Phân Loại Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Dựa Trên Cách Tiếp Cận Công Việc Nghề Nghiệp Của Người Lao Động

viên kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ, kỹ sư thực hành. Lực lượng lao động này làm việc trong những ngành nghề đòi hỏi trình độ kỹ thuật và tay nghề cao và phải được được đào tạo nghề cấp trình độ cao đẳng, đại học ; (2) Nhóm thứ hai bao gồm lao động quản lý, lao động nghiên cứu và lao động chuyên gia. Đây là lực lượng lao động làm việc trong những ngành nghề đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo chuyên môn ở bậc đại học và sau đại học.

Tuy nhiên, hai cách phân loại nêu trên là những cách phân loại nguồn nhân lực CLC nói chung, chưa gắn với đặc thù của nguồn nhân lực CLC để hình thành nền KTTT.

Trong xu hướng hình thành và phát triển nền KTTT, cách phân loại lao động được xem xét theo một cách mới, khác với những cách phân loại thông thông thường trước đây. Đó là cách phân loại theo tiếp cận công việc nghề nghiệp của người lao động. Theo cách phân loại này, lực lượng lao động được chia thành: Lao động thông tin và lao động phi thông tin.

- Lao động thông tin có thể chia thành hai loại: Lao động tri thức và lao động dữ liệu. Lao động dữ liệu (nhân viên kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ, kỹ sư thực hành...) làm việc chủ yếu với thông tin đã được mã hoá, trong khi đó lao động tri thức (lao động nghiên cứu và lao động chuyên gia) phải đương đầu với việc sản sinh ra ý tưởng hay chuẩn bị cho việc mã hoá thông tin. Lao động quản lý nằm giữa hai loại hình này.

- Lao động phi thông tin được chia ra lao động sản xuất hàng hoá và lao động cung cấp dịch vụ. Lao động phi thông tin dễ dàng được mã hoá và thay thế bằng kỹ thuật, công nghệ.

Như vậy, có thể phân loại lực lượng lao động ra thành năm loại: Lao động tri thức, lao động quản lý, lao động dữ liệu, lao động cung cấp dịch vụ và lao động sản xuất hàng hoá. Mỗi loại lao động có những đóng góp khác nhau vào việc tạo ra sản phẩm, trong đó, nồng độ trí tuệ cao hay thấp trong sản phẩm lao động phụ thuộc chủ yếu vào đóng góp của lực lượng lao động tri thức, quản lý và phần nào của lao động dữ liệu. Vì vậy, nếu phân loại lực lượng lao động theo cách tiếp cận công việc nghề nghiệp thì lực lượng lao động CLC trong nền

KTTT bao gồm ba lực lượng: Lao động tri thức, lao động quản lý và lao động dữ liệu. Đây là lực lượng lao động có trình độ đào tạo bậc đại học (bao gồm cả cao đẳng, đại học và sau đại học) thì mới đáp ứng được những yêu cầu về kỹ thuật và chuyên môn nghiệp vụ của công việc nghề nghiệp.


Biểu đồ 1.1. Phân loại nguồn nhân lực chất lượng cao dựa trên cách tiếp cận công việc nghề nghiệp của người lao động


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 265 trang tài liệu này.

NGUN NHÂN LC

Lao động thông tin

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam - 5

Lao động phi thông tin

Lao động sn xut hàng hoá

Lao động cung cp dch v

27


Lao Lao Lao


1.1.2.3. Vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao với việc hình thành nền KTTT

Là lực lượng ưu tú nhất của nguồn nhân lực, nguồn nhân lực CLC là lực lượng thực hiện vai trò tiên phong của mình trong quá trình hình thành nền KTTT. Vai trò tiên phong thể hiện ở tính luôn đi đầu, luôn định hướng và luôn thúc đẩy mọi yếu tố dẫn tới sự hình thành nền KTTT cả trong ngắn hạn và dài hạn. Có thể nhấn mạnh vai trò tiên phong của nguồn nhân lực CLC để hình thành nền KTTT ở trên những khía cạnh sau:

a, Vai trò tiên phong trong nắm bắt và định hướng quá trình hình thành nền

KTTT

Xu thế hình thành nền KTTT là một xu thế mới của thời đại trong thế kỷ

XXI. Bất kỳ quốc gia nào muốn hình thành nền KTTT, trước tiên, phải hiểu và nắm bắt được một cách chính xác, ở trình độ bản chất xu thế đó. Đối với các quốc gia đang phát triển, nơi mà trình độ nhận thức và tư duy của đại bộ phận nguồn nhân lực còn bị hạn chế bởi chính những giới hạn thấp của trình độ phát triển kinh tế đất nước, thì việc có một lực lượng đủ khả năng đóng vai trò tiên phong trong nắm bắt và định hướng quá trình hình thành nền KTTT là điều kiện quan trọng hàng đầu để xây dựng nền móng cho quá trình đó. Nếu không có lực lượng đảm nhận vai trò này, việc hình thành nền KTTT sẽ không bao giờ được hiện thực hoá ở các nước đang phát triển.

Vậy, ở mỗi quốc gia, lực lượng nào sẽ là lực lượng có sứ mệnh đảm

nhiệm vai trò tiên phong này? Đó chắc chắn không thể là đông đảo lực lượng lao động, mà trước hết phải là lực lượng lao động có trình độ được đào tạo cao, có phẩm chất đạo đức tiêu biểu và có khả năng thích ứng và sáng tạo tri thức hiện đại -đó là nguồn nhân lực CLC. Nếu lực lượng này không đủ khát vọng, tầm nhìn, tư duy để thực hiện vai trò tiên phong của mình trong nắm bắt, định hướng cho quá trình hình thành nền KTTT của thời đại ngày nay, thì dân tộc họ sẽ không có lực khởi động trên hành trình hướng tới nền KTTT. Trong lực lượng đó, vai trò tiên phong có tính đột phá của cá nhân có thể tạo nên những bước nhảy vọt cho công cuộc phát triển.

Như vậy, nguồn nhân lực CLC chính là lực lượng tiên phong trong việc nắm bắt xu thế mới của thời đại để định hướng cho sự hình thành nền KTTT của quốc gia trong tương lai.

b, Vai trò tiên phong trong ứng dụng và triển khai tri thức hiện đại để hình thành nền KTTT

Vai trò tiên phong của nguồn nhân lực CLC không chỉ dừng lại ở việc nắm bắt và định hướng mà còn ở việc thúc đẩy trên thực tế các yếu tố để hiện thực hoá quá trình hình nền KTTT. Các yếu tố đó chính là việc ứng dụng và triển khai tri thức hiện đại để thực hiện quá trình thay đổi môi trường kinh tế- văn hoá- xã hội, tạo thuận lợi nhất cho việc học hỏi, đổi mới, sáng tạo để hình thành nền KTTT. Tri thức hiện đại đó, trước hết bao gồm: tri thức quản trị quốc gia, tri thức KHXH, tự nhiên và công nghệ, tri thức quản trị kinh doanh. Vai trò tiên phong trong ứng dụng và triển khai tri thức hiện đại để hình thành nền KTTT của nguồn nhân lực CLC bắt nguồn từ những yêu cầu sau của thực tiễn:

Một là, dưới tác động của cuộc CMKHCN, những tri thức hiện đại luôn luôn thay đổi với quy mô và tốc độ cực nhanh. Với những thay đổi nhanh chóng đó, chỉ có nguồn nhân lực CLC mới có khả năng theo kịp để tiếp thu, ứng dụng và triển khai tri thức mới. Thông qua vai trò tiên phong của họ, đại bộ phận nguồn nhân lực mới có cơ hội tiếp xúc và triển khai trên quy mô rộng những tri thức hiện đại phục vụ thành công cho mục tiêu phát triển nền KTTT.

Hai là, ở các nước đang phát triển, khả năng cập nhật tri thức hiện đại là

rất kém. Do đó, khoảng cách giữa trình độ tri thức hiện tại của những quốc gia kém phát triển so với trình độ tri thức hiện đại của thế giới là vô cùng lớn. Chỉ có thể trông cậy vào nguồn nhân lực CLC trong việc tăng tốc để bật lên, bắt kịp với tốc độ phát triển ngày càng nhanh của nguồn tri thức hiện đại, từ đó ứng dụng cho quá trình hình thành nền KTTT, thì quốc gia đó mới có thể có những cơ hội xây dựng thành công nền KTTT trong tương lai.

c, Vai trò tiên phong trong sáng tạo tri thức hiện đại để hình thành nền KTTT

Hình thành nền KTTT là một quá trình đòi hỏi tất yếu phải liên tục có sự đổi mới và sáng tạo tri thức. Tuy nhiên, sáng tạo tri thức, đặc biệt là những tri thức theo kịp với xu hướng phát triển của thời đại, có giá trị kinh tế lớn không phải là khả năng vốn có của nguồn nhân lực nói chung. Chỉ có những lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao, được làm việc trong những môi trường chuyên nghiệp mới tạo lập được khả năng sáng tạo tri thức khoa học để hình thành nền KTTT. Vai trò tiên phong trong sáng tạo tri thức khoa học để hình thành nền KTTT của nguồn nhân lực chất lượng cao thể hiện ở những nội dung lớn sau :

- Sáng tạo nên những con đường và cách thức phù hợp với đặc tính của dân tộc nhằm thực hiện thành công chiến lược hình thành nền KTTT ở mỗi quốc gia cụ thể.

- Sáng tạo lên những tác phẩm trong lĩnh vực KHXH nhằm khai sáng tư tưởng cho cả dân tộc trong hành trình hướng tới nền KTTT – nền kinh tế bao hàm nhiều đặc tính mới và nhiều sự đột phá.

- Sáng tạo lên những tri thức khoa học tự nhiên và công nghệ – yếu tố đầu vào không thể thiếu trong quá trình sản sinh nền KTTT.

- Sáng tạo lên những mô hình, cách thức tổ chức, quản lý xã hội ; mô hình, cách thức tổ chức, quản lý kinh tế mới, phù hợp với hành trình hướng tới nền KTTT.

Tóm lại, nguồn nhân lực CLC chính là lực lượng đi đầu trong việc tạo ra một chuỗi sáng tạo đồng bộ để góp phần hình thành nền kinh tế mới của tương lai – nền KTTT.

Như vậy, nguồn nhân lực CLC- thông qua trình độ, phẩm chất và khả năng tiêu biểu của mình sẽ là lực lượng đóng vai trò tiên phong trong mọi công cuộc phát triển ở mỗi quốc gia. Tại quốc gia nào, nguồn nhân lực CLC không được phát triển để thực thi vai trò tiên phong này thì quốc gia đó không thể khởi động cho hành trình hướng tới nền KTTT trong tương lai.‌

1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO ĐỂ HÌNH THÀNH NỀN KINH TẾ TRI THỨC

1.2.1. Nội dung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Phát triển nguồn nhân lực CLC là quá trình tạo ra sự chuyển biến cả về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực CLC. Sự chuyển biến này phải gắn và phải tương xứng với những chuyển biến mang tính cách mạng của thời đại KTTT ngày nay. Vì vậy, nội dung của quá trình phát triển nguồn nhân lực CLC để hình thành nền KTTT nhất thiết phải bao gồm những vấn đề cơ bản sau:

1.2.1.1. Gia tăng số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao

Để hình thành nền KTTT, cần phải có một lực lượng lao động được đào tạo tốt, có đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết cho ngành mình làm việc, không ngừng nâng cao kiến thức và kỹ năng, thích nghi được với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ.

Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu, một trong những chỉ tiêu để xác định sự hình thành và phát triển của một nền kinh tế ở trình độ KTTT là, trong nền kinh tế đó “70% lực lượng lao động là công nhân tri thức” [107, tr 38]. Tuy nhiên, khái niệm “công nhân tri thức” chưa có sự thống nhất trong cách hiểu, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về công nhân tri thức. Có quan điểm cho rằng, công nhân tri thức “là những người làm việc bằng trí óc để trực tiếp làm ra sản phẩm, như những lập trình viên, những nhà thiết kế công nghệ, thiết kế sản phẩm trên máy tính, những người điều khiển máy móc đòi hỏi có trình độ tri thức nhất định…” [65, tr 84]. “Có nước coi những người làm công tác quản lý, những viên chức chính phủ cũng là công nhân tri thức” [65, tr 85]. Có quan điểm lại khẳng định, công nhân tri thức là “những người lao động, được đào tạo có kiến thức và trình độ nghề nghiệp cao” [107, tr 25]. Tuy có những cách hiểu

khác nhau về công nhân tri thức, nhưng nhìn chung, ở các nước đang dần hiện hữu nền KTTT, lực lượng công nhân tri thức tăng lên rất nhanh. Đặc biệt, ở các nước OECD, lượng công nhân tri thức theo dự báo, “sẽ tăng lên 80%” [107, tr 25] so với 50% những năm đầu thế kỷ XXI.

Như vậy, muốn phát triển nguồn nhân lực CLC để hình thành nền KTTT, trước tiên phải gia tăng nhanh chóng số lượng lao động tri thức, lao động quản lý và lao động dữ liệu. Lực lượng này phải chiếm tỷ trọng vượt trội trong tổng lực lượng lao động quốc gia. Trong đó, phải đặc biệt chú trọng tới việc gia tăng số lượng lao động tri thức và lao động dữ liệu (bao gồm đội ngũ nhân lực khoa học – công nghệ) - đó là lực lượng nòng cốt tiếp thu, ứng dụng và sáng tạo tri thức khoa học công nghệ hiện đại để đưa nền kinh tế quốc gia thích ứng với trình độ phát triển của nền KTTT. Việc gia tăng số lượng nguồn nhân lực CLC là điều kiện cần để phát triển lực lượng này.

Trong nền KTCN, cách thức tổ chức lao động phổ biến là mô hình sản xuất hàng loạt kiểu Taylo. Đây là cách thức tổ chức lao động đề ra yêu cầu tối thiểu về kỹ năng đối với lực lượng lao động. Chỉ cần thành thạo một số động tác lặp đi, lặp lại và không cần phải động não, lực lượng lao động có thể hoàn thành được nhiệm vụ của họ.

Trong nền KTTT, do tác động của rất nhiều yếu tố, nhu cầu của người tiêu dùng trở nên cao cấp hơn. Sản phẩm của phương thức sản xuất hàng loạt không thu hút được người tiêu dùng trên toàn cầu. Sự tinh tế và khác biệt trong mỗi sản phẩm trở thành một thị hiếu nổi trội và đồng thời cũng mang lại những giá trị kinh tế rất cao cho sản phẩm. Do đó, mô hình sản xuất linh hoạt, sử dụng công nghệ chế tạo theo chuyên môn hoá linh hoạt đang dần được thay thế bởi mô hình sản xuất hàng loạt. Quan điểm nền tảng trong cách tổ chức này cho rằng: chính những người lao động trực tiếp là người biết được cách thức nào là tốt nhất, tiết kiệm nhất để thực hiện quy trình công việc trên dây chuyền linh hoạt, do vậy, hệ thống sáng kiến được triển khai từ dưới lên và sản xuất được cải tiến liên tục theo hệ thống sáng kiến đó.

Như vậy, khác với mô hình Taylo đòi hỏi công nhân nắm vững một động

tác chuyên môn hoá được chi tiết đến mức đơn giản, mô hình tổ chức linh hoạt trong nền sản xuất hiện đại yêu cầu có một đội ngũ công nhân đa chức năng, đa kỹ năng và luôn có ý thức về sáng kiến đổi mới. Nói cách khác, mô hình tổ chức lao động mới đòi hỏi một lực lượng lao động đại chúng trực tiếp tham gia sản xuất có độ linh hoạt cao, có khả năng sáng tạo và đổi mới, có trình độ đào tạo cao.

Như vậy, nhu cầu đối với nguồn nhân lực CLC tồn tại ở mọi xã hội nhưng trong nền KTTT, nhu cầu này có một sự phát triển về chất. Trong nền KTCN, nhu cầu đối với nguồn nhân lực CLC tuy rất cần thiết song chỉ ở quy mô nhỏ. Nền sản xuất hàng loạt theo dây chuyền với sự phân tách chi tiết chức năng lao động trí óc và lao động chân tay chỉ sản sinh cầu đối với nguồn nhân lực CLC không phải trong các vị trí lao động giản đơn mà chủ yếu là quản lý cấp cao chủ chốt, vốn chiếm một tỷ phần rất nhỏ trong toàn bộ lực lượng lao động. Trong nền KTTT, ngược lại, nhu cầu cầu lớn hơn đối với nguồn nhân lực CLC không chỉ thể hiện ở lực lượng lao động gián tiếp, các nhà phân tích xử lý thông tin, thiết kế và tư vấn và còn đối với lực lượng lao động trực tiếp tham gia các nhóm làm việc trong mô thức tổ chức sản xuất linh hoạt. Sự mở rộng quy mô nhu cầu này chính là sự đột biến về chất của nhu cầu đối với nguồn nhân lực CLC trong nền kinh tế, cho phép nền kinh tế có bước nhảy vọt về phát triển so với các nền KTCN và nền KTNN trước đó để hình thành nền KTTT.

1.2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân lực CLC

Xu hướng hình thành nền KTTT gắn với xu hướng phát triển một số ngành đặc thù, được gọi là ngành công nghiệp tri thức (knowledge intensive industry). Ngành công nghiệp tri thức là những ngành sản xuất, dịch vụ dựa nhiều vào tri thức, có hàm lượng tri thức cao, trong đó có những ngành được coi là những ngành sản xuất quan trọng nhất của nền KTTT như: giáo dục đào tạo, đặc biệt là giáo dục đại học, những ngành ứng dụng KH - CN….

Ngành giáo dục và đào tạo được coi là ngành sản xuất cơ bản nhất trong nền KTTT. Bởi đó được coi là ngành sản xuất ra tri thức – yếu tố đầu vào quan trọng nhất của nền KTTT. Bởi vậy, yêu cầu phát triển ngành giáo dục - đào tạo,

Xem tất cả 265 trang.

Ngày đăng: 06/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí