Tỉ Lệ Vốn Đầu Tư Trên Gdp Của Hà Nội Và Cả Nước


Vốn đầu tư của Hà Nội tăng mạnh vào năm 2008, thực chất đây là vốn của Hà Nội mở rộng, từ năm 2007 trở về trước, số liệu vốn đầu tư (Bảng 3.3) là của Hà Nội cũ. Năm 2009, vốn đầu tư tăng từ 124426 tỉ đồng lên 147780 tỉ đồng, một mặt là do đầu tư từ ngân sách nhà nước tăng mạnh, nhưng mặt khác chủ yếu là do môi trường đầu tư được cải thiện sau khi sáp nhập địa giới hành chính nên đã thu hút được khá lớn nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn của Hà Nội mở rộng. Trung bình vốn ngân sách nhà nước chiếm khoảng 14% tổng số vốn đầu tư cả giai đoạn 2001 - 2010. Tuy nhiên, tỉ lệ này không ổn định, có năm rất cao, lên tới hơn 20% vào các năm 2002-2004, có năm thấp, chỉ khoảng trên dưới 10% vào các năm 2006-2008. Nguồn vốn này có ý nghĩa quan trọng, thường được đầu tư vào hạ tầng, xây dựng cơ bản, tạo nền tảng cho phát triển kinh tế ở địa phương.

Đối với nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp, trong khi tỉ lệ vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước giảm mạnh từ 46% năm 2000 xuống 7,1% năm 2010, thì tỉ lệ vốn đầu tư của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh lại tăng rất nhanh, đến năm 2010 chiếm tỉ trọng 51,58% trong cơ cấu vốn đầu tư. Tuy nhiên, do quy mô các doanh nghiệp còn nhỏ bé, nên nguồn vốn này không có khả năng tăng trong ngắn hạn.

Vốn tín dụng đã tăng từ 450 tỉ đồng năm 2000 lên đến 17769 tỉ đồng năm 2010, tăng gấp 35 lần. Nguồn vốn này tuy không ổn định, nhưng có xu hướng tăng, năm 2010 chiếm 10,24% tổng vốn đầu tư trên toàn thành phố. Đây là nguồn vốn vẫn còn khả năng tăng mạnh, nếu các doanh nghiệp tìm kiếm được các cơ hội sản xuất kinh doanh khả thi.

Một bộ phận vốn quan trọng nhưng khó nắm bắt là nguồn vốn trong các hộ gia đình. Theo số liệu của Cục Thống kê Hà Nội, nguồn vốn này đóng góp bình quân 7% vào tổng vốn đầu tư và có xu hướng tăng mạnh trong thời gian gần đây[15].

Vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng tương đối lớn, trung bình tới trên 13% vốn đầu tư thực hiện ở Hà Nội. Đặc biệt, sau khi mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội đã thu hút được một lượng vốn nước ngoài gấp 2,1 lần so với năm 2008. Tỉ lệ này có giảm những năm gần đây do khủng hoảng tài chính, suy giảm kinh tế toàn cầu, nhưng nhìn chung khá ổn định trong vòng 10 năm qua. Tiếp tục tích cực duy trì và thu hút nguồn vốn này là điều kiện để đảm bảo cho Hà Nội có đủ nguồn vốn cho tăng trưởng. Tuy nhiên, có thể thấy, việc phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn nước ngoài cũng đặt Hà Nội trước rủi ro từ


bên ngoài. Một khi nền kinh tế thế giới có biến động, tình hình thu hút đầu tư nước ngoài vào nước ta có vấn đề, kinh tế Hà Nội sẽ bị ảnh hưởng lớn. Do đó, trong thời gian tới, bên cạnh việc tiếp tục thu hút vốn đầu tư nước ngoài, Hà Nội phải nâng cao dần tỉ trọng vốn đầu tư trong nước thông qua việc nâng cao năng lực và quy mô của các doanh nghiệp trên địa bàn, thu hút mạnh mẽ đầu tư trong nước. Mục tiêu là vừa duy trì được tăng trưởng nguồn vốn đầu tư, vừa đảm bảo sự ổn định của nguồn vốn, giảm thiểu rủi ro do các tác động từ nước ngoài.

Về tỉ lệ vốn đầu tư so với GDP: Trong giai đoạn 2000- 2012, tỉ lệ vốn đầu tư trên GDP của Hà Nội và cả nước có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt năm 2012 tỉ lệ này của Hà Nội là 75,8. Điều đó phản ánh, Hà Nội làm khá tốt việc huy động vốn cho đầu tư nhưng cần phải thấy rằng vốn đầu tư không phải vô hạn. Do vậy, để có tốc độ tăng trưởng, điều quan trọng không chỉ là đảm bảo duy trì nguồn vốn đầu tư, mà khó hơn là phải đảm bảo và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Bảng 3.4. Tỉ lệ vốn đầu tư trên GDP của Hà Nội và cả nước


Năm

Vốn đầu tư /GDP (%)

Hà Nội

Cả nước

2000

49,0

34,2

2001

50,7

35,4

2002

52,9

37,4

2003

50,8

39,0

2004

49,0

40,7

2005

46,6

40,9

2006

62,6

41,5

2007

68,5

46,5

2008

69,7

41,5

2009

70,4

42,7

2010

70,3

41,9

2011

68,2

34,6

2012

75,8

37,2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Chất lượng tăng trưởng kinh tế của Hà Nội - 12

Nguồn: Tính toán theo số liệu của Niên giám thống kê Hà Nội

3.1.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư

Để xem xét hiệu quả sử dụng vốn đầu tư người ta thường dùng hệ số ICOR (Incremental Capital-Output Ratio). Hệ số ICOR cho thấy để tăng một đồng GDP cần đầu tư bao nhiêu đồng. Hệ số ICOR càng cao thì hiệu quả đầu tư càng thấp và ngược lại. Về mặt ý nghĩa kinh tế, hệ số ICOR tính cho một giai đoạn sẽ phản ánh chính xác hơn việc


tính ICOR cho hàng năm, vì trong một thời gian ngắn (một năm) có một lượng đầu tư chưa phát huy tác dụng và cũng không phản ảnh được nếu đầu tư dàn trải.

Ở Việt Nam, kết quả tính toán Chỉ số ICOR còn phụ thuộc vào giá cố định 1994 và giá thực tế hay giá hiện hành, trong nghiên cứu này, các chỉ số ICOR của Hà Nội và cả nước được tính theo giá thực tế và không có độ trễ. Ý nghĩa của hệ số này là đánh giá hiệu quả kinh tế, theo đó, nếu hệ số ICOR tăng lên thì hiệu quả sử dụng vốn đầu tư giảm sút và ngược lại, nếu hệ số ICOR giảm xuống thì hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tăng lên.

So sánh hai chỉ tiêu là hệ số đầu tư và hệ số ICOR của Hà Nội với cả nước trong cùng giai đoạn ta thấy, Hà Nội có tỉ lệ đầu tư/GDP cao, song mức tăng trưởng kinh tế của Hà Nội lại không tương xứng với mức tăng của vốn đầu tư. Chẳng hạn, năm 2008 tốc độ tăng trưởng kinh tế Hà Nội là 6,7%, cao hơn mức tăng trưởng kinh tế của cả nước là 1,4% (6,7% so với 5,3%), trong khi đó, tỉ trọng vốn đầu tư của của Hà Nội/GDP là 55,5%, còn của cả nước là 41,5%. Điều đó cho thấy, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ở Hà Nội thấp. Hệ số ICOR của cả nước và Hà Nội được thể hiện ở các bảng dưới đây.

Bảng 3.5. Hệ số hiệu quả đầu tư (ICOR) của cả nước qua một số năm


Năm

GDP

(giá hh)

Vốn đầu tư

(giá hh)

Tốc độ tăng

trưởng GDP (%)

Tỉ lệ vốn đầu

tư/GDP (%)

ICOR

1

2

3

4

(5=3:2)

(6=5:4)

2005

839211

343135

8,44

40,89

4,84

2006

974264

404712

8,23

41,54

5,05

2007

1143715

532093

8,46

46,52

5,50

2008

1485038

616735

6,31

41,53

6,58

2009

1658389

708826

5,32

42,74

8,03

2010

1980914

830278

6,78

41,91

6,18

2011

2535008

877850

5,89

34,63

5,88

2012

2662519

989300

5,03

37,16

7,39

Nguồn: Tính toán theo số liệu Niên giám thống kê Căn cứ vào các chỉ số ICOR của cả nước và Hà Nội ta có thể nhận xét như sau: Chỉ số ICOR của cả nước nằm trong khoảng 4,8 - 6,5, trừ trường hợp đặc biệt năm

2009 là 8,03. Hệ số này tương đối ổn định trong giai đoạn 2005-2011, nhưng tăng mạnh trở lại vào năm 2012 từ mức 5,88 lên tới mức 7,39. So với các nước, hệ số ICOR của


nước ta thời gian vừa qua là cao, hệ số này ở các nước trong khu vực thường dao động trong khoảng từ 2 đến 5 tính theo giá cố định. Chẳng hạn, theo Trần Văn Tùng (2011, trang 122) thì “Hàn Quốc (3,0), Trung Quốc (4,0 từ 2001- 2006), Thái Lan (4,1 từ 1981- 1995)… Hơn nữa, tình hình càng xấu hơn, nếu nhìn nhận xuất phát điểm của nền kinh tế nước ta còn thấp; tỉ trọng nông nghiệp và sản xuất công nghiệp nhỏ, dịch vụ nhỏ còn cao... Khi ở trình độ phát triển thấp vào những năm từ 1950 đến 1975, hệ số ICOR của Hồng Kông, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc chỉ dao động trong khoảng 1 đến 2; thấp hơn nhiều so với ICOR của Việt Nam hiện nay”.

Từ bảng 3.6, hệ số ICOR của Hà Nội luôn cao hơn cả nước, hơn nữa, chỉ số này có xu hướng tăng vào thời gian gần đây. Vào đầu giai đoạn từ năm 2006-2012, hệ số ICOR của Hà Nội thấp hơn hoặc xấp xỉ với cả nước vào các năm 2005, 2006, 2008 chỉ số ICOR của Hà Nội tương ứng là 3,70; 4,97; 5,23 và của cả nước là 4,84; 5,05; 6,58. Tuy nhiên, năm 2009 hệ số ICOR của Hà Nội lên tới đỉnh điểm 10,72 là quá cao, lí do của hiện tượng này là vào những năm 2008, 2009, Hà Nội đã thu hút được một lượng vốn đầu tư rất lớn, lượng vốn đó lại được thu hút vào thời điểm mới sáp nhập địa giới hành chính, cơ cấu lãnh đạo còn chưa ổn định nên phần nào đã ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư. Những năm sau đó, hệ số ICOR đã giảm xuống tuy nhiên vẫn cao hơn so với cả nước. Điều đó chứng tỏ rằng, hiệu quả đầu tư của Hà Nội quá thấp và khi tỉ trọng vốn đầu tư trên GDP còn thấp thì hiệu quả kinh tế do vốn đầu tư mang lại của Hà Nội cao hơn so với cả nước, ngược lại khi tỉ lệ vốn đầu tư cao thì hiệu quả kinh tế giảm đi.

Bảng 3.6. Hệ số hiệu quả đầu tư (ICOR) của Hà Nội qua một số năm


Năm

GDP

(giá hh)

Vốn đầu tư

(giá hh)

Tốc độ tăng trưởng

GDP (%)

Tỉ lệ vốn đầu

tư/GDP (%)

ICOR

1

2

3

4

(5=3:2)

(6=5:4)

2005

92425

42384

12,4

45,86

3,70

2006

110736

67180

12,0

60,67

4,97

2008

178535

99013

10,6

55,46

5,23

2009

205890

147815

6,7

71,79

10,72

2010

246737

175063

10,9

70,95

6,51

2011

283767

193587

10,6

68,22

6,43

2012

306752

232589

8,1

75,82

9,36

Nguồn: Tính toán theo số liệu thống kê của Hà Nội


15


10


5

Cả nước

Hà nội

0

2005

2006

2008

2009

2010

2011

2012


Hình 3.1. Hệ số hiệu quả đầu tư (ICOR) của Hà Nội và cả nước

Hệ số ICOR của Hà Nội đã vượt xa mức khuyến cáo của các định chế tài chính có uy tín đối với các nước đang phát triển muốn đạt được tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa diễn ra nhanh hơn và nền kinh tế phát triển theo hướng bền vững (ICOR ở mức 3 là đầu tư có hiệu quả). Năm 2009 và năm 2012, hệ số ICOR của Hà Nội đã gấp hơn 3 lần mức khuyến nghị. Hệ số ICOR cao bộc lộ một số vấn đề. Trước hết, tăng trưởng kinh tế Hà Nội dựa nhiều vào vốn đầu tư, mà chưa rõ yếu tố công nghệ. So sánh với các nước trong khu vực, ICOR của Việt Nam nói chung và của Hà Nội nói riêng gần gấp đôi, có nghĩa là hiệu suất đầu tư của chúng ta chỉ bằng một nửa. Một số chuyên gia kinh tế ví việc này cũng giống như một lực sĩ cử tạ phải tốn sức gấp đôi mới nâng được quả tạ cùng cân “mục-tiêu-tăng-trưởng”. Tính cạnh tranh của nền kinh tế, vì vậy, cũng giảm đi đáng kể.

Nguyên nhân chính của việc đầu tư kém hiệu quả là việc duy trì quá lâu mô hình tăng trưởng và công nghiệp hóa chạy theo số lượng và quy mô. Năng lực quản trị điều hành nền kinh tế thủ đô còn hạn chế, mang dáng dấp hành chính quan liêu, nhất là trong lĩnh vực điều hành sản xuất công nghiệp.

Một nguyên nhân khác đáng lưu ý làm cho hiệu quả đầu tư của Hà Nội giảm là do đầu tư vào các dự án cần nhiều vốn nhưng sử dụng ít lao động; đầu tư vào "vỏ" nhiều hơn vào "ruột"; đầu tư phân tán, dàn trải do bị co kéo, điều chỉnh nhiều. Việc giải phóng mặt bằng thường bị kéo dài, tốn kém, lại do giá đất tăng làm cho lượng vốn đầu tư tăng lên, tiến độ thi công chậm, công trình dở dang nhiều. Vốn đã ít lại bị "chôn chân", trong khi lãi suất tiếp tục chồng lên vốn vay. Tình trạng lãng phí, thất thoát vốn trong đầu tư khá lớn, nhất là nguồn ngân sách nhà nước và ngay cả nguồn vốn ODA.

Một nguồn vốn rất lớn đã được đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, trong đó có một phần rất lớn là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. Từ năm 2000 đến 2011, Hà Nội đã


thu hút được 2003 dự án với tổng số vốn đăng kí là 13,63 tỉ USD, vốn giải ngân năm 2011 là 6,09 tỉ USD đạt tỉ trọng 44,7%. Vốn FDI đăng kí đầu tư vào Hà Nội chủ yếu nằm trong giai đoạn 2006-2010 chiếm đến hơn 74% tổng vốn đăng kí của cả giai đoạn từ 2000- 2011. Đây cũng là giai đoạn, thị trường bất động sản Hà Nội cũng như cả nước tăng trưởng mạnh nhất. Đặc biệt, riêng trong năm 2008, vốn FDI đăng kí vào Hà Nội đạt tới 5 tỉ USD chiếm đến 50% trong giai đoạn 2006 - 2010 (10,1 tỉ USD). Từ năm 2011, nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến động phức tạp, thị trường bất động sản đóng băng khiến việc triển khai các dự án bất động sản phải tạm dừng hoặc cầm chừng… góp phần làm giảm hiệu quả đầu tư trên địa bàn thủ đô.

Do nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đòi hỏi phải xây dựng cơ bản và nhất là cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan, một số lượng đáng kể vốn đầu tư không đi vào các công trình xây dựng không những làm giảm chất lượng công trình, kéo dài tiến độ mà còn gây ra lãng phí. Chi phí và công sức giải phóng mặt bằng hao tổn cao hơn nhiều so với đầu tư xây dựng công trình.

Hộp 3.1. Hà Nội có những đoạn đường đắt nhất hành tinh!

Năm 2010, đoạn đường Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu (Hà Nội) dài 547m được khởi công với tổng vốn dự toán hơn 642 tỉ đồng (bình quân hơn 1,17 tỉ đồng/m), trong đó chi phí đền bù giải tỏa 527 tỉ đồng (chiếm hơn 82%!), còn lại là chi phí xây dựng và chi khác. Trước đó, năm 2007, đoạn đường Kim Liên - Ô Chợ Dừa dài 1.000m hoàn thành với tổng vốn đầu tư thực hiện 733 tỉ đồng, trong đó khoản đền bù giải phóng mặt bằng 600 tỉ đồng! Chi phí bồi thường, giải tỏa vừa cao vừa vòng vo, nhùng nhằng, dây dưa để mặc cả, gây hao tổn lớn vốn đầu tư, tâm trí, công sức và kéo dài thời gian khởi công, thi công, đưa công trình vào sử dụng. Tiền vốn và thời cơ đều lãng phí, dẫn đến hậu quả là chúng ta tiếp tục tụt hậu trong đầu tư phát triển.

Nguồn: TS. Nguyễn Anh Dũng;Thực trạng đầu tư và giải pháp tái cơ cấu; Báo Nhân dân điện tử

21/9/2012

Như vậy, trong thời gian qua, tăng trưởng kinh tế của Hà Nội chủ yếu là theo chiều rộng, hiệu quả đầu tư thấp (hệ số ICOR cao). Mô hình và cách thức tăng trưởng không còn phù hợp với yêu cầu của việc nâng cao chất lượng tăng trưởng, nếu tiếp tục kéo dài thì khó có khả năng duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, liên tục trong thời gian tới. Việc


duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao dựa nhiều vào gia tăng vốn đầu tư luôn tạo ra áp lực huy động vốn. Hơn nữa, làm cho các cân đối lớn của nền kinh tế trở nên mong manh, nguy cơ bất ổn định kinh tế vĩ mô luôn ở mức cao. Mất cân đối lớn đó là: mất cân đối giữa tiết kiệm và đầu tư, thiếu hụt của tiết kiệm trong nước so với đầu tư ở mức cao - nguyên nhân cơ bản dẫn đến thâm hụt lớn về ngân sách và cán cân thanh toán vãng lai; Cân đối ngân sách với mức thâm hụt luôn ở mức cao; Cân đối cán cân thanh toán vãng lai với mức thâm hụt lớn… Mỗi khi tăng trưởng suy giảm hoặc muốn có thành tích tăng trưởng cao hơn thì chúng ta lại tập trung gia tăng quy mô đầu tư. Cách làm đó chỉ có tác dụng nhanh và có hiệu quả trong ngắn hạn nhưng trong dài hạn sẽ đẩy nền kinh tế lệch hướng nâng cao chất lượng hay tăng trưởng bền vững.

3.1.3. Lao động và năng suất lao động

3.1.3.1. Lao động

Lực lượng lao động Hà Nội đứng thứ 2 sau TP. Hồ Chí Minh về số lượng và chiếm tỉ lệ khoảng 7% so với cả nước. Nguồn nhân lực của Hà Nội dồi dào nhưng về cơ cấu còn bất cập. Hiện nay, Việt Nam cũng như ở Hà Nội đang hình thành 2 loại hình nhân lực: nhân lực phổ thông và nhân lực chất lượng cao. Nhân lực phổ thông hiện tại vẫn chiếm số đông, trong khi đó, tỉ lệ nhân lực chất lượng cao lại chiếm tỉ lệ rất thấp. Hiện nay, Hà Nội không thiếu nguồn nhân lực phổ thông, mà thiếu nhân lực chất lượng cao đặc biệt là ở các ngành mũi nhọn.

Bảng 3.7. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước, Hà Nội và một số thành phố khác (ĐVT: 1000 người)

Năm

2005

2007

2008

2009

2010

2011

2012

Cả nước (1)

44904,5

47160,3

48209,6

49322,0

50392,9

51398,4

52788,2

Hà Nội (2)

1553,1

1653,7

3421,2

3405,8

3556,3

3572,9

3792,9

Hà Tây (3)

1571,7

1575,2






Tỉ lệ % (2+3)/1

6,96

6,85

7,10

6,91

7,11

6,95

7,19

Hải Phòng

980,6

1009,7

1012,0

1019,4

1062,7

1075,3

11348

Đà Nẵng

385,6

418,0

439,2

437,2

467,0

496,2

528,3

TP. HCM

2966,4

3568,1

3856,5

3868,5

3909,1

4000,9

4099,8

Cần Thơ

627,4

680,6

684,4

656,0

680,7

690,7

711,6

Nguồn: Số liệu thống kê kết quả điều tra của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội


Sau khi hợp nhất, mỗi năm thành phố có khoảng 180.000 - 200.000 lao động chưa có việc làm. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng việc làm phi nông nghiệp còn thấp nên dẫn tới tình trạng phần lớn lao động vẫn nằm trong khu vực nông nghiệp. Kết quả làm cho tốc độ tăng trưởng thấp, tỉ lệ thất nghiệp thành thị và tỉ lệ sử dụng thời gian lao động khu vực nông thôn vẫn không được cải thiện.

Thay đổi cơ cấu lao động giữa các ngành theo chiều hướng chưa hợp lí. Với tổng số lao động nhất định, thì sự thay đổi phân bố lao động chắc chắn tác động tới tăng trưởng sản lượng thông qua tăng trưởng TFP.

Tăng trưởng lao động trong khu vực nông nghiệp đạt 5% và 7% lần lượt trong năm 2007 và 2008, nhưng có sự giảm sút đáng kể trong 2 năm 2009 và 2010 (thể hiện ở tốc độ tăng trưởng âm trong Hình 3.2).

%

30


20


10


0

Nông nghiệp

Công nghiệp - Xây dựng Dịch vụ

2007 2008 2009 2010 2011

-10


-20

Hình 3.2. Tốc độ tăng lao động của 3 khu vực của Hà Nội, 2007 – 2011

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê.

Lực lượng lao động khu vực công nghiệp biến động mạnh nhất, đặc biệt có tốc độ tăng cao vào năm 2009 và 2010. Nhưng năm 2011 chứng kiến sự giảm đáng kể lao động trong khu vực này (18%), trong khi lao động khu vực nông nghiệp tăng 14%. Điều này có thể được lí giải là do Việt Nam nằm sâu trong khủng hoảng kinh tế, phần lớn các cơ sở sản xuất công nghiệp và xây dựng gặp khó khăn nên đã sa thải hàng loạt người lao động. Đây là lao động trong nông nghiệp trước khi tham gia vào các cơ sở sản xuất công nghiệp và xây dựng, sau khi bị sa thải họ lại trở về khu vực nông nghiệp. Lao động của khu vực dịch vụ luôn có mức tăng trưởng cao nhất trong 3 khu vực. Hà Nội là nơi tập trung lao động đã qua đào tạo, chiếm tỉ lệ 35,5% trong tổng số gần 9 triệu người đã được đào tạo của nước ta (tổng số lao động nước ta là 52,3 triệu người từ 15 tuổi trở lên, trong đó chỉ có gần 9 triệu người đã được đào tạo, chiếm 16,8% tổng lực lượng lao động, còn lại hơn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/12/2023