Gdp Và Tốc Độ Tăng Gdp Của Hà Nội Tính Đến Hết 31/12/2006, Phân Theo Khu Vực Kinh Tế - Tính Theo Giá Năm 1994


Bảng 2.6: GDP và tốc độ tăng GDP của Hà Nội tính đến hết 31/12/2006, phân theo khu vực kinh tế - tính theo giá năm 1994

[10, tr.38]

Đơn vị: tỷ đồng


Năm


GDP

(Tỷ đồng)

Chia ra

Nông - lâm nghiệp, thủy sản

Công nghiệp, xây dựng


Dịch vụ

1995

12921

643

3704

7674

2000

19999

776

7178

12045

2001

22004

785

7841

13379

2002

24654

843

8894

14917

2003

27472

860

10423

16189

2004

30653

845

11867

17941

2005

34150

860

13124

20166

2006

38088

869

14830

22389


Năm


Tốc độ tăng GDP (%)

Chia ra

Nông - lâm nghiệp,

thủy sản

Công nghiệp,

xây dựng


Dịch vụ

1995

14,96

5,76

16,62

15,02

2000

9,39

6,59

11,51

8,29

2001

10,03

1,16

9,23

11,07

2002

12,04

7,39

13,44

11,5

2003

11,43

2,02

17,19

8,53

2004

11,58

- 1,74

13,85

10,82

2005

11,41

1,78

10,59

12,4

2006

11,53

1,05

13

11,02

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Giải quyết việc làm ở Hà Nội - 7

Bên cạnh những tác động tích cực từ đặc điểm kinh tế - xã hội, công tác giải quyết việc làm ở Hà Nội còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng nặng nề của cơ chế cũ quan liêu, bao cấp kéo dài nhiều năm, do sự phát triển đô thị không đồng bộ, nhất là cơ sở hạ tầng, do cơ cấu kinh tế chưa thật hợp lý (nhất


là cơ cấu trong nội bộ ngành và nhóm ngành, cơ cấu vùng và cơ cấu thành phần kinh tế), tính chất tự phát trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, do quy mô và tốc độ nguồn lao động tăng nhanh, lại thiếu những chính sách biện pháp tổng thể có tính chất chiến lược của Nhà nước trong việc sử dụng lao động ở Thủ đô.

2.1.3 Nguồn lực lao động ở Hà Nội.


2.1.3.1 Thể lực nguồn nhân lực Hà Nội

Tầm vóc và thể lực là những đặc điểm sinh thể quan trọng, phản ánh một phần thực trạng của cơ thể và đặc biệt liên quan chặt chẽ đến khả năng lao động của con người. Người lao động Việt nam nói chung cũng như người Hà Nội nói riêng có chiều cao và trọng lượng cơ thể thuộc loại trung bình thấp của thế giới. Nguồn nhân lực Hà Nội hiện nay còn kém cả về tầm vóc và thể lực, một mặt do thể trạng chung của người châu Á, mặt khác do sức khỏe trẻ em những năm trước đây của và Hà Nội còn rất yếu kém. Đến tận những năm đầu của thập kỷ 90, tại Hà nội vẫn có hơn 50% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, trong đó tỷ lệ bị suy dinh dưỡng nặng chiếm tới 14-16%. Đây là yếu tố quan trọng gây ảnh hưởng tiêu cực đến tầm vóc và thể lực của nguồn lao động Hà Nội hiện nay.

Trên phạm vi toàn thành phố, những năm gần đây tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng đã được cải thiện đáng kể (năm 1998 đã giảm đi gần một nửa so với năm 1994, số trẻ em suy dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ - cân nặng trẻ sơ sinh dưới 2,5 kg - năm 1998 chỉ còn 6,23 %). Hơn nữa, trẻ em Hà Nội hiện nay được chăm sóc y tế và sức khỏe khá tốt. Việc này có tác dụng tích cực đến thể lực của nguồn lao động trong tương lai vì các em sẽ là những người trực tiếp lao động làm ra của cải sau này.

Mức dinh dưỡng bình quân hiện tại của người dân Hà Nội khoảng 2000 kCalo /ngày. So với mức chuẩn về dinh dưỡng của thế giới thì còn thấp (mức chuẩn là 2.100 kCalo /ngày đối với người lao động bình thường). Đây cũng là một nhân tố làm cho nhiều người lao động không đáp ứng được số lượng và cường độ công việc trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa của Thủ đô.


2.1.2.2 Trình độ văn hoá của lực lượng lao động Hà Nội

Hà Nội là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa - khoa học kỹ thuật, là đầu mối giao lưu kinh tế của cả nước, là nơi hội tụ các tổ chức nghiên cứu khoa học và đào tạo đầu đàn. Hiện nay ở Hà Nội có 56 trường đại học và cao đẳng, 42 trường trung học chuyên nghiệp, 20 trường dạy công nhân kỹ thuật, 112 viện nghiên cứu chuyên ngành, ngoài ra còn có các tổ chức quốc tế, các công ty nước ngoài hoạt động trong các ngành công nghiệp tiên tiến, mũi nhọn... đây chính là yếu tố vật chất ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến chất lượng nguồn lao động, đến việc phân bổ, sử dụng lao động trên địa bàn Hà nội, tạo điều kiện cho Hà Nội có cơ hội hoà nhập vào quá trình phát triển năng động của các nước trong khu vực và trở thành động lực phát triển của cả nước.


2000

2003

2004

2005

2006

1. Công nhân kỹ thuật

Số trường

21

21

23

21

20

Giáo viên

-

2095

-

-

-

Học sinh

13600

16400

15313

15785

13687

2. Trung học chuyên nghiệp

Số trường

28

38

42

42

42

Giáo viên

1343

1984

2793

1935

2142

Học sinh

24842

31856

51127

52908

53206

3. Cao đẳng, đại học

Số trường

43

49

49

54

56

Giáo viên

11694

13124

14828

13556

13820

Sinh viên

364180

373421

466281

497072

506015

Bảng 2.7: Trường, giáo viên, học sinh các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp và cao đẳng, đại học tại Hà Nội tính đến 31/12/2006 [10, tr.185-186]


Tỷ lệ biết chữ của dân số Hà Nội là 99,6%. Số người chưa biết chữ trong độ tuổi lao động chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn và vùng ngoại thành và ở những người cao tuổi.

Hà Nội là địa phương đạt tiêu chuẩn phổ cập cấp tiểu học đầu tiên trong cả nước, đã phổ cập trung học cơ sở (THCS) ở khu vực nội thành, hiện


nay đang phấn đấu hoàn thành phổ cập THCS toàn Thành phố và tiến tới phổ cập phổ thông trung học (PTTH) ở khu vực nội thành.

Trình độ văn hoá của người lao động Hà Nội tương đối cao, có 85,96% số người tốt nghiệp từ trung học cơ sở trở lên, riêng tốt nghiệp phổ thông trung học chiếm 45,3% (trong đó tỷ lệ này ở quận Thanh Xuân đạt 61,61%). Số người có trình độ văn hoá thấp (tức là từ tiểu học trở xuống) của Hà Nội ít hơn nhiều so với số người có trình độ từ bậc THCS trở lên trong đó tỷ lệ người đã tốt nghiệp PTTH là 50,8%, riêng ở nội thành là 64,2%. Lớp học cao nhất đã qua bình quân cho 1 lao động của Hà Nội là 9,9 năm, riêng nội thành là 10, 6 năm, ngoại thành là 9, 1 năm. Tóm lại, trình độ văn hoá của lao động Hà Nội cao nhất so với vùng đồng bằng sông Hồng và so với cả nước.

2.1.3.3 Trình độ chuyên môn của lực lượng lao động Hà Nội

Lượng lao động của Hà Nội tuy lớn, nhưng lại thiếu lao động trong các ngành mũi nhọn như công nghệ phần mềm, tự động hoá..., tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề vẫn chỉ ở mức 17,6%, hơn nữa lao động có trình độ, chuyên môn kỹ thuật chủ yếu tập trung ở thành thị còn ở khu vực nông thôn còn chiếm tỷ lệ nhỏ. Tuy nhiên công tác xã hội hoá đào tạo nghề đã và đang được đẩy mạnh. Đến nay, tổng số cơ sở dạy nghề trên địa bàn Hà Nội là 222 cơ sở, tuyển mới đào tạo nghề cho 77.500 người, trong đó, dài hạn là 33.000 người. Việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã được mở rộng, năm vừa qua đã đào tạo nghề cho 1515 người với các nghề nấu ăn, hàn, điện dân dụng, may, tin học...

Xét về chất lượng, đội ngũ lao động của Thủ đô vẫn còn yếu về trình độ, kỹ năng so với yêu cầu ngày càng cao của công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá Thủ đô và hoà nhập quốc tế. Chất lượng đầu ra ở các bậc giáo dục phổ thông, dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học còn thấp. Thêm vào đó, sự phân bố, sử dụng nguồn nhân lực có kỹ thuật còn không hợp lý (một bộ phân không nhỏ người lao động phải làm công viêc không liên quan tới nghề nghiệp được đào tạo) càng làm giảm hiệu quả làm việc của đội ngũ lao động kỹ thuật.


Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật và cấp bậc đào tạo cũng là một vấn đề lớn cần phải quan tâm giải quyết. Hiện nay, Hà Nội thiếu nhiều công nhân kỹ thuật, đặc biệt là CNKT bậc cao trong khi số người tốt nghiệp đại học thừa tương đối nên chưa phát huy được hiệu quả. Tỷ lệ tương lao động có trình độ cao đẳng, đại học / Trung học chuyên nghiệp / Công nhân kỹ thuật của Hà Nội là khoảng 100: 145: 391. Trong khi đó ở trên thế giới, tỷ lệ hợp lý là: 100: 400: 1400.

2.2 Thực trạng giải quyết việc làm ở Hà Nội những năm qua.

Với những khó khăn và thuận lợi từ các đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực. Công tác giải quyết việc làm ở Hà Nội trong những năm qua đã thu được nhiều thành quả cũng như còn nhiều vướng mắc. Năm 2006 toàn thành phố đã giải quyết việc làm cho 82.000 người, năm 2007 là 87.990 người. Đây là một nỗ lực lớn của Thành phố Hà Nội, tuy nhiên cùng với việc mở rộng các khu công nghiệp, tốc độ đô thị hóa nhanh ở các quận, huyện ven thành phố như Từ Liêm, Gia Lâm, Tây Hồ... khiến Hà Nội không còn đất canh tác và có khoảng 110.000 lao động trong độ tuổi cần việc làm mỗi năm, trong đó có rất nhiều người có trình độ chuyên môn kỹ thuật và tay nghề cao.

Bảng 2.8: Lực lượng lao động và số người có việc làm ở Hà Nội [7, tr.293]

Đơn vị: người

năm

1997

1998

1999

2000

2001

Lực lượng lao động

1276677

1269174

1389604

1376588

1378999

Số người có việc làm

1201447

1197064

1316721

1304752

1303293

năm

2002

2003

2004

2005

2006

Lực lượng lao động

1474783

1512542

1535521

1575951

-

Số người có việc làm

1409497

1443275

1459914

1511178

1593178

Là một đô thị lớn, Hà Nội đứng trước một sức ép lớn, đó là tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị ở mức cao so với các đô thị khác trên cả nước. Bên cạnh lực lượng lao động trong độ tuổi chiếm tới 64% dân số địa phương, còn hàng vạn lao động từ các tỉnh khác đổ về, học sinh sinh viên tốt nghiệp ở lại...


nên nhu cầu giải quyết việc làm của Thành phố luôn là một vấn đề bức xúc.

Bảng 2.9: Lao động chưa có việc làm và đã được giải quyết việc làm khu vực thành thị

[10, tr.28]

Đơn vị: người


2000

2003

2004

2005

2006

I. Số người được giải quyết việc làm

33936

40599

46893

52485

51150

1. Việc làm ổn định

19713

18240

24010

26609

27621

Trong đó

- Tuyển vào khu vực nhà nước

4026

2860

2670

5777

5812

- Tuyển vào khu vực ngoài nhà nước

8403

11250

12890

15482

18353

- Tuyển sinh

4984

4980

5830

4997

3621

2. Việc làm tạm thời

14223

22359

22883

25876

23529

II. Số người đăng ký tìm việc làm

42296

25725

46260

50082

45270

Trong đó

- Bộ đội phục viên

1918

2170

2881

2666

2108

- học sinh thôi học

8762

2660

-

-

-

Trong thời gian qua, công tác giải quyết việc làm của Hà Nội đã có nhiều bước đột phá, Hà Nội là nơi hình thành nhiều mô hình mới, hiệu quả trong giải quyết việc làm như hội chợ việc làm (được Thành phố tổ chức từ năm 2002 đến nay), mỗi năm một lần, qua mỗi kỳ Hội chợ, hàng ngàn lao động đã tìm được việc làm phù hợp với trình độ và năng lực của mình, hàng chục ngàn lao động (chủ yếu là học sinh, sinh viên) nắm bắt được những thông tin quan trọng của thị trường lao động để định hướng nghề nghiệp và tìm việc làm phù hợp, đồng thời nhiều doanh nghiệp đã trực tiếp tuyển dụng được lao động đúng yêu cầu đặt ra … Năm 2007 Hà Nội giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị xuống còn 5,8%. Mục tiêu đặt ra cho năm 2008 là giải quyết việc làm cho 90.000 người, giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị xuống còn 5,7%. Đào tạo nghề cho 81.000 người, trong đó dài hạn 36.000 người, ngắn hạn 45.000 người, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề lên 26%.


2.2.1 Thực trạng giải quyết việc làm trong các ngành kinh tế ở Hà Nội Bảng 2.10: Lao động đang làm việc trong khu vực nhà nước trên địa bàn

Hà Nội phân theo ngành kinh tế. [10, tr.26]

Đơn vị: người.


2000

2003

2004

2005

2006

Tổng số

416181

480034

550129

514406

511860

Nông nghiệp và lâm nghiệp

2272

2950

2862

2993

2518

Thủy sản

308

326

313

281

283

Công nghiệp khai thác mỏ

4717

5906

5280

5189

4899

Công nghiệp chế biến

101360

110028

113321

98304

90942

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước

4881

5627

5552

5889

6040

Xây dựng

94500

129338

184141

175994

180054

Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ

39250

46425

48246

36247

35664

Khách sạn, nhà hàng

3694

4512

3989

3474

3450

Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc

21955

32628

35034

30569

22433

Tài chính, tín dụng

4109

4554

4644

5117

5301

Hoạt động khoa học và công nghệ

15683

15943

15935

15935

16075

Hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản, dịch vụ tư vấn


19252


16608


25066


25084


30461

Quản lý nhà nước và an ninh quốc phòng

26606

26966

27218

27159

28608

Giáo dục - đào tạo

45376

44982

44933

48203

50399

Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội

14588

14826

14857

14939

15417

Hoạt động văn hóa, thể thao

8910

9308

9248

9375

9461

Các hoạt động Đảng, đoàn thể, hiệp hội

4572

4707

4731

4836

5374

Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng

4148

4526

4759

4818

4931

Từ khi đất nước ta chuyển từ cơ chế tập trung - bao cấp sang cơ chế thị trường nhiều thành phần, cơ cấu phân bố nguồn nhân lực trong các thành phần kinh tế có sự thay đổi cơ bản theo hướng tỷ trọng lao động trong khu vực kinh tế quốc doanh giảm dần, trong khi đó tỷ trọng lao động hoạt động


trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng nhanh. Năm 1989 lao động trong khu vực kinh tế quốc doanh chiếm khoảng 52%, còn ở khu vực ngoài quốc doanh chiếm khoảng 48%, năm 1992 tỷ lệ đó tương ứng là 36,8% và 63,2% và năm 1995 là 35,5% và 64,5%. Tính tới 31/12/2006, Khu vực nhà nước trên địa bàn Hà Nội giải quyết việc làm cho 511.860 người, chiếm 31,9% tổng số người hoạt động kinh tế thường xuyên (khoảng 1,6 triệu người), các thành phần kinh tế còn lại giải quyết việc làm cho khoảng gần

1.100.000 người (chiếm 68,1 %).

Số lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp - thủy sản ở Hà Nội gần như không thay đổi trong suốt 6 năm từ 2000 đến 2006 cùng thời gian đó lao động trong lĩnh vực công nghiệp tăng 58,6 %; lao động trong lĩnh vực dịch vụ tăng 151,2%. Điều này phản ánh khả năng to lớn trong giải quyết việc làm của công nghiệp và nông nghiệp, gắn liền với tốc độ đô thị hóa nhanh và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Hà Nội.

2.2.1.1 Giải quyết việc làm trong ngành công nghiệp

Hà nội là một trong những trung tâm công nghiệp lớn của đất nước, công nghiệp giữ vai trò then chốt trong nền kinh tế của Thủ đô. Giá trị sản xuất công nghiệp của Hà Nội tăng với tốc độ chóng mặt trong thời gian gần đây (năm 2000 là 17.746 tỷ đồng, năm 2003 là 30.474 tỷ đồng, năm 2004 là

36.598 tỷ đồng, năm 2005 là 41.643 tỷ đồng, năm 2006 là 48.472 tỷ đồng - tính theo giá năm 1994), kéo theo đó là số lượng lớn lao động làm việc trong ngành công nghiệp trên địa bàn Hà Nội.

Lao động hoạt động trong ngành công nghiệp nhà nước có xu hướng giảm dần, trong khi đó, số lượng lao động hoạt động hoạt động công nghiệp ngoài nhà nước tăng nhanh cả về số lượng lẫn tỷ trọng (điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đang diễn ra mạnh mẽ), lao động trong ngành công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng với tốc độ cao nhất (năm 2006 gấp 4,6 lần năm 2000). Sự tăng trưởng nhanh của lao động công nghiệp trong khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 23/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí