Quá Trình Công Nghiệp Hoá , Hiện Đại Hoá Ở Hải Dương Đã Đặt Ra Những Yêu Cầu Đối Với Chất Lượng Nguồn Nhân Lực .

cạnh tranh. Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 17%/ năm trở lên, trong đó công nghiệp trung ương tăng 12,1%/năm, công nghiệp địa phương tăng 19%/năm (ngoài quốc doanh tăng 20,7%/năm) và công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 25,2%/năm trở lên. Mở rộng quy mô, tăng cường năng lực sản xuất mới, chuyển dịch cơ cấu nhanh kinh tế công nghiệp theo hướng hiện đại. Coi trọng đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ từng bước hiện đại hoá các cơ sở sản xuất. Rà soát các sản phẩm, ưu tiên phát triển nhanh công nghiệp công nghệ cao, các sản phẩm mũi nhọn, công nghiệp có lợi thế cạnh tranh và các ngành công nghiệp phụ trợ. Chú trọng phát triển công nghiệp sử dụng nhiều lao động ở các vùng nông thôn. Phát triển các cơ sở sản xuất mới trong các lĩnh vực: công nghệ viễn thông, phần mềm, cơ khí, động cơ, công nghiệp tàu thuỷ, điện tử, điện lạnh, chế biến nông sản, vật liệu xây dựng, đồ gỗ. Nâng cao chất lượng các dự án tiếp nhận mới về may mặc, da giày để tăng giá trị gia tăng từ nội tỉnh. Tạo điều kiện xây dựng các cơ sở sản xuất mới của các bộ ngành trung ương trên địa bàn. Phát triển sản xuất công nghiệp với nhiều quy mô, trình độ khác nhau, phù hợp với định hướng chung và lợi thế từng vùng, từng địa phương. Hình thành các doanh nghiệp vệ tinh phục vụ sản xuất cho các nhà máy lớn. Khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, làng nghề truyền thống. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định và triển khai thu hút nhanh các dự án vào các khu, cụm công nghiệp. Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong thúc đẩy ca dự án đã cấp phép triển khai thi công nhanh. Chú trọng phát triển các lĩnh vực có giá trị sản xuất, tạo nguồn thu và kim ngạch xuất khẩu lớn.

* Khai thác tốt tiềm năng, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế dịch vụ để tăng nhanh tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế .

Trong thời gian qua giá trị các ngành dịch vụ tăng, phấn đấu thời gian tới các ngành dịch vụ tăng 12%/năm trở lên. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu,

tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ lên 33 - 34% vào năm 2010. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội tăng 11- 13%/năm. Đẩy mạnh xuất khẩu với nhịp độ tăng 25%/ năm, đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đạt 300 - 350 triệu USD. Phát triển đa dạng, tăng nhanh tỷ trọng các ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế. Tập trung phát triển và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ có nhiều tiềm năng như: du lịch, bảo hiểm, ngân hàng, vận tải, kho bãi, bưu chính viễn thông, xây dựng…Phát triển một số ngành dịch vụ mới như tài chính, thị trường vốn, kiểm toán, kinh doanh bất động sản, tư vấn pháp luật và chuyển giao công nghệ. Thị trường trong nước và đặc biệt trong tỉnh được quan tâm nhiều hơn, nhất là thị trường nông thôn.

Đẩy mạnh phát triển thương mại, xây dựng và tổ chức kinh doanh hệ thống chợ, siêu thị theo quy hoạch, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống thương mại theo hướng văn minh, hiện đại.

Xây dựng, hoàn chỉnh các khu du lịch, các khu du lịch sinh thái. Xây dựng và nâng cao chất lượng các khách sạn, nhà hàng, cơ sở lưu trú. Đặt các hoạt động du lịch của tỉnh trong mối quan hệ với vùng và cả nước.

Đối với dịch vụ vận tải, Hải Dương đã và đang thực hiện cải tạo nâng cấp các bến xe, hình thành kho trung chuyển hàng hoá vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Phấn đấu khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng bình quân 16%/năm và 18%/năm về tấn km luân chuyển; khối lượng hành khách vận chuyển tăng bình quân 18%/năm và 15%/năm về lượt khách luân chuyển.

Hệ thống bưu chính viễn thông được đầu tư phát triển và hiện đại hoá. Các trạm bưu điện khu vực, đặc biệt là ở các khu, cụm công nghiệp được nâng cấp.

Nhìn chung, trong quá trình CNH, HĐH ở Hải Dương, các mục tiêu, nhiệm vụ cũng như nội dung thực hiện của nó không nằm ngoài các mục tiêu nhiệm vụ, nội dung của quá trình CNH, HĐH nói chung. Thực hiện CNH,

HĐH là phải tạo ra những thay đổi tích cực trên tất cả các ngành, các lĩnh vực của sự phát triển KT - XH. Giai đoạn 2006- 2010 có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phát triển KT - XH 10 năm 2001- 2010 ở Hải Dương. Là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đang được Đảng, Nhà nước quan tâm chỉ đạo tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện phát triển mạnh trong thời gian tới. Trong quá trình phát triển KT - XH giai đoạn này tỉnh cũng luôn xác định: Huy động mọi nguồn lực phát triển nhanh, bền vững, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập; tiếp tục chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH, phấn đấu đến năm 2010 cơ cấu kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ là 21%- 46%- 33%, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp xuống 55%.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Cùng với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động Hải Dương cũng đã đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu KH - CN trong phát triển KT - XH. Tiềm lực KH - CN được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Thực hiện CNH, HĐH là thực hiện trang bị và trang bị lại công nghệ hiện đại cho các ngành kinh tế, hướng các hoạt động vào thúc đẩy hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý, cho phép khai thác tốt nhất các nguồn lực và lợi thế của tỉnh, đảm bảo phát triển KT - XH nhanh, mạnh và bền vững. Như vậy, quá trình CNH, HĐH phụ thuộc chủ yếu vào nguồn lực con người, nó đòi hỏi rất cao ở chất lượng NNL, cụ thể là trình độ văn hoá, chuyên môn - kỹ thuật, sức khoẻ và các phẩm chất khác của NNL.

1.2.2. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Hải Dương đã đặt ra những yêu cầu đối với chất lượng nguồn nhân lực.

Chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Hải Dương - 4

Quá trình CNH, HĐH nói chung cũng như ở Hải Dương nói riêng tự bản thân nó đặt ra những đòi hỏi khách quan về số lượng, cơ cấu và chất lượng NNL. Giai đoạn hiện nay quá trình CNH, HĐH diễn ra trong thời kỳ

cách mạng KH - CN phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ, CNH gắn với HĐH, với xu thế trí tuệ hoá lao động, các quan hệ kinh tế- thương mại quốc tế, hội nhập quốc tế ngày càng được mở rộng. Với những mục tiêu, định hướng của quá trình CNH, HĐH của tỉnh đã đặt ra các yêu cầu chính đối với chất lượng NNL sau đây:

1.2.2.1. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá với sự phát triển mạnh của khoa học - công nghệ đặt ra yêu cầu mở rộng quy mô nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn - kỹ thuật cao.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế trong điêu kiện KH - CN phát triển mạnh đòi hỏi phải tăng cường đào tạo lao động chuyên môn - kỹ thuật các cấp trình độ (công nhân kỹ thuật, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học trở lên). Để thực hiện được yêu cầu này, giáo dục phổ thông có vai trò quan trọng trong tạo nguồn đầu vào cho quá trình đào tạo nhân lực chuyên môn kỹ thuật. Từ đó đặt ra nhiệm vụ phải mở rộng quy mô giáo dục THCS, THPT, trong đó đặc biệt là mở rộng quy mô giáo dục THPT để có cơ sở đào tạo, phát triển NNL trình độ chuyên môn - kỹ thuật cao.

Mặt khác, công nghiệp hoá, hiện đại hoá với việc đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng thành tựu KH - CN hiện đại trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế, tính cạnh tranh của lao động không dừng ở phạm vi quốc gia mà còn mở rộng trên phạm vi quốc tế đòi hỏi chất lượng NNL phải được nâng lên tiến tới đạt tiêu chuẩn khu vực và thế giới. Do đó giáo dục, đào tạo cũng cần được quan tâm hơn nữa để có thể cung ứng được cho thị trường lao động một NNL có chất lượng cao, phù hợp với tiêu chuẩn lao động quốc tế, đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế trong tỉnh.

1.2.2.2. Để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, một trong những nhiệm vụ đặt ra cho hệ thống giáo dục, đào tạo là phải cung ứng được nguồn

nhân lực chuyên môn - kỹ thuật cao cho phát triển các ngành kinh tế trọng yếu của tỉnh.

Thứ nhất, nhân lực chuyên môn - kỹ thuật cho phát triển các ngành công nghiệp, xây dựng bao gồm:

+ Nhân lực chuyên môn - kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh các ngành công nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu, gồm các ngành như chế biến nông, lâm sản, thực phẩm, may mặc, da giày…

+ Nhân lực chuyên môn - kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển các cơ sở công nghiệp nặng như công nghiệp cơ khí chế tạo, hoá chất, vật liệu xây dựng…

+ Nhân lực chuyên môn - kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển các ngành công nghệ cao như điện tử, điện lạnh.

Thứ hai, nhân lực chuyên môn - kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển ngành kết cấu hạ tầng.

Đây là những ngành như : Điện năng, giao thông, thông tin liên lạc…có liên hệ đến thúc đẩy sự phát triển của tất cả các ngành kinh tế. Các ngành này cần được ưu tiên phát triển để tạo môi trường thuận lợi cho phát triển KT - XH.

Thứ ba, nhân lực chuyên môn - kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển các ngành dịch vụ.

Phát triển các ngành dịch vụ là xu hướng vận động tất yếu của nền kinh tế hiện đại và đặt ra yêu cầu lớn đối với chất lượng NNL. Đối với Hải Dương các ngành dịch vụ kinh tế chủ yếu là: dịch vụ bán lẻ hàng hoá và tiêu dùng xã hội, bưu chính viễn thông, xuất nhập khẩu, vận tải, du lịch, tài chính- tiền tệ. Sự phát triển các ngành dịch vụ này chủ yếu dựa vào nguồn lực con người. Các ngành dịch vụ thường không đòi hỏi phải đầu tư cao như các ngành công

nghiệp khác, nên đặt ra vấn đề phải chuẩn bị NNL tốt, có chất lượng để nhanh chóng vươn lên đạt trình độ quốc tế và nâng cao hiệu quả hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

Thứ tư, nhân lực chuyên môn- kỹ thuật cho phát triển các ngành đáp ứng quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn là quá trình biến đổi các hoạt động sản xuất nông nghiệp, nông thôn từ lao động thủ công, sản xuất tự cung, tự cấp sang phương pháp sản xuất công nghiệp dựa trên nền tảng của máy móc thiết bị là chủ yếu, sản xuất với tỷ suất hàng hoá và năng suất lao động cao hơn. Quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn tạo ra sự chuyển biến về chất trong phân công lao động ở nông thôn, mở ra khả năng to lớn để nâng cao năng xuất lao động trong nông nghiệp, nông thôn.

Là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ có tiềm năng phát triển mạnh nông nghiệp, việc đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là bộ phận quan trọng của quá trình CNH, HĐH ở Hải Dương.. Hơn nữa nông nghiệp, nông thôn trong tỉnh vẫn còn ở trong tình trạng chung của nông nghiệp, nông thôn cả nước là sản xuất lạc hậu, năng suất lao động thấp, tỷ suất hàng hoá nông sản thấp. Do đó, đảm bảo nguồn nhân lực cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là nhằm vào mục tiêu cung ứng đầy đủ, kịp thời nhân lực chuyên môn - kỹ thuật cho phát triển nông, lâm nghiệp. Muốn vậy, phải chú trọng các giải pháp mở rộng và không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo chuyên môn - kỹ thuật cho lao động nông thôn. Trên cơ sở đó đẩy nhanh quá trình thực hiện thuỷ lợi hoá, điện khí hoá, cơ giới hoá; phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm.; phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống và các ngành nghề mới, các loại hình dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng KT - XH đưa nông nghiệp, nông thôn trong tỉnh phát triển nhanh chóng.

1.2.2.3. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá không những đặt ra những yêu cầu về trình độ văn hoá, chuyên môn - kỹ thuật mà còn đặt ra yêu cầu về sức khoẻ, phẩm chất đạo đức tốt của nguồn nhân lực.

Trong điều kiện thực hiện CNH, HĐH hiện nay NNL không thể không có trạng thái thể chất tốt. Sức khoẻ tốt đó là cơ sở, là nền tảng để sáng tạo, hăng say học tập, không ngừng nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, tiến quân vào KH - CN. Bên cạnh đó, quá trình CNH, HĐH trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế, trong bối cảnh quốc tế còn “diễn biến hết sức phức tạp, chứa đựng những yếu tố khó lường”, nó đòi hỏi NNL cần có những phẩm chất đạo đức tốt đẹp để vượt qua những khó khăn thử thách, không cam chịu đói nghèo, lạc hậu, dám nghĩ, dám làm, dám hội nhập quốc tế. Nó đòi hỏi NNL phải có tinh thần lao động chăm chỉ, có kỹ thuật, sáng tạo và có hiệu quả KT - XH cao.

Với sự phân tích ở trên cho thấy: Quá trình CNH, HĐH ở Hải Dương là một xu hướng tất yếu. Nó đã và đang đặt ra những yêu cầu cả về mặt trí lực cũng như thể lực của NNL. Đây là những biểu hiện cơ bản của chất lượng NNL. Muốn thực hiện CNH, HĐH thành công, một đòi hỏi cấp bách là không thể không nâng cao chất lượng NNL.

Mặt khác, sự cần thiết nâng cao chất lượng NNL còn bởi lẽ: Nhu cầu về lao động là nhu cầu dẫn xuất do nhu cầu sản xuất sản phẩm quyết định; nhu cầu sản xuất sản phẩm lại xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng của con người. Cùng với sự phát triển của nền sản xuất, nhu cầu của con người ngày càng phong phú và đa dạng, sản phẩm sản xuất ra càng nhiều hơn và chất lượng càng cao hơn. Điều đó chỉ có thể có được do loại lao động chăm lo tới việc nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn - kỹ thuật của mình.

Cùng với các lý do trên, có thể thấy nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống: tăng cường sức khoẻ, mở rộng tri thức, nâng cao trình độ tay nghề

không chỉ do kết quả của sự phát triển sản xuất, mà nó còn xuất phát từ nhu cầu của chính bản thân con người. Do vậy, việc nâng cao chất lượng NNL không chỉ xuất phát từ sản xuất, từ yêu cầu của quá trình CNH, HĐH nền kinh tế mà còn xuất phát từ nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.

1.2.3. Kinh nghiệm giải quyết vấn đề chất lượng nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở một số địa phương.

1.2.3.1. Kinh nghiệm của một số tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

- Kinh nghiệm của thủ đô Hà Nội.

Do sức hút của quá trình phát triển kinh tế, đặc biệt là của quá trình phát triển công nghiệp và tốc độ đô thị hoá ngày càng cao, tạo ra các dòng di cư đến thành phố Hà Nội tìm việc làm ngày càng lớn làm tăng áp lực cho Hà Nội về vấn đề nhà ở, học tập, việc làm rất lớn. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của NNL. Để nâng cao chất lượng NNL, Hà Nội đã tập trung thực hiện các nhóm giải pháp cơ bản:

Thứ nhất, các giải pháp giải quyết việc làm và sử dụng nguồn nhân lực.

Với đặc điểm nguồn lao động lớn, mặt bằng dân trí cao hơn so với các tỉnh thành trong cả nước, Hà Nội xác định cần tháo gỡ những gì trói buộc người lao động, làm cho sức lao động được giải phóng, mọi trí lực, thể lực của con người được huy động và sử dụng có hiệu quả, để người lao động chủ động sáng tạo và phát huy tài lực, tài năng của mình tạo thêm nhiều việc làm tăng thu nhập cho chính mình và gia đình.

- Hà Nội luôn coi trọng cả khía cạnh kinh tế và xã hội của vấn đề việc làm. Quá trình giải quyết việc làm và điều chỉnh cơ cấu trạng thái việc làm cần phải thoả mãn được cả mục tiêu kinh tế và giải quyết được các vấn đề xã hội, giải quyết những vấn đề trước mắt đồng thời với việc chuẩn bị cho các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/07/2022