ đóng góp là trên 60% cho tăng trưởng GDP. Tuy nhiên, vào một số năm sau đó tỉ lệ này là âm (-), chẳng hạn năm 2006 là -45,03%, năm 2008 là -30,93% và năm 2009 là -17, 33%. Mặc dù điều này là đáng nghi ngờ nhưng cũng có thể lí giải là do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các ngành công nghiệp trong nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nên không có sự đầu tư cho tiến bộ khoa học công nghệ. Hơn nữa, vào những năm này có sự tăng đột biến vay tín dụng ngân hàng đầu tư vào bất động sản; đầu tư mạnh cho các khu công nghiệp, các công trình kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội; một số dự án (gần 500 dự án) “bị treo” do chờ quy hoạch chung phê duyệt. Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng, tính toán này chỉ chính xác theo trung bình nhiều năm, vì nhiều khoản đầu tư không tạo ra giá trị ngay trong năm, nên tính toán theo từng năm không có độ chính xác.

Tỉ lệ đóng góp của lao động và vốn vào GDP cao, cho thấy tăng trưởng kinh tế của Hà Nội đang theo chiều rộng. Điều này dẫn đến cơ cấu kinh tế không hợp lí, làm giảm chất lượng tăng trưởng kinh tế của Hà Nội. Mặt khác, tăng trưởng kinh tế của Thành phố không khuyến khích tăng trưởng đầu tư cho việc làm/người lao động. Nó cũng chỉ ra rằng


số lượng lao động đáp ứng yêu cầu của tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại là rất hạn chế. Hầu hết, kĩ năng làm việc của người lao động còn rất thấp.

Nếu so sánh với tình hình đóng góp của các yếu tố tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và của thành phố Hồ Chí Minh (tỉ lệ đóng góp của các yếu tố vốn, lao động, TFP trong tăng trưởng kinh tế thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2005-2011 lần lượt là 42,9%, 34,26% và 22,84%) chúng ta có thể thấy xu hướng đóng góp của các nhân tố vốn, lao động và TFP của Hà Nội là phù hợp với xu hướng chung của cả nước. Trong giai đoạn 2006-2011, theo nhiều nghiên cứu, nền kinh tế Việt Nam chủ yếu vẫn tăng trưởng dựa vào vốn đầu tư (đóng góp của nhân tố vốn chiếm trên 50%, thậm chí gần 60%); trong khi đóng góp của nhân tố lao động và TFP còn thấp (tương ứng dưới 20% và 30%). Đáng chú ý, phần đóng góp của nhân tố lao động và TFP lại có xu hướng giảm dần. Điều đó phản ánh tăng trưởng của Hà Nội thời gian qua được thực hiện theo mô hình tăng trưởng theo chiều rộng dựa trên sự mở rộng nguồn vốn đầu tư, chưa chú trọng đến tăng trưởng theo chiều sâu dựa trên việc cải thiện năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh….

Bảng 3.10. Tỉ phần đóng góp của nhân tố trong tỉ lệ tăng lên của GDP


Năm


Tốc độ tăng GDP (%)

Tỉ phần đóng góp của các nhân tố (%)

Do tăng vốn và lao động

Do tăng TFP


Tổng số

Trong đó do:

Tăng vốn

Tăng LĐ

A

1

2=3+4

3

4

5

2000

9,36

67,33

52,30

15,03

32,67

2001

10,03

67,72

51,61

16,11

32,28

2002

12,40

67,36

51,59

15,76

32,64

2003

11,43

34,69

22,85

11,84

65,31

2004

11,58

38,07

24,24

13,83

61,93

2005

11,41

32,04

19,11

12,93

67,96

2006

11,55

145,03

146,98

8,05

- 45,03

2007

12,08

81,29

63,47

17,82

18,71

2008

10,65

130,93

82,37

48,56

-30,93

2009

7,38

117,33

39,28

78,04

-17,33

2010

11,02

79,00

34,01

46,99

21,00

Nguồn: Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế-xã hội Hà Nội


Việc tăng tỉ phần đóng góp của lao động vào tốc độ tăng trưởng lớn nhất vào năm 2009 với 78,04 điểm % là tương đối hợp lí vì khi mở rộng Hà Nội số lượng lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng lên đáng kể, đó những ngành chủ yếu sử dụng lao động. Do đó, lao động đóng góp của lao động vào tăng trưởng kinh tế cao hơn.

3.1.5. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

3.1.5.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo nhóm ngành

Kết quả của tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào sự đóng góp của các ngành kinh tế bao gồm ba khu vực (hay nhóm ngành) chính là nông-lâm-ngư nghiệp, công nghiệp và xây dựng, dịch vụ. Trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay, bên cạnh tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế của Hà Nội cũng đạt được một trạng thái tương đối hiện đại với sự chuyển dịch tích cực và theo đúng xu thế phát triển. Nhóm ngành dịch vụ có tỉ trọng chiếm trong GDP ngày càng cao, nhóm ngành công nghiệp và xây dựng có tỉ trọng chiếm vị trí thứ hai, nhóm ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng thấp nhất. Đến năm 2011, tỉ trọng về giá trị của các nhóm ngành chiếm trong GDP như sau: nông-lâm-ngư nghiệp: 5,67 %; công nghiệp và xây dựng: 41,9; dịch vụ: 52,53%. Tỉ trọng ngành dịch vụ tuy có giao động hàng năm nhưng luôn ở mức trên 50%, tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm (từ 10,4% năm 2000 xuống còn 5,57% năm 2011); tỉ trọng ngành công nghiệp – xây dựng tăng lên (từ 36,5% năm 2000 lên 41,9% năm 2011). Về cơ bản, cơ cấu ngành kinh tế đang hình thành

một hình thái với chất lượng cao hơn, trong đó dịch vụ đóng vai trò chủ đạo.

Bảng 3.11. Tỉ trọng các nhóm ngành trong cơ cấu GDP của Hà Nội


Năm

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

Tổng số

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

Nông - lâm, thủy sản

6,91

6,44

6,57

6,56

6,19

5,80

5,57

5,14

Công nghiệp - xây dựng

40,61

41,32

41,34

41,17

41,48

41,76

41,90

41,66

Dịch vụ

52,48

52,24

52,09

52,27

52,33

52,43

52,53

53,20

Chỉ số phát triển (%)

Dịch vụ


112,2

112,5

110,7

107,37

111,04

110,8

116,5

Nông - lâm, thủy sản


101,3

102,9

102,0

100,12

106,91

104,4

106,1

Công nghiệp - xây dựng


117,2

114,2

111,9

107,31

111,62

110,2

114,4

Nguồn: Tính toán theo Niên giám thống kê Hà Nội


Cơ cấu kinh tế này cho thấy Hà Nội là một trong những địa phương có cơ cấu kinh tế tương đối hợp lí và là một trong số ít các địa phương trong cả nước có tỉ trọng của nhóm ngành dịch vụ cao hơn nhóm ngành công nghiệp. Hơn nữa, cơ cấu này đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, song tốc độ chuyển dịch vẫn còn chậm.

Mặc dù, ngành dịch vụ được xác định là ngành trọng điểm, ưu tiên phát triển, nhưng giai đoạn 2006 - 2010 tăng trưởng của ngành vẫn ở mức trung bình, gần với mức tăng trưởng GDP chung và thấp hơn mức tăng trưởng của ngành công nghiệp. Tỉ trọng của nhóm ngành này năm 2012 chỉ cao hơn tỉ trọng của nhóm ngành này năm 2005 là 0,72 điểm %. Điều này phản ánh đầu tư cho phát triển ngành trong thời gian qua vẫn chưa đạt được hiệu quả.

Như vậy, theo các tiêu chí đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế, thấy rằng, cơ cấu các lĩnh vực kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tích cực là tăng dần tỉ trọng dịch vụ, công nghiệp và giảm dần tỉ trọng nông nghiệp trong GDP. Tuy nhiên, so với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh nằm trong vùng kinh tế điểm phía Bắc thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hà Nội còn thấp và chưa thật ổn định.

3.1.5.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ các nhóm ngành

- Chuyển dịch cơ cấu trong ngành công nghiệp:

Nhằm tạo đà cho quá trình CNH, HĐH của Thủ đô, nhóm ngành công nghiệp được ưu tiên đầu tư phát triển với chủ trương chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng nhanh tỉ trọng công nghiệp hàng tiêu dùng, nhất là hàng tiêu dùng cao cấp, hàng xuất khẩu; ưu tiên những ngành có công nghệ và hàm lượng chất xám cao, đổi mới công nghệ và sản xuất các sản phẩm tinh xảo; chuyển mạnh từ công nghiệp gia công theo cơ chế bao cấp cũ sang công nghiệp hướng về thị trường và cạnh tranh; kết hợp các ngành nghề truyền thống với áp dụng công nghệ tiên tiến nhằm thu hút nhiều lao động để chế tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường thay thế hàng nhập khẩu, bảo vệ môi trường sinh thái. Hình thành từng bước các sản phẩm mũi nhọn của Thủ đô.

Nhìn chung, việc định hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp Hà Nội theo hướng có chọn lọc nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nổi lên vấn đề là công tác định hướng, tập trung mọi nguồn lực cho các ngành lựa chọn, sản phẩm công nghiệp mũi nhọn còn bất cập. Tăng trưởng của cả hai lĩnh vực này vẫn


mang nhiều tính tự phát, định hướng phát triển công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn của Hà Nội vẫn dàn trải, chưa tập trung giải quyết các khâu yếu.

Năm

2000

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

Tổng số

100

100

100

100

100

100

100

100

100

Khai khoáng

1,15

1,02

0,87

0,74

0,72

0,68

0,65

0,63

0,60

Công nghiệp chế

biến, chế tạo

93,74

94,06

94,61

95,20

95,06

94,62

94,83

94,73

94,70

SX và phân phối điện, khí đốt...

3,96

3,88

3,53

3,21

3,41

3,68

3,57

3,71

3,76

Cc nước, xử lí rác

thải, nước thải

1,15

1,04

0,99

0,85

0,81

1,02

0,95

0,93

0,95

Bảng 3.12. Tỉ trọng giá trị các ngành trong cơ cấu sản xuất công nghiệp (ĐVT: %)


Nguồn: Tính toán theo Niên giám thống kê Hà Nội Để phát huy vai trò các ngành công nghiệp có thế mạnh cần bám sát một số định

hướng có tính nguyên tắc. Đó là tiếp tục phát triển có chọn lọc, đột phá vào những ngành hàng, sản phẩm sử dụng công nghệ hiện đại, kĩ thuật tiên tiến, có hàm lượng chất xám cao; vừa đáp ứng nhu cầu thay thế nhập khẩu vừa hướng về xuất khẩu. Cần phát huy mọi nguồn lực bên trong kết hợp với nguồn lực bên ngoài, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển các ngành công nghiệp chủ lực.

Chất lượng nguồn nhân lực cho các ngành lựa chọn, sản phẩm công nghiệp mũi nhọn còn hạn chế cả về số và chất lượng, thiếu lao động kĩ thuật tay nghề cao, các kĩ sư chuyên ngành rất ít và khó tuyển dụng. Để có nguồn lao động chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài cần phải đẩy mạnh công tác dạy nghề, nâng cao trình độ kĩ thuật cho người lao động, gắn đào tạo lao động kĩ thuật với chuyển dịch cơ cấu lao động; đa dạng hóa các loại hình đào tạo (tập trung, không tập trung, dài hạn hoặc ngắn hạn), có chính sách phát triển dạy nghề tại doanh nghiệp; chú trọng dạy các nghề áp dụng công nghệ cao cung cấp cho các doanh nghiệp.

- Chuyển dịch cơ cấu trong ngành dịch vụ:

Trong thời gian qua, ngành dịch vụ trên địa bàn Thành phố phát triển ngày càng đa dạng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống dân cư. Cơ cấu nội bộ ngành dịch vụ đang chuyển dịch theo hướng ngày càng đa dạng và chất lượng được cải thiện. Các ngành dịch vụ sản xuất đã phát triển nhanh hơn các dịch vụ phục vụ đời sống. Cùng với quá trình đổi mới, phát triển sản xuất, đã xuất hiện nhiều loại hình

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 08/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí