Tình Hình Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Ở Hải Dương Trong Quá Trình Công Nghiệp Hoá , Hiện Đại Hoá Nền Kinh Tế.


Chương 2‌‌

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC Ở HẢI DƯƠNG HIỆN NAY

2.1. Tình hình chất lượng nguồn nhân lực ở Hải Dương trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế.

2.1.1. Tình hình phát triển kinh tế- xã hội tác động đến chất lượng nguồn nhân lực ở Hải Dương thời gian qua.

Hải Dương là một tỉnh nông nghiệp nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của Đồng bằng Bắc Bộ. Diện tích của tỉnh là: 1648,2 km2, dân số năm 2006 là 1.724.427 người, số người trong độ tuổi lao động là 1.098.504 người, số người tham gia hoạt động kinh tế là 1.055.059 người.[8,tr.33] Trong những năm qua, quán triệt sâu sắc nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và lần thứ X, nghị quyết lần thứ XIII, XIV của Đảng bộ tỉnh. Toàn tỉnh đã ra sức nắm bắt thời cơ, vượt qua những khó khăn, phát huy các nguồn lực để phát triển KT- XH. Kết quả là Hải Dương đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trên nhiều mặt, tạo ra sự đột phá làm chuyển biến toàn diện trên tất cả các mặt của đời sống xã hội, tác động lớn đến việc nâng cao chất lượng NNL, thúc đẩy CNH, HĐH.

2.1.1.1. Trong lĩnh vực kinh tế.

Các hoạt động kinh tế được thể hiện trên rất nhiều các ngành, nghề, lĩnh vực khác nhau. Tất cả các lĩnh vực, ngành nghề nhìn chung Hải Dương đều có những tiến bộ đáng kể.

Trong sản xuất nông - lâm - thuỷ sản vẫn phát triển theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng. Các chính sách hỗ trợ giá vật tư giống, thuỷ lợi phí…tiếp tục được thực hiện. Mô hình kinh tế tập thể, nhất là các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp được củng cố. Tất cả những hoạt động đó đã làm cho năng suất trong chăn nuôi, trồng trọt, lâm nghiệp đều tăng hơn (năm 2006: Năng suất lúa bình quân một vụ đạt 59,02 tạ/ha, tăng 0,93 tạ/ha; Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đạt 32.550 tấn, tăng 15,2% so với năm trước).

Trong công nghiệp, tuy rằng sản xuất công nghiệp chưa đạt được mục tiêu tăng trưởng đã đề ra, nhưng vẫn duy trì được mức cao. Giá trị sản xuất năm 2006 đạt 13.750 tỉ đồng, tăng 17,8% so với năm 2005. Hầu hết các sản phẩm công nghiệp có thế mạnh đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và sản xuất như điện, xi măng, quần áo, dầy dép các loại…đều tăng. Cơ cấu các thành phần kinh tế trong công nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng công nghiệp có vốn nhà nước, tăng tỷ trọng công nghiệp ngoài quốc doanh và công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong giai đoạn 2001- 2005, bình quân mỗi năm công nghiệp tạo việc làm mới cho gần một vạn lao động, đóng góp 60% tổng thu ngân sách, sản phẩm công nghiệp tham gia gần 90% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Tổng vốn đầu tư cho ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh từ năm 2001 đến năm 2005 là 12 ngàn tỷ đồng, trong đó đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp là 11.142 tỷ đồng, chiếm trên 90%. Nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp được huy động từ công nghiệp nhà nước là 44,7%; công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 36,6%; khu vực công nghiệp dân doanh quy mô đầu tư vẫn còn hạn chế, chiếm 18,7%.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Đến năm 2006, Hải Dương có 7 khu công nghiệp đã được Chính phủ phê duyệt, tổng diện tích là 842,75 ha. Có 30 dự án thuê đất trong các khu công nghiệp, 15 dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Toàn tỉnh đã quy hoạch trên 30 cụm công nghiệp, tổng diện tích quy hoạch 1200 ha. đã thu hút 120 dự án

đầu tư, vốn đăng ký đầu tư gần 2000 tỷ đồng. Các khu, cụm công nghiệp được đầu tư xây dựng hạ tầng đã thu hút nhiều dự án có công nghệ tiên tiến, sản xuất ra sản phẩm chất lượng tốt, sức cạnh tranh cao, tăng tốc độ phát triển công nghiệp. Do có sự đầu tư và phát triển công nghiệp như vậy nên nó cũng đã đặt ra yêu cầu và tác động lớn đến phát triển NNL trong tỉnh. Với sự phát triển ngày càng mạnh các khu công nghiệp, các hoạt động sản xuất công nghiệp đã thu hút trên 22 ngàn lao động.

Chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Hải Dương - 6

Các hoạt động dịch vụ phát triển mạnh với quy mô và chất lượng ngày càng tăng. Giá trị sản xuất năm 2006 tăng 11,1% so với năm trước.

Năm 2006, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng 11% ( Bình quân cả nước là 8%). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thuỷ sản- công nghiệp, xây dựng- dịch vụ đạt 26,9%- 43,7%- 29,4%. Giá trị sản xuất nông lâm thuỷ sản tăng 2,3%. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 17,8%. Giá trị các ngành dịch vụ tăng 11,1%. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 220,5 triệu USD. Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 86,7% dự toán. Nhìn chung trong lĩnh vực kinh tế các hoạt động sản xuất, kinh doanh đều diễn ra mạnh mẽ, giá trị các ngành sản xuất đều có xu hướng tăng. Chính kết quả đó đã góp phần quan trọng tạo những điều kiện cơ sở vật chất cần thiết phát triển các mặt văn hoá - xã hội nhằm cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, đặc biệt là lực lượng lao động của toàn tỉnh. Mặt khác cũng đặt ra các nhu cầu phát triển NNL có chất lượng để đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH. Năm 2006 tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 16%. Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm xuống còn 23,5%. Toàn tỉnh đã tạo việc làm mới cho 3 vạn lao động [8, tr.8-13]

2.1.1.2. Trong lĩnh vực văn hoá- xã hội.

Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, Hải Dương rất quan tâm đến việc đầu tư, phát triển mạnh các hoạt động văn hoá- xã hội, nâng cao chất

lượng NNL. Sự nghiệp giáo dục- đào tạo, chăm sóc sức khỏe, thực hiện các chính sách xã hội như bảo hiểm, giải quyết việc làm…luôn được chú ý .

* Về giáo dục- đào tạo:

Phát triển nguồn lực con người, giáo dục và đào tạo được xem là yếu tố cơ bản. Thời gian qua, sự nghiệp giáo dục- đào tạo của tỉnh tiếp tục đạt được nhiều thành tích. Trong giáo dục, đào tạo tỉnh đã thực hiện:

- Phát triển quy mô, đa dạng hoá các loại hình trường lớp đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân.

Mạng lưới cơ sở giáo dục, quy mô trường lớp tiếp tục phát triển. Năm 2006 toàn tỉnh có 282 trường mầm non, 279 trường tiểu học, 273 trường THCS, 49 trường THPT, 6 trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, 13 trung tâm GDTX, 12 trường giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn.

Ở bậc học mầm non và phổ thông nhìn chung số trường lớp đều tăng, được đa dạng hoá các loại hình trường lớp, cơ sở vật chất được đầu tư đảm bảo cho việc chăm sóc, nuôi dạy, thu hút ngày càng nhiều trẻ đến trường. Các mục tiêu phát triển giáo dục mầm non, phổ thông tiếp tục đạt kết quả toàn diện, đóng góp tích cực cho việc nâng cao dân trí, tạo cơ sở ban đầu cho phát triển NNL chất lượng cao.

Đối với giáo dục thường xuyên: 12 TTGDTX huyện, thành phố, hàng năm thu hút từ 700- 1000 học viên bổ túc THCS, trên 10 ngàn học viên bổ túc THPT theo học, trong đó có trên 1 ngàn học viên là người lao động. Các trung tâm đã góp phần tích cực trong việc xoá mù chữ, tạo điều kiện cho người lao động được học tập nâng cao trình độ

- Thực hiện tốt mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục

Cùng với việc mở rộng mạng lưới giáo dục, đào tạo, tỉnh cũng đã đặc biệt quan tâm đến chất lượng giáo dục. Các cấp học đã có nhiều biện pháp tích cực thực hiện đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học. Chất

lượng phổ cập, chất lượng giáo dục toàn diện được củng cố, nâng cao. Trình độ học sinh các vùng miền trong tỉnh, chất lượng các bộ môn đồng đều hơn. Chất lượng phổ cập THCS tiếp tục được củng cố. Tỷ lệ người độ tuổi từ 15- 18 tuổi có bằng tốt nghiệp THCS là 90,49%. Tỷ lệ tốt nghiệp ở các cấp học đều đạt trên 95%. Số học sinh của tỉnh đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng (lực lượng cơ bản bổ sung vào NNL khoa học kỹ thuật của tỉnh) hàng năm đều tăng: Năm 2000: 3300 em; năm2001: 4104 em; năm 2002: 5014 em; năm

2003: 5916 em; năm 2004: 6589 em; năm 2005:7.759 em ; năm 2006: 8.973

em.[8,tr. 78- 80]

Các TTGDTX có nhiều cố gắng nâng cao chất lượng các lớp BTVH. Tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15- 35 đạt 99,94%.

Công tác hướng nghiệp và giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp cho học sinh được chú ý. Tỷ lệ học sinh học nghề phổ thông ở THCS đạt 28% học sinh lớp 9, ở THPT đạt 54,8% học sinh lớp 12. Một số nghề mới phù hợp với thực tiễn đã được đưa vào giảng dạy như: làm vườn, tin học, may công nghiệp. Tuy vậy, do cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên của các trung tâm còn hạn chế nên chất lượng dạy nghề chưa cao.

- Phát triển đào tạo đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực.

Trong những năm qua, đáp ứng nhu cầu NNL để phát triển kinh tế Hải Dương đã mở rộng quy mô, tiếp tục đa dạng hoá, xã hội hoá trong đào tạo NNL, tăng tỷ lệ lao động được đào tạo.

Đối với hệ đào tạo chuyên nghiệp (CĐ, THCN): Toàn tỉnh có 12 trường, trong đó, khối trực thuộc địa phương có 7 trường, bao gồm 6 trường công lập, 1 trường dân lập. Từ năm 2000 đến nay đã nâng cấp 3 trường trung học thành trường cao đẳng; nâng cấp trường nghiệp vụ y tế thành trường trung học Y tế, thành lập mới trường Trung học dân lập kỹ thuật và công nghệ Hải Dương. Mở thêm nhiều ngành nghề đào tạo mới phù hợp với nhu cầu xã

hội: tin học, điện, điện tử, cắt may, cơ khí, động lực, địa chính, kỹ thuật nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tổng lưu lượng học sinh được đào tạo ở các trường chuyên nghiệp trực thuộc tỉnh hàng năm (kể cả hệ bồi dưỡng, không tính hệ dạy nghề) là trên 15.000. Trong 4 năm từ năm 2001 đến năm 2005 các trường đã tuyển mới được 8139 học sinh, sinh viên hệ đào tạo chuyên nghiệp. Các trường CĐ, THCN cũng thực hiện tốt việc bồi dưỡng người lao động. Trong 4 năm (2001- 2004), đã tuyển sinh hệ bồi dưỡng được 6.169 người, bao gồm các lĩnh vực như: bồi dưỡng môn 2 cho giáo viên THCS, tin học, quản lý tài chính…; 5.684 người đã tốt nghiệp các khoá bồi dưỡng (ngắn hạn, dài hạn).

Các cơ sở dạy nghề được mở rộng nhiều. Hiện nay toàn tỉnh có 28 cơ sở dạy nghề, trong đó: có 7 trường thuộc trung ương quản lý( 3/7 là trường cao đẳng, THCN có hệ dạy nghề); có 2 trường địa phương quản lý; 9 cơ sở dạy nghề công lập, dân lập; 10 cơ sở dạy nghề thuộc các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đến năm 2005 quy mô đào tạo đạt 88.212 người, trong đó: dài hạn 21.595 người và ngắn hạn là 54.649 người. )[34, tr.23]. Các cơ sở tích cực đổi mới nội dung và phương thức đào tạo, mở rộng các nghề dễ đào tạo, dễ tìm việc làm, phù hợp với nhu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh như: may công nghiệp, sửa chữa cơ khí nhỏ, điện dân dụng, quản lý lưới điện nông thôn, thêu, móc, ren, mây giang xiên, chế biến nông sản xuất khẩu, chăn nuôi thú y, trồng trọt, bảo vệ thực vật.

Với trên 80% số dân làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, việc dạy nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động khu vực này đã được chú ý thực hiện. Đến nay, có khoảng trên 300 ngàn lượt người được tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp thông qua hệ thống khuyến nông của tỉnh. Riêng 2 năm 2003 và 2004, đã có 1360 nông dân khu dự án

giao đất cho khu công nghiệp và đô thị được dạy nghề. Năm 2004, các cơ sở dạy nghề đa dạy nghề và tạo việc làm tại địa phương cho khoảng 3 vạn người. Việc duy trì và khôi phục ngành nghề truyền thống rất được quan tâm.

Đến nay đã có 22 làng nghề truyền thống đạt tiêu chuẩn của tỉnh. Tỉnh cũng đã quyết định phát triển thêm hàng choc các làng nghề mới, có 2.965 lao động thuộc các làng nghề này được đào tạo.

Hiện nay, việc tuyển học sinh học nghề dài hạn cung ứng cho các khu công nghiệp đang gặp nhiều khó khăn. Các cơ sở có nhiều giải pháp tăng cường đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề phục vụ cho các khu công nghiệp nhưng số lượng tuyển được mỗi năm không nhiều. Lao động ở vùng nông thôn xa khu công nghiệp ít học nghề vì không có chỗ ở để làm việc cho khu công nghiệp, trong khi số lao động ở gần lại không đủ đáp ứng nhu cầu. Một số cơ sở đào tạo đã thay đổi phương thức thi tuyển bằng hình thức xét tuyển, tích cực tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và trực tiếp tới các phòng giáo dục và các trường THPT để thu hút học sinh vào học. Tuy vậy, số học sinh vào học nghề dài hạn vẫn chưa tăng đáng kể, đến nay đạt khoảng 5500 người/năm.

Với phương châm “không chỉ đào tạo ngành nghề nhà trường có, mà phải đào tạo ngành nghề xã hội cần”, việc mở rộng liên kết đào tạo với các trường ĐH, CĐ cũng được thực hiện. Các ngành nghề đào tạo theo phương thức liên kết đã và đang đáp ứng tốt hơn yêu cầu NNL cho phát triển ngành nghề của đại phương. Trong những năm qua, TTGDTX tỉnh liên kết mở lớp cho trên 3000 học viên theo học mỗi năm; các trường trong tỉnh liên kết mở được lớp cho 1.494 người theo học (chủ yếu là học đại học ở các ngành nghề: sư phạm, kinh tế, nông nghiệp, tài chính kế toán)

Nhìn chung, quy mô đào tạo chuyên nghiệp và dạy nghề hàng năm phát triển mạnh, chủ yếu là dạy nghề ngắn hạn. Việc đào tạo chuyên nghiệp và dạy

nghề dài hạn còn nhiều hạn chế. Hầu hết các trường chuyên nghiệp không thực hiện tuyển học sinh tốt nghiệp THCS vào học; chỉ có rất ít cơ sở dạy nghề tuyển với số lượng không đáng kể. Chỉ tiêu thu hút 5% học sinh THCS (khoảng 1500 người/năm), 20% học sinh THPT (khoảng 400 người/năm) vào các trường chuyên nghiệp trực thuộc tỉnh không thực hiện được. Tỉnh đã khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư mở thêm trường chuyên nghiệp và dạy nghề, nhưng đến nay, mới có 1 trường dân lập THCN, 1 trường dân lập đạy nghề công nghệ cao và một số trung tâm, cơ sở dạy nghề ngoài quốc doanh được thành lập. Mục tiêu thành lập phân hiệu đại học trên địa bàn tỉnh chưa thực hiện được.

Trong đào tạo nghề, bên cạnh mở rộng quy mô đào tạo, việc đổi mới nội dung, phương pháp, nâng cao chất lượng đào tạo cũng được tiến hành một cách tích cực. Việc đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo đa được các nhà trường, cơ sở đào tạo chú ý thực hiện theo hướng: đào tạo ngành nghề phù hợp với nhu cầu xã hội; tăng cường đào tạo kỹ năng thực hành; phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học. Các trường đã tích cực tổ chức biên soạn, cải tiến chương trình đào tạo, bám sát yêu cầu về trình độ của từng loại nghề thị trường lao động trong và ngoài tỉnh để đào tạo; tăng cường việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ sư phạm cho đội ngũ giáo viên; tăng cường tổ chức thực hành trực tiếp tại các nhà trường, các cơ quan, các xưởng, cơ sở sản xuất, các trang trại…tạo điều kiện cho người học tiếp cận với thực tế, gắn đào tạo với sử dụng. Tỷ trọng thời gian học thực hành được nâng dần lên 75%- 80% tổng thời gian thực học. Tuy đã có chú ý thực hiện phương châm liên kết giữa cơ sở đào tạo với người được đào tạo và cơ sở sử dụng nhưng do quy mô, cơ cấu ngành nghề của tỉnh chưa đáp ứng đủ việc làm cho người lao động, nên tỷ lệ học sinh, sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng nghề chỉ đạt khoảng 50%; tỷ lệ người tốt nghiệp hệ

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 28/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí