tố TFP. Trên phương diện tính toán, TFP chỉ phần trăm tăng GDP sau khi trừ đi phần đóng góp của việc tăng số lao động và vốn. TFP phản ánh sự gia tăng chất lượng lao động, chất lượng máy móc, vai trò của quản lí và tổ chức sản xuất. TFP phụ thuộc hai yếu tố: tiến bộ công nghệ và hiệu quả sử dụng vốn, lao động.
Đối với các nước đang phát triển, trong giai đoạn đầu tiến hành công nghiệp hóa do các yếu tố TTKT theo chiều rộng như lao động, tài nguyên thiên nhiên tương đối dồi dào, trong khi trình độ của người lao động và công nghệ còn hạn chế thì TTKT theo chiều rộng thường được lựa chọn. Song, nếu nền kinh tế phát triển dựa quá nhiều vào vốn và lao động thì tốc độ tăng trưởng không cao, kém tính bền vững và dễ bị tổn thương khi có những biến động kinh tế từ bên trong cũng như bên ngoài. Nền kinh tế cũng sẽ không có những bước tiến mang tính chất đột phá lớn.
Từ phân tích trên đã làm sáng tỏ khía cạnh kinh tế của chất lượng tăng trưởng, đó là sự duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hợp lí, nhưng ổn định trong suốt một thời gian dài, dựa trên việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực và sự đóng góp ngày càng cao của năng suất nhân tố tổng hợp.
2.1.3.2. Khía cạnh xã hội của chất lượng tăng trưởng kinh tế
Theo khái niệm chất lượng tăng trưởng kinh tế, khía cạnh xã hội là sự tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với việc đảm bảo công bằng và tiến bộ xã hội dựa trên việc phân phối công bằng và hiệu quả các kết quả của tăng trưởng kinh tế.
Sự duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lí không chỉ liên quan đến mục tiêu dài hạn của quá trình tăng trưởng kinh tế mà còn liên quan khía cạnh xã hội của tăng trưởng kinh tế. Về thực chất, mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là một vấn đề phức tạp, vì lẽ đó trên thực tế đã có nhiều quan điểm khác nhau.
Trước hết, người ta cho rằng, tăng trưởng kinh tế là yếu tố quyết định sự sống còn của một đất nước, vì vậy, cần tập trung cho tăng trưởng kinh tế trước và sau đó mới tập trung cho phát triển xã hội. Họ thừa nhận rằng, tăng trưởng kinh tế tất yếu dẫn đến bất bình đẳng, bên cạnh những tầng lớp có thu nhập cao là sự bần cùng hóa. Tuy nhiên, theo quan điểm này thì chỉ có tầng lớp thu nhập cao mới có khả năng tích luỹ và cũng chính nhờ sự tích tụ tập trung tư bản này đã tạo động lực cho phát triển. Trong giai đoạn đầu của phát triển tất yếu phải chấp nhận bất bình đẳng và các vấn đề khác như bất ổn xã hội,
hủy hoại môi trường, môi sinh. Mọi cố gắng tạo ra bình đẳng đều có thể làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Chỉ khi kinh tế phát triển đến một trình độ nhất định và khi thu nhập bình quân đầu người đạt đến một mức nào đó, việc phân phối lại thu nhập và việc tăng cường chi tiêu công cộng được tiến hành thì mới không làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế. Với quan niệm như vậy, nhiều quốc gia đã đạt được mức tăng trưởng kinh tế cao, song lại phải đối mặt với nhiều vấn đề xã hội.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nghiên Cứu Liên Quan Đến Chất Lượng Tăng Trưởng Kinh Tế Của Hà Nội Một Trong Những Nghiên Cứu Ngoài Nước Có Giá Trị Tham Khảo Tốt Khi Nghiên Cứu
- Khái Niệm Và Nội Dung Chất Lượng Tăng Trưởng Kinh Tế
- Sơ Đồ Biểu Diễn Mối Liên Hệ Giữa Tăng Trưởng, Chất Lượng Tăng Trưởng Và Phát Triển Kinh Tế
- Các Tiêu Chí Đánh Giá Chất Lượng Tăng Trưởng Kinh Tế
- Nhóm Các Tiêu Chí Liên Quan Đến Khía Cạnh Bảo Vệ Môi Trường
- Kinh Nghiệm Về Nâng Cao Chất Lượng Tăng Trưởng Kinh Tế Của Tp. Hcm
Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.
Khác với quan điểm trên, một quan điểm khác cho rằng, công bằng xã hội là ước mơ của con người ở mọi thời đại, là động lực của tăng trưởng, phát triển kinh tế, vì vậy, cần đạt tới một xã hội công bằng càng nhanh càng tốt. Dựa vào quan điểm này, người ta cho rằng trong mối quan hệ giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội thì cần phải ưu tiên mục tiêu xã hội trước và tăng trưởng kinh tế sau. Trên thực tế, mô hình phát triển theo quan điểm phát triển bình đẳng và lành mạnh trước, tăng trưởng kinh tế sau được áp dụng rộng rãi trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) trước đây. Do nôn nóng muốn có ngay một xã hội không còn áp bức, bất công, mọi người được sống tự do và bình đẳng, một số nước đã bất chấp các quy luật phát triển kinh tế - xã hội, không căn cứ vào điều kiện lịch sử - cụ thể và nhanh chóng tiến hành công hữu hóa toàn bộ tư liệu sản xuất, thực hiện phân phối bình quân, cào bằng. Kết quả của mô hình này, như chúng ta đã thấy, bên cạnh sự tiến bộ, sự bình đẳng về mặt xã hội thì động lực phát triển kinh tế của nó lại bị triệt tiêu. Gánh nặng của chi tiêu công cộng quá lớn, trong khi kinh tế kém phát triển, kết quả các quốc gia đi theo mô hình này không mấy thành công, hoặc nếu có thành công ở quốc gia nào thì đó chỉ là trong ngắn hạn.
Nhằm khắc phục các hạn chế và phát huy các ưu điểm của các quan điểm trên, một quan điểm khác cho rằng, cần “tăng trưởng kinh tế đi liền với bình đẳng, giải quyết hợp lí các vấn đề xã hội”. Theo quan điểm này, song song với tăng trưởng là giải quyết bất bình đẳng bằng các chính sách, sự đầu tư hợp lí, như đầu tư đồng đều giữa các khu vực, giải quyết sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tăng cường chế độ giáo dục, y tế miễn phí vì theo quan điểm này sự bất bình đẳng về học vấn và thể chất sẽ kéo theo bất bình đẳng về thu nhập và xã hội trong nhiều thế hệ. Tóm lại, theo quan điểm này thì bên cạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế luôn được coi trọng.
Hộp 2.2. Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội
Trên thế giới, nhiều quốc gia tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng vẫn ở trong tình cảnh tồi tệ nếu xét ở các góc độ như trình độ học vấn, sức khỏe, tuổi thọ và dinh dưỡng trung bình của người dân. Hai quốc gia điển hình của sự trái ngược nhau là Hàn Quốc và Brazil. Nếu như Hàn Quốc gắn tăng trưởng với công bằng xã hội, thì Brazil, ngược lại, chú trọng đến tập trung phát triển doanh nghiệp quy mô lớn, sử dụng nhiều vốn, các chính sách xã hội ít quan tâm đến dân nghèo. Chính vì vậy, mặc dù, tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm nhưng họ không giải quyết được vấn đề bất bình đẳng và chính điều này là nguyên nhân của sự chững lại trong tăng trưởng, thậm chí có nguy cơ khủng hoảng. Trong khi đó, Hàn Quốc là quốc gia có mức độ bất bình đẳng thấp và giữ được tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian dài.
Thực tế cho thấy, các nước Đông Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc giữ được tốc độ tăng trưởng ổn định trong dài hạn là nhờ giải quyết tốt vấn đề tiến bộ và công bằng xã hội, trong khi các nước châu Mĩ La tinh sau giai đoạn tăng trưởng tốc độ cao đầu thập kỉ 80 thế kỉ trước đã đột ngột dừng lại bởi sự tăng trưởng đó chỉ phiến diện về mặt kinh tế, theo chiều rộng.
Nguồn: Bosworth and Collins (2003). “The Empiric of Growth: An Updatet”. Brooking Panel on Economic Activiti, September 4-5, 2003.
Sự kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội phản ánh mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Tăng trưởng kinh tế tạo cơ sở và điều kiện vật chất để thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Tiến bộ và công bằng xã hội là động lực, mục tiêu của tăng trưởng kinh tế. Không bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội sẽ gây cản trở cho tăng trưởng kinh tế ở giai đoạn tiếp theo.
Tăng trưởng kinh tế là cơ sở để nâng cao thu nhập, nhờ đó giải quyết được các vấn đề về an sinh xã hội, là điều kiện để người lao động cải thiện về mặt giáo dục, y tế và văn hóa và mở rộng các loại phúc lợi xã hội. Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện để các chínhphủ thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo, đầu tư cho phát triển ở các vùng lạchậu giảm khoảng cách giàu nghèo, trình độ phát triển giữa các vùng miền…
Việc đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội là một nhân tố thúc đẩy tăng trưởngkinh tế trong dài hạn. Sự tiến bộ và công bằng xã hội xác định các nhu cầu mới của đờisống xã hội, đòi hỏi nền kinh tế phải đáp ứng. Tiến bộ và công bằng xã hội làm cho xã hộiổn định tạo nền tảng để phát triển kinh tế. Phát triển xã hội là cơ sở để tạo ra, khả năng lao
động sáng tạo và nhiệt tình lao động của con người tốt hơn, thúc đẩy kinh tế phát triểnhơn. Con người có tri thức, có sức khỏe, có cuộc sống yên lành... sẽ làm tăng tính tích cực, sáng tạo, tăng năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Nhận thức được mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, ngày nay, nhiều quốc gia đã kết hợp đồng thời giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Nghĩa là không chỉ chú ý đến tốc độ tăng trưởng mà còn phải quan tâm đến tính chất của tăng trưởng, tức là đạt được tăng trưởng bằng cách nào, những ai tham gia, thể chế nào được hình thành và những ai được hưởng lợi thành quả của sự tăng trưởng đó.
2.1.3.3. Khía cạnh môi trường của chất lượng tăng trưởng kinh tế
Khía cạnh môi trường của chất lượng tăng trưởng kinh tế là sự biểu hiện mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Môi trường là điều kiện cần thiết cho tăng trưởng kinh tế. Nguồn tài nguyên và môi trường vừa là đầu vào vừa là đầu ra cho quá trình sản xuất, nhưng phát triển sản xuất lại là nguyên nhân tạo nên các biến đổi với môi trường. Giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường có mối tác động qua lại phức tạp. Một cách đơn giản nhất, có thể hiểu tác động của tăng trưởng kinh tế đến với môi trường thể hiện ở hai khía cạnh tích cực và tiêu cực.
Về mặt tích cực, tăng trưởng kinh tế sẽ tạo ra nguồn kinh phí cần thiết để cải tạo, bảo vệ môi trường. Hơn nữa, tăng trưởng kinh tế là nguồn gốc để phát triển xã hội, tiến hành giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân…
Khía cạnh tiêu cực của tăng trưởng kinh tế đến môi trường được biểu hiện ở chỗ, để phát triển sản xuất con người phải khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên, dẫn đến làm cạn kiệt và suy thoái các nguồn tài nguyên. Hơn nữa, quá trình tăng trưởng kinh tế, nhất là đối với những nước đang trong thời kì đầu của quá trình công nghiệp hóa sẽ làm ô nhiễm môi trường do các chất được thải ra trong quá trình sản xuất. Ô nhiễm môi trường dẫn đến gia tăng các thảm họa, thiên tai gây ảnh hưởng ngược lại đến sự tăng trưởng kinh tế. Đó chính là mâu thuẫn cơ bản giữa bảo vệ môi trường và tăng trưởng kinh tế.
Việc giải quyết mâu giữa bảo vệ môi trường và tăng trưởng kinh tế dẫn đến sự xuất hiện các quan niệm hoặc các lí thuyết khác nhau. Lí thuyết đình chỉ phát triển cho rằng chỉ cần duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế bằng (0) hoặc mang giá trị (-) để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của trái đất [35, tr. 34-45]. Trái ngược với lí thuyết trên, một số học
giả cho rằng cần phải ưu tiên tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá nhằm nâng cao thu nhập cho người dân. Khi kinh tế tăng trưởng cao sẽ tự nó tạo ra các nguồn lực cần thiết để bảo vệ, phục hồi, cải tạo môi trường. Năm 1992, các nhà môi trường đã đưa ra lí thuyết phát triển bền vững, về bản chất đó là tăng trưởng kinh tế trong mức độ duy trì chất lượng môi trường, giữ cân bằng giữa môi trường và phát triển.
Hộp 2.3. Tăng trưởng kinh tế và vấn đề môi trường
Theo nhiều dự báo, nếu con người cứ khai thác như mức hiện nay, trong số các tài nguyên khoáng vật (tài nguyên không tái tạo được) có thể duy trì: sắt được 173 năm, than được 150 năm, nhôm được 55 năm, đồng được 48 năm, vàng được 29 năm; các nguồn tài nguyên sinh vật, rừng rậm trong 170 năm nữa sẽ bị đốn hết, trong đó, mưa rừng nhiệt đới có thể hết nhẵn sau 40 năm nữa.
Các nhà khoa học chỉ ra rằng, hiện nay trên trái đất đã không còn tìm thấy một vùng đất nào hoàn toàn không bị ô nhiễm. Sự ô nhiễm nghiêm trọng môi trường trái đất không chỉ tạo ra khủng hoảng sinh thái mà còn tạo ra khủng hoảng sinh tồn của con người”.
Nguồn: Bosworth and Collins (2003). “The Empiric of Growth: An Updatet”. Brooking Panel on
Sự tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá sẽ dẫn đến huỷ hoại môi trường. Song nếu tăng trưởng kinh tế với phương châm công nghiệp hoá, hiện đại hoá một cách có ý thức, sáng suốt, có sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước, của toàn thể xã hội thì việc bảo vệ môi trường sẽ được đảm bảo, sự không hoàn hảo của tăng trưởng kinh tế trong tương tác của nó với môi trường sẽ được giải quyết. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng hủy hoại môi trường là để làm kinh tế và đạt bằng được các mục tiêu kinh tế, các mối liên quan về môi trường sinh thái đã bị bỏ qua, thiếu sự tôn trọng khi ứng dụng khoa học tự nhiên và khoa học kĩ thuật.
Đối với các nước đang phát triển, nguồn tài nguyên thiên nhiên có vai trò rất to lớn, đóng góp đáng kể vào tỉ lệ tăng trưởng kinh tế. Song, nếu khai thác nguồn tài nguyên này một cách quá mức thì sẽ dẫn đến hệ sinh thái bị mất cân đối nghiêm trọng, ô nhiễm môi trường gia tăng. Đó chính là hậu quả lớn nhất do tăng trưởng kinh tế mà không quan tâm bảo vệ môi trường. Sự hủy hoại môi trường là biểu hiện rõ nét nhất tính không bền vững của quá trình tăng trưởng. Con người đe dọa thiên nhiên, xâm hại môi trường, chính là hủy hoại nền tảng, giá đỡ không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của chính mình.
Đã có rất nhiều bài học cho các nước vì quá coi trọng tăng trưởng kinh tế nhanh, tạo được sự bứt phá lớn về kinh tế, mong vượt lên các nước khác về kinh tế, song đã phải trả giá đắt về việc làm cạn kiệt và suy thoái môi trường. Trung Quốc- quốc gia có sự phát triển thần kì về nền kinh tế đã trở thành gánh nặng cho môi trường là một ví dụ.
Thập kỉ đầu tiên của thế kỉ 21 đã chứng kiến hàng loạt các cuộc khủng hoảng về môi trường, biến đổi khí hậu khốc liệt, thiếu hụt tài nguyên trầm trọng…, tất cả những điều đó đã đưa tới một chiến lược mới trong tăng trưởng kinh tế của các quốc gia, chiến lược tăng trưởng xanh. Chương trình Môi trường của Liên hiệp quốc (UNEP) đã gộp những xu hướng xanh vào trong nền Kinh tế xanh hoặc Thoả thuận xanh mới toàn cầu. Tăng trưởng xanh (Green Growth) là một trong những xu hướng hỗ trợ cho tăng trưởng nhanh và cho việc đạt tới những mục tiêu Thiên niên kỉ. Kinh tế xanh vừa mang lại hạnh phúc cho con người và công bằng xã hội, vừa giảm thiểu đáng kể các rủi ro về môi trường và khủng hoảng sinh thái.
Kinh tế xanh là hướng tiếp cận mới trong tăng trưởng kinh tế, với cách tiếp cận này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế, mà còn hướng tới phục hồi và bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên nuôi dưỡng cuộc sống con người, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Chính vì vậy, nhiều quốc gia trên thế giới đang tiếp cận theo xu hướng mới này nhằm hướng tới phát triển bền vững. Tuy nhiên, từ nội hàm của “Tăng trưởng xanh”, để đạt được mục tiêu mong muốn trong quá trình phát triển kinh tế, các quốc gia đang phát triển sẽ gặp phải những trở ngại nhất định. Mà quan trọng nhất là cần duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lí không quá nóng vội chạy theo mô hình tăng trưởng bằng mọi giá. Việc xác định những trở ngại đó sẽ giúp cho các quốc gia này vượt qua những thử thách cản trở quá trình hướng tới tăng trưởng kinh tế theo nội hàm của “Tăng trưởng xanh”.
Kinh tế Xanh tuy còn khá mới mẻ song với những ưu thế về tính lâu dài và bền vững của nó nên được nhiều quốc gia hưởng ứng, trong đó có cả các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến 2050 tập trung vào 3 mục tiêu chính là: giảm phát thải khí nhà kính, xanh hóa sản xuất và xanh hóa tiêu dùng.
Tóm lại, để phát triển kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu của con người cần có các chính sách nhằm duy tốc độ tăng trưởng kinh tế một cách hợp lí, không tăng trưởng kinh
tế bằng mọi giá, phải kết hợp mục tiêu phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Mỗi chính sách nhằm tăng trưởng kinh tế phải hàm chứa trong nó vấn đề bảo vệ môi trường, đó cũng chính là khía cạnh môi trường của chất lượng tăng trưởng kinh tế.
2.2. Các yếu tố tác động đến chất lượng tăng trưởng kinh tế
Có nhiều cách để phân loại các nhân tố tác động đến chất lượng tăng trưởng kinh tế, trong Luận án này, các nhân tố đó được phân theo 2 nhóm là các nhân tố kinh tế và phi kinh tế. Nhóm các nhân tố kinh tế là nhóm các yếu tố tác động trực tiếp lên tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tính chất tác động của các nhân tố này là làm thay đổi trực tiếp quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế một cách nhanh chóng. Dưới tác động của nhóm các nhân tố này nền kinh tế có thể đạt tốc độ tăng trưởng cao thậm chí rất cao nhưng thường không được duy trì trong dài hạn. Cơ chế tác động của nhóm các nhân tố kinh tế là một cách trực tiếp thông qua cả đầu vào lẫn đầu ra của nền kinh tế.
2.2.1. Nhóm các nhân tố kinh tế: bao gồm bốn nhân tố là nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên, vốn và công nghệ.
* Nguồn nhân lực: là yếu tố quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế. Hầu hết các yếu tố khác như vốn, nguyên vật liệu, công nghệ đều có thể mua hoặc vay mượn được, nhưng nguồn nhân lực thì khó có thể làm điều tương tự. Hơn nữa, các yếu tố như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu hay công nghệ sản xuất chỉ có thể phát huy được tối đa hiệu quả khi có một đội ngũ lao động có kĩ năng, kiến thức, có trình độ văn hóa, có sức khỏe và kỉ luật lao động tốt. Lao động và năng suất lao động có vai trò to lớn là động lực của tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế. Trong mối quan hệ giữa số lượng lao động và năng suất lao động, thì năng suất lao động là yếu tố quyết định. Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, thích nghi với sự phát triển là nhân tố quan trọng hàng đầu tác động đến tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế. Thực tế, nghiên cứu các nền kinh tế bị tàn phá sau Chiến tranh thế giới lần thứ II cho thấy những nước có nguồn nhân lực chất lượng cao là những nước phát triển kinh tế ngoạn mục.
* Nguồn tài nguyên thiên nhiên: là một trong những yếu tố sản xuất cổ điển. Những tài nguyên quan trọng nhất là: đất đai, khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ, rừng và nguồn nước. Tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng để phát triển kinh tế, những nước được thiên nhiên ưu đãi có thể đạt được mức thu nhập cao. Tuy nhiên, việc sở hữu
nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú không quyết định một quốc gia có thu nhập cao: Nhật Bản là một nước gần như không có tài nguyên thiên nhiên nhưng nhờ tập trung sản xuất các sản phẩm có hàm lượng lao động, vốn, công nghệ cao nên vẫn có nền kinh tế phát triển.
* Vốn: là một trong những nhân tố sản xuất quan trọng. Tùy theo mức độ vốn mà người lao động được sử dụng những máy móc, thiết bị...nhiều hay ít (tỉ lệ vốn trên mỗi lao động) và tạo ra sản lượng cao hay thấp. Để có được vốn phải đầu tư, nghĩa là phải hy sinh tiêu dùng hiện tại cho sự phát triển trong tương lai. Vốn không chỉ là máy móc, thiết bị do tư nhân đầu tư cho sản xuất, nó còn là vốn cố định xã hội, những thứ tạo tiền đề cho sản xuất và thương mại phát triển. Vốn cố định xã hội thường là những dự án quy mô lớn, gần như không thể chia nhỏ được và nhiều khi có lợi suất tăng dần theo quy mô nên phải do chính phủ thực hiện. Để đảm bảo tăng trưởng và CLTT vấn đề quan trọng là nguồn vốn cần huy động, tạo lập và sử dụng có hiệu quả.
* Đổi mới công nghệ: tăng trưởng kinh tế không phải là việc đơn thuần chỉ tăng thêm lao động và tư bản, mà nó còn là quá trình không ngừng thay đổi công nghệ sản xuất. Công nghệ sản xuất cho phép cùng một lượng lao động và vốn có thể tạo ra sản lượng cao hơn, nghĩa là quá trình sản xuất có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, thay đổi công nghệ không chỉ thuần túy là việc tìm tòi, nghiên cứu mà để công nghệ phát triển và ứng dụng một cách nhanh chóng cần phải tạo ra môi trường, cơ chế cho phép những sáng chế, phát minh được bảo vệ và được trả tiền một cách xứng đáng.
2.2.2. Nhóm các nhân tố phi kinh tế
Khác với nhóm kinh tế là tác động một cách trực tiếp và nhanh chóng đến quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế, thì nhóm các nhân tố phi kinh tế có tính chất tác động gián tiếp, chậm chạp đến tăng trưởng kinh tế. Vai trò quan trọng của nhóm các nhân tố phi kinh tế được thể hiện ở chỗ là chúng có tác dụng duy trì tăng trưởng một cách ổn định, bền vững và dài hạn, đồng thời đây là các nhân tố quyết định một nền kinh tế có tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng hay không.
* Thể chế kinh tế: là một khái niệm khá phức tạp, lí luận về thể chế kinh tế cho đến nay vẫn đang được hoàn thiện. Tuy nhiên, có thể hiểu một cách chung nhất thì đó là hệ thống những quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các chủ thể kinh tế, các hành vi sản