Tình Hình Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Ở Hải Dương.

dạy nghề có việc làm tuy cao (trên 80%) nhưng công việc chưa thật sự ổn định và mức thu nhập từ làm công việc đào tạo còn rất thấp.

Tóm lại, công tác giáo dục, đào tạo trong thời gian qua cơ bản đã đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng NNL của tỉnh. Tuy vậy, cũng còn nhiều hạn chế: các lớp đào tạo chính quy chất lượng chưa đảm bảo; việc đánh giá chất lượng còn lỏng, không phản ánh đúng thực tế đã gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình sắp xếp, sử dụng NNL.

* Về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân đặc biệt của người lao

động.

Hoạt động chăm sóc sức khoẻ của nhân dân nói chung và của lực lượng

lao động nói riêng trong những năm qua ở Hải Dương có nhiều chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Các hoạt động được đẩy mạnh để đáp ứng việc chăm sóc sức khoẻ đó là:

- Củng cố, phát triển mạng lưới cơ sở y tế

Các cơ sở y tế có sự phát triển đáng kể ở cả lĩnh vực nhà nước và tư nhân, tạo mạng lưới rộng khắp, thuận tiện cho việc khám chữa bệnh của nhân dân. Tổng số trong toàn tỉnh có 3.680 giường bệnh. Tính riêng tuyến tỉnh và huyện, bình quân giường bệnh/10000 dân. Ngoài các bệnh viện, trung tâm y tế các tuyến , các cơ sở y tế nhà nước khác tại Hải Dương như Quân y viện 7 thuộc quân khu III, bệnh xá Tỉnh đội và bệnh xá Công an tỉnh, trường Cao đẳng Kỹ thuật y tế TW1, trường trung cấp Dược cũng góp phần khám, chữa bệnh phục vụ nhân dân. Người lao động trong các cơ quan xí nghiệp, doanh nghiệp hàng năm đều được khám chữa bệnh theo định kỳ, theo nhu cầu ở các cơ sở y tế này.

Số lượng cơ sở hành nghề y- dược tư nhân những năm qua tăng nhanh với những hình thức hoạt động đa dạng phong phú,trang thiết bị từng bước được đầu tư đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc

và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân, của người lao động. Tính hết năm 2005, toàn tỉnh có 1.195 cơ sở. Tỷ lệ cơ sở hành nghề có giấy phép tăng đáng kể, từ 42% năm 2001 lên 80% năm 2005. Như vậy số cơ sở hành nghề không có giấy phép cũng còn khá nhiều [37, tr.17]

- Kiểm soát tốc độ gia tăng dân số, thực hiện tốt các hoạt động y tế dự phòng và chương trình mục tiêu y tế quốc gia, tăng tuổi thọ bình quân, nâng cao thể chất nguồn nhân lực.

Thời gian qua, Hải Dương đã làm tốt công tác dân số, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên hàng năm đều giảm. Năm 2006, tỷ lệ này sấp xỉ là 1%. Tỷ suất sinh thô mỗi năm trung bình giảm 0,032%/năm, trong đó tỷ lệ sinh con thứ 3 là 0,967%. Công tác phòng chống dịch bệnh của tỉnh luôn được chủ động, phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp lây nhiễm, hạn chế số mắc và tử vong. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong toàn tỉnh cũng như trong các công ty, xí nghiệp được thực hiện tốt. Năm 2005, 65% cơ sở đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhìn chung , các chương trình mục tiêu y tế quốc gia đã được xã hội hoá ngày càng cao trong nhận thức và hành động của các tầng lớp người lao động. Tuy vậy có thể thấy cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế cho công tác phòng chống bệnh ít được trang bị mới, ngày càng xuống cấp, lạc hậu; đầu tư cho y tế dự phòng mất cân đối, quá thấp so với đầu tư cho điều trị.

- Nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

Các bệnh viện từng bước được nâng cấp về cơ sở vật chất, trang thiết bị, củng cố và thực hiện việc cấp cứu, điều trị bệnh nhân theo phân tuyến kỹ thuật. Việc thực hiện quy chế chuyên môn đã đi vào nề nếp.

Bảo hiểm y tế đã góp phần vào việc củng cố hệ thống y tế, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Quyền lợi của người lao động trong các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước tham gia bảo hiểm cũng được nâng lên. Việc triển khai khám chữa bệnh cho trẻ em, người dân tộc thiểu số, các đối tượng

chính sách được thực hiện tốt, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân nói chung và người lao động nói riêng.

Công tác dược cũng có nhiều chuyển biến trên cả lĩnh vực sản xuất và kinh doanh, quản lý chất lượng và bảo quản thuốc, đảm bảo cung ứng thường xuyên thuốc, kịp thời với chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu phòng và chữa bệnh của nhân dân trong tỉnh

Song bên cạnh đó, thời gian qua việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, đặc biệt là người lao động cũng bộc lộ những hạn chế như : thái độ phục vụ của một số cán bộ, nhân viên y tế chưa thật nhiệt tình chu đáo. Việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh còn khó khăn do mức đóng bảo hiểm y tế còn thấp, giá thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế tăng cao. Chất lượng khám chữa bệnh theo định kỳ tại các cơ quan, doanh nghiệp còn ở mức hạn chế, việc khám bệnh còn mang tính chiếu lệ Một số thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế còn gây phiền hà cho người lao động.

Tóm lại, trong thời gian qua, tỉnh đã kiểm soát được tỷ lệ gia tăng dân số, thực hiện công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân có nhiều tiến bộ. Điều đó đã có sự tác động rất lớn đến chất lượng NNL, đặc biệt về mặt thể chất của NNL.

* Về thực hiện giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo

Từ năm 2001- 2005, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm mới cho 123.823 lao động. Số lao động được thu hút vào các lĩnh vực kinh tế: công nghiệp- xây dựng: 55.769 lao động, nông lâm ngư nghiệp: 27.416 lao động, dịch vụ và các hoạt động khác: 20.310 lao động, xuất khẩu lao động: 20.328 lao động. Nhờ có việc giải quyết việc làm tốt tỷ lệ thất nghiệp thời gian qua đã giảm xuống rò rệt (Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị năm 2001 là 6,2% đến năm 2005 còn 5,5%). Thời gian sử dụng lao động trong nông nghiệp năm 2001 là 77,92% đến năm 2005 là 79%. Giải quyết việc làm mức thu nhập của người lao động

trong toàn tỉnh cũng đã tăng lên. Năm 2001 mức thu nhập bình quân đầu người là: 301.430 đồng/tháng, năm 2005 tăng lên 505.000 đồng/tháng, năm 2006:614.000 đồng/tháng. Đời sống của người lao động từng bước được cải thiện. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 16% (đạt kế hoạch đề ra).

Do có sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế tỷ trọng nông, lâm, thuỷ sản- công nghiệp, xây dựng- dịch vụ năm 2001 là 33,4% - 37,8% - 28,8% đến năm 2005 là: 27,5% - 43% - 29,5% nên cơ cấu lao động cũng có sự thay đổi rò rệt. Cơ cấu lao động năm 2001 theo nông, lâm, ngư nghiệp- công nghiệp, xây dựng- dịch vụ là: 71,5% - 15,5% - 13%, đến năm 2005 là: 66% - 18,2% -

15,8% (Cơ cấu lao động cả nước năm 2005 là 57% - 19% - 24%).

Để giải quyết vấn đề việc làm tỉnh rất chú trọng đến việc dạy nghề, truyền nghề cho người lao động. Củng cố và đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông, khuyến công trong toàn tỉnh. Từ 2001- 2005 số lao động được dạy nghề, truyền nghề là 76.241 người, đạt 186,6% kế hoạch, nâng số lao động qua đào tạo nghề từ 113.303 người năm 2001 lên 189.544 người năm 2005. Như vậy, tổng số lao động qua đào tạo đã tăng từ 12,8% năm 2005 lên 26,62% trong tổng số lao động có việc làm.

Hệ thống khuyến nông, khuyến công trong tỉnh được đẩy mạnh dưới nhiều hình thức. Trên cơ sở phối hợp với các tổ chức đoàn thể tỉnh đã mở

6.534 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học- kỹ thuật cho 528.000 lượt nông dân. Phát huy vai trò của quỹ khuyến công bằng các hình thức hỗ trợ các cơ sở sản xuất, các hợp tác xã, phát triển các làng nghề, tổ chức dạy nghề và tạo việc làm cho người lao động.[36, tr.17]

Nhìn chung, thời gian qua các cấp, các ngành đã có sự chủ động trong công tác giải quyết việc làm. Nhận thức của người lao động về công tác này đã có thay đổi đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. Tỉnh đã có cơ chế, chính sách thu hút, động viên các NNL cho phát triển KT- XH tạo thêm nhiều việc

làm mới. Tuy nhiên trong thực tế cho thấy, giải quyết việc làm cũng có hạn chế ở chỗ: Giải quyết việc làm là vấn đề bức xúc do tình trạng cung vẫn vượt quá cầu, lực lượng lao động ngày càng tăng, cộng thêm một số người mất việc do sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, lao động nông nghiệp thiếu đất sản xuất do chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang phục vụ cho xây dựng kết cấu hạ tầng, công nghiệp và đô thị hoá. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị cao, ở nông thôn lượng lao động dư thừa lớn trong khi việc chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm, chưa theo kịp với chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Giải quyết việc làm, đảm bảo thu nhập, nâng cao mức sống cho lao động gặp nhiều khó khăn. Những mặt tích cực và hạn chế của việc giải quyết việc làm đều có tác động lớn đến chất lượng NNL.


* Đánh giá chung về tình hình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh trong thời gian qua.

Tình hình KT- XH của tỉnh tiếp tục có bước phát triển. Kinh tế duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế tiếp tục dịch chuyển tích cực theo hướng CNH, HĐH; Sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng. Sản xuất công nghiệp tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm. Các ngành dịch vụ phát triển khá và từng bước nâng cao về chất lượng. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt mức cao, thị trường hàng hoá xuất khẩu ngày càng được mở rộng. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, nâng lên rò rệt. Các lĩnh vực văn hoá xã hội có nhiều tiến bộ. Chính sách xã hội được thực hiện tốt. Công tác giải quyết việc làm xoá đói giảm nghèo được quan tâm thực hiện… Điều đó có tác động tích cực đến chất lượng NNL. Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, tình hình KT- XH vẫn

còn một số tồn tại yếu kém: Kinh tế tăng trưởng khá song chưa bền vững và chưa đạt kế hoạch đề ra, chất lượng tăng trưởng chưa cao. Năng lực và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn hạn chế. Kết cấu hạ tầng KT- XH, sự phát triển của KH- CN, cải thiện môi trường, chăm sóc sức khoẻ của nhân dân, giải quyết việc làm vẫn chưa đáp ứng kịp yêu cầu. Do đó đã có những tác động tiêu cực đến phát triển NNL của tỉnh.

2.1.2. Tình hình chất lượng nguồn nhân lực ở Hải Dương.

2.1.2.1. Quy mô, tốc độ tăng và cơ cấu nguồn nhân lực.

Số lượng nhân lực lớn là một điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện CNH, HĐH. Thị trường lao động dồi dào sẽ là nhân tố thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.

* Thực trạng chung dân số và lao động của Hải Dương


Bảng 1: Dân số trung bình tỉnh Hải Dương:

Đơn vị: người



1997

1999

2004

2006

Tổng số ( Nghìn người)

1630,6

1652,9

1698,3

1.724.4

- Thành thị

183,3

228,0

262,5

272,2

- Nông thôn

1447,3

1424,9

1435,8

1452,2

Tỷ trọng nhóm dân số(%)





- Từ 0- 15 tuổi

33,9

30,8

26,5

24,8

- Từ 16- 59 tuổi

57,2

58,6

61,6

62,8

- 60 tuổi trở lên

8,9

10,6

11,9

12,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Hải Dương - 7

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hải Dương [8]

Dân số năm 1997 là 1.630,6 nghìn người, năm 2006 là 1724,4 nghìn người, đứng thứ 12 trong 64 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong cả nước. Như vậy, từ năm 1997 đến năm 2006 dân số Hải Dương tăng trên 9 vạn người (5,5%), bình quân mỗi năm tăng 1 vạn người (0,6%/năm). Trong những năm gần đây, do tốc độ đo thị hoá cao, việc hình thành và mở rộng các cụm, khu công nghiệp đã thu hút lao động trẻ từ các vùng nông thôn ra thành thị nên cơ cấu dân số thành thị tăng, dân số nông thôn giảm. Xu hướng này đã tạo chiều hướng thuận cho việc xây dựng tỉnh Hải Dương cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015.

Dân số giữa các nhóm tuổi có sự chênh lệch đáng kể, nhóm tuổi từ 0 - 15 tuổi giảm đáng kể, nhóm tuổi 16 - 60 tăng. Sự thay đổi tỷ trọng giữa các nhóm tuổi diễn ra khá nhanh và theo xu hướng nhóm tuổi trẻ giảm; các nhóm tuổi trong độ tuổi lao động, nhóm tuổi già tăng lên. Điều đó đã có những tác động nhất định đến việc bổ sung lực lượng lao động cho tỉnh.

Hải Dương đến năm 2006 có số dân là 1.724.427 người. Trong đó số người trong độ tuổi lao động khoảng 1.098.504 người (chiếm hơn 54% dân số). Số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 987.000 người, chia ra: nông, lâm, thuỷ sản là 690.900 người; công nghiệp, xây dựng là 167.800 người; dịch vụ: 128.300 người. Lao động qua đào tạo có 76.244 người, chiếm tỷ lệ 26,6%. Hàng năm có khoảng gần 200.000 người bước vào độ tuổi lao động tạo thành đội ngũ dự bị hùng hậu bổ sung liên tục vào lực lượng lao động. Trong lực lượng lao động hiện nay, còn phải kể đến số người ngoài độ tuổi lao động tham gia vào các hoạt động lao động. Đến năm 2006 Hải Dương có khoảng gần 400.000 người ngoài độ tuổi lao động tham gia lao động, trong đó chủ yếu là trẻ em.

Như vậy lực lượng lao động ở Hải Dương rất dồi dào. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi nếu Hải Dương biết sử dụng một cách hợp lý, triệt

để và có hiệu quả. Ngược lại, nếu không giải quyết tốt số lượng lao động này thì sẽ lại là nhân tố kìm hãm quá trình phát triển KT- XH.

* Thực trạng quy mô lực lượng lao động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

Sự phát triển kinh tế theo hướng CNH, HĐH trong những năm qua đã tác động tích cực đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động. Nhìn chung cơ cấu lao động có sự chuyển dịch lao động từ khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản sang hai khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ; sự chuyển dịch rò nét và mạnh mẽ trong thời kỳ từ năm 2000 trở lại đây. Tổng số lao động trung bình đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2006 là 963.435 người, tăng thêm 84.686 người (+9,6% ) so với năm 1997, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm 74.057 người (-10,2% ), khu vực công nghiệp, xây dựng tăng 91.129 người (+108,3% ), khu vực dịch vụ tăng 67.614 người (+96,6%). Nguyên nhân làm cho lao động khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng lên là do thu nhập ở khu vực này tăng khá, do tỉnh đã khuyến khích đầu tư phát triển các làng nghề, các dự án, mở mạng các cụm công nghiệp, khu công nghiệp thu hút lao động vào làm việc, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, xây dựng, dịch vụ.

Bảng 2: Cơ cấu lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế

ĐVT: %



1997

2000

2003

2006

Tổng số

100,0

100,0

100,0

100,0

Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

82,4

82,3

77,1

67,5

Công nghiệp, xây dựng

9,6

9,0

12,0

18,2

Dịch vụ

8,0

8,7

10,9

14,3

Nguồn : Cục thống kê Hải Dương [8]

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 28/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí