Các Tiêu Chí Đánh Giá Chất Lượng Tăng Trưởng Kinh Tế


xuất kinh doanh và các quan hệ kinh tế. Thể chế kinh tế bao gồm các đạo luật, luật lệ, quy định, quy tắc,.. về kinh tế gắn với các chế tài xử lí vi phạm; các tổ chức kinh tế; cơ chế vận hành nền kinh tế…

Thể chế kinh tế có vai trò quan trọng đối với chất lượng tăng trưởng kinh tế. Với việc tạo ra khung khổ pháp lí cho tổ chức, hoạt động của nền kinh tế, thể chế kinh tế có tác dụng định hướng, dẫn dắt nền kinh tế theo hướng ưu tiên cho tăng trưởng trong ngắn hạn, hay hài hòa giữa các mục tiêu tăng trưởng kinh tế với công bằng, tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường để duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế trong một quá trình dài. Thể chế kinh tế đã thể chế hóa các hình thức sở hữu, hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, các loại hình thị trường, quan hệ phân phối… Thể chế kinh tế góp phần hạn chế những khuyết tật của kinh tế thị trường, đó là việc chỉ chạy theo lợi nhuận mà quên đi mục tiêu xã hội, phân hoá giàu nghèo, khai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường... Thông qua hệ thống pháp luật, chính sách, thể chế kinh tế có tác động điều chỉnh, hạn chế các mặt tiêu cực trên đây.

* Mô hình tăng trưởng kinh tế: là yếu tố cốt lõi tác động đến tăng trưởng kinh tế cả về lượng lẫn về chất. Theo nghiên cứu của Lê Xuân Bá và Nguyễn Thị Tuệ Anh [1, tr.23] thì các mô hình tăng trưởng liên quan đến chất lượng tăng trưởng kinh tế có thể phân thành 3 loại chính như sau.

(1). Mô hình tăng trưởng trì trệ là mô hình mà theo nó nền kinh tế có thể đạt được tăng trưởng trong một giai đoạn ngắn nhưng tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần, dẫn đến trì trệ và khó duy trì trong dài hạn. Loại mô hình tăng trưởng này không bền vững do đầu tư quá thấp, nhất là khi hiệu quả đầu tư công rất thấp. Nền kinh tế có thể rơi vào vòng luẩn quẩn do tăng trưởng thấp dẫn đến thiếu nguồn lực để đầu tư nhất là vốn con người và vốn tài nguyên, v.v. Kết quả của mô hình này là vừa không duy trì được tăng trưởng, không tăng phúc lợi xã hội và không thực hiện được mục tiêu xóa đói giảm nghèo.

(2). Mô hình tăng trưởng mất cân đối là mô hình mà theo nó nền kinh tế tăng trưởng có được chủ yếu dựa vào việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên, trợ cấp vốn vật chất một cách rộng rãi bằng nhiều biện pháp. Trong khi đó đầu tư vào vốn con người và đổi mới công nghệ còn chậm. So với mô hình trên, mô hình tăng trưởng loại này tốt hơn


cho người nghèo và cải thiện phúc lợi nói chung. Đặc điểm của mô hình này là đầu tư thiên lệch, quá chú trọng vào ưu tiên đầu tư vốn vật chất thông qua các chính sách ưu đãi vốn và tăng đầu tư công. Với mô hình này tăng trưởng có thể đạt được chừng nào Nhà nước vẫn còn có khả năng duy trì các khoản trợ cấp vốn vật chất. Tuy nhiên, trong dài hạn nền kinh tế sẽ phải đối mặt với những méo mó về cơ cấu và hệ quả là tăng trưởng không có chất lượng, kém bền vững, đặc biệt là đối với các nước nghèo có quy mô ngân sách nhỏ và quản lí đầu tư không hiệu quả.

(3). Mô hình tăng trưởng bền vững là mô hình mà theo nó các loại tài sản vốn được hình thành và đầu tư cân đối, không bị bóp méo. Đầu tư của nhà nước chú trọng tới các lĩnh vực tạo tác động lan tỏa nhằm tăng chất lượng tăng trưởng kinh tế như đầu tư cho giáo dục y tế và bảo vệ nguồn tài nguyên. Theo mô hình này vốn con người là một trọng tâm của chính sách đầu tư nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình phổ biến và tiếp thu công nghệ. So với hai loại mô hình trên, tăng trưởng trong mô hình này đạt được mục tiêu tăng phúc lợi và xóa đói giảm nghèo. Trong mô hình này, tốc độ tăng trưởng không nhất thiết quá cao nhưng có thể duy trì trong thời gian dài hạn nhờ vào sự đầu tư hài hòa và cân đối, không méo mó các loại tài sản vốn. Các nền kinh tế tiến tới mô hình tăng trưởng này thường có một chính phủ quản lí hiệu quả.

* Vai trò của nhà nước đối với nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế được biểu hiện thông qua việc điều tiết để giảm thiểu những yếu kém, nhằm điều chỉnh quá trình tăng trưởng kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Nhà nước sử dụng các công cụ, chính sách kinh tế vĩ mô để điều tiết nền kinh tế, sử dụng ngân sách để tiến hành đầu tư công cho các công trình; xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng dựa trên căn cứ và tiêu chí kinh tế thích hợp nhằm giảm thiểu những gánh nặng chi phí của ngân sách và của nền kinh tế; tiến hành việc kiểm soát chi tiêu công để duy trì sự ổn định nền kinh tế. Với tư cách chủ đầu tư, nhà nước hướng các chương trình đầu tư của mình vào mục tiêu tối đa hoá lợi ích của quốc gia.

Nhà nước thiết lập và bảo vệ quyền sở hữu tư nhân và quyền được hưởng các lợi ích kinh tế xuất phát từ việc sử dụng quyền sở hữu đó. Nếu không có sự bảo đảm đó, một số người sẽ gặp những rủi ro nếu đầu tư thời gian và tiền vốn của mình vào lĩnh vực kinh doanh mà rốt cuộc lợi nhuận lại là của người khác. Nhà nước trong vai trò bảo đảm tính

Chất lượng tăng trưởng kinh tế của Hà Nội - 8


công bằng trong các hoạt động xã hội thông qua sự bảo hộ của mình đối với sở hữu tư nhân như nhà máy, công xưởng, kho chứa và các sản phẩm lành mạnh hữu hình khác...

Nhà nước điều chỉnh phân phối lại thu nhập để thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội. Thông qua chính sách thuế, đặc biệt là thuế thu nhập nhằm tạo sự công bằng hơn trong phân phối. Các vấn đề xã hội như: việc làm, sức khoẻ, bảo hiểm y tế, lương hưu, trợ cấp khó khăn… luôn là những vấn đề cần đến sự quan tâm của nhà nước. Các chính sách giúp người dân bảo đảm được sự ổn định và công bằng trong xã hội trở thành điều kiện tiên quyết để có thể duy trì chất lượng tăng trưởng kinh tế.

Nhà nước sử dụng hệ thống thuế, luật pháp, điều lệ, mức hình phạt, thậm chí truy tố trước pháp luật nhằm giảm thiểu ô nhiễm hoặc tạo điều kiện để các tổ chức xã hội thành lập các quỹ bảo vệ môi trường, môi sinh nhằm giám sát các hoạt động của các doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường và khuyến nghị các biện pháp sản xuất bảo đảm yếu tố bền vững. Ngoài ra, nhà nước sử dụng chính sách quyền sở hữu công khai nguồn tài nguyên, bắt buộc các cá nhân, tổ chức sử dụng nguồn tài nguyên gây ô nhiễm phải chịu chi phí theo giá thị trường. Các khoản thuế hay biện pháp trợ cấp đều được coi là phương thức để nhà nước xử lí những yếu tố ngoại vi. Do toàn bộ chi phí xã hội có ý nghĩa quan trọng quyết định sự phân bố tài nguyên một cách hiệu quả, còn những chi phí tư nhân chỉ quyết định giá hàng hóa, nên vai trò của nhà nước là tạo ra sự cân bằng giữa cá nhân và xã hội thông qua việc điều chỉnh sản xuất thừa hoặc tiêu dùng thừa vào chi phí ngoại vi.

* Đặc điểm văn hóa – xã hội có đóng góp vào tăng trưởng kinh tế dài hạn không khác gì đóng góp của vốn thiên nhiên. Những khác biệt về văn hóa, xã hội mang tính bản sắc lành mạnh có ảnh hưởng đến văn hóa kinh doanh và tính độc đáo của sản phẩm. Giá trị kinh tế của sản phẩm có thể tăng lên nhờ giá trị văn hóa. Không có văn hóa thì sự phát triển hôm nay chẳng những què quặt, mà còn làm cho phát triển không bền vững. Các lí thuyết gần đây đã khẳng định có một mối liên kết giữa vốn kinh tế, vốn văn hóa và vốn xã hội (trong đó có vốn con người). Việc thúc đẩy phát triển vốn văn hóa và vốn xã hội cũng là nhân tố thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế.

Môi trường xã hội ổn định, phát triển lành mạnh là yếu tố quan trọng của tăng trưởng kinh tế. Các yếu tố như: công bằng xã hội, an sinh xã hội vừa là mục tiêu và cũng


là động lực của tăng trưởng, phát triển kinh tế. Không bảo đảm công bằng xã hội, an sinh xã hội sẽ gây cản trở cho tăng trưởng, phát triển kinh tế ở giai đoạn tiếp theo. Hệ thống an sinh xã hội có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.

2.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế

Dựa vào khái niệm và nội dung về chất lượng tăng trưởng kinh tế đã được trình bày trên đây, ta có thể phân các tiêu chí đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế thành 3 nhóm là: Nhóm các tiêu chí liên quan đến khía cạnh kinh tế, nhóm các tiêu chí liên quan đến khía cạnh xã hội và nhóm các tiêu chí liên quan đến khía cạnh môi trường.

2.3.1. Nhóm các tiêu chí liên quan đến khía cạnh kinh tế

2.3.1.1. Năng suất nhân tố tổng hợp

Trong kinh tế, năng suất là tỉ số phản ảnh mối quan hệ giữa đầu ra có ích với đầu vào được sử dụng. Đầu vào có thể là số lao động, vốn hay thời gian lao động hao phí, chi phí thường xuyên. Đầu ra thường là dùng tổng sản phẩm quốc nội đối với nền kinh tế, địa phương và giá trị tăng thêm đối với ngành, doanh nghiệp. Năng suất có thể tính cho nền kinh tế, địa phương, ngành hay doanh nghiệp, từng hoạt động… Khi đo lường năng suất có thể xem xét năng suất cho từng nhân tố, nhóm hay cho toàn bộ các nhân tố tham gia vào quá trình sản xuất và có thể tính cho từng hoạt động, doanh nghiệp, ngành hay nền kinh tế.

Theo mô hình tăng trưởng Tân cổ điển, tăng trưởng được hình thành từ ba yếu tố: vốn, lao động và năng suất tổng hợp nhân tố (TFP - Total Factor ). TFP phản ánh tiến bộ của khoa học, kĩ thuật và công nghệ của nguồn nhân lực, qua đó gia tăng đầu ra không chỉ phụ thuộc vào tăng thêm về số lượng của đầu vào mà còn vào cả chất lượng của các yếu tố đầu vào là vốn và lao động. Tăng TFP gắn liền với áp dụng các tiến bộ kĩ thuật, đổi mới công nghệ, cải tiến phương thức quản lí và nâng cao kĩ năng, trình độ tay nghề của người lao động [23, tr.22-24].

Cùng với lượng đầu vào như nhau, lượng đầu ra có thể lớn hơn nhờ vào chất lượng của lao động, sử dụng vốn có hiệu quả hơn. Lí thuyết của Solow (1994) khẳng định tăng vốn và lao động có thể dẫn đến tăng trưởng kinh tế ngắn hạn, phù hợp với giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, còn tăng TFP mới là nguồn gốc tăng trưởng trong dài hạn.


Điều đó có nghĩa là một nền kinh tế có TFP cao, thì nền kinh tế đó sẽ đảm bảo được việc duy trì tốc độ tăng trưởng dài hạn và tránh được những biến động từ bên ngoài.

Nâng cao TFP tức là nâng cao hơn kết quả sản xuất với cùng đầu vào. Điều này là rất quan trọng đối với người lao động, doanh nghiệp và toàn nền kinh tế. Đối với người lao động, nâng cao TFP sẽ góp phần nâng lương, nâng thưởng, cải thiện điều kiện lao động. Đối với doanh nghiệp thì có khả năng mở rộng tái sản xuất, còn đối với nền kinh tế sẽ nâng cao sức cạnh tranh, nâng cao phúc lợi xã hội.

Chỉ tiêu TFP rất quan trọng trong phân tích chất lượng tăng trưởng kinh tế. Xuất phát từ những nguồn tài liệu và mục tiêu khác nhau, TFP được phân tích theo những hướng khác nhau. Có thể tiến hành phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của TFP hay phân tích ảnh hưởng của TFP đến tăng trưởng kinh tế.

Về mặt toán học, khi tính TFP thường sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas:

Y = A. f(Kβ Lα ). Trong đó: Y= đầu ra, K= vốn, L= lao động, A=TFP, β= hệ số đóng góp của vốn, (α= 1- β)= hệ số đóng góp của lao động [6, tr.22].

Ngoài cách tính trên có một số cách tính khác, chẳng hạn, cách tính tốc độ tăng và tỉ trọng đóng góp của tăng TFP vào tăng đầu ra.

Hộp 2.4. Cách tính tốc độ tăng và tỉ trọng đóng góp của tăng TFP vào tăng đầu ra

- Tính tốc độ tăng TFP

Công thức tính tốc độ tăng TFP như sau: İTFP= İY – α.İL – β.İK

Trong đó: İY: Tốc độ tăng đầu ra (ở đây là giá trị gia tăng hoặc GDP); İK: Tốc độ tăng của vốn cố định; İL: Tốc độ tăng của lao động; α và β là hệ số đóng góp của vốn cố định và lao động, Hệ số β bằng tỉ số giữa thu nhập của người lao động và giá trị gia tăng, còn α = 1 - β. Các chỉ tiêu İY, İL, İK được tính dựa vào số liệu đã được công bố, việc còn lại tính hệ số đóng góp của vốn (α) và hệ số đóng góp của lao động (β). Để xác định các hệ số α và β có thể dùng phương pháp hạch toán như sau:

β =Thu nhập đầy đủ của người lao động/ Tổng sản phẩm quốc nội và α = 1 – β.

Dữ liệu thu nhập đầy đủ của người lao động và số lượng lao động làm việc được lấy trong niên giám thống kê.

- Tính tỉ trọng đóng góp của tăng TFP vào tăng đầu ra:

Công thức tính tỉ trọng của tăng TFP vào tăng GDP như sau: % đóng góp của TFP = (İTFP /İY) x 100%. Trong đó: İTFP: tốc độ tăng TFP; İY: tốc độ tăng đầu ra (hoặc GDP)

(Từ điển thuật ngữ Năng suất và Chất lượng - Trung tâm Năng suất Việt Nam; Hà Nội, 2011)


TFP phản ánh hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu vào của nền kinh tế hay là yếu tố quyết định chất lượng tăng trưởng kinh tế. Do đó, một nền kinh tế tăng trưởng có chất lượng là nền kinh tế đó có tỉ lệ đóng góp cao của các TFP vào tốc độ tăng trưởng. Ngược lại, một nền kinh tế tăng trưởng mà mức độ đóng góp của TFP thấp là nền kinh tế tăng trưởng không bảo đảm chất lượng hay tăng trưởng theo chiều rộng. Về bản chất, sự tăng trưởng theo chiều rộng chủ yếu dựa vào việc tăng vốn đầu tư và lao động giản đơn.

2.3.1.2. Tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực

Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng riêng rẽ các nguồn lực rất đa dạng vì bản thân các nguồn lực tác động để tạo ra đầu ra rất đa dạng và số lượng các đầu ra cũng đa dạng. Trong nghiên cứu này, Luận án giới hạn đánh giá theo 2 tiêu chí chính gồm: năng suất lao động, hiệu quả đồng vốn đầu tư.

(1) Năng suất lao động

Năng suất lao động được tính bằng cách so sánh hai chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước và lao động trung bình trong năm (hoặc số giờ lao động) của nền kinh tế theo công thức: NSLD = Tổng GDP / Tổng số lao động [38, tr.121].

Về nguyên tắc, cần sử dụng chỉ tiêu GDP theo giá cố định; khi đó, GDP bình quân trên mỗi lao động càng lớn thì năng suất lao động xã hội càng cao. Ở cấp ngành hay doanh nghiệp, có thể thay GDP bằng các chỉ tiêu khác đại diện cho kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh như: giá trị gia tăng, doanh thu, lợi nhuận... Sau khi tính năng suất lao động trong từng ngành, doanh nghiệp qua từng giai đoạn, có thể phân tích, đánh giá trình độ phát triển của năng suất lao động và xu hướng phát triển của nó, từ đó đánh giá chất lượng tăng trưởng dưới góc độ tăng năng suất lao động.

(2) Hiệu quả đồng vốn đầu tư

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, có thể sử dụng nhiều loại chỉ tiêu khác nhau. Ví dụ có thể sử dụng chỉ tiêu dưới đây để đánh giá hiệu quả của một đồng vốn sản xuất nói chung hoặc một đồng vốn cố định nói riêng để tạo ra tổng sản phẩm quốc nội GDP:

Hiệu quả đồng vốn (HQĐV) = GDP năm nghiên cứu/Tổng số vốn sản xuất năm nghiên cứu. Tuy nhiên, do việc xác định chỉ tiêu “Tổng số vốn sản xuất” ở tầm kinh tế vĩ mô khá khó khăn, nhất là trong điều kiện nước ta đến nay vẫn chưa thống kê, xác định


được chỉ tiêu “tài sản cố định” của toàn nền kinh tế hay các ngành, nên thông thường người ta sử dụng hệ số ICOR để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

Hệ số ICOR là chỉ tiêu kinh tế cho biết để tăng thêm 1 đồng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đòi hỏi phải tăng thêm bao nhiêu đồng vốn đầu tư thực hiện [58]. Vốn đầu tư thực hiện trong hệ số ICOR bao gồm các khoản chi tiêu để làm tăng tài sản cố định, tài sản lưu động và các khoản hình thành nên giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế. Hệ số ICOR thay đổi tùy theo thực trạng kinh tế xã hội trong từng thời kì khác nhau, phụ thuộc vào cơ cấu đầu tư và hiệu quả sử dụng các sản phẩm vật chất và dịch vụ trong nền kinh tế. Với nội dung đó, hệ số ICOR được coi là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế. Có hai phương pháp tính hệ số ICOR:

Phương pháp thứ nhất: ICOR = I1/ (Y1 – Y0)

Trong đó, I1 là tổng vốn đầu tư của năm nghiên cứu, Y1 là GDP của năm nghiên cứu và Y0 là GDP của năm trước đó. Các chỉ tiêu về vốn đầu tư và GDP để tính hệ số ICOR theo phương thức này phải được đo theo cùng một loại giá (giá thực tế hoặc giá so sánh).

Phương pháp thứ hai: ICOR = (I/Y)/ gy

Trong đó, I/Y là tỉ lệ vốn đầu tư so với GDP, gy là tốc độ tăng GDP. Hệ số ICOR tính theo phương thức này thể hiện: để tăng thêm 1% GDP đòi hỏi phải tăng thêm bao nhiêu phần trăm tỉ lệ vốn so với GDP.

Hệ số ICOR thấp chứng tỏ đầu tư có hiệu quả cao, hệ số ICOR thấp hơn có nghĩa là để duy trì cùng một tốc độ tăng trưởng kinh tế cần một tỉ lệ vốn đầu tư so với tổng sản phẩm trong nước thấp hơn. Tuy nhiên, theo quy luật về lợi tức biên giảm dần khi nền kinh tế càng phát triển (GDP bình quân đầu người tăng lên) thì hệ số ICOR sẽ tăng lên, tức là để duy trì cùng một tốc độ tăng trưởng cần một tỉ lệ vốn đầu tư so với tổng sản phẩm trong nước cao hơn.

Trong tính toán, hệ số ICOR nêu trên, đã giả thiết rằng chỉ có vốn đầu tư ảnh hưởng tới tăng trưởng GDP, còn các nhân tố khác không ảnh hưởng. Đây là một giả thiết rất mạnh. Do vậy, cần hạn chế bớt cấp độ của giả thiết này bằng cách dùng dãy số là trung bình cộng 3 năm của vốn đầu tư và của GDP để giảm tác động của những yếu tố ngẫu nhiên hoặc những nhân tố khác ngoài vốn đầu tư.


Trên thực tế, vốn đầu tư mới thường có tác động tới GDP sau một số năm, tháng, không phải ngay lập tức. Khoảng thời gian từ khi bắt đầu đầu tư tới khi vốn đầu tư phát huy tác dụng được gọi là thời gian trễ. Độ trễ thời gian này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là loại đầu tư thực hiện: Nếu mua sắm máy móc thay thế thì độ trễ rất ngắn, nhưng nếu xây dựng cơ sở hạ tầng thì độ trễ rất dài. Độ trễ đối với các nền kinh tế khác nhau cũng rất khác nhau. Có nhiều phương pháp toán để xác định khoảng thời gian trễ này. Tuy nhiên, giả thiết được áp dụng rộng rãi trên thế giới là vốn đầu tư có thời gian trễ 1 năm, tức là đầu tư năm t sẽ tác động tới GDP năm t+1[59, tr.23-24].

2.3.1.3. Tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế và năng lực cạnh tranh

(1) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Cơ cấu tăng trưởng thể hiện ở chỉ tiêu điểm phần trăm đóng góp của các ngành vào tăng trưởng và chỉ tiêu tỉ trọng đóng góp của mỗi bộ phận trong 100% mức tăng trưởng. Trong cơ cấu kinh tế thì cơ cấu ngành được cho là quan trọng nhất, theo góc độ ngành, nền kinh tế được chia thành 3 nhóm ngành lớn: Nông, lâm, ngư nghiệp; công nghiệp - xây dựng; dịch vụ. Việc phân tích dựa vào: (i) Tốc độ tăng trưởng và tỉ trọng đóng góp của mỗi ngành trong kết quả tăng trưởng; (ii) Tính chất hoạt động và xu thế đóng góp vào tăng trưởng của những nhóm sản phẩm có tính chất công nghệ khác nhau.

Ngoài việc phân tích theo ngành kinh tế, tăng trưởng kinh tế còn có thể được xem xét theo góc độ thành phần sở hữu. Trong cơ cấu kinh tế, dạng cơ cấu theo thành phần sở hữu, phản ánh tính chất xã hội hóa về tư liệu sản xuất của nền kinh tế. Khi xem xét tăng trưởng theo góc độ thành phần sở hữu, nhìn chung các nước xem xét hai loại hình chính là sở hữu công cộng và sở hữu tư nhân. Ở Việt Nam hiện nay, nền kinh tế được chia thành 3 thành phần chính: nhà nước, tư nhân và FDI, việc phân tích dựa vào: (i) Tốc độ tăng trưởng và tỉ trọng đóng góp của mỗi thành phần trong kết quả tăng trưởng; (ii) Tính chất hoạt động và xu thế đóng góp vào tăng trưởng của mỗi thành phần v.v.

Phân tích thay đổi cơ cấu có ý nghĩa rất quan trọng trong nghiên cứu chất lượng tăng trưởng kinh tế, vì nó là yếu tố cơ bản của quá trình tăng trưởng kinh tế. Cơ cấu kinh tế quyết định sự phát triển hài hòa, nhịp nhàng của tất cả các phần tử trong hệ thống kinh tế, qua đó, đảm bảo cho quá trình tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, tức là có chất lượng. Đồng thời, phân tích tiến triển cơ cấu kinh tế sẽ cho phép hiểu rõ xu hướng, độ lớn và tốc

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 08/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí