Nhóm Các Tiêu Chí Liên Quan Đến Khía Cạnh Bảo Vệ Môi Trường


độ thay đổi cơ cấu, cũng như những nhân tố ảnh hưởng tới quá trình thay đổi cơ cấu kinh tế. Từ đó, lựa chọn những chính sách phù hợp để hướng quá trình dịch chuyển cơ cấu theo hướng tăng hiệu quả kinh tế chung và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

(2) Khả năng cạnh tranh của nền kinh tế

Khả năng (hay năng lực) cạnh tranh của một nền kinh tế được xem xét dưới ba góc độ: quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Trong đó:

- Năng lực cạnh tranh quốc gia là một loại chỉ số cho thấy năng lực cạnh tranh tổng thể của nền kinh tế, được xây dựng dựa trên sự đánh giá các điều kiện kinh tế, tổ chức, khả năng tăng trưởng bền vững, khả năng thu hút đầu tư, đảm bảo ổn định xã hội, nâng cao đời sống nhân dân... của một nền kinh tế. Việc xếp hạng năng lực cạnh tranh quốc gia được tiến hành hàng năm bởi Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), thông qua chỉ số năng lực cạnh tranh tăng trưởng (GCI). Chỉ số này được xây dựng trên cơ sở 3 thành tố cơ bản: môi trường kinh tế vĩ mô, chất lượng của các định chế quốc gia và khoa học công nghệ.

- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là chỉ số đánh giá khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp bao gồm: chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất kinh doanh hoặc trên doanh thu thường được sử dụng. Tỉ suất lợi nhuận càng cao nghĩa là doanh nghiệp sản xuất càng có hiệu quả hay có khả năng cạnh tranh cao. Một nền kinh tế với các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao là một nền kinh tế có chất lượng tăng trưởng tốt.

- Khả năng cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ: Một nền kinh tế tăng trưởng có chất lượng sản xuất ra được các sản phẩm được thế giới ưa chuộng. Do đó, tỉ lệ xuất khẩu trong tổng giá trị gia tăng (GDP) phải có xu hướng tăng lên. Nếu tỉ lệ này giảm thì có nghĩa là khả năng cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước giảm và tương ứng với nó là chất lượng tăng trưởng giảm sút. Ngoài chỉ tiêu gộp, vĩ mô nêu trên, còn có thể phân tích cụ thể hơn thông qua một số chỉ tiêu khác để nhận biết và giải thích tại sao chất lượng tăng trưởng thể hiện bằng tỉ lệ xuất khẩu trong tổng giá trị gia tăng...

2.3.2. Nhóm tiêu chí liên quan đến khía cạnh xã hội

Tiêu chí này phản ánh sự ảnh hưởng của tăng trưởng đến các đối tượng hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế. Một nền kinh tế tăng trưởng theo hướng đảm bảo chất lượng thì phải góp phần giải quyết việc làm, thu nhập, xóa đói giảm nghèo, cải thiện công bằng và tiến bộ xã hội, phát triển con người… Một số tiêu chí cụ thể bao gồm:


- Tiêu chí giải quyết việc làm, thu nhập phản ánh tác động của tăng trưởng kinh tế đến giải quyết việc làm, tăng thu nhập. Chỉ số này được đo bằng sự so sánh tốc độ tăng số lao động trong nền kinh tế quốc dân với tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỉ lệ thất nghiệp, tăng trưởng thu nhập và chi tiêu, cơ cấu thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình...

- Tiêu chí xóa đói giảm nghèo phản ánh tác động của tăng trưởng đến thu nhập bình quân và tỉ lệ nghèo: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thay đổi nghèo được thể hiện trước hết qua mối tương quan giữa tốc độ tăng trưởng thu nhập đầu người và thay đổi tỉ lệ nghèo. Tiêu chí xóa đói giảm nghèo được thể hiện rõ nét nhất thông qua Hệ số co giãn của giảm nghèo với tăng trưởng (Growth Elasticiti of Poverti - GEP). Độ co giãn này thể hiện bằng phần trăm thay đổi tỉ lệ nghèo khi có 1% tăng trưởng thu nhập đầu người. Độ co giãn có thể là âm hoặc dương. Nếu độ co giãn là dương thì khi tốc độ tăng trưởng tăng làm đói nghèo gia tăng và ngược lại. Nếu độ co giãn là âm thì tăng trưởng kinh tế có tác động tích cực cho xóa đói giảm nghèo. Nếu độ co giãn bằng 0 tức là tỉ lệ nghèo không co giãn theo tốc độ tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng không ảnh hưởng đến tỉ lệ nghèo [34].

- Tiêu chí tiến bộ xã hội phản ánh tác động của tăng trưởng đến lĩnh vực giáo dục - đào tạo và y tế. Những tiêu chí về cơ sở vật chất của lĩnh vực giáo dục - đào tạo và y tế, số lượng và cơ cấu học sinh, số lượng và cơ cấu giáo viên, cán bộ y tế... gia tăng và cải thiện sẽ phản ánh tăng trưởng kinh tế đã dẫn đến nâng cao phúc lợi xã hội cho người dân.

- Tiêu chí phát triển con người phản ánh tác động của tăng trưởng kinh tế đến con người được xác định bởi Chỉ số phát triển con người (HDI); Hệ số tăng trưởng vì con người (GHR). Trong đó, Chỉ số phát triển con người (HDI), do Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) đưa ra 1990, là một chỉ tiêu tổng hợp, thể hiện khá toàn diện tiến bộ của một quốc gia trên hai mặt kinh tế (GDP/người) và xã hội (tuổi thọ, giáo dục). HDI nhận giá trị từ 0 đến 1. HDI càng gần 1 có nghĩa là trình độ phát triển con ngườicàng cao, trái lại càng gần 0 có nghĩa là trình độ phát triển con người càng thấp. Cụ thể:HDI ≥ 0,8 được coi là mức cao; 0,51 ≤ HDI ≤ 0,79 là trung bình và HDI ≤ 0,50 là mứcthấp[63, Tr.13-14].

Hệ số tăng trưởng vì con người (GHR), đo độ co giãn của thành tựu phát triển con người đối với tăng trưởng kinh tế. Theo đó hai biến số được lấy làm đại diện là tốc độ thay đổi thu nhập bình quân đầu người (% Δy) và tốc độ thay đổi chỉ số phát triển con người


(%ΔHDI). Hệ số này cho thấy một đơn vị phần trăm tăng thu nhập bình quân đầu người sẽ cải thiện được bao nhiêu phần trăm về thành tựu phát triển con người. Nếu hệ số này càng cao thì hiệu quả tăng trưởng vì mục tiêu phát triển con người càng được đánh giá là cao. Nếu GHR nhận giá trị dương sẽ cho thấy phát triển con người đang được cải thiện nhờ vào tăng trưởng kinh tế, còn ngược lại có nghĩa rằng tăng trưởng không phải là động lực chính giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Với ý nghĩa đó, GHR cho phép chúng ta khảo sát chính xác hơn mối quan hệ giữa tăng trưởng với phát triển con người, cụ thể là nó đo lường độ nhạy cảm, hay tốc độ chuyển đổi lợi ích của tăng trưởng đến phát triển con người.

- Tiêu chí công bằng xã hội phản ánh tác động của tăng trưởng đến công bằng xã hội trong phân phối thu nhập và thường được đo lường bằng Hệ số GINI. Hệ số này luôn lớnhơn 0 và nhỏ hơn 1. Trên thực tế, hệ số GINI của các quốc gia thường nằm trong khoảng0,2- 0,7 và người ta cho rằng Gini khoảng từ 0,2- 0,5 được coi là phân phối thu nhậptương đối công bằng. Sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập được coi là cao nếu Ginilớn hơn 0,5 và được coi là thấp nếu Gini nhỏ hơn 0,4[63, tr.18].

Sự bất bình đẳng về thu nhập cũng được xác định bằng chỉ số giãn cách về thu nhập.Chỉ số (chỉ tiêu) này được xác định bởi mức chênh lệch thu nhập của 20% dân số có mứcthu nhập cao nhất và 20% dân số có mức thu nhập thấp nhất, từ năm 2002 người ta còn sửdụng tiêu chuẩn “40” của WB. Theo tiêu chuẩn “40” của Ngân hàng thế giới, khi thu nhậpcủa 40% dân số có mức thu nhập thấp nhất trong xã hội chiếm tỉ lệ lớn hơn 17% của tổngthu nhập, là bất bình đẳng thấp, nếu con số này từ 12% -17%, được coi là tương đối bấtbình đẳng, nếu con số này nhỏ hơn 12% thì được coi là bất bình đẳng cao [63, tr.21].

2.3.3. Nhóm các tiêu chí liên quan đến khía cạnh bảo vệ môi trường

Khía cạnh môi trường của chất lượng tăng trưởng kinh tế được thể hiện thông qua nhiều tiêu chí về chất lượng các thành phần môi trường không khí, nước, đất, sinh thái; mức độ duy trì các nguồn tài nguyên tái tạo; việc khai thác và sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên không tái tạo; nguồn vốn của xã hội dành cho các hoạt động bảo vệ môi trường; khả năng kiểm soát của chính quyền đối với các hoạt động kinh tế xã hội, tiềm ẩn các tác động tiêu cực đối với môi trường, ý thức bảo vệ môi trường của người dân v.v.


Để đo mức độ bền vững về môi trường của sự phát triển người ta dùng các chỉ số như: mức độ ô nhiễm môi trường đất, không khí, nước, mức độ suy giảm đa dạng sinh học, diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng...

Hội đồng Phát triển bền vững LHQ và một số tổ chức quốc tế khác đã đưa ra các chỉ tiêu phát triển bền vững về môi trường với mục tiêu xây dựng một bộ tiêu chuẩn PTBV thống nhất trên thế giới. Trong đó, bao gồm 21 nhóm chỉ tiêu về bền vững về môi trường như: chất lượng không khí, đa dạng sinh học, đất, chất lượng nước, trữ lượng nước, giảm ô nhiễm không khí, giảm sức ép lên hệ sinh thái…

Bộ chỉ thị, chỉ số PTBV về lĩnh vực tài nguyên và môi trường của Việt Nam đã được các nhà khoa học và quản lí môi trường quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, cho đến nay Việt Nam vẫn chưa có bộ chỉ số, chỉ thị PTBV thống nhất. Các kết quả nghiên cứu đề xuất đã có những sự khác biệt khá lớn về số lượng các vấn đề tài nguyên và môi trường quan tâm và số lượng các chỉ thị áp dụng. Ngoài ra, các yêu cầu đánh giá cho từng vấn đề tài nguyên và môi trường quan tâm cũng có những quan điểm khá khác nhau. Do đó, để đánh giá khía cạnh môi trường của chất lượng tăng trưởng kinh tế, luận án sẽ sử dụng một số tiêu chí cơ bản thường được sử dụng trong các nghiên cứu, các báo cáo của các cơ quan chuyên môn về lĩnh vực môi trường. Cụ thể như sau:

i- Mức độ ô nhiễm môi trường được đo bằng nồng độ các thành phần môi trường không khí, nước, đất, xử lí chất thải rắn... Chẳng hạn như: mối quan hệ giữa tăng trưởng và mức độ ô nhiễm, hay mức độ cải thiện các thành phần môi trường.

ii- Mức độ duy trì các nguồn tài nguyên tái tạo và mức độ khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên không tái tạo. Chẳng hạn, suy giảm đa dạng sinh học, thu hẹp diện tích rừng nguyên sinh, động thực vật quý hiếm...

iii- Tỉ lệ các doanh nghiệp đạt được các chứng chỉ môi trường. Chẳng hạn như tỉ lệ các doanh nghiệp có chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14000.

iv- Mức độ chi tiêu của Chính phủ và các chủ thể khác vào bảo vệ môi trường.

v- Khả năng kiểm soát của chính quyền đối với các hoạt động để hạn chế các tác động tiêu cực đối với môi trường, ý thức bảo vệ môi trường của người dân...

2.3.4. Một số vấn đề khi đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế của một địa phương


Các tiêu chí đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế trên đây thường được áp dụng đối với một một nền kinh tế của một nước. Tuy nhiên, khi áp dụng đối với một địa phương (cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương), một số tiêu chí sẽ không phù hợp và không phản ảnh được thực trạng của địa phương đó. Vì vậy, khi đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế của một địa phương, ngoài những tiêu chí có tính chất chung, cần phải tính đến những đặc điểm mang tính đặc thù của địa phương, đặc biệt là những yếu tố thuận lợi, khó khăn trong quá trình nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế.

2.3.4.1. Về các tiêu chí đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế của địa phương Những tiêu chí có tính chất chung đối với các địa phương nói chung và Hà Nội nói

riêng là những tiêu chí thường được sử dụng tương đối rộng rãi trên thế giới.

Về khía cạnh kinh tế của chất lượng tăng trưởng, có một số tiêu chí có thể áp dụng chung để đánh giá chất lượng tăng trưởng của một địa phương và cả nước. Đó là hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (chỉ số ICOR), năng suất lao động, năng suất nhân tố tổng hợp TFP, cơ cấu kinh tế… Riêng về tiêu chí khả năng cạnh tranh của nền kinh tế đối với một quốc gia thường được thay bằng khả năng cạnh tranh của cấp tỉnh Thành phố (PCI). So với khả năng cạnh tranh quốc gia, thì khả năng cạnh tranh của cấp tỉnh, thành phố thường có mức độ phản ánh tương đối hẹp hơn. Chỉ số PCI thông thường nặng về việc tạo lập môi trường kinh doanh trên địa bàn, hay cụ thể là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành phố về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp dân doanh.

Về khía cạnh xã hội, hầu hết các tiêu chí đánh giá chung cho một nền kinh tế, hay một quốc gia có thể áp dụng để đánh giá cho địa bàn một thành phố trực thuộc trung ương. Đó là các tiêu chí phổ biến như: mức độ thu nhập bình quân theo đầu người, xóa đói giảm nghèo, bất bình đẳng thu nhập, chỉ số phát triển con người HDI, tiến bộ xã hội (y tế, giáo dục…). Tuy nhiên, do hoàn cảnh thực tế ở nước ta nên mức độ phản ánh có sai lệch nhất định. Chẳng hạn, nếu lấy tiêu chí số trường đại học, hay bệnh viện trên 10 ngàn dân mà tính riêng cho dân số Hà Nội thì chỉ số này có thể là cao. Tuy nhiên, trên thực tế số cơ sở này không chỉ phục vụ riêng cho Hà Nội mà còn nhiều địa phương khác, nhất là những tỉnh, thành lân cận. Ngoài ra, một hiện tượng khá đặc thù của các thành phố lớn so với quốc gia là hiện tượng dân di cư. Thực trạng này không chỉ rất khó kiểm soát về mặt


con số, mà ngoài ra còn góp phần làm sai lệch các chỉ số đánh giá về mặt xã hội (việc làm, thu nhập, nghèo đói…) đối với một thành phố như thủ đô Hà Nội.

Về khía cạnh môi trường, bên cạnh các tiêu chí chung của cả nước có thể áp dụng cho Hà Nội thì một số tiêu chí khác không thể áp dụng được hoặc nếu áp dụng thì mức độ phản ánh sẽ thiếu tính chính xác. Chẳng hạn như tỉ lệ % giá trị khai thác tài nguyên trên một đơn vị sản phẩm, mức độ tiêu thụ năng lượng trên một đơn vị sản phẩm… Do một địa phương trong cả nước có tính mở nên để đánh giá tác động của tăng trưởng kinh tế đến môi trường của Hà Nội không thể áp dụng tất cả các tiêu chí chung mà chỉ một số tiêu chí cụ thể có tính đặc trưng như: tài nguyên đất, mức độ ô nhiễm nước, không khí, thực trạng thu gom xử lí chất thải rắn và mật độ cây xanh…

Bên cạnh các tiêu chí, chỉ số nêu trên, việc đánh giá thường được tiến hành dựa trên sự so sánh các chỉ số tương ứng của Hà Nội với một số địa phương khác trong cả nước hoặc các thành phố có mức độ phát triển tương đồng trong khu vực và thế giới.

2.3.4.2. Một số yếu tố đặc thù khi đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế của một địa phương

Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cao hay thấp mang tính quyết định đến việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của địa phương đó. Đối với các địa phương có trình độ phát triển cao hơn, sẽ hội tụ các yếu tố tăng trưởng hiện đại và hiệu quả hơn, cho phép sử dụng các động lực tăng trưởng theo hướng dựa vào những ngành kinh tế hiện đại và chất lượng cao hơn.

Điều kiện địa lí, địa hình thuận lợi cho việc “mở cửa”, như giao thông hay có biên giới tiếp giáp với nước ngoài… sẽ cho phép địa phương hợp tác, liên kết thuận lợi hơn, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế. Các địa phương có khó khăn về địa hình, nằm sâu trong lục địa hay địa hình hiểm trở chia cắt thì việc tạo dựng mô hình tăng trưởng theo thế mở khó khăn hơn.

Các điều kiện khác về lịch sử, xã hội cũng tác động đến chất lượng tăng trưởng kinh tế. Với các điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau sẽ cho phép mỗi địa phương hình thành những ngành động lực tăng trưởng khác nhau trên cơ sở lợi thế so sánh, dẫn đến lợi thế cạnh tranh và cách thức sử dụng nguồn lực trong việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng.


Yếu tố quốc gia và quốc tế cũng tạo ra các cơ hội hoặc thách thức cho việc áp dụng mô hình tăng trưởng của địa phương. Theo xu hướng mở cửa, các địa phương có thể đặt mình trong chuỗi giá trị quốc gia, trong các vành đai kinh tế hay các vệ tinh phát triển cho quốc gia hay quốc tế. Điều này có tác động khá quyết định đến việc hình thành các động lực tăng trưởng hay phương thức thực hiện mục tiêu tăng trưởng. Các động lực tăng trưởng của địa phương có thể là một mắt xích trong chuỗi giá trị quốc gia hay toàn cầu mà địa phương tham gia. Điều này có liên quan đến việc hình thành và phát triển các ngành kinh tế động lực, mũi nhọn theo hướng có hiệu quả hơn trong chuỗi giá trị và là cơ sở để đầu tư theo hướng hoàn thiện và nâng dần lợi thế cạnh tranh trong chuỗi giá trị này. Mặt khác, cho phép các địa phương sẽ sử dụng mối quan hệ liên kết để thực hiện việc thu hút nguồn lực cũng như hoàn thiện các nguồn lực của mình.

Tư duy về tăng trưởng kinh tế của các nhà quản lí lãnh đạo địa phương là nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tăng trưởng kinh tế. Nếu quan điểm cho rằng điều kiện cần và đủ để tăng trưởng kinh tế là yếu tố quy mô và mức độ đạt được mức thu nhập cao của nền kinh tế sẽ dẫn tới chủ trương tạo dựng một mô hình tăng trưởng nhanh, nóng, chấp nhận những sự đánh đổi về xã hội và môi trường trong tăng trưởng (hoặc không tính đến yếu tố đánh đổi này). Ngược lại, nếu tư duy cho rằng (hiện nay đây là tư duy đúng) tăng trưởng kinh tế phải song hành với giải quyết các mục tiêu phát triển khác, trong đó tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần mang tính tiên quyết, hay mục tiêu tăng trưởng “vì con người” thì sẽ có mô hình tăng trưởng nhanh ở mức độ hợp lí.

Từ quan điểm, tư duy về vai trò của tăng trưởng trong phát triển kinh tế, sẽ dẫn đến việc xây dựng các chính sách và thể chế kinh tế. Nếu cho rằng tăng trưởng là một yếu tố ảnh hưởng quyết định đến phát triển nhưng không phải là tất cả mà phải được thực hiện cũng với một số các nội dung khác, thì ngoài các chính sách nhằm tăng trưởng nhanh, còn có các chính sách hướng tới sự công bằng xã hội và môi trường…

Việc xác định các yếu tố đặc thù khi đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế của địa phương cho phép chúng ta hiểu được năng lực của chính quyền, trong việc hoạch định chính sách, sử dụng và phân bổ các nguồn lực… có hợp lí hay không, địa phương đó có tận dụng được các yếu tố lợi thế và khắc phục các hạn chế trong quá trình nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế hay không?


2.4. Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của một số thành phố và bài học cho Hà Nội

2.4.1. Thành phố Hồ Chí Minh

2.4.1.1. Thực trạng chất lượng tăng trưởng kinh tế

Giai đoạn 2000- 2010, tăng trưởng kinh tế của TP. HCM khá ổn định, trung bình đạt 11,3%/năm cao gấp 1,7 lần so với cả nước. Với tốc độ tăng trưởng cao và khá ổn định TP. HCM luôn khẳng định là trung tâm kinh tế của cả nước.

Bảng 2.2. Đóng góp của các yếu tố sản xuất của Thành phố Hồ Chí Minh



Giai đoạn


Tốc độ tăng GDP


Tốc độ tăng vốn


Tốc độ tăng lao động

Đóng góp vào tăng trưởng GDP

Vốn (%)

LĐ (%)

TFP (%)

1994-2008

11,15

12,8

4,4

36,81

44,11

19,08

1994-2000

10,90

11,2

4,7

33,58

48,20

18,22

2001-2008

11,50

14,8

3,8

41,16

36,94

21,80

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Chất lượng tăng trưởng kinh tế của Hà Nội - 9

Nguồn: Đỗ Phú Trần Tình, 2010 Năng suất lao động, so với các thành phố trong cả nước, thì TP.HCM cao hơn từ 1,5

đến 3 lần. Tính bình quân giai đoạn 1991 – 2010 năng suất lao động trên địa bàn thành phố tăng 6,31%/năm. Tuy nhiên, so với các TP lớn trong khu vực thì năng suất lao động của TP. HCM chỉ bằng 1/3 so với Băng Cốc, 1/5 so với Kuala Lumpur…[50, tr.36].

Hiệu quả sử dụng vốn, hệ số ICOR có xu hướng tăng. Trung bình giai đoạn 1996- 2000 hệ số ICOR là 3,25, giai đoạn 2001- 2005 là 4,5 và giai đoạn 2006 - 2010 là 6,7. Năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) chỉ đóng góp 21,8% trong giai đoạn 2001 -

2008 thấp hơn so với mức 27,5% của cả nước. Mặc dù, đóng góp của TFP có tăng trong giai đoạn 2001- 2008 so với giai đoạn 1994-2000 [50, tr. 44]. Điều này cho thấy, mô hình tăng trưởng của TP. HCM vẫn chủ yếu dựa vào nhân tố theo chiều rộng (Vốn và lao động), nhân tố tăng trưởng theo chiều sâu (công nghệ, đổi mới) chưa được chú trọng.

Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, các ngành, lĩnh vực, sản phẩm đã chuyển đổi từ mô hình tăng trưởng theo chiều rộng sang chiều sâu.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/12/2023